« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỐI CHIẾU TRÊN CƠ SỞ THỂ LOẠI CẤU TRÚC TU TỪ PHẦN DẪN NHẬP BÀI BÁO NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG


Tóm tắt Xem thử

- PHẦN DẪN NHẬP BÀI BÁO NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG.
- Phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu, cấu trúc tu từ, phân tích cấu trúc tu từ Keywords:.
- Từ ba thập kỷ nay, trong lĩnh vực Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt đã có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm ngôn ngữ và tu từ của bài báo nghiên cứu, phương tiện chính yếu để phổ biến kết quả nghiên cứu trong cộng đồng học thuật chuyên môn.
- Một số lớn các tác giả đã tìm hiểu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong một số chuyên ngành và ngôn ngữ.
- Tuy nhiên, theo chúng tôi tìm hiểu, dường như chưa có công bố nào về nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng..
- Chúng tôi thực hiện phân tích thăm dò cấu trúc tu từ trong khối liệu gồm 10 phần dẫn nhập bài báo trong tiếng Anh và 10 phần dẫn nhập bài báo trong tiếng Việt, sử dụng công cụ phân tích là mô hình CARS – Tạo ra một không gian nghiên cứu của Swales (1990).
- Bên cạnh đóng góp cho hiểu biết cho nghiên cứu thể loại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn có giá trị thực tế cho những tác giả có ý định đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng trong tiếng Anh hay tiếng Việt.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn có thể được tham khảo bởi giảng viên và người học các lớp Viết học thuật nâng cao trong các trường đại học ở Việt Nam..
- 1 DẪN NHẬP.
- Các chuyên khảo này của Swales có tầm ảnh hưởng rất lớn cho nghiên cứu trên cơ sở thể loại cho diễn ngôn trong các bối cảnh học thuật và nghề nghiệp, cũng như giúp thiết lập và thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của lĩnh vực nghiên cứu Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt để ngày nay nó đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đã được thiết lập (established) trên phạm vi quốc tế (Hyland, 2007;.
- Đặc biệt, với mô hình Tạo ra một không gian nghiên cứu (Create A Research Space – CARS, 1990) để mô tả và giải thích cho cấu trúc tu từ (rhetorical structure) trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh mà Swales phác thảo lần đầu tiên trong chuyên khảo xuất bản năm 1981, đề xuất năm 1990 và điều chỉnh, bổ sung năm 2004, một loạt các nghiên cứu về cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác đã được thực hiện và công bố (ví dụ: Adnan .
- Trên cơ sở khối liệu Swales sử dụng để thiết lập mô hình CARS 1990 và bằng chứng ủng hộ từ nhiều nghiên cứu đã thực hiện với đối tượng nghiên cứu là cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh (ví dụ:.
- Samraj có thể nói rằng mô hình CARS 1990 của Swales mang tính điển hình cho cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh, đặc biệt là ở cấp độ hành động tu từ (Adnan .
- Hu (2010), mô hình CARS 1990 của Swales mang tính toàn diện, hữu dụng, và là công cụ phân tích có giá trị khoa học cao, phù hợp cho việc phân tích cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu..
- Một trong những hướng nghiên cứu đã được thực hiện là việc tiến hành đối chiếu cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong hai ngôn ngữ, tiêu biểu như các nghiên cứu của Fakhri.
- Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của chúng tôi, chưa có nghiên cứu nào đã công bố tiến hành đối chiếu cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng lý thuyết phân tích thể loại và mô hình phân tích CARS mà Swales và 2004) phát triển và đề xuất..
- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và sau đó đối chiếu cấu trúc tu từ ở cấp độ hành động tu từ (moves) trong khối liệu gồm 10 phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu tiếng Anh và 10 phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu tiếng Việt với mô hình CARS 1990 làm công cụ phân tích.
- Các bài báo nghiên cứu có chứa các phần dẫn nhập tạo thành khối liệu được chọn ra từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín, thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng xuất bản trong năm 2012, với các mảng nghiên cứu là (a) giảng dạy ngôn ngữ, và (b) diễn ngôn và dụng học.
- Số bài báo cho mỗi mảng nghiên cứu là 05 cho mỗi tập hợp phần dẫn nhập tiếng Anh và tiếng Việt.
- Có thể thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ mang tính đóng góp mới về mặt kiến thức cho lĩnh vực nghiên cứu phân tích diễn ngôn, phân tích thể loại theo truyền thống ESP - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt và tu từ đối chiếu.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có giá trị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy môn viết học thuật trong các trường Đại học cho đối tượng là sinh viên hay người đã đi làm nhưng cần rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng dưới dạng văn bản viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt..
- 2.1 Khái niệm thể loại của Swales Trong chuyên khảo Aspects of article introductions (1981), Swales sử dụng thuật ngữ thể loại khi đề cập đến cấu trúc tu từ của phần dẫn nhập của bài báo nghiên cứu.
- Tuy nhiên, trên cơ sở tổng quan này, Swales đã phát hiện được những đặc điểm chung quan trọng sau đây của các nghiên cứu về khái niệm thể loại trong bốn lĩnh vực ông tìm hiểu:.
- Bhatia (2004) diễn giải quan điểm trên của Swales (1990) rõ ràng hơn, giải thích rằng Swales và những người nghiên cứu thể loại theo truyền thống ESP - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt khác (ví dụ, Bhatia, 1993;.
- Đồng thời, định nghĩa này của Swales (1990) cũng bổ khuyết một hạn chế lớn trong các nghiên cứu diễn ngôn trước đó: tuy các nhà nghiên cứu xác định và thống kê được tần suất xuất hiện của một hay một số đặc điểm ngôn ngữ (ngữ pháp hoặc/và từ vựng) trong một hay một tập hợp các văn bản nhưng các tác giả nghiên cứu không đưa ra lời giải thích tại sao các tác giả văn bản sử dụng nhiều hoặc ít các đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản của mình (ví dụ: Barber, 1962.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu ESP - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt, có thể thấy khái niệm thể loại, qua sự giới thiệu, sử dụng và phát triển của Swales đã trở thành khái niệm nghiên cứu then chốt, đóng góp to lớn cho sự bùng nổ nghiên cứu cho lĩnh vực, đặc biệt từ những năm 1990 đến nay (xem Bax 2011.
- Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm thể loại năm 1990 của mình, Swales đã đề xuất mô hình CARS 1990 để mô tả và giải thích cho cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu thường nghiệm trong tiếng Anh.
- Trong mô hình 1981, cấu trúc tu từ của phần dẫn nhập bài.
- báo nghiên cứu bao gồm bốn hành động tu từ: (1) thiết lập lãnh vực, (2) tóm tắt những nghiên cứu đã công bố, (3) chuẩn bị cho nghiên cứu hiện tại, và (4) giới thiệu nghiên cứu hiện tại.
- 142) cho rằng mô hình CARS 1990 của ông, với cấu trúc tu từ gồm ba hành động tu từ (moves) và các bước thể hiện (steps) tiêu biểu cho các hành động tu từ đã nắm bắt được các tính chất đặc trưng của phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu:.
- Kết quả của nhiều nghiên cứu phân tích thể loại đã thực hiện sau đó, cũng như kết quả nghiên cứu chúng tôi báo cáo trong bài viết này, đã xác nhận ý kiến này của Swales (ví dụ: Del Sal-Rubio, 2011.
- Hành động tu từ được Swales &.
- Trong nghiên cứu phân tích thể loại theo truyền thống ESP - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt, hành động tu từ và các bước thể hiện thường được xác định theo nghĩa, mang tính chức năng và đóng góp vào mục tiêu giao tiếp chung của thể loại bên cạnh sự hỗ trợ nhận diện của một số đặc điểm ngôn ngữ điển hình cho các hành động tu từ này trong văn bản (Kanoksilapatham, 2011.
- Trong mô hình CARS 1990 của Swales (xem Bảng 1), các hành động tu từ và các bước thể hiện.
- Tuy vậy, trong thực tế, đa phần các nghiên cứu cấu trúc tu từ của phần dẫn nhập các bài báo khoa học xem đơn vị phân tích cơ bản là đơn vị câu (Al-Quahtani, 2006.
- Kanoksilapatham và đây cũng là cách tiếp cận trong nghiên cứu này của chúng tôi.
- chính xác kết quả phân tích khối liệu trong nghiên cứu này của chúng tôi vì nó giúp thiết lập cơ sở tham chiếu nhất quán cho việc xác định các hành động tu từ trong các phần dẫn nhập.
- Hành động tu từ 1 Thiết lập lãnh địa Bước 1.
- Lược khảo các nghiên cứu đã thực hiện Hành động tu từ 2 Thiết lập môi trường thuận lợi.
- Thông báo nghiên cứu đang thực hiện Thông báo những kết quả nghiên cứu chính Trình bày cấu trúc bài báo.
- Vào năm 2004, Swales công bố phiên bản chỉnh sửa của mô hình CARS 1990 của mình dựa trên việc tiếp thu những kết quả nghiên cứu quan trọng đã được thực hiện có áp dụng mô hình CARS 1990 trước đó (ví dụ: Anthony, 1999.
- Trong phiên bản CARS có điều chỉnh 2004, hành động tu từ M1 chỉ còn một bước thể hiện nên có thể xem là gọn hơn nhiều so với cách phân loại cũ và tuy kết quả các nghiên cứu gần đây (ví dụ:.
- Kanoksilapatham, 2011) cho thấy bằng chứng ủng hộ cách phân loại mới, nhưng đứng trên quan điểm phục vụ dạy và học ESP với đối tượng là những nhà nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu thì cách phân loại theo mô hình CARS 1990 vẫn tỏ ra có hiệu quả hơn (Del Saz-Rubio, 2011.
- có thể có của các bước thể hiện trong hành động tu từ M3..
- Xuất phát từ trọng tâm nghiên cứu của bài viết này là đối chiếu cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng ở cấp độ hành động tu từ, chúng tôi sử dụng mô hình CARS 1990 làm công cụ phân tích khối liệu thay vì mô hình mới hơn, CARS có điều chỉnh năm 2004.
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết lập các cơ sở tương đương TC (tertium comparationis).
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa quan điểm về TC cho các nghiên cứu tu từ đối chiếu trên bình diện phân tích thể loại do Connor &.
- Cụ thể, với việc xây dựng khối liệu mang tính tương đương sử dụng trong các nghiên cứu đối chiếu tu từ theo cơ sở lý thuyết loại của Swales (1990), hai tập khối liệu đối chiếu không cần phải giống nhau hoàn toàn, mà chỉ cần giống nhau đến mức độ tối đa (Moreno, 2008).
- Nhiều tác giả nghiên cứu đã tiếp thu đề xuất của Connor &.
- Moreno (2005), Moreno (2008) và đã ứng dụng các tiêu chí tương đương mà các tác giả này nêu ra trong việc tạo khối liệu cho nghiên cứu của mình (ví dụ: Loi, 2010.
- Trên cơ sở các tiêu chí tương đương cho việc xây dựng khối liệu cho các nghiên cứu tu từ đối chiếu đề xuất bởi Connor &.
- Moreno (2005), Moreno (2008), và tham khảo một số nghiên cứu có áp dụng đề xuất TC này của các tác giả Connor và Moreno (ví dụ: Loi 2010.
- (i) Thể loại (TC1): phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu.
- Ranh giới xác định cho phần dẫn nhập là toàn bộ phần văn bản nằm trong mục Dẫn nhập, Mở đầu, Đặt vấn đề hay các từ/cụm từ tương đương của bài báo nghiên cứu.
- Trong khối liệu bài báo nghiên cứu viết bằng tiếng Anh, tác giả có tên và họ mang tính điển hình cho tên và họ của người bản ngữ các nước nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, và công tác tại các cơ sở giáo dục hay nghiên cứu của các nước thuộc Vòng Trong (Inner Circle) theo quan điểm của Kachru (1985) là Anh, Mỹ, Ca-na-đa, Úc, và Niu-di-lân.
- Để ngắn gọn, trong nghiên cứu này, chúng tôi gọi chung các tác giả này là người Anh bản ngữ.
- Chúng tôi không giới hạn số lượng tác giả của bài báo nghiên cứu nhưng tác giả được chú trọng là tác giả duy nhất hay đầu tiên của các bài báo nghiên cứu.
- có uy tín học thuật cao, mang tính đại diện, và người nghiên cứu phải tiếp cận được.
- nằm trong khoảng tứ phân vị đầu tiên của ngành ngôn ngữ học trong báo cáo Journal Citation Reports của hệ thống xếp hạng tạp chí chuyên ngành quốc tế Thompson Reuters cho năm 2012 (chúng tôi truy cập ngày mốc thời gian cập nhật nhất mà chúng tôi có thể tiếp cận được do nghiên cứu của chúng tôi được khởi động vào đầu tháng 9 năm 2013.
- Trong Quyết định số 14/QĐ- HĐCDGSNN, ngày 09/5/2011 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, bài báo nghiên cứu đăng trong tạp chí Ngôn ngữ được tính điểm ở mức cao nhất là 1.0 và bài báo nghiên cứu đăng trong tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống được tính điểm ở mức cao thứ hai, với điểm số tối đa là 0.75..
- (v) Chuyên ngành và lãnh vực nghiên cứu (TC5): Do chuyên ngành nghiên cứu đã được tìm thấy có ảnh hưởng đến cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu (Anthony, 1999;.
- Samraj, 2002), trong nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn chuyên ngành là Ngôn ngữ học ứng dụng với các mảng nghiên cứu là giảng dạy ngôn ngữ, và diễn ngôn và dụng học.
- Để xây dựng khối liệu tiếng Việt, chúng tôi đã phải đọc và chọn ra các bài báo nghiên cứu thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng và các mảng nghiên cứu được xác định làm TC như đã trình bày ở trên do 2 tạp chí Ngôn ngữ và Ngôn ngữ và Đời sống xuất bản các bài nghiên cứu thuộc cả hai lĩnh vực ngôn ngữ học lý thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng..
- (vi) Loại bài báo (TC6): thường nghiệm (nghiên cứu trình bày việc thu thập có hệ thống và khảo sát cứ liệu ngôn ngữ, cấu trúc vĩ mô của bài báo thường có dạng Dẫn nhập – Phương pháp nghiên cứu – Kết quả - Thảo luận (IMRD) trong tiếng Anh) và mang tính có đóng góp nguyên gốc (originality) (Đỗ Xuân Hải &.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi không khảo sát các bài nghiên cứu mang tính lý thuyết (theoretical articles), các bài nghiên cứu tổng quan (review articles), và các nghiên cứu thông tin ngắn (short communications).
- 3.2 Qui trình nghiên cứu 3.2.1 Xây dựng khối liệu.
- Tác giả nghiên cứu dựa trên những tiêu chí cơ sở tương đương đã trình bày ở trên, chọn ra các bài báo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã đề ra.
- Sau đó, trong mỗi tập hợp bài báo được chọn (tiếng Anh và tiếng Việt), tác giả nghiên cứu chọn 10 bài báo viết bởi 10 tác giả khác nhau, thể hiện bằng họ và tên của tác giả duy nhất hay là tác giả đầu tiên trong nhóm tác giả của bài báo.
- Trong số 10 bài báo, mỗi mảng nghiên cứu (giảng dạy ngôn ngữ và dụng học và phân tích diễn ngôn) gồm 05 bài báo.
- Trọng tâm đối chiếu của nghiên cứu này là cấu trúc tu từ phần dẫn nhập của các bài báo nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt trong khối liệu ở cấp độ hành động tu từ, sử dụng mô hình CARS 1990 của Swales (1990).
- Chúng tôi có một số lý do quan trọng để tin tưởng rằng việc khối liệu được phân tích chỉ bởi tác giả nghiên cứu có thể sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phân tích.
- Lý do đầu tiên là lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng là chuyên ngành chúng tôi khá quen thuộc do nền tảng học vấn có được từ chương trình đào tạo chúng tôi ở bậc Đại học và Cao học cũng như mối quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này, từ những năm học cuối bậc Đại học đến nay của bản thân, đặc biệt là các mảng nghiên cứu được chọn.
- Ngoài ra, chúng tôi cũng thường đọc các bài báo nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí được chọn cho nghiên cứu này, và đã nghiên cứu kỹ mô tả của Swales để thực hiện phân tích thử một phần cấu trúc tu từ CARS 1990 trên một khối liệu nhỏ khác trong tiếng Việt (Đỗ Xuân Hải &.
- Trong suốt quá trình phân tích, chúng tôi luôn có ý thức cẩn trọng do vậy chúng tôi cho rằng kết quả phân tích trong nghiên cứu này có tính tin cậy và tính giá trị cao..
- 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu.
- Kết quả phân tích khối liệu tiếng Anh cho thấy 100% phần dẫn nhập các bài báo nghiên cứu được chọn đều chứa các hành động tu từ M1, M2, M3 theo mô hình của Swales.
- Các kết quả này của chúng tôi đã giúp xác nhận tính giá trị của mô hình CARS 1990 trong việc nắm bắt được cấu trúc tu từ phổ biến trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh ở cấp độ hành động tu từ trên khối liệu chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng với các mảng nghiên cứu và thời gian xuất bản được chọn.
- Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu như sự xuất hiện phổ biến của các hành động tu từ, trật tự kết hợp phổ biến các hành động tu từ, và sự lặp lại của các hành động tu từ trong phần dẫn nhập của khối liệu mang tính tương thích với kết quả của nhiều nghiên cứu đã thực hiện với khối liệu tương tự trong cùng lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng (Hirano, 2009.
- Thứ nhất, các hành động tu từ M1 và M3 được sử dụng rất phổ biến trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong khối liệu (100.
- Những sự giống nhau này cho thấy các tác giả người Anh bản ngữ cũng như người Việt đều chú ý đến việc thiết lập lãnh địa nghiên cứu thông qua những tuyên bố về tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu khái quát hay thông tin nền về đề tài nghiên cứu (M1) và trình bày nghiên cứu mà họ thực hiện (M3).
- Ngoài ra, sự sắp xếp thông tin theo trật tự M1-M3 còn cho thấy cách tiếp cận đề tài từ cấp độ khái quát xuống cấp độ cụ thể (general-specific pattern) trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu.
- (V07) Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng trong cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong hai tập hợp phần dẫn nhập tiếng Việt và tiếng Anh.
- Có thể thấy rằng các tác giả bài báo nghiên cứu người Việt thể hiện ít nỗ lực tu từ trong phần dẫn nhập của mình hơn là các tác giả người Anh bởi khuynh hướng phổ biến trong cấu trúc tu từ phần dẫn nhập của các tác giả trong khối liệu chỉ là giới thiệu đề tài nghiên cứu (M1) tiếp theo đó là trình bày về nghiên cứu mà tác giả thực hiện (M3)..
- Trái lại, trong phần dẫn nhập bài báo của mình, bên cạnh hai hành động tu từ M1 và M3, các tác giả người Anh luôn trình bày thêm một hành động tu từ nữa là đặt nghiên cứu của mình vào môi trường nghiên cứu thuận lợi (M2) được phát hiện thông qua việc lược khảo một số nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.
- Trong một số trường hợp, họ còn thực hiện việc lặp lại các hành động tu từ trong phần dẫn nhập, một nỗ lực tu từ nữa nhằm thuyết phục người đọc về giá trị khoa học của nghiên cứu mà họ thực hiện..
- Các tác giả người Việt không phải là đối tượng duy nhất ít sử dụng hành động tu từ M2 hơn các tác giả người Anh trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu.
- Hiện tượng này đã được báo cáo trong các nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu với nhóm tác giả người Anh của các tác giả là người Ả Rập (Al-Quatani, 2006), người Thái Lan (Jogthong, 2001;.
- Thực tế này cho thấy, ở cấp độ hành động tu từ, các tác giả là người không phải là người Anh bản ngữ có thể có khuynh hướng sử dụng cấu trúc tu từ không đầy đủ (thiếu M2) của mô hình CARS (1990) khi viết phần dẫn nhập cho bài báo nghiên cứu xuất bản trong phạm vi đất nước của họ và bài viết vẫn được chấp thuận cho xuất bản.
- Như tên gọi của Swales (1990) cho mô hình CARS – Create A Research Space cho thấy, tác giả phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh thường đặt nghiên cứu của mình vào bối cảnh các nghiên cứu khác đã được thực hiện hay thông tin nền về đề tài (M1), và giải thích lý do tiến hành nghiên cứu của mình là do phát hiện được một số hạn chế của các công trình trước, hay đề tài chưa có ai, hoặc ít người nghiên cứu (M2) (Swales, 1990), từ đó dẫn đến trình bày nghiên cứu mà tác giả tiến hành (M3)..
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, bên cạnh một số điểm giống nhau, còn có những khác biệt quan trọng ở cấp độ hành động tu từ trong cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu thường nghiệm tiếng Việt và tiếng Anh chuyên.
- ngành ngôn ngữ học ứng dụng với các mảng nghiên cứu trọng tâm là giảng dạy ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học.
- Chúng tôi cho rằng các tác giả người Việt chưa có nhiều kinh nghiệm xuất bản nhưng có quan tâm đến nghiên cứu và xuất bản nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng trong tiếng Việt và tiếng Anh cần lưu ý đến những điểm giống nhau và khác nhau trên để viết phần dẫn nhập bài viết của mình tốt hơn trong cả hai ngôn ngữ.
- Bởi như Swales (1981) đã chỉ ra, trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu, tác giả không chỉ mô tả nghiên cứu được thực hiện, mà còn phải thuyết phục độc giả về giá trị khoa học của nghiên cứu..
- Theo chúng tôi, trên cơ sở kết quả nhiều nghiên cứu thể loại phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu đã thực hiện, trong đó có công trình này của chúng tôi, mô hình CARS 1990 của Swales (1990) là một lựa chọn sáng giá để tác giả bài viết có thể thực hiện tốt cả hai yêu cầu nói trên cho phần dẫn nhập bài báo.
- Trong trường hợp nghiên cứu được thiết kế và thực hiện tốt, và phần dẫn nhập của bản thảo bài báo cũng được viết tốt, thỏa mãn hai yêu cầu mà Swales (1981) đề cập, thì xác suất bản thảo được chấp nhận bình duyệt cho xuất bản hẳn sẽ được gia tăng đáng kể, qua đó, tăng cơ hội cho nghiên cứu được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng khoa học chuyên ngành.
- Hẳn nhiên, việc xuất bản bài báo nghiên cứu mang lại nhiều lợi thế cho uy tín học thuật của tác giả bài báo (Nguyễn Văn Tuấn chí ít là trong cộng đồng khoa học chuyên ngành..
- Hành động tu từ Thiết lập lãnh địa trong phần mở đầu bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ.
- Đi vào nghiên cứu khoa học.
- Từ nghiên cứu đến công bố: Kỹ năng mềm cho nhà khoa học.
- Nghiên cứu một số đặc điểm diễn ngôn trong tuyên bố sứ mệnh của trường đại học Mỹ và Việt Nam (tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt)