« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM SAU HAI MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI


Tóm tắt Xem thử

- Sau hai mươi năm đổi mới và hội nhập, văn hoá Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc theo hướng nâng cao, trở nên phong phú hơn, cởi mở hơn.
- Ở đây tôi sẽ phân tích sự đổi mới trên một số mặt quan trọng như: đổi mới văn hoá về khía cạnh chính trị – pháp lý.
- tiếp thu các giá trị văn hoá thế giới.
- phục hồi và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
- và cuối cùng tôi sẽ bàn đến vấn đề nảy sinh trong đổi mới văn hoá..
- Đổi mới văn hoá về khía cạnh chính trị – pháp lý.
- Vì thế, nói đến đổi mới trong đời sống văn hoá trước hết là nói tới đổi mới về đường lối, chủ trương, chính sách.
- Kể từ thời mở cửa, chúng ta phải ghi nhận một cột mốc quan trọng về mặt đổi mới đường lối văn hoá Việt Nam.
- Đó là việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ra Nghị quyết Trung ương 5 “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, ban hành ngày 16/7/1998..
- Đảng đã có chủ trương phát triển văn hoá rất đúng theo quan điểm hội nhập quốc tế,.
- xây dựng con người và văn hoá Việt Nam trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với quốc tế.
- coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
- mở cửa tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của thế giới.
- Đây là một điều rất mới, là cơ sở pháp lý đúng đắn, đảm bảo quyền tự do văn hoá cho con người Việt Nam.
- Đến Đại hội IX (2001), tiếp nối tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Đảng đã đề ra định hướng phát triển văn hoá là “Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
- “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá.
- “Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Ở Đại hội này, phát triển văn hoá được nhấn mạnh vào việc xây dựng “đời sống văn hoá”, “nếp sống văn minh”, đẩy mạnh “giao lưu văn hoá” trong biên giới và liên biên giới.
- Có thể thấy rõ, đường lối phát triển văn hoá theo tinh thần hội nhập đã được Đảng kiên trì quán triệt..
- Đại hội X (2006) của Đảng đã khẳng định lại phương hướng coi phát triển văn hoá là “nền tảng tinh thần của xã hội”.
- Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” 3.
- Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng dành riêng cho văn học nghệ thuật, một lĩnh vực cụ thể của văn hoá, như là sự cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
- dạng của văn học, nghệ thuật về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể nghiệm, nâng cao chất lượng toàn diện nền văn học, nghệ thuật nước nhà.” Đây là sự quan tâm sát sao của Đảng đối với việc xây dựng và phát triển văn hoá và đời sống văn hoá của người Việt Nam, là sự quyết tâm của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới văn hoá..
- Vì thế, từ ngày đổi mới đến nay, đời sống văn hoá của người dân Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới, trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều..
- Các loại hình văn hoá – nghệ thuật cũ được phát huy.
- Đồng thời, các loại hình văn hoá – nghệ thuật mới của thế giới cũng được tiếp thu rộng rãi.
- Một điều đổi mới quan trọng trong tư duy là Đảng đã công nhận khía cạnh quyền lợi cá nhân trong quyền tự do văn hoá.
- Điều này ngày nay cũng có nghĩa là sáng tạo văn hoá không chỉ vì lợi ích tinh thần, mà nó còn có thể đem lại lợi ích vật chất – kinh tế.
- Với tư cách là nền tảng của đời sống tinh thần, văn hoá không thể không mang giá trị vật chất – kinh tế, nhất là khi nó được đưa vào đời sống, trở thành đời sống văn hoá của người dân.
- Vì thế chúng ta không có quyền xem nhẹ giá trị vật chất – kinh tế của văn hoá.
- Về điều này, Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng cũng nói rất rõ: Phải xây dựng “Chính sách kinh tế trong văn hoá nhằm gắn văn hoá với các hoạt động kinh tế”..
- Có thể nói, đổi mới về khía cạnh chính trị – pháp lý đã làm thành cơ sở quan trọng cho đổi mới văn hoá nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Nó chính là đòn bẩy để chúng ta xây dựng và phát triển con người và nền văn hoá mới vừa mang tính tiên tiến của thời đại, vừa phát huy các giá trị bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống..
- Tiếp thu các giá trị văn hoá của thế giới để làm giàu cho văn hoá Việt Nam Nhờ chính sách mở cửa, ngày nay người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật mới.
- Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: phải “kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ độc hại”.
- Từ đó, mọi loại hình văn hoá của các dân tộc đều được chúng ta mở cửa đón nhận..
- Đây là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất sự biến đổi trong đời sống văn hoá của người dân Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập.
- Cho nên phim ảnh các nước phương Tây vắng bóng hoàn toàn trong đời sống văn hoá Việt Nam.
- Đây là sự thể hiện một quan điểm giáo điều trong quản lý văn hoá.
- Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông hiện đại, phim ảnh nước ngoài đang tràn ngập đời sống văn hoá của người dân Việt Nam.
- Khía cạnh văn hoá nghệ thuật của loại hình văn hoá này cũng không phát huy được khả năng của mình.
- Ngoài ra, với đội ngũ diễn viên, đạo diễn thiếu kinh nghiệm và tay nghề, cộng với tình trạng thiếu kịch bản hay, ngành điện ảnh Việt Nam đã không có khả năng đáp ứng nhu cầu văn hoá của người dân và không thể cạnh tranh được với điện ảnh nước ngoài..
- Dứt khoát, nếu muốn tồn tại, ngành điện ảnh nước nhà sẽ phải đổi mới căn bản trong tất cả các khâu, tiến tới trở thành một trong những ngành công nghiệp văn hoá có khả năng sinh lợi cao, phục vụ cho công cuộc phát triển..
- Theo tinh thần đó, mặc dù chủ trương mở cửa tiếp nhận điện ảnh nước ngoài, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn kiên quyết phát triển ngành công nghiệp văn hoá có khả năng sinh lợi quan trọng này.
- Theo quy hoạch phát triển ngành điện ảnh của Bộ Văn hoá – Thông tin từ năm 2001, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thì đến năm 2010, trong số phim truyện nhựa chiếu ngoài rạp, sẽ phải có ít nhất 1/3 là phim Việt Nam 8 .
- Và việc hội nhập văn hoá sẽ là một trong những đòn bẩy để ngành điện ảnh Việt Nam phát triển..
- Ở đây nữa, tự do văn hoá được thể hiện rõ ràng.
- Quả thực, đây là một trong những đổi mới gây ấn tượng nhất trong văn hoá Việt Nam hiện đại..
- một trong những ví dụ sinh động nhất của chính sách mở cửa và hội nhập văn hoá của Việt Nam..
- Cùng với loại hình văn hoá thi hoa hậu là loại hình biểu diễn người mẫu thời trang.
- Đây cũng là một loại hình văn hoá hoàn toàn mới, chỉ có được từ ngày Việt Nam đổi mới và hội nhập với thế giới.
- Khác với loại hình thi hoa hậu, biểu diễn người mẫu đang có xu hướng phát triển từ một loại hình hoạt động văn hoá thành một nghề văn hoá có thu nhập kinh tế.
- Để tiến tới điều đó, ngày Bộ Văn hoá – Thông tin đã ra quyết định thành lập Hội Người mẫu Việt Nam, Hội sẽ hoạt động như một hội nghề nghiệp.
- Như vậy, sau đúng 20 năm đổi mới, các loại hình văn hoá mang tính đại chúng nhất của phương Tây đã hoàn toàn thâm nhập vào Việt Nam..
- Các hiện tượng khác của văn hoá nước ngoài cũng rất dễ dàng được Việt Nam đón nhận trong thời kỳ mở cửa này, ví dụ những lễ hội nước ngoài như lễ Valentine, lễ Noel, lễ Phục sinh.
- Ở đây có vai trò của quá trình toàn cầu hoá kinh tế như là vật truyền dẫn để phổ biến những hiện tượng văn hoá phương Tây.
- Vì thế chúng ta hiểu tại sao trong thời đại hội nhập này, những hiện tượng văn hoá phương Tây lại có sức lan toả mạnh hơn so với các hiện tượng văn hoá phương Đông..
- Hai lĩnh vực quan trọng của đời sống văn hoá là văn học – nghệ thuật và ngôn ngữ cũng thể hiện sự giao lưu và tiếp nhận các giá trị bên ngoài rất sôi động.
- Ở đây tôi chỉ nói vắn tắt rằng hai lĩnh vực này đã chịu những ảnh hưởng rất sâu sắc của giao lưu văn hoá.
- Và tất cả những hiện tượng trao đổi văn hoá nói trên là biểu hiện sinh động nhất của sự biến đổi trong đời sống văn hoá theo hướng tiếp thu các giá trị văn hoá thế giới.
- của đời sống văn hoá Việt Nam.
- Có thể nói, các loại hình văn hoá – nghệ thuật mới của phương Tây đã được tiếp thu rộng rãi để làm thành một bộ phận quan trọng của văn hoá Việt Nam..
- Song, đời sống văn hoá không chỉ có những hiện tượng trao đổi văn hoá, mà nó còn bao gồm cả những hiện tượng thể hiện quan niệm sống và lối sống của con người.
- Tuy nhiên trong việc tiếp thu lối sống nhanh của phương Tây, nhiều khi chúng ta mới chỉ tiếp thu cái bề mặt văn hoá mà chưa tiếp thu được cái chiều sâu kinh tế – xã hội của lối sống đó.
- Có thể nói, lối sống hiện đại là một trong những vấn đề quan trọng của đời sống văn hoá.
- Xây dựng một lối sống công dân lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích bản thân, nhưng cũng phải vì lợi ích của cả “gia đình, tập thể và xã hội” như Đảng chủ trương, sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của nền văn hoá tiên tiến của chúng ta..
- Phục hồi và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
- Nhưng trên thực tế, đổi mới trong việc kế thừa các giá trị truyền thống luôn có một ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng một nền văn hoá mới.
- Đảng đã khẳng định: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá” 11 .
- Vì thế, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống luôn là nhiệm vụ hàng đầu của toàn xã hội..
- Ở nước ta, thời kỳ trước Đổi mới, vấn đề tiếp thu di sản văn hoá truyền thống cũng đã gặp phải căn bệnh giáo điều, ấu trĩ.
- Mặc dù ở nước ta không có những hiện tượng huỷ hoại văn hoá nghiêm trọng, nhưng có một thời chúng ta chỉ tiếp thu những giá trị văn hoá phù hợp với hệ tư tưởng của chúng ta.
- Ngày nay, với đường lối tự do văn hoá được cụ thể hoá thành tự do tín ngưỡng, chúng ta đã phục hồi và tiếp thu các giá trị văn hoá tín ngưỡng phong phú của dân tộc.
- Mọi người dân đều được quyền tự do lựa chọn những giá trị văn hoá nào phù hợp với niềm tin của mình.
- Có thể nói, từ ngày Đổi mới, một môi trường văn hoá mới đang được hình thành trên đất nước ta theo tinh thần của quyền tự do văn hoá..
- Thế nhưng, quyền tự do văn hoá vượt ra ngoài các nguyên tắc đạo đức – luật pháp sẽ có nguy cơ gây tác hại đến hệ giá trị văn hoá của dân tộc.
- Vậy mà ở nước ta, khi tiếp thu di sản văn hoá truyền thống, trong thời gian đầu của thời Đổi mới, người ta đã nhân danh việc bảo vệ bản sắc dân tộc để phát động những chiến dịch phục hồi tràn lan mọi hiện tượng văn hoá của quá khứ.
- trở về quá khứ, với quan điểm phiến diện cho rằng chỉ có truyền thống văn hoá mới cho chúng ta có được tính dân tộc.
- Rõ ràng, những hiện tượng tiêu cực trong việc kế thừa, tiếp thu di sản văn hoá truyền thống đang làm cho môi trường văn hoá đổi mới của nước ta có phần nào bị ô nhiễm, và vì thế chúng cần phải được loại bỏ..
- Các lễ hội truyền thống mang tính tín ngưỡng có vẻ như đã trở nên bão hoà và đang nhường chỗ phần nào cho loại hình lễ hội thế tục mang tính chất phát huy các giá trị văn hoá hiện đại..
- Loại lễ hội này hướng tới mục tiêu phát huy giá trị vật chất – kinh tế của văn hoá để phục vụ công cuộc phát triển.
- Điều này rất phù hợp với xu hướng thực dụng trong văn hoá tiêu dùng của thế giới hiện đại thời kỳ toàn cầu hoá.
- Người Việt Nam đã nhanh nhạy tiếp thu xu hướng thực dụng hiện đại của lễ hội trên thế giới, biến lễ hội thành một công cụ văn hoá phục vụ sự nghiệp phát triển.
- Có thể nói, sự kế thừa và phát huy di sản văn hoá truyền thống ở nước ta đang đi đúng hướng theo tinh thần đổi mới và hội nhập..
- Chúng ta đã có chủ trương, chính sách bảo tồn các thể loại văn hoá truyền thống này.
- Tuy nhiên, theo quy luật phát triển của hệ giá trị, các loại hình văn hoá truyền thống không thể giữ nguyên được giá trị cũ của chúng.
- Có thể nói, kế thừa và phát huy di sản truyền thống kết hợp với tiếp thu các giá trị văn hoá thế giới đã trở thành một chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hoá phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước..
- Có thể nói, trong lịch sử văn hoá Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ có được tự do sáng tác như bây giờ..
- Đây là một điều rất mới và là sự “cởi trói” quan trọng cho sáng tác văn hoá của nước ta.
- Có thể nói, nhờ có tự do sáng tác, văn hoá – nghệ thuật nước ta đang phát triển đa dạng và phong phú chưa từng có..
- Đó là điều đổi mới quan trọng trong văn hoá nói chung và trong văn hoá.
- Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng, thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII: “Bảo đảm tự do sáng tác đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sỹ, các nhà văn hoá”.
- Vấn đề nảy sinh trong đổi mới văn hoá.
- Tiếp thu văn hoá thế giới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
- Nhưng tiếp thu phải dựa trên cơ sở và điều kiện kinh tế – xã hội – văn hoá của Việt Nam, phải tiếp thu những gì phù hợp với nước ta và nhất là những gì có khả năng vận dụng vào nước ta..
- Nhìn vào đời sống văn hoá Việt Nam, ngoài những thành tựu tiếp thu tích cực có khả năng phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, chúng ta còn có cảm giác như tư duy của chúng ta có phần nào bị lệ thuộc vào lối tư duy của phương Tây.
- lạm dụng hình thức biểu diễn một số loại hình văn hoá đại chúng như biểu diễn người mẫu, thi hoa hậu.
- Có thể thấy, trong thâm tâm, người dân Việt Nam vẫn cho rằng sự “chừng mực” cùng với tính chân thực và trong sáng vẫn là một số trong những tiêu chí của các giá trị văn hoá..
- Và chúng cũng cho thấy đời sống văn hoá đòi hỏi phải được quản lý một cách khoa học và hợp lý.
- Đó chính là thể hiện vai trò của văn hoá chính trị.
- chúng ta mới xây dựng được một nền văn hoá mang tính nhân văn, dân chủ, nhân quyền và làm thành động lực cho sự phát triển.