« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÓNG GÓP CỦA NỮ TRÍ THỨC TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG VÀ GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC


Tóm tắt Xem thử

- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO ĐỜI SỐNG ĐỐI VỚI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓP CỦA NỮ TRÍ THỨC TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG VÀ GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
- Trường Đại học Khoa học Huế Từ trước đến nay, nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học tự thân nó đã là một thách thức cam go nhất đối với người giảng dạy trong các trường đại học trên thế giới.
- Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói: “Public or die!” (Có công trình công bố, hoặc không thể tồn tại.
- Đối với nữ trí thức, đây lại là một nhiệm vụ nặng nề hơn..
- ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG VỀ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG VÀ GIẢNG DẠY.
- Là nữ trí thức trong trường đại học, nên cùng với việc hoàn thành các công trình nghiên cứu, chị em đã không ngừng nổ lực đảm bảo hoàn thành số giờ chuẩn giảng dạy được phân công, vẫn phải chịu áp lực hàng năm bắt buộc phải có Công trình đăng tải trên tạp chí chuyên ngành hay cao hơn là trên các tạp chí quốc tế có chỉ số ISI được đánh giá chất lượng qua số lần trích dẫn….
- Chị em phụ nữ trong trường chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để đưa các công trình nghiên cứu khoa học tiếp cận với thực tế đời sống của địa phương đó là: Các chị em khoa Địa lý- Địa chất đã công bố các kết quả nghiên cứu về xác định các chỉ số nghèo tổng hợp HPI của cộng đồng dân nghèo tại các khu tái định cư của thành phố Huế, các xóm dân vạn chài trên sông Hương, phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện đời sống dân nghèo.
- Các chị cũng đã sử dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ độ dốc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 1/50000.
- Các chị em khoa Sinh học thì quan tâm nghiên cứu phát triển các loài thực vật, động vật có giá trị phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương như các loài xương rồng bà không gai, cây cung cấp nhiên liệu sinh học diesel, các loài cá phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, các loài cá cảnh, tách các vi sinh vật từ bã thải nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế để phân giải hợp chất hữu cơ xử lý môi trường… Nhóm nghiên cứu nữ khoa Hóa học chúng tôi đã công bố các kết quả về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong các đối tượng sinh học môi trường nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (một vùng đầm phá rộng đến 22000 km2, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế), theo dõi biến động dư lượng này qua nhiều năm tại các kho tồn trữ hóa chất bảo vệ thực vật trước đây, trong các loài hải sản đặc hữu của tỉnh, trên cơ sở đó cung cấp các số liệu về chất lượng môi trường, các thông số về các loài đặc sản có giá trị nổi tiếng tại Huế (cá Dầy, các Dìa, Cá Hanh, Vem xanh.
- Hiện nay, chúng tôi cũng dang tiếp tục thực hiện việc tách fucoidan, một hợp chất đã được thế giới chứng minh là có tác dụng chống ung thư, từ rong nâu thu thập ở vùng biển Lăng cô, Thừa Thiên Huế..
- Tiếp nối công trình nghiên cứu của một đồng nghiệp nam khoa Sinh về việc nuôi trồng thành công nấm Linh chi tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi đang tiến hành tiêu chuẩn hóa các thành phần hóa học để có thể đưa loài nấm này tiếp cận ra thị trường.
- Để thực hiện các công trình nghiên cứu, chúng tôi phải đi thu thập mẫu từ trên đầm phá, lên miền núi A Lưới, Nam Đông, ra cửa biển Lăng cô, Thuận An tận hết vùng hải phận Việt Nam, đi về các huyện nông thôn để xâm nhập thực tế, lấy mẫu, lẫy số liệu….
- Chỉ mới điểm qua một vài trong số các công việc mà chị em nữ trí thức trường Đại học Khoa học Huế đã làm được, có thể nhận thấy là bóng dáng các chị đã in dấu khắp nơi trên địa bàn tỉnh và cũng chứng tỏ các chị đã chí thú với công việc đưa khoa học vào đời sống như thế nào.
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng đều là các phương pháp hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Các chị cũng rât hăng say học hỏi các kỹ năng mới: sử dụng phần mềm vi tính, nâng cao trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ, cập nhật phương pháp nghiên cứu mới….
- Đối với bản thân, những năm tháng học tập, nghiên cứu khoa học đã chắp cho tôi ước mơ và thành công đáng ghi nhớ.
- Năm năm sau giải phóng, tôi bỡ ngỡ bước chân vào đại học.
- Tiến hành thực nghiệm trong điều kiện thiếu thốn thật không dễ đối với cả nam giới, huống hồ đối với những phụ nữ “chân yếu tay mềm” như chúng tôi.
- Hồi đó, chúng tôi đã phải học từ cái việc nhỏ nhất, như đi lấy đất sét và mua dây mayso Liên xô để tự đắp những cái bếp điện lớn nhỏ đủ các cỡ có nhiệt độ theo ý mình.
- Điều may mắn là ở năm cuối đại học, tôi đã gặp được một người thầy giỏi, thầy đã “bắt” tôi phải làm nghiên cứu khoa học ngay từ thời gian này.
- Và chúng tôi có đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên, hồi đó chúng tôi cung cấp keo dán cót ép cho Nhà máy chế biến gỗ Việt Trì, Vĩnh Phú, mỗi năm khoảng 2 tấn Chúng tôi đã học được ở thầy cách vận dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống.
- Thực tế cho tôi thấy, nếu vào đời, có được một người thầy hướng dẫn giỏi, giàu kinh nghiệm và quan trọng là tận tâm, chúng ta có thể rút ngắn được rất nhiều thời gian để trưởng thành và có định hướng, sớm vững vàng trong công việc.
- Hồi đó chúng tôi phải sắp hàng theo “tuổi nghề” để chờ được đi học nước ngoài, vài năm mới có một chỉ tiêu “lọt” vào đến một trường đại học ở thành phố Huế như trường chúng tôi.
- Người may mắn thì hơn chục năm sau khi tốt nghiệp, có thể có cơ hội dự thi một lần, có người chẳng khi nào gặp được cơ hội đó.
- Đồng lương bao cấp “còm cõi”, giờ dạy thì ít, ngoài việc dạy thêm kiếm sống, tôi “không biết làm gì hơn” nên tranh thủ học ngoại ngữ chỉ vì ý thích, chứ lúc đó chúng tôi hoàn toàn bị động, không thể có định hướng gì cho bản thân.
- Sau này, khi làm nghiên cứu sinh, tôi không biết xoay xở như thế nào nếu không có được cái vốn ngoại ngữ hồi đó “học chẳng biết để làm gì”.
- Cũng như bao nhiêu chị em khác, trời sinh ra đã định sẵn cho mình cái chức năng phụ nữ, đối với tôi, ưu tiên số một vẫn là gia đình, con cái và làm thế nào để không ảnh hưởng công việc của chồng.
- Phụ nữ Việt Nam vốn đảm đang, nhưng hình như phụ nữ Huế chúng tôi còn “bị” ràng buộc nhiều hơn bởi “gánh nặng gia đình, họ tộc”.
- Khác với các thành phố công nghiệp, cả gia đình thường chỉ gặp nhau ở bữa cơm tối, ở cái thành phố nhỏ của chúng tôi, ngày ngày mỗi gia đình phải có đủ ba bữa cơm nóng sốt, mỗi tháng ít nhất cũng có vài đám giỗ, phụ nữ phải đến sớm góp tay làm cỗ.
- Nếu không có ba mẹ tôi thông cảm và giúp đỡ tôi trong chuyện giỗ chạp, không bên nội thì bên ngoại, tôi thật khó lòng hoàn thành trách nhiệm của mình đối với họ hàng và không thể nào yên tâm mà làm công việc của mình.
- Năm 2001, khi đã bảo vệ xong Luận án Tiến sĩ, nhìn lại những năm tháng trước đó, tôi mới hiểu rằng, chính giai đoạn làm nghiên cứu sinh mới thực sự là những năm tháng đào tạo chúng tôi trở thành những người nghiên cứu thực sự, biết làm việc một cách độc lập, biết tư duy độc lập và biết phát triển tư duy của mình.
- Dường như từ đó, tôi mới biết và tự tin để làm nghiên cứu khoa học thực sự chứ không chỉ dựa vào sự dắt dìu của người khác.
- Thế nên, giá mà chúng tôi được đào tạo sớm hơn! Những điều mà thế hệ chúng tôi mơ ước, thế hệ trẻ hiện nay đều sẵn có.
- Chắc chắn họ sẽ vượt lên trên chúng tôi và tiến xa hơn.
- Muốn trở thành những người phụ nữ giỏi trong nghiên cứu khoa học, chắc chắn phải luôn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn ngọn lửa say mê công việc, cảm thấy hạnh phúc và tươi trẻ trong công việc mà người ngoài nhìn vào thấy rất gian khổ.
- Và lòng say mê này không tự nhiên ngồi không mà có, mà chính là niềm vui từ những kết quả nhận được trong công việc.
- Để có được kết quả trên đây, bản thân chị em đã nỗ lực rất nhiều.
- Mỗi nữ trí thức trong trường đại học đều nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn trong công việc của mình để chủ động phấn đấu vượt qua..
- Người ta nói rằng, đối với các ngành khoa học xã hội, “gừng càng già càng cay”, kinh nghiệm càng nhiều, vốn sống càng dày, kiến thức tích lũy càng lớn, càng giỏi.
- Họ có thể nằm nhà đọc sách, xem tivi, lên mạng internet, đi du lịch, có khi chỉ cần giấy và bút.
- mà vẫn tích lũy được kiến thức cho công việc chuyên môn của mình.
- Nhưng đối với chúng tôi, những người làm việc trong các ngành khoa học thực nghiệm, thì chừng đó lại chưa đủ.
- Thực sự chúng tôi chỉ có thể trưởng thành qua các đề tài nghiên cứu, qua các quá trình thực nghiệm với các chất độc hại mà những người khác thường tránh xa.
- Và tuổi tác, sức khỏe sẽ hạn chế không cho phép chúng tôi lăn lộn trong phòng thí nghiệm, tất nhiên sẽ làm kiến thức của chúng tôi lạc hậu, không cập nhật kịp thời.
- Đó là chưa kể làm khoa học thực nghiệm ở một đất nước mà điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất còn nghèo như nước ta lại không phải là điều đơn giản.
- Hầu hết chị em qua một ngày làm việc vất vả, rời khỏi phòng thí nghiệm trong trạng thái mệt mỏi với đầu óc trống rỗng, không thể nào nhớ ra được là mình còn những gì trong tủ lạnh ở nhà, hành, tỏi, nước mắm…có còn không, mua cái gì để mai khỏi đi chợ? Lúc đó, nếu trên tay có cái "list", đến hàng nào, mua những thứ gì thì mọi chuyện sẽ chóng vánh và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Việc sắp xếp một kế hoạch ngăn nắp, trật tự trong tất cả mọi công việc đã giúp chị em giảm thiểu "thời gian chết", đỡ mệt mỏi, dành ra thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Kinh nghiệm nho nhỏ của chị em là mỗi người có một kế hoạch dài ngày và kế hoạch ngày mai cho công việc cơ quan, việc gia đình để khỏi bị động và đạt hiệu quả trong công việc.
- Bản thân tôi, mỗi tối, cơm nước xong, tôi bắt đầu kiểm tra lại công việc đã làm trong ngày và tiếp tục lên kế hoạch cho ngày mai (cả việc trường lớp, việc nhà, việc cần lo cho con cáí).
- Do biết cách sắp xếp thời gian khoa học cho công việc, tôi đã tiết kiệm được thời gian và đỡ mệt mỏi hơn, hiệu quả công việc cao hơn rất nhiều.
- Nhất là, vài năm gần đây, Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu khoa học, phân bố kinh phí hợp lý hơn, có tiêu chí cụ thể hơn, giảm dần tình trạng “chia bình quân”, “xóa đói giảm nghèo” bằng kinh phí nghiên cứu khoa học như trước kia.
- Nhưng dẫu sao, điều đó cũng mở ra một thuận lợi lớn, một tác động kích thích đầu tiên cho những người có khả năng và say mê làm nghiên cứu khoa học thực sự.
- Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những ngành khoa học thực nghiệm, cần có máy móc, dụng cụ, thiết bị chuẩn xác, đúng thương hiệu thì mới công bố được kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học..
- Chúng tôi cảm nhận được tác động thuận lợi đó đối với công việc của mình, đặc biệt đối với các chị em trẻ mới vào nghề, cơ hội được đào tạo mở ra ngày càng nhiều hơn, giúp họ tiếp cận và dễ dàng thích nghi với cái mới ngay khi vừa tốt nghiệp đại học.
- Họ sẽ là thế hệ trí thức đầy triển vọng trong các trường đại học và sẽ góp phần “làm nên chuyện” trong tương lai, chúng tôi tin tưởng vào điều đó..
- Mặt khác, cũng phải nhận thấy rằng, trong mọi chính sách của Đảng, thể hiện trong các hoạt động xã hội ở Việt Nam, người phụ nữ thực sự được tôn trọng và có được quyền bình đẳng, thậm chí còn hơn tại nhiều nước phát triển trên thế giới.
- Ngay tại một thành phố có phần “cổ xưa” như Huế của chúng tôi, trong trường Đại học Khoa học Huế, những tà áo dài trắng cũng ngày càng đông hơn, những nữ giảng viên trên bục giảng ngày càng nhiều hơn.
- Ngoài ra, nhờ có được sự quan tâm đúng mức, trường Đại học Khoa học Huế cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho chị em trong nghiên cứu, giảng dạy như: hỗ trợ đăng ký đề tài nghiên cứu trong và ngoài trường, thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm của trường, giúp giải quyết thủ tục tài chính nhanh gọn và chính xác.
- Đặc biệt, chị em cũng có một môi trường hoàn toàn bình đẳng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nếu không nói là có phần được "ưu ái" hơn nam giới.
- Đó là, hàng năm, chị em có một ngày Hội nghị nghiên cứu khoa học riêng của phụ nữ, được nhà trường tài trợ, được xuất bản kỷ yếu riêng.
- Ban Giám hiệu luôn luôn có mặt từ đầu đến cuối, và phân công người tham dự theo đúng chuyên môn và tham gia chất vấn, trao đổi cũng như lắng nghe một cách trân trọng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi..
- Tuy nhiên, trong bất cứ ngành nghề nào của xã hội, khó khăn chung mà tất cả chị em phụ nữ chúng ta đều phải đối mặt là quỹ thời gian eo hẹp.
- Điều đó lại càng căng thẳng hơn đối với nữ trí thức trong các trường đại học.
- Muốn trở thành một cán bộ giảng dạy giỏi trên bục giảng, lại biết định hướng, tổ chức nghiên cứu khoa học phù hợp và phục vụ cho thực tế Việt Nam, một tấm bằng Tiến sĩ là chưa đủ.
- Để có đủ “độ chín” cho việc nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tế, đòi hỏi một thời gian dài làm việc thực sự, tự học hỏi, tự đào tạo trong thực tế Việt Nam, lúc đó ít nhất cũng đã 45 tuổi.
- Đưa được một công trình khoa học đi vào ứng dụng thực sự trong đời sống, không chỉ mất một vài năm! Con đường tiếp cận thực tế của những người nghiên cứu khoa học trong các trường đại học hiện nay vẫn còn khá xa, và càng xa hơn nữa đối với những vùng mà công nghiệp, cơ sở sản xuất chưa phát triển như miền Trung của chúng tôi.
- Để có được một Công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đời sống hiệu quả cũng phải ngót nghét hàng chục năm.
- Và nếu muốn chọn lựa con đường nào để theo đuổi công việc nghiên cứu khoa học cũng đều rất chông gai đối với nữ trí thức trong trường đại học.
- Hơn nữa, điều kiện để được tái đào tạo của nữ trí thức trong môi trường giảng dạy đại học tại miền Trung còn rất hạn chế.
- Đây là khó khăn nhất của nữ trí thức so với nam giới..
- Với những đổi mới hiện nay về chính sách của Đảng, của Nhà nước, nữ trí thức trong các trường đại học mong muốn, sẽ có cơ chế phù hợp, các thức tổ chức thực hiện tốt hơn trong quá trình tạo cầu nối giữa nghiên cứu khoa học trong trường đại học và nhu cầu của thực tế cuộc sống..
- Những năm gần đây, Nhà nước đã có một chính sách rất hay là hỗ trợ vốn cho chị em nghèo chăn nuôi làm kinh tế, cho sinh viên vay vốn để học tập.
- Vậy tại sao không có chính sách cho vay vốn với lãi suất hợp lý đối với các chị em trí thức trong trường đại học để họ học ngoại ngữ, chuẩn bị để học Thạc sĩ, Tiến sĩ…, để chị em chủ động hơn trong sắp xếp kế hoạch cuộc đời mình?.
- Với đồng lương dạy đại học những năm đầu là 1,3 – 1,5 triệu đồng/tháng hiện nay, họ không thể chủ động sắp xếp kế hoạch học tập nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy.
- Đầu tư cho họ là đầu tư quá hợp lý, không bao giờ lỗ vốn… Hiệu quả kinh tế thấp nhất là họ sẽ nuôi dạy tốt 2 công dân tương lai trong gia đình! Đầu tư cho những người đam mê khoa học và làm công tác đào tạo đại học, hiệu quả xã hội sẽ lớn hơn nhiều….
- Khi xét công trình khoa học, bảo vệ Luận án, báo cáo đề tài, chưa hề có Hội đồng nào trên thế giới trừ đi bao nhiêu phần trăm công việc hay “tặng” thêm điểm vì chủ trì, nghiên cứu sinh hay người hướng dẫn khoa học là nữ.
- Phụ nữ đã không được tính gần 10 năm dành cho công việc gia đình, theo quy định hiện nay lại trừ thêm quỹ làm việc của nữ giới 5 năm so với nam giới..
- Theo chúng tôi, Nhà nước có thể xem xét lại vấn đề luật về tuổi về hưu áp dụng với nam giới và nữ giới không giống nhau, trong khi chúng ta vẫn chủ trương là “bình đẳng giới”.
- Nên chăng, có thể vẫn để nữ trí thức làm việc hoặc có thể nghỉ ngơi sớm 5 năm tùy theo khả năng của họ nhưng họ được hưởng chế độ lương hoàn toàn như nam giới?.
- Học suốt đời là một nhiệm vụ và cũng là một áp lực đặc biệt mà người giảng dạy trong trường đại học phải đương đầu.
- Nhiệm vụ mới của mỗi trí thức hiện nay, khi đất nước chúng ta bắt đầu tiếp cận với khoa học thế giới, đòi hỏi cao hơn và được đặt ra khá đột ngột.
- Thế nhưng điều kiện để được tái đào tạo của những cán bộ đang công tác trong môi trường giảng dạy đại học tại miền Trung của chúng tôi còn rất ít.
- Đó là điều khó khăn nhất của nữ trí thức chúng tôi so với nam giới.
- Con cái đang ở giai đoạn trưởng thành, phụ nữ không thể lại dứt áo ra đi để tái đào tạo ở nước ngoài như nam giới, vì điều đó đôi khi lại dẫn đến các tai họa khó lường cho gia đình và cho cả xã hội.
- Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện cụ thể hơn để được tái đào tạo và tự tái đào tạo mình về chuyên môn, ngoại ngữ… ngay trong nước hoặc các khóa đào tạo ngắn ngày ở nước ngoài dành riêng cho nữ trí thức..
- Giờ chuẩn của nữ trí thức trong trường đại học cần được trừ thời gian làm nhiệm vụ đối với gia đình..
- Hiện nay, để tự học, tự nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế, hầu hết chúng tôi đều phải sử dụng giờ nghỉ ngơi của bản thân.
- Thế hệ nữ trí thức của chúng tôi được kế thừa phẩm chất “bất khuất” của các bà, các cô, các chị đi trước, và đến lượt mình, có trách nhiệm là chiếc bệ đỡ cho thế hệ trẻ đi sau.
- Một nỗ lực cá nhân có thể chưa giải quyết được điều gì, nhưng nỗ lực của nhiều nữ trí thức qua nhiều thế hệ sẽ góp phần đào tạo nên những thế hệ kế tiếp giỏi giang hơn, năng động hơn và tiếp cận thực tế tốt hơn, góp phần hữu ích và thiết thực vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước