« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÓNG GÓP CỦA NỮ TRÍ THỨC TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÓNG GÓP CỦA NỮ TRÍ THỨC.
- Lê Thị Thanh Thủy Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
- Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu phát triển CNH-HĐH cho thấy những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề là vô cùng to lớn, trong đó không thể không nhắc tới vai trò của nữ trí thức, vậy nữ trí thức là ai?.
- Nữ trí thức được hiểu chung là những người phụ nữ lao động bằng trí óc, họ có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội, vì vậy họ có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển xã hội..
- Tỷ lệ nữ trí thức Việt Nam tăng nhanh kể từ sau Cách mạng Tháng Tám.
- Nếu trước Cách mạng tháng Tám phụ nữ có mặt trong giới trí thức rất hiếm, chỉ có một số người hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa thì sau đó nữ trí thức đã tăng lên đáng kể, tính đến năm 1965 tỷ lệ nữ trí thức chiếm 14,3% trong tổng số trí thức.
- Hiện tại nữ trí thức Việt Nam chiếm 42.0% trong tổng số lực lượng trí thức của cả nước.
- Họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại…đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, nữ trí thức chiếm tới 53,2%.
- Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ đóng góp của nữ trí thức ở 3 khía cạnh đó là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội nhân văn và giáo dục đào tạo.
- Cuối cùng, chúng tôi đề cập đến những giải thưởng mà nữ trí thức đã đạt được vì những đóng góp của họ trong các lĩnh vực hoạt động ngành nghề.
- Đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Khoa học và Công nghệ là họat động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, các quy luật của tự nhiên, xã hội nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
- Đóng góp đầu tiên của đội ngũ nữ trí thức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thể hiện ở mức độ họ thực hiện các đề tài khoa học.
- Nữ trí thức tham gia nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau, từ đề tài cấp cơ sở cho đến đề tài cấp bộ, cấp nhà nước và dự án quốc tế..
- (Nguồn: Khảo sát của Trường ĐHKHXH&NV, năm 2009) Kết quả ở bảng số liệu trên cho thấy, số đề tài mà nữ thực hiện trong nước nhiều gần gấp 3 lần so với nam trí thức và số lượng đề tài nữ trí thức thực hiện ngoài nước thì ít hơn không đáng kể so với nam trí thức..
- Những nghiên cứu về khoa học ứng dụng mà nữ trí thức đã thực hiện chủ yếu phục vụ cho y tế, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở thủ đô Hà Nội và nhiều nơi khác.
- Có thể lấy ví dụ về dự án của đội ngũ nữ trí thức thuộc Phòng Polyme, Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với thuốc kem Pokysan chữa trị bỏng.
- Nhiều công trình nghiên cứu của tập thể cán bộ nữ trường đại học khoa học tự nhiên và Viện Công nghệ thực phẩm đã có tác dụng thiết thực phụ vụ cho quá trình sản xuất và chăm sóc sức khỏe người dân.
- Các chị đã đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cuộc sống như :“Sản xuất thử - thử nghiệm phân nitơ vi sinh để bón cho rau – Mô hình rau sạch”, “Sản xuất thử và ứng dụng chế phẩm sinh học phòng chống bệnh, nâng cao sức khỏe người cao tuổi – flavital (năm 1996).
- “Sản xuất màng siêu lọc máu và màng lọc thuốc tiêm và dịch truyền”…PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hạnh, người sở hữu rất nhiều giải thưởng cao quý (Kovalevxcaia, tài năng sáng tạo nữ, Bằng lao động sang tạo…) vì những cống hiến trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng là tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ các nhà khoa học nữ Việt Nam.
- Công trình nghiên cứu sản xuất maltooligosacharit giàu maltotrilza từ tinh bột sắn bằng phương pháp enzim” sử dụng thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học thế giới được các nhà khoa học đánh giá rất cao.
- Công trình này mang ý nghĩa kinh tế - xã hội và khoa học lớn, đây là công trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu sản xuất một sản phẩm mới có sử dụng thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học thế giới là enzim đặc hiệu AMT để chế biến tinh bột..
- Khi nhắc đến một nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho các nghiên cứu bảo vệ môi trường, không thể không nhắc tới GS.TS Đặng Kim Chi- Nguyên phó viện trưởng, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường…Chị đã có 37 năm liên tục tham gia nghiên cứu khoa học để đưa ra các chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề Việt Nam, đưa ra các biện pháp để quản lý và xử lý điểm ô nhiễm tồn lưu ở một số vùng tại Việt Nam hay những công trình nghiên cứu độc chất trong môi trường.
- Những thành tích của nữ trí thức đạt được trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học đã góp phần khẳng định tiềm năng trí tuệ dồi dào của phụ nữ Việt Nam và có thể coi đó là một trong những cơ sở quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp giải phóng phụ nữ..
- Đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn.
- Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nữ trí thức chiếm 38,27%.
- Với sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, nữ trí thức đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển văn hoá - xã hội của đất nước.
- Khi nói về những đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học xã hội chúng ta phải kể đến đội ngũ cán bộ nữ của Viện Khoa học Xã hội, trường đại học KHXH và NV và các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.
- Theo số liệu của Viện KHXH Việt Nam, trong toàn bộ các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, tác giả nữ chiếm 37,4%.
- Trong tổng số sách chuyên khảo đã được công bố, 14,1 % là của các nhà khoa học nữ.
- Tuy chưa lớn nhưng những con số này đã phản ánh sự nỗ lực to lớn của các chị em trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học..
- Ngoài những mảng đề tài mang tính truyền thống thì mảng đề tài mang tính thời sự, liên qua đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới cũng được nữ trí thức tập trung nghiên cứu.
- Có thể thấy rằng, kết quả từ các đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội của đội ngũ nữ trí thức đã cung cấp cho Đảng và Nhà nước những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách và chương trình phát triển đất nước, phát triển cộng đồng và đổi mới quản lý, đặc biệt là các chính sách đối với phụ nữ.
- Những nghiên cứu nhằm phát triển cộng đồng của chị em đang ngày càng có những đóng góp cho xã hội.
- Đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực KHXH và NV còn thể hiện ở việc họ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nghệ sĩ múa Chu Thúy Quỳnh (đạt giải thưởng Nhà nước) cũng là một trong những nữ trí thức tiêu biểu có những đóng góp to lớn trong việc sáng tạo nghệ thuật.
- Những nữ trí thức trong lĩnh vực KHXH và NV thể hiện những đóng góp của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Nữ trí thức trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo.
- Nền giáo dục Việt Nam phát triển là có sự chung tay góp sức của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, trong đó đóng góp của nữ trí thức là không nhỏ..
- Nói đến lĩnh vực giáo dục – đào tạo, người ta nghĩ ngay đến vai trò to lớn của nữ trí thức, bởi lẽ nữ cán bộ làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chiếm tỷ lệ áp đảo nam giới (53.2%).
- Đội ngũ nữ trí thức là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, gương mẫu đi đầu trong các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua của ngành giáo dục nước nhà.
- Do đặc điểm của nghề nên khoa học giáo dục và đào tạo luôn là nơi thu hút nhiều nữ trí thức nhất.
- Trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông, nữ trí thức luôn chiếm trên 70% số giáo viên.
- Các chị đã đến tận các bản làng xa xôi hẻo lánh, thường xuyên bám trường, bám lớp, vận động từng học sinh đến trường, chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục đào tạo hàng triệu học sinh mầm non, phổ thông và hàng chục ngàn học sinh, sinh viên con em các dân tộc, nhiều chị đã dành trọn tuổi thanh xuân vì sự nghiệp trồng người, mang tri thức khoa học đến cho các em học sinh và nhân dân các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Nữ trí thức chiếm trên 1/3 tổng số cán bộ giảng dạy trong các trường đại học của cả nước là một tỉ lệ tương đối cao, so với nhiều nước trên thế giới, thậm chí ngay cả những nước được coi là có nền khoa học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không có được tỉ lệ này.
- Ở một số cơ sở đào tạo, nữ trí thức còn đóng vai trò của lực lượng chiếm đa số.
- Nếu xét về mức độ % thì số lượng tăng gần 3% là không đáng kể nhưng xét về số lượng so với tổng chung thì số lượng nữ trí thức tăng 4,5 ngàn trong 5 năm cũng là một số tương đối lớn.
- Chỉ tính riêng đội ngũ cán bộ nữ thuộc khối KHXH và NV thì trong vòng 10 năm các chị đã xuất bản khoảng 30 đầu sách chuyên khảo và giáo trình đại học, công bố khoảng 250 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước..
- đào tạo nhân tài có lòng yêu nước, thông minh, sáng tạo, vươn lên bắt kịp trình độ phát triển của khoa học hiện đại, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước..
- Với những đóng góp này, đội ngũ nữ trí thức trong lĩnh vực giáo dục đã góp phần xứng đáng thực hiện quá trình đổi mới công tác giáo dục, văn hóa, các chính sách xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiến tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..
- Những giải thưởng nữ trí thức đã đạt được Trên cơ sở những cống hiến về mặt khoa học, nhiều tập thể và cá nhân nữ trí thức đã được nhận những phần thưởng xứng đáng.
- Bảng 5: Số lượng các giải thưởng KHCN quan trọng đã được trao cho nữ trí thức tính đến 2009 TT.
- Giải thưởng quốc tế cho nhà khoa học KH xuất sắc (Do tổ chức WIPO, LHQ) trao tặng..
- Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam.
- (Nguồn: http://giaithuong.vn) Nhờ vào những công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào lao động sản xuất và mang lại hiệu quả cao mà nhiều tập thể và cá nhân đã đạt được những giải thưởng cao qúy.
- Tiêu biểu trong đó có Tập thể nữ cán bộ khoa học kỹ thuật Công ty Giống cây trồng tỉnh Thái Bình với đề tài “Khảo nghiệm các tổ hợp lúa lai trong và ngoài nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái của Thái Bình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để duy trì và nhân dòng bố mẹ hoàn thiện quy trình sản xuất F1” phục vụ nhu cầu sản xuất lúa lai của tỉnh.
- Tập thể cán bộ khoa học nữ Viện nghiên cứu Ngô thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra được 20 giống ngô mới thích hợp cho các vùng sinh thái, địa lý khác nhau, mang lại nguồn lợi to lớn cho người sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại khu vực nông thôn.
- Nhiều cá nhân giành giải thưởng đã có những đóng góp to lớn trong quá trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất, tiêu biểu có phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dây lưới thép Nam Định với đề tài “Các giải pháp trong lĩnh vực quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Kỹ sư Nguyễn Thị Phương Liên, Trung tâm khuyến nông và giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Đắc Lắc với đề tài “Nghiên cứu khảo nghiệm và sản xuất lúa lai F1”.
- Lê Thị Minh Châu, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại với đề tài “áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công cụ quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp Nhà nước.
- Nhắc tới bác sĩ Phượng, người ta còn nhắc tới các công trình nghiên cứu như “Ảnh hưởng các chất độc hóa học của Mỹ ở Việt Nam trên bà mẹ và thai nhi”.
- Còn nhiều đề tài khoa học khác như “Nội soi trong phụ khoa”, “Sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh.
- Giải thưởng Côvalépxcaia là một giải thưởng lớn dành cho cá nhân và tập thể các nhà khoa học nữ được thành lập từ năm 1985.
- Đến nay đã có 34 cá nhân và 15 tập thể khoa học nữ được nhận giải, thuộc các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu về Nông, Lâm, Sinh, Y- Dược, toán, lý, hóa, sinh và hơn 90% các chị đã có học hàm, học vị.
- Trước khi trở thành phó giám đốc phân viện Dệt sợi TPHCM chị đã có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý và làm chủ nhiệm một số đề tài khoa học về lĩnh vực bông vải sợi.
- Đây là công trình được giới khoa học đánh giá cao bởi chất lượng cũng như khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
- Với 81 công trình khoa học đã công bố và 31 đầu sách, tạp chí đã được đăng, tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận luôn được coi là nhà khoa học nữ xuất sắc của nền khoa học nước nhà.
- Nhà khoa học nữ xuất sắc này đã có 51 công trình khoa học trong đó có 41 công trình đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí trong nước..
- Tập thể nữ cán bộ hóa – Khoa hóa trường ĐHQGHN là tập thể nữ khoa học thứ 2 được nhận giải thưởng Côvalepxcaia.
- Tập thể này gồm 7 cán bộ giảng dạy, 4 kỹ thuật viên và 14 nghiên cứu sinh, trong đó có 7 tiến sĩ.
- Các chị đã hướng dẫn 121 khóa luận cử nhân, luận văn và luận án, tham gia chủ trì 8 đề tài khoa học cấp nhà nước, 5 đề tài cấp bộ và chủ trì 8 đề tài cấp trường.
- Tập thể cán bộ khoa học nữ Phòng Polyme, Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sản phẩm kem Pokysan chữa trị bỏng.
- Tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có những đóng góp đáng tự hào vào sự phát triển của đất nước nhưng trên thực tế thì đội ngũ nữ trí thức Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn gây cản trở cho việc phát huy tiềm năng và vị thế của họ.
- Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là định kiến giới đối với nữ trí thức.
- Hiện nay trong nhận thức của không ít người (cả những người có chức vụ, học hàm, học vị chuyên môn cao) họ vẫn còn có xu hướng đồng nhất các phẩm chất, năng lực của nữ trí thức với các khuôn mẫu của một người phụ nữ truyền thống, như nhẹ nhàng, cả tin, lệ thuộc, làm nội trợ...Chính định kiến về phẩm chất, năng lực của nữ trí thức đã ảnh hưởng đến vai trò, vị thế của họ trong xã hội.
- Ngoài định kiến xã hội đối với nữ trí thức, áp lực gia đình đối với nữ trí thức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy khả năng của họ.
- Các nhà nghiên cứu của đề tài “Vai trò giới và lượng hóa giá trị lao động gia đình” (năm 2006) đã đưa ra nhận định “lượng thời gian phụ nữ dành cho công việc nội trợ giảm khi trình độ học vấn tăng”.
- điều đó cho thấy áp lực của gia đình đối với nữ trí thức là không nhỏ.
- Nghiên cứu này cho biết thời gian lao động gia đình trung bình của nữ giới là 309.3 phút, của nam giời là 135.8 phút.
- Người vợ trong gia đình trí thức.
- Kết quả khảo sát của nghiên cứu này còn cho biết gia đình vợ chồng đều là trí thức dành nhiều thời gian cho chăm sóc con nhiều hơn hẳn các loại hình gia đình khác, gấp rưỡi gia đình công nhân và gấp ba lần gia đình sản xuất nông nghiệp.
- Trong tiến trình CNH-HĐH, sự đòi hỏi xã hội về trình độ chuyên môn nghề nghiệp ngày càng cao trong khi thực tế trình độ chuyên môn nghề nghiệp của nữ trí thức vẫn còn thấp so với nam trí thức.
- điều kiện làm việc của nữ trí thức còn nhiều hạn chế và bản thân nhiều nữ trí thức vẫn còn tư tưởng an phận.
- Những giải pháp mang tính vĩ mô cũng có thể giúp nữ trí có nhiều đóng góp hơn nữa như : Nhà nước cần có chính sách ưu tiên và thực hiện nghiêm các văn bản luật pháp, ban hành các quy chế thu hút cán bộ có trình độ cao.
- Việc sử dụng, đãi ngộ đội ngũ nữ trí thức, xây dựng nữ trí thức đề trở thành chuyên gia hàng đầu.
- Hội LHPNVN cần phát huy hơn nữa vai trò của Hội trong việc là cầu nối để liên kết nữ trí thức với các hội khác để tạo điều kiện phát triển cho nữ trí thức và phát huy vai trò của nữ trí thức.
- Các ban ngành cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền cho cả nam giới và nữ giới trong việc chống lại sự bất bình đẳng giới, nữ trí thức phải là người hăng hái đi tiên phong trong phong trào này, họ tham gia vào tuyên truyền và giáo dục về bình đẳng giới.
- Một giải pháp nữa cần được xem xét là xúc tiến việc thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam.
- Đây chính là nơi mà nữ trí thức có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong công việc cũng như các hoạt động khác.
- Hội nữ trí thức cũng là cơ quan bảo vệ và phát triển quyền lợi của nữ trí thức.
- Việc huy động các nguồn lực xã hội để hình thành Quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nữ, đào tạo nữ trí thức trẻ là rất cần thiết mà Hội nữ trí thức có thể làm được.
- Nguyễn Thị Tuyết, cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu.
- khoa học ở các trường Đại học Việt Nam theo hướng bình đẳng giới, Luận án tiến sỹ quản lý giáo dục 4.
- Báo cáo tổng hợp Kết quả khảo sát CBCC Viện Khoa học Xã hội Viêt Nam, năm 2008 6.
- Báo cáo tổng quan khoa học (đề tài cấp Bộ.
- Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”.
- Báo cáo tổng hợp Kết quả khảo sát CBCC Viện Khoa học Xã hội Viêt Nam, năm 2008 � Nguyễn Ánh Nguyệt.
- Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ biên soạn, NXBĐHQG,2006 � Vai trò giới và lượng hóa giá trị lao động gia đình”.
- Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ.
- Hà Nội, năm 2006, trang � Gia đinh trí thức trong nghiên cứu này được định nghĩa là cả hai vợ chồng đều là trí thức.