« Home « Kết quả tìm kiếm

Đức tính giản dị của Bác Hồ – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7


Tóm tắt Xem thử

- ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng).
- Tác giả.
- "Tác giả (Phạm Văn Đồng - NBS) có một phong cách nghị luận độc đáo.
- Người đọc bị cảm hoá theo lô gích vừa chặt chẽ vừa uyển chuyển vừa tư duy lý luận và của tình cảm cách mạng về những vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc như : mối quan hệ giữa đời sống và văn nghệ .
- Những bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ trí tuệ phi thường, tài năng kiệt xuất và tấm lòng nhân ái như trời biển của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản quốc tế"..
- Xuất phát từ tình cảm chân thành, lòng kính yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, tác giả đã sử dụng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phuc để làm nổi bật vấn đề : Bác Hồ sống rất giản dị, sự giản dị ấy càng tô đậm thêm đời sống tinh thần phong phú với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất..
- Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác.
- Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng...") là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn, cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc)..
- Tuy nhiên, như trong câu mở đầu tác giả đã xác định : bài viết không chỉ nói đến đức tính giản dị của Bác mà "Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch"..
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh trên nhiều phương diện, từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết.
- Một điều rất đáng chú ý là từ định hướng trong phần mở đầu, tác giả không chỉ chứng minh đức tính giản dị của Bác mà luôn đặt đức tính đó trong mối quan hệ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, qua đó giải thích và chứng minh được sự nhất quần giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị vầ khiêm tốn của Bác..
- sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chí Minh..
- sư giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện.
- Mối quan hệ giữa đời sống vật chất với tâm hồn..
- Trong đoạn văn từ "Con người của Bác...".
- đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi", tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt hằng ngày theo một trình tư rất hợp lí và lô gích, với một hệ thống luận cứ đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện..
- Trong phần đầu, tác giả đã đưa ra những luận cứ, xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh : sự giản dị của Bác thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lồi sống.
- Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên.
- Ở mỗi luận cứ, tác giả lại chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
- Ví dụ : Sự giản dị trong bữa ăn (chỉ vài ba món giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
- sự giản dị trong nhà ở (cái nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng, căn nhà luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm),....
- Mặt khác, những lời tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài giữa tác giả với Bác Hồ..
- Để bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác, trong đoạn tiếp theo tác giả đã lật lại vấn đề : "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật".
- Tiếp đó tác giả lập luận : "Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.
- Đời sống vật chất càng giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
- Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
- Bằng cách gắn cuộc sống của Bác với cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân, liên hệ đời sống vật chất với đời sống tinh thần, tác giả đã giải quyết triệt để vấn đề nêu lên ở phần mở đầu, đó là sự nhất quán giữa hoạt động chính trị lớn lao với đời sống bình thường vô cùng giản dị của Bác..
- Nét đặc sắc thể hiện trong bài viết này trước hết là tác giả đã nêu và phát triển một vấn đề lớn và hấp dẫn, liên quan đến lối sống, phong cách sống của vị lãnh tu cách mạng vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam, người đồng chí thân thiết của phong trào cách mạng vô sản toàn thế giới.
- Tiếp đó, tác giả đã sử dụng một hệ thống luận cứ, luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực, kết hợp với những lập luận giàu sức thuyết phục để làm nổi bật phong cách giản dị nhưng ngời sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh..
- Đọc một số đoạn trích trong bài Hồ Chí Minh, con người:.
- "Để hiểu sự nghiệp Hồ Chí Minh, chúng ta hãy đến với con người Hồ Chí Minh..
- Tôi có may mắn ở gần Hồ Chí Minh trong những năm, qua nhiều giai đoạn của cách mạng Việt Nam, từ lớp huấn luyện chuẩn bị thành lập Đảng ở Quảng Châu, đến những tháng ngày cuối cùng trước khi Hồ Chí Minh qua đời..
- Điều đáng nhấn mạnh ở đây, đối với tôi là kỉ niệm lớn trong đời, là những cuộc gặp gỡ giữa tôi và Hồ Chí Minh ngày càng khắc sâu trong kí ức, tình cảm, tâm hồn tôi hình ảnh một con người trước sau vẫn là một, mặc dầu sau đó chúng tôi trải qua biết bao biến đổi và sóng gió ở nước ta và trên thế giới..
- Tất nhiên, những biến đổi đó cũng làm nên những biến đổi trong con người chúng tôi..
- Điều tôi muốn nhấn mạnh là Hồ Chí Minh bấy giờ và Hồ Chí Minh cuối đời cũng là con người ấy, cũng dáng dấp ấy, một con người mà lúc gặp ngay buổi đầu ai nấy đều thấy rõ đây là một con người rất giản dị, rất hiền từ, có sức hấp dẫn lạ thường đối với người xưng quanh, và để lại cho người ta những ấn tượng sâu sắc, mà nhiều người đã kể lại..
- Lần thứ hai tôi gặp Hồ Chí Minh là ở Côn Minh quãng giữa năm 1940, lần ấy tôi cùng đi với đồng chí Võ Nguyên Giáp.
- Lúc gặp, tôi nhận ngay ra Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh cũng nhận ngay ra tôi.
- Hồ Chí Minh nói.
- Ít lâu sau, Hồ Chí Minh cùng chúng tôi vượt biên giới Việt - Trung về Cao Bằng.
- Từ đó, cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời, tôi được làm việc ở cạnh Hồ Chí Minh, trừ hai năm đầu kháng chiến chống Pháp, khi ấy tôi được cử vào miền Nam Trung Bộ..
- Nhờ chứng kiến hoạt động và chia sẻ cuộc sống của Hồ Chí Minh một thời gian dài, tôi dần dần hiểu biết thêm về con người Hồ Chí Minh..
- Một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp thống nhất với nhau, sản sinh ra và kết tinh ở một con người, đó là bản chất và tầm vóc của Hồ Chí Minh..
- Thường thường, khi con người biết mình là một nhân vật quan trọng thì không phải lúc nào cũng hồn nhiên và chân thật.
- Hồ Chí Minh không như vậy.
- Suốt đời mình, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chân thực..
- Hồ Chí Minh là một con người phi thường và xuất chúng.
- Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí Minh, mọi người cảm thấy như thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện cởi mở, tự nhiên, không chút nào cách bức.
- Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt Nam, chất cách mạng, chất cộng sản, chất nhân văn, tất cả gặp gỡ hoà quyện trong một con người và được nâng lên do sứ mệnh lịch sử của con người đó..
- Hồ Chí Minh là người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩa đầy đủ nhất: thương yêu, kính trọng, tin tưởng, biết đòi hỏi và biết phát huy con người, đối với dân tộc Việt Nam và đối với các dân tộc trên thế giới, đối với đông đảo nhân dân lao động và đối với từng người..
- Từ lúc còn hoạt động bí mật cho đến sau này khi đã có cả cơ đồ của một quốc gia, Hồ Chí Minh quan tâm săn sóc tư tưởng, công tác, đời sống của từng người đồng chí, việc ăn, mặc, ở, học hành, giải trí của từng người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi đến những người quen mới, có quên chăng thì chỉ quên mình..
- Đó là niềm hạnh phúc thanh cao và rộng lớn tràn đầy cuộc đời Hồ Chí Minh..
- Hồ Chí Minh luôn luôn là hiện thân của tình thân ái, làm cho người ta dễ gần, dễ nói chuyện thân tình và cởi mở.
- Hồ Chí Minh để lại cho người đối thoại niềm hân hoan vô hạn.
- Trong nhiều năm ở gần Hồ Chí Minh, không một trường hợp nào tôi thấy Bác bực tức ra mặt, làm tổn thương dù một thoáng qua người đồng chí của mình.
- Phải là một con người giàu lòng khoan dung, độ lượng, mới có thể xử sự một cách nhân ái như vậy..
- Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh thể hiện trong thái độ đối với từng con người, lo toan trước hết cho những người ở vị trí chiến đấu gian khổ nhất, chia sẻ đau buồn với những người mất mát, tìm cách đền đáp cho những người thiệt thòi, bao dung độ lượng những người lầm lỗi mà thành thật hối cải.
- Hồ Chí Minh luôn luôn nói những lời, làm những việc mà người lao động chờ mong .
- Lòng thương yêu và kính trọng đi đôi với những đòi hỏi rất cao đối với con người.
- Hồ Chí Minh đề ra những yêu cầu chặt chẽ, nghiêm khắc trong từng công việc giữ trật tự và kỉ cương để phát huy khả năng của mọi người, khiến cho ai nấy đều vươn lên cố gắng hiến dâng tất cả khả năng cho dân tộc và thực hiện toàn bộ nhân cách của mình..
- Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh không chỉ sống vì con người, suốt đời lo toan cho con người, cũng không phải là làm ra và đem lại cho con người hưởng những điều con người mong muốn, mà là khơi dậy trong con người lòng tự hào và niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng, để con người tự mình làm ra tất cả..
- Toàn thể nhân dân và từng người Việt Nam đều thấy Hồ Chí Minh là người thân trong gia đình.
- Tuy rất xa, có khi cả đời không có dịp gặp Hồ Chí Minh, ai nấy đều cảm thấy Hồ Chí Minh luôn luôn ở gần bên, biết rõ việc làm và hiểu thâu tâm tư của mình.
- Tình yêu của nhân dân Việt Nam đối với Hồ Chí Minh ở ngang tầm tình yêu của Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam, sâu xa và trong sáng..
- Trên đây tôi vừa nói về chất cách mạng, chất Việt Nam, chất cộng sản, chất nhân văn của Hồ Chí Minh.
- Bây giờ tôi nói về cuộc sổng của Hồ Chí Minh..
- Và để diễn tả khung cảnh này, tôi nghĩ không có thể nói gì hơn là nhắc lại mấy câu thơ của Bác : Sáng ra bờ suối, tối vào hang,.
- Trở lại khung cảnh sống, hai người bạn đời luôn luôn cùng sống với Bác là con người và thiên nhiên.
- Để làm sáng tỏ khung cảnh sống đầy ý nghĩa và đẹp đẽ này, tôi phải nhắc đến cái nhà sàn của Bác mà từ nhiều năm nay, nhiều người ở nước ta và trên thế giới đã biết, rất xúc động lúc viếng nhà sàn ấy.
- Ớ đây cũng như lúc ở Pác Bó, Hồ Chí Minh sống với con người và sống với thiên nhiên.
- Đây không chỉ là khung cảnh, mà còn là lối sống, đem lại những niềm vui quý báu đối với con người mà cái xã hội gọi là văn minh ngày nay hầu như muốn tước đoạt, với những thành phố khổng lồ, những nhà nhiều tầng đầy tiện nghi, trong đó có những thứ không cần thiết, môi trường sống bị ô nhiễm khủng khiếp, phá hoại thiên nhiên và nguy hại cho con người.
- Nhớ lại khung cảnh sống của Hồ Chí Minh, tôi muốn nhắc hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ.
- Hai câu thơ từ hàng trăm năm trước rất phù hợp với khung cảnh sống và lối sống của Hồ Chí Minh, thể hiện nguyện vọng và xu hướng của cuộc sôrrg văn minh chân chính..
- Về cuộc sống hằng ngày của Hồ Chí Minh, ở đây tôi không biết nói cái gì mới, bởi cuộc sống đó là công việc, là làm việc, là cách mạng, là đấu tranh, là con người.
- Theo tôi biết, trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh ở trong nước cũng như ở ngoài nước, thật sự không có ngày nghỉ, và ngày nào cũng như ngày nào, bao giờ cũng có chương trình làm việc với những giờ giấc nghiêm ngặt, mà Hồ Chí Minh là người gương mẫu trong việc tuân thủ kỉ luật sinh hoạt đó.
- Một câu chuyện tôi thiết tha muốn kể ở đây là bữa ăn của Bác.
- này, để nói lên tâm lòng cao đẹp của Hồ Chí Minh, lòng kính trọng của Người đối với những người chế biến bữa ăn, và sâu hơn đốì với những người sản xuất ra các thứ làm nên bữa ăn..
- Về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh, giờ đây tôi muốn dành phần cuối của chương để kể lại một đôi điều.
- Mấy tháng trước khi qua đời, lúc đó Bác đã yếu nhiều, tuy vậy Bác vẫn thiết tha bàn với chúng tôi sự mong muốn mãnh liệt của Bác là đi miền Nam.
- Lúc này, chúng tôi trình bày với Bác sức khoẻ của Bác không thể cho phép thực hiện điều ấy, và chúng tôi nói thêm rằng cuộc chiến tranh đang diễn biến thuận cho ta, không bao lâu nữa chúng ta sẽ giải phóng miền Nam, lúc đó Bác sẽ vào thăm đồng bào và chiến sĩ miền Nam.
- Cũng trong thời gian ấy, Bác thường nhắc chúng tôi phải làm gì để đem lại cho đồng bào miền Bắc đời sống tốt hơn.
- Những lúc như vậy, chúng tôi thường nhấn mạnh lại những điều Bác căn dặn : Phải làm việc, phải sản xuất nhằm đạt hiệu quả tốt, từ đó mà cải thiện đời sống.
- Hồ Chí Minh là người sống một cuộc đời trước sau như một, nhằm những mục tiêu cao cả được xác định từ lúc bắt đầu và từng bước đã thực hiện được.
- Hồ Chí Minh là con người của một lí tưởng và lí tưởng thể hiện trong một con người.
- Đây là con người lịch sử và con người làm ra lịch sử..
- Ở gần Hồ Chí Minh, ôn lại cả cuộc đời, mọi việc làm lớn, nhỏ của Hồ Chí Minh, tôi thấy sáng tỏ : Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, Từ đó, một ý nghĩa thi vị đến với tôi : Người cộng sản đẹp làm chủ nghĩa cộng sản đẹp và chủ nghĩa cộng sản đẹp làm người cộng sản đẹp..
- Hồ Chí Minh là con người như vậy.