« Home « Kết quả tìm kiếm

Đường lối của Đảng trong lãnh đạo cách mạng miền Nam và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)


Tóm tắt Xem thử

- Đường lối của Đảng trong lãnh đạo cách mạng miền Nam và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước .
- Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7-1954), cách mạng Việt Nam có những thuận lợi mới nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
- Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta là phải hoạch định được đường lối cách mạng đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình trong nước, vừa phù hợp xu thế của thời đại..
- Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam .
- Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1954) đã xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thủ chính của nhân dân thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương..
- Như vậy, Đảng ta đã sớm xác định được: kẻ thù của cách mạng Việt Nam.
- Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình.
- Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955) Trung ương Đảng nhận định: muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam..
- Đặc biệt, tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ta đang đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi cách mạng trong giai đoạn mới.
- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được duy trì và phát triển là nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng của miền Nam..
- Từ năm 1954 đến năm 1959, Mỹ – Diệm trắng trợn vi phạm Hiệp định Gionevơ tiến hành tổng tuyển cử riêng rẽ khủng bố, đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam.
- Tình hình đó đặt cách mạng miền Nam vào tình trạng hết sức cấp bách.
- Chính vì vậy, tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương đã triệu tập Hội nghị lần thứ 15 khóa II..
- Hội nghị họp nhiều đợt, ra Nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam.
- Hội nghị xác định cách mạng Việt Nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy có tính chất khác nhau, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành..
- Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập và giàu mạnh”‘..
- Phương hướng phát triển của cách mạng miền Nam: “ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác”, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân… đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”‘..
- Hội nghị dự kiến: “cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.
- Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: đó là chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch, và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”..
- Nghị quyết chỉ rõ ở miền Nam cần có Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của cách mạng..
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, không những đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.
- Có thể nói, đến Hội nghị 15, đường lối cách mạng ở miền Nam đã được hoạch định một cách căn bản.
- Sau đó, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (từ ngày 5 đến ngày Đảng ta đã khẳng định những nội dung căn bản đó.
- Đại hội đã bổ sung và hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam.
- Trong đó, Đại hội đã vạch ra nhiệm vụ chung, nhiệm vụ chiến lược, mục tiền chiến lược của cách mạng, đồng thời nêu bật mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền..
- Đường lối của Đảng về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước .
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta ở miền Nam đã tập trung sức lực làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
- từ ngày 1-12-1964 đến ngày 3-1-1965, chiến thắng An Lão (Bình Định), chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) ngày chiến thắng Đồng Xoài từ ngày 11-5 đến ngày đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ..
- Sau thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và quân đội của các nước phụ thuộc Mỹ vào miền Nam Việt Nam nhằm tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đồng thời phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc..
- Trước tình hình đó, trong năm 1965, Trung ương Đảng đã tiến hành hai Hội nghị: Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3-1965) và Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12- 1965)..
- Hai Hội nghị đã phân tích toàn diện sâu sắc chiến lược mới của Mỹ:.
- Tính chất cơ bản của cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới.
- Về phía ta, từ một nửa nước có chiến tranh thành cả nước có chiến tranh với mức độ và hình thức khác nhau.
- Vì thế, ta cần giữ vững và phát huy chiến lược tiến công..
- Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và 12 là sự phát triển rất quan trọng của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong tình thế phải trực tiếp đánh đội quân viễn chinh xâm lược Mỹ.
- Ở đây, ngoài quyết tâm đánh Mỹ thể hiện bản lĩnh vững vàng của Đảng, còn thể hiện sự phát triển kinh nghiệm khoa học, nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng được kế thừa từ các thời kỳ trước..
- Ở miền Nam, đã giành thắng lợi to lớn trong mùa khô và cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
- Sang năm 1969, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” với âm mưu cực kỳ tàn bạo và thâm độc.
- Trong những năm cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và tổn thất.
- Cuộc tiến công Xuân – Hè 1972 trên toàn chiến trường miền Nam thể hiện ý chí và sức mạnh của quân và dân ta.
- Để đối phó, Mỹ buộc phải “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh bằng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc bắt đầu từ ngày 6-4-1972 và đỉnh cao nhất là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972..
- Thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ phải trở lại Hội nghị đàm phán và ký kết Hiệp định Pari chấm dứt sự có mặt của quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam..
- Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng đế quốc Mỹ vẫn ra sức viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Tình hình đó cho thấy con đường phát triển của cách mạng ở miền Nam vẫn phải là tiến hành chiến tranh cách mạng đánh bại ngụy quân, ngụy quyền để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước..
- Để thúc đẩy sự phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương khóa III có tầm quan trọng đặc biệt.
- Hội nghị đợi I từ ngày 19-6 đến ngày 6-7-1973 và đợt II từ ngày 1-10 đến ngày 4-10-1973 với những nội dung chủ yếu sau:.
- Hội nghị đã tổng kết 18 năm chiến đấu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đề ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới.
- Hội nghị nhận định đế quốc Mỹ vẫn thực hiện “học thuyết Níchxơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, từ đó khẳng định dù tình hình phát triển như thế nào, con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực.
- Vì vậy, phải nắm vững thời cơ giữ vững thế chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng tiến lên..
- Hội nghị Trung ương lần thứ 21 cũng dự kiến hai khả năng phát triển của cách mạng miền Nam, tuy nhiên Trung ương Đảng cũng cho rằng: Dù tình hình phát triển theo khả năng nào, con đường tiến lên giành thắng lợi của cách mạng miền Nam chỉ có thể là con đường bạo lực diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác.
- Ta phải sẵn sàng đối phó chắc thắng với khả năng xấu nhất là địch gây lại chiến tranh.
- Đồng thời, Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 cũng đề ra những biện pháp cơ bản để thúc đẩy cách mạng miền Nam phát triển và bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn..
- Từ Nghị quyết Trung ương 15 (1959) đến Nghị quyết Trung ương 21 (1973) là sự phát triển đường lối cách mạng của Đảng ở miền Nam và cho thấy quy luật phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực, là chiến tranh cách mạng.
- Đường lối đó được hoạch định và phát triển trên cơ sở tư duy biện chứng từ thực tiễn của cuộc chiến tranh cách mạng trong thế kỷ XX chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ..
- Với một đường lối cách mạng đúng đắn, chủ động, sáng tạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng miền Nam đă từng bước chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế liên tục tiến công địch và giành được nhiều thắng lợi to lớn.
- Trải qua quá trình đấu tranh chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ từ việc làm thất bại hình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam đến làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt chiến lược ”chiến tranh cục bộ và chiến lược.
- “Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari công nhận những quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Cách mạng miền Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử..
- Trước tình hình thắng lớn ở Tây Nguyên, cuộc họp Bộ Chính trị ngày 18-3-1975 đã quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975..
- Ngày 26-3, ta giải phóng Huế, ngày 29-3, giải phóng Đà Nẵng.
- Trên đà thắng lợi của mặt trận Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, ngày Bộ Chính trị họp và chủ.
- trương: tập trung nhanh nhất lực lượng binh khí kỹ thuật và vật chất, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa..
- Sau khi làm tan rã quân đoàn I và II, giải phóng hoàn toàn quân khu I và II, ngày Bộ Chính trị quyết định: giải phóng miền Nam trong tháng 4-1975..
- Sau khi tạo thế và lực, ngày Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn – Gia Định bắt đầu.
- Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy (Dinh Độc lập).
- Ngày 2-5-1975, cuộc chiến đấu để giải phóng các vùng đất còn lại và các đảo ngoài biển đều thắng lợi, chế độ ngụy quyền sụp đổ hoàn toàn.
- Sau 117 năm bị đô hộ, đất nước Việt Nam sạch bóng quân xâm lược, Nam Bắc liền một dải..
- Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo..
- Thắng lợi đó đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ và phát triển những thành tựu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành thống nhất đất nước.
- Thắng lợi đó đã mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc Việt Nam: đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công cách mạng trên thế giới, động viên, cổ vũ hàng trăm triệu người đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) đã nhận định:.
- “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.