« Home « Kết quả tìm kiếm

Ebook Chuyên Đề Nghệ Thuật Chân Quê Trong Thơ Nguyễn Bính Môn Ngữ Văn Lớp 11


Tóm tắt Xem thử

- Chương II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính.
- thơ Nguyễn Bính.
- PHẦN KẾT LUẬN 20 Chuyên đề: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính.
- Trên tiến trình phát triển của văn học, trên quá trình hội nhập cùng phương Tây, Nguyễn Bính bước chân vào diễn đàn Thơ mới như một “người nhà quê” để “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” và để ghi tên mình vào phong trào Thơ mới.
- Với nghệ thuật “chân quê”, Nguyễn Bính trở thành nhà thơ thứ hai sau Nguyễn Du, được mọi tầng lớp trong xã hội tiếp nhận những tác phẩm của ông, và tôi dám khẳng định không một người Việt Nam nào lại không biết đến những câu thơ giản đơn của Nguyễn Bính..
- Xuất phát từ niềm cảm kính và trân trọng dành cho người nghệ sĩ mộc mạc đất Thành Nam, tôi chọn đề tài “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính” để đi sâu thêm, tìm hiểu về nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian của ông, đồng thời có cái nhìn rõ nét hơn về bút lực, cũng như phong cách, tầm vóc của Nguyễn Bính trên nền văn học dân tộc..
- Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những thăng trầm, nhưng việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có những khác biệt hoặc những mâu thuẫn gay gắt.
- Về căn bản, những nhận xét đánh giá của giới phê bình về Nguyễn Bính khá thống nhất.
- Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Bính vẫn được xem là nhà thơ của “Chân quê”, “Hồn quê”, “Tình quê”.
- Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở nhiều góc độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ giọng điệu đến kết cấu.
- “Nguyễn Bính: nhà thơ chân quê – chân tài” của Hà Minh Đức..
- “Nguyễn Bính – thơ của truyền thống, của thế hệ” của Lê Đình Kỵ..
- “Nguyễn Bính: khúc buồn lỡ của người chân quê” của Nguyễn Đăng Điệp..
- Nguyễn Bính” của Nguyễn Xuân Sanh..
- “Thi pháp dân gian trong thơ mới Nguyễn Bính” của Nguyễn Quốc Túy..
- Mặc dù đã có những công trình lớn được nêu ở trên nhưng con người của làng cảnh Việt Nam – Nguyễn Bính vẫn luôn là đề tài mang nhiều khía cạnh, góc độ cuốn hút người viết tìm hiểu và nghiên cứu.
- Tuy nhiên với chuyên đề “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính” tôi chỉ đi sâu để làm rõ hơn bút pháp dân tộc trong các thi phẩm của ông.
- “Nguyễn Bính: tác phẩm và lời bình.
- “Nguyễn Bính – người nghệ sĩ đắm say, mơ mộng với hồn quê.
- “Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm.
- Chương II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính..
- Chương III: Từ nghệ thuật dân gian đến những cách tân trong thơ Nguyễn Bính..
- Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 mất năm 1966.
- Nguyễn Bính sinh ra tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
- Để kiếm sống, Nguyễn Bính đã lưu lạc nhiều nơi, vừa dạy học vừa làm thơ.
- Phong cách thơ Nguyễn Bính..
- Vị trí: Nguyễn Bính được coi là chủ soái của dòng thơ Việt, là người dẫn độc giả về với “Chân quê”, “khơi dậy hồn xưa đất nước.
- Trong bản hòa âm thơ mới, thơ Nguyễn Bính được ví như tiếng đàn bầu nỉ non, réo rắt..
- Cái tôi “chân quê” của Nguyễn Bính luôn thấy mình là khách, là kẻ ngoài lề trong môi trường đô thị.
- Chính cảm giác đó đã làm nên hương thơm đặc biệt của thơ Nguyễn Bính nhưng cái hồn cốt của chân quê, điều mà Nguyễn Bính luôn hướng về, chính là thế giới của con người – luôn sống theo ý thức, bổn phận, coi trọng lối sống vong thân..
- Thơ Nguyễn Bính đi về giữa hai bờ nông thôn và thành thị nên nhà thơ luôn cảm thấy bất an trước sự xâm lăng của đô thị, sự mai một của văn hóa cổ truyền..
- Thơ Nguyễn Bính là một cuộc hành trình trở về với truyền thong, cội nguồn.
- Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính mang đậm dấu ấn dân gian khiến thơ Nguyễn Bính mang vẻ đẹp mộc mạc, đậm đà..
- Nguyễn Bính làm thơ từ năm mười ba tuổi.
- Và hồn quê ấy đã thấm nhuần vào trang thơ của Nguyễn Bính một cách tự nhiên khiến âm điệu chung của thơ Nguyễn Bính là buồn.
- Thơ Nguyễn Bính buồn vì tình yêu lỡ dở, buồn vì tha hương, buồn vì cuộc đời dâu bể hay thậm chí buồn vì cô gái không giữ được nguyên vẹn nét “quê mùa”:.
- Giọng thơ Nguyễn Bính cũng thường là giọng kể lể, tâm sự, giãi bày quen thuộc của thơ dân gian:.
- Thơ Nguyễn Bính cũng vậy, nhiều thi phẩm của ông tựa như một câu chuyện nhỏ, như một lời tâm sự mà những câu chuyện, những lời tâm sự ấy luôn đem lại cảm giác gần gũi, thân thuộc, chất phác như chính con người ông.
- Chính giá trị nhân văn cao đẹp hài hòa nhuần nhuyễn trong cái tài hoa của giọng kể, lời tâm sự đã làm cho thơ Nguyễn Bính dễ tìm được sự giao cảm với mọi người..
- Nhưng điều đáng phải nhấn mạnh không chỉ là giọng kể lể của dân gian in đậm trong thơ Nguyễn Bính mà thơ Nguyễn Bính còn bị ảnh hưởng bởi thể thơ hát nói cổ truyền dân tộc, đến nỗi Hoài Thanh phải thốt lên: “Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm”.
- Chính Nguyễn Bính cũng đã từng khẳng định: “Tôi chủ trương thơ Việt viết cho người Việt, do đó giản dị là một điều cốt lõi.
- Bởi thế, Nguyễn Bính làm thơ thật đơn giản chỉ như những người nghệ sĩ dân gian mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu nơi làng quê thuở trước – những người giỏi đặt vè, nói tiếu lâm, kể chuyện khéo….
- Thì trong thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp thi liệu không mới nhưng hồn thơ vẫn đậm chất Nguyễn Bính:.
- Bên cạnh lối nói giãi bày kể lể, Nguyễn Bính còn vận dụng triệt để, tinh luyện lối nói khẩu ngữ quen thuộc trong các câu ca giao duyên, câu ca tán tỉnh trêu ghẹo của trai hiền và gái đồng trinh.
- Lối nói đùa ghẹo được Nguyễn Bính sử dụng để hoàn thiện những câu thơ lục bát của mình bằng giọng điệu dân gian..
- Nếu lối nói đùa ghẹo tạo cho thơ Nguyễn Bính sự đùa vui, nghịch ngợm thì lối nói bóng gió xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Bính tạo nên vẻ đẹp ý nhị, duyên dáng cho những câu chuyện tình yêu đôi lứa..
- Thơ Nguyễn Bính theo Nguyễn Quốc Túy nhận xét là “cái dấu nối thơ hiện đại và thơ dân gian.
- Giọng điệu thấm nhuần dấu ấn dân gian đã khiến thơ mới dân gian Nguyễn Bính như một ngôi sao mang màu sắc ánh sáng khác lạ trên bầu trời Thơ mới trước cách mạng Tháng Tám..
- Thơ mới dân gian Nguyễn Bính có thể chia thành 3 thể: thơ viết bằng thể lục bát, thơ viết bằng thể ngũ ngôn và thơ viết bằng thể thất ngôn.
- Thống kê trên cuốn “Tuyển Tập Nguyễn Bính”, trên tổng số 59 bài có đến 28 bài viết bằng thể lục bát – thể loại điển hình nhất của ca dao dân ca..
- Ngôn ngữ Thơ mới dân gian Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca dao, dân ca, của thơ ca dân gian nói chung.
- Chúng ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những thành ngữ, tục ngữ thân thuộc, gần gũi:.
- Cách kết hợp này không hề làm mất đi sự mềm mại, chất trữ tình của những câu thơ Nguyễn Bính mà nó còn toát ra được cái linh hồn, đem đến hơi thở nồng nàn của thôn dã..
- Sự ảnh hưởng của chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính còn thể hiện qua hệ thống các từ tính thái như: à, ơi, hử, nhé, nhỉ, hỡi kia… Các từ tình thái này khiến thơ ca của ông thân thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng, như một lời giao tiếp thông thường..
- Nếu như Xuân Diệu say đắm trong màu sắc phương Tây, trong thơ ca tượng trưng Pháp, Hàn Mặc Tử siêu thực trong thơ Điên… thì Nguyễn Bính tinh ròng trong chất ca dao.
- Chính nhờ thi liệu quen thuộc ấy khiến thơ Nguyễn Bính như bản giao hưởng, bản đàn hiện đại mang âm hưởng dân gian.
- Bằng cách tách thôn Đoài, thôn Đông như lối nói của dân gian, Nguyễn Bính đã đặt hai miền không gian vào trong nỗi nhớ, niềm tương tư khiến nỗi niềm của nhà thơ như dâng cao hơn!.
- Bên cạnh đó, Nguyễn Bính còn bị ảnh hưởng từ dân gian lối nói định ước, áng chừng – lối nói thiên về cảm tính.
- Vậy, ngôn ngữ của dân gian đã thấm nhuần trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính như thế, một cách tự nhiên như nó vốn thuộc về, vừa tạo nên sắc thái biểu cảm vừa mang nét chân quê đậm chất phong cách Nguyễn Bính.
- Thơ Nguyễn Bính vốn có khả năng biểu đạt cao, dễ thấm vào lòng người, dễ chạm vào kí ức về quê hương mà mỗi người đều có.
- Cũng như ca dao, thơ Nguyễn Bính sử dụng biện pháp so sánh với tần số cao để xây dựng hình tượng, gửi gắm tâm tư tình cảm.
- Qua khảo sát 35 bài thơ của Nguyễn Bính trong tập “Lỡ bước sang ngang”, ta có thể dễ dàng thấy so sánh là biện pháp tu từ xuất hiện nhiều nhất trong các biện pháp tu từ khác được tác giả sử dụng như: ẩn dụ, hoán dụ, đối, điệp, nhân hóa,….
- Xét về hình thức thể hiện, trong thơ Nguyễn Bính có 2 kiểu so sánh: so sánh có sử dụng liên từ, và so sánh không sử dụng liên từ..
- Trong đa số các bài thơ có sử dụng biện pháp so sánh thì Nguyễn Bính trọng hơn trong kiểu so sánh có liên từ.
- Thơ Nguyễn Bính không những sử dụng nghệ thuật so sánh quen thuộc trong thơ dân gian mà ngay cả cách so sánh, cách cảm, cách đặt cảm xúc vào hình ảnh thơ của Nguyễn Bính cũng đậm chất ca dao..
- Thì một lần nữa ta được gặp lại kiểu so sánh đối lập ấy trong thơ Nguyễn Bính:.
- Thì trong thơ Nguyễn Bính cũng có những câu như:.
- Thì đồng thời ta cũng bắt gặp trong thơ Nguyễn Bính những thi liệu quen thuộc đó:.
- Bên cạnh những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu đôi lứa, ca dao cũng như thơ Nguyễn Bính còn rất quen thuộc với những hình ảnh ẩn dụ về số phận người phụ nữ.
- Và đối tượng tạo nên phép ẩn dụ cho thơ Nguyễn Bính vẫn là những thi liệu dân gian: lỡ bước sang ngang, nhịp cầu chênh vênh, sóng gió ngang sông,….
- Không chỉ vận dụng ẩn dụ để thể hiện nỗi niềm thân thuộc trong ca dao, Nguyễn Bính còn dùng phép ẩn dụ để khẳng định hồn thơ gắn liền với chất quê của mình qua câu thơ:.
- Bước vào trang thơ Nguyễn Bính ta thấy nghệ thuật này không những không hiếm hoi mà còn rất phổ biến.
- Nhân hóa trong thơ Nguyễn Bính cũng như những biện pháp nghệ thuật dân gian khác xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính càng làm tăng lên vẻ đẹp của hồn quê mộc mạc vốn có trong thơ ông..
- Kết cấu đối trong thơ Nguyễn Bính rất đa dạng, ông có thể đặt hai vế trong một phép đối, đôi khi đặt hai câu trong một phép đối, thậm chí đối cả khổ thơ này với khổ thơ khác..
- Mục đích sử dụng như ca dao, dân ca, điệp từ bước vào thơ Nguyễn Bính để nhấn mạnh thêm những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình, từ đó tác đọng đến người đọc, khiến người đọc tập trung vào nội dung, ý nghĩa của bài thơ:.
- Nhờ cách sử dụng phép đối rất tinh luyện, Nguyễn Bính một lần nữa thành công trong việc khắc họa nỗi đau của người phụ nữ đi lấy chồng mà không được ở gần người mình yêu thương..
- Như vậy, phép đối hay phép điệp được đưa vào thơ Nguyễn Bính đều rất tinh tế vừa gợi được cái hồn trong thơ ca cổ vừa tạo được nét riêng cho phong cách thơ Nguyễn Bính trên thi đàn Thơ mới..
- Không gian nghệ thuật của thơ mới dân gian Nguyễn Bính là một thứ không gian của cổ tích, của huyền thoại..
- Nguyễn Bính chỉ nhìn chiếc cầu trên sông Hương ở Huế (1941), nhà thơ cũng tưởng tượng ra cảnh:.
- Không những vậy, không gian: vườn, chùa, hội chèo, bến… quen thuộc trong thơ ca dân gian cũng trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Bính.
- Bên cạnh không gian nghệ thuật, thời gian trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bính cũng in rất đậm sắc thái đân gian.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc điều đó, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính thường là thời gian của tâm tưởng, không phụ thuộc vào thế giới bên ngoài, công thức thời gian, cách tính thời gian là hoàn toàn ước lệ.
- Trong thơ Nguyễn Bính những cụm từ chỉ thời gian ước lệ thân thuộc trong thơ dân gian xuất hiện với tần số cao: thuở ấy, thuở trước, năm xưa, năm ấy, ngày xưa, bữa ấy,….
- thơ Nguyễn Bính..
- Mặc dù, thơ Nguyễn Bính thấm nhuần màu sắc văn hóa dân tộc đến độ Tô Hoài nhận định: “Chỉ có quê hương mới tạo nên từng chữ từng câu Nguyễn Bính.
- Cái tôi trữ tình hiện diện trong thơ Nguyễn Bính ẩn sau những chất liệu dân gian vẫn là cái tôi lãng mạn Thơ mới, cái tôi cá nhân cá thể..
- Khi bộc lộ tình cảm đơn phương của mình với đối phương, Nguyễn Bính cất lên:.
- Vừa mượn lối nói ví von ý nhị của ca dao truyền thống, vừa sử dụng cách bày tỏ trực tiếp của thơ mới, Nguyễn Bính đã nói hộ tiếng lòng biết bao đôi lứa yêu nhau.
- Như vậy, Nguyễn Bính đã mượn chất liệu dân gian và cách bày tỏ ca dao để thể hiện lòng mình nhưng cái trong 2 câu thơ trên, cái tôi trữ tình của Nguyễn Bính vẫn hiện lên là cái tôi lãng mạn, cô đơn, khao khát sẻ chia với cuộc đời, con người..
- Điểm cách tân của thể lục bát ở Thơ mới Nguyễn Bính so với thể thơ lục bát truyền thống là ở việc: hình thành khổ thơ và ngắt nhịp thơ..
- Đơn vị khổ thơ của Nguyễn Bính có khi chỉ có hai câu thơ trong một khổ..
- Bên cạnh đó, thơ Nguyễn Bính còn có những lối ngắt nhịp phá vỡ tính cân xứng hài hoà, thơ ông nhiều khi chẻ nhỏ câu thơ tạo nên những nhịp lẻ gấp khúc đứt đoạn như các kiểu 1/1/4.
- Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thi liệu xưa và nay..
- Đúng như lời Tô Hoài nhận xét về Nguyễn Bính: “Nguyễn Bính chẳng khác một người tài kể chuyện, cứ nhẩn nha nói về mọi thứ quen thuộc quanh mình mà khiến ta phải chú ý”, Nguyễn Bính bằng đôi chân trần, tâm hồn mộc mạc đã nhẹ nhàng đánh dấu tên tuổi mình trên thi đàn văn học, trở thành một trong những thi nhân xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới bằng nghệ thuật “chân quê” của mình.
- Trong xã hội có xu hướng hội nhập, tiếp thu nền văn hóa phương Tây, “người nhà quê của Nguyễn Bính ngang nhiên sống như thường.
- Hoài Thanh, bởi thế giới nghệ thuật của ông một lòng hướng về nghệ thuật dân tộc nhưng không chỉ thuần là nghệ thuật trong thơ dân gian, mà thế giới nghệ thuật Nguyễn Bính là một thế giới vô cùng phong phú, đầy đặn được nâng đỡ bằng chất dân gian và được lấp đầy bằng tâm hồn của cái tôi thơ mới..
- Bởi vậy, hiện diện trong thơ Nguyễn Bính bên cạnh dấu ấn đậm nét của dân gian, vẫn có những cách tân trong nghệ thuật của một cái tôi Thơ mới.
- Tuy nhiên với chuyên đề: “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính tôi chỉ đi sâu tìm hiểu những dấu ấn dân gian trong thế giới thi pháp của Nguyễn Bính và lược qua một số cách tân từ nghệ thuật dân gian của thi nhân Thơ mới – Nguyễn Bính..
- Có thể nói, sau khi nghiên cứu sâu vào nghệ thuật thơ Mới dân gian Nguyễn Bính, tôi có thể chắc chắn rằng những thi phẩm của ông đã khẳng định sức mạnh, tài năng và tâm huyết của ngòi bút Nguyễn Bính trên phong trào Thơ mới mà rộng ra là trên sự phát triển của văn học dân tộc..
- Chọn đề tài “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính” tôi muốn góp một phần tiếng nói, dù là nhỏ nhoi, vào việc khẳng định vị trí, tầm vóc và sức sống của thơ ca đậm dấu ấn dân gian của Nguyễn Bính trên tiến trình thay máu cho văn học dân tộc Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, nên việc giải quyết vấn đề này một cách hoàn chỉnh nhất không phải là điều dễ dàng