« Home « Kết quả tìm kiếm

Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)


Tóm tắt Xem thử

- AO ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Âu Văn Hóa * và Vũ Ngọc Út.
- Cá tra bột, Supa-stock.
- thức ăn tự nhiên.
- Catfish fry, live feed, Supa- stock.
- nhằm kích thích sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên là tảo và động vật phù du (ĐVPD) trong ao ương làm tăng khả năng bắt mồi và tăng trưởng của cá tra bột.
- Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức bao gồm nghiệm thức đối chứng (không bổ sung Supa- stock.
- bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày khi thả cá tra bột, và bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày khi thả cá tra bột và duy trì mỗi ngày cho đến ngày thứ 10 sau thả cá tra bột.
- Mỗi nghiệm thức được thực hiện trên 3 ao, diện tích ao khoảng 2.500 m 2 , mực nước 1,3 m.
- Cá bột cũng được thu mỗi ngày để phân tích thành phần thức ăn trong ruột và sự lựa chọn thức ăn của cá.
- Khả năng lựa chọn thức ăn của cá tra bột ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày khi thả cá tra bột cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại.
- Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày vào ao ương cá tra bột là tốt nhất so với 2 nghiệm thức còn lại..
- Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Do đó, để giảm thiểu hao hụt trong quá trình ương nuôi, việc cung cấp đầy đủ thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu là hết sức quan trọng vì nếu thiếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống của đàn cá bột.
- (2004) khi cá bột mới nở, kích thước cơ thể nhỏ, hệ thống tiêu hoá và enzyme chưa hoàn chỉnh nên thức ăn tự nhiên là nguồn dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu để nâng cao chất lượng cũng như tỉ lệ sống của cá.
- Đây là một trong những yếu tố hạn chế dẫn đến khả năng chọn lựa và sử dụng thức ăn khi cá bột hết noãn hoàng và bắt đầu sử dụng thức ăn từ môi trường bên ngoài.
- Thông thường, cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn duy nhất được cá ưa thích là động vật phù du (ĐVPD).
- Vấn đề thiếu thức ăn tự nhiên là nguyên nhân chính dẫn đến cá bột hao hụt nhiều trong thời gian ương.
- Do đó, thức ăn tự nhiên bao gồm vi tảo và các loài ĐVPD như: trứng nước (Moina), luân trùng (Rotifera) sống trong môi trường nước là thức ăn thích hợp và quan trọng cho cá bột.
- Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều axit béo cao không no HUFA như: EPA, DHA, ARA và nhiều enzyme cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cá bột trong giai đoạn ương mà thức ăn nhân tạo không đáp ứng được.
- Theo Vũ Ngọc Út và Trần Sương Ngọc (2014), khi cung cấp thức ăn tự nhiên nhất là luân trùng và ấu trùng giáp xác chân mái chèo trong 3 - 4 ngày đầu tiên sẽ cải thiện được tỉ lệ sống của cá tra bột đáng kể.
- Trên cơ sở đó, để khắc phục sự thiếu hụt nguồn thức ăn tự nhiên trong ao ương cá giống như hiện nay thì việc gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương là điều cần thiết.
- Nhiều sản phẩm được sử dụng để gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao cá tra trước đây như: bột đầu nành, bột huyết, bột cá,....đem lại hiệu quả không cao và không còn được chú trọng hoặc sử dụng nhiều như trước.
- Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức bao gồm: (1) nghiệm thức đối chứng (không bổ sung Supa-stock.
- (2) bổ sung Supa-stock ® 2 ngày trước khi thả cá tra bột, và (3) bổ sung Supa-stock ® 4 trước ngày khi thả cá tra bột.
- Thành phần dinh dưỡng của Supa-stock.
- Sản phẩm cung cấp đạm, axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết, kích thích thức ăn tự nhiên là tảo và ĐVPD trong ao phát triển làm nguồn dinh dưỡng chính cho cá bột, giúp cá lớn nhanh rút ngắn thời gian nuôi, giảm hệ số thức ăn nhằm năng cao tỉ lệ sống và năng suất, phòng đươc các bệnh do thiếu dinh dưỡng.
- Mỗi nghiệm thức được lặp lại trên 3 ao với diện tích từ 2.500 m 2 , mực nước 1,3 m.
- Khâu chuẩn bị ao, chăm sóc và quản lý ao của tất cả nghiệm thức hoàn toàn giống nhau..
- Việc bổ sung Supa-stock ® được duy trì mỗi ngày cho đến ngày ương thứ 10.
- Liều lượng 1 kg/1triệu bột ở các nghiệm thức có bổ sung sung Supa-stock.
- Trong đó, ri: phần trăm của loại thức ăn (i) trên tổng số các loại thức ăn có trong ruột cá.
- pi: phần trăm của loại thức ăn (i) tương ứng với tổng số thức ăn có trong môi trường nước.
- E: hệ số chọn lựa thức ăn trong ống tiêu hoá của cá..
- Các giá trị trung bình của các nghiệm thức được so sánh thống kê một nhân tố (ONE WAY ANOVA) ở mức p<0,05 bằng phần mềm SPSS.
- 3.1 Thành phần và mật độ ĐVPD trong ao ương cá tra.
- Ngoài ra, ấu trùng nauplii cũng xuất hiện thường xuyên với mật độ cao trong tất cả các nghiệm thức..
- Hình 1: Thành phần và số loài ĐVPD trong ao ương cá tra.
- Số lượng loài ĐVPD có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức.
- Ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày số loài ĐVPD đa dạng hơn với 59 loài, trong khi đó ở 2 nghiệm thức còn lại thì số loài ít hơn với 46 loài..
- Hình 2: Tỉ lệ phần trăm thành phần loài các nhóm loài ĐVPD phát hiện được ở các nghiệm thức qua quá trình thí nghiệm.
- Tỉ lệ thành phần loài ĐVPD trong các nghiệm thức được thể hiện ở Hình 2.
- Rotifera chiếm tỉ lệ cao nhất với 16-26 loài trên tổng số loài ở các nghiệm thức.
- Mức độ đa dạng thành phần loài của các nhóm ĐVPD giữa các nghiệm thức thì khác biệt không đáng kể..
- Hình 3: Thành phần loài các nhóm loài ĐVPD theo ngày ở các nghiệm thức (ngày với kí hiệu.
- Thành phần loài ĐVPD khảo sát ở 10 ngày đầu ở các nghiệm thức không có sự khác biệt lớn.
- Kết quả thành phần loài ĐVPD biến động theo từng ngày thu mẫu trình bày ở Hình 3 cho thấy nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày có số loài đa dạng nhất dao động trong khoảng 15 – 27 loài;.
- nghiệm thức đối chứng với khoảng dao động từ 13 – 25 loài.
- ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày dao động từ 11 – 23 loài.
- Như vậy, thành phần loài ĐVPD của hầu hết các nghiệm thức biến động không có sự chênh lệch lớn nhưng riêng Protozoa rất ít hoặc không xuất hiện chỉ có 1 - 3 loài.
- Mặt khác, ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày khi thả cá tra bột mật độ tảo lam rất nhiều vào ngày thứ 8, 9, và 10.
- Nhóm Rotifera là nguồn thức ăn ưa thích cho cá bột nên chúng xuất hiện cao và ổn định ở cả 3 nghiệm thức.
- Nếu kết hợp sử dụng luân trùng và các nguồn thức ăn tự nhiên khác một cách hợp lý sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ sống trong ương nuôi cá tra giống, từ đó làm giảm giá thành, gia tăng kinh tế cho người sản xuất..
- Mật độ ĐVPD trong ao ương cá tra dao động trong khoảng cá thể/m 3 ) trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Mật độ ĐVPD cao nhất ghi nhận được ở các nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày khi thả cá tra bột và nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày khi thả cá tra bột và nghiệm thức đối chứng lần lượt chiếm với cá thể/m 3.
- Hình 4: Mật độ các nhóm ngành ĐVPD ở các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm (ngày với kí hiệu.
- Điều này chứng tỏ cá bột đã sử dụng phần lớn Rotifera để làm thức ăn và là nhóm thức ăn ưa thích cho cá bột vào những ngày đầu.
- Như vậy, mật độ ĐVPD ở các nghiệm thức giảm dần sau 2 - 3 ngày thả cá bột.
- Điều này có thể lý giải rằng, càng về sau thì có thể cá sử dụng ĐVPD ngày càng nhiều dẫn đến khả năng phục hồi của nhóm thức ăn này giảm đi.
- Nhìn chung, ở 2 nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước khi thả bột, mật độ trung bình ĐVPD cao hơn nghiệm thức đối chứng do chúng có thể phục hồi lại quần thể nhờ hàm lượng dinh dưỡng đã bổ sung vào ao ương.
- Từ đó có thể thấy được việc bổ sung bột dinh dưỡng Supa-stock ® để kích thích sự phát triển thức ăn tự nhiên trong ao ương đã đem lại hiệu quả cao.
- Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày khi thả cá tra bột cho hiệu quả cao hơn so với.
- nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày khi thả cá tra bột..
- Tóm lại, thành phần loài ĐVPD ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 và 4 ngày khi thả cá tra bột có sự khác biệt lớn giữa các ngày thu mẫu của thí nghiệm.
- Mật độ Rotifera và Cladocera giảm mạnh ở các nghiệm thức vì chúng được cá tra bột sử dụng nhiều để phát triển;.
- các nhóm còn lại thì mật độ của chúng tăng lên ở hầu hết nghiệm thức..
- 3.2 Sự lựa chọn thức ăn của cá trong quá trình thí nghiệm.
- Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá tra (n=30 mẫu) cũng xác định được 4 nhóm ĐVPD gồm: ấu trùng nauplii của Copepoda, Copepoda, Rotifera và Cladocera.
- Về tần suất xuất hiện, Rotifera ở 3 nghiệm thức tăng dần vào ngày thứ 2-3, sang ngày thứ 4 đến ngày thứ 10, tần suất xuất hiện tăng giảm liên tục.
- Riêng Copepoda và ấu trùng nauplii của Copepoda ở các nghiệm thức có tần suất xuất hiện tăng giảm liên tục vào những ngày thu mẫu (Bảng 1).
- các nhóm ĐVPD trong ruột cá tra bột (n=30).
- Nhóm/loài Nghiệm thức Ngày.
- Phù hợp với kết luận của Ngô Trọng Lư (1994), ở giai đoạn cá bột (ấu trùng) mới nở, sau khi cá bột hết noãn hoàng,chúng chuyển sang thức ăn bên ngoài có kích thước nhỏ như các loài ĐVPD (luân trùng, ấu trùng giáp xác chân mái chèo.
- Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), ĐVPD là thức ăn ưa thích và cần có cho tất cả các loài cá ở giai đoạn bột vì chúng đáp ứng đủ các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cá..
- Tỉ lệ phần trăm các nhóm thức ăn tự nhiên tìm thấy trong ruột cá ở giai đoạn 10 ngày đầu thí nghiệm, được trình bày ở Bảng 2, cho thấy Cladocera là nhóm có phần trăm điểm số cao nhất trong ống tiêu hóa của cá ở tất cả các nghiệm thức..
- Trong đó, ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày và 2 ngày, nhóm Cladocera có tỉ lệ phần trăm tăng dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4, ở các ngày kế tiếp, tỉ lệ này thay đổi tăng giảm theo từng ngày của thí nghiệm.
- ở nghiệm thức đối chứng, nhóm Cladocera tăng từ ngày 2 và 3, sau đó phần trăm.
- Ngược lại, Rotifera có tần suất xuất hiện cao nhưng do kích thước của chúng rất nhỏ so với kích thước của các nhóm ĐVPD khác, chính vì thế phần trăm điểm số chiếm trong ruột cá ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày và 2 ngày có xu hướng giảm dần theo các ngày của thí nghiệm;.
- riêng nghiệm thức đối chứng có phần trăm điểm số giảm vào ngày 2-3 và tăng trở lại ở ngày thứ 4 nhưng giảm dần ở các ngày còn lại.
- Ngoài ra, ấu trùng nauplii và Copepoda có phần trăm điểm số tăng giảm liên tục ở tất cả những ngày của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm..
- Tóm lại, kết quả phân tích thức ăn trong ruột cá giai đoạn 10 ngày đầu ở nghiệm thức bổ sung Supa- stock ® trước 2 ngày có tần suất xuất hiện và phần trăm điểm số về thành phần ĐVPD luôn chiếm ưu thế hơn, có sự khác biệt so với nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày và nghiệm thức đối chứng..
- các nhóm loài ĐVPD xuất hiện trong ruột cá tra bột (n=30).
- Nhóm/loài Nghiệm thức Ngày ương.
- Sự lựa chọn thức ăn khá rõ được trình bày ở Bảng 3.
- Kết quả cho thấy Cladocera được cá chủ động lựa chọn từ ngày thứ hai đến ngày thứ 10 ở cả 3 nghiệm thức.
- Rotifera cũng được cá lựa chọn vào ngày thứ 2 ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 4 ngày và nghiệm thức đối chứng với hệ số lựa chọn là 0,2.
- ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày, cá có sự lựa chọn vào ngày thứ 2 và 3.
- Ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock ® trước 2 ngày, Copepoda được cá lựa chọn ở một số thời điểm (ngày thứ 3, 5, 6 và 7) với hệ số lựa chọn là (0,1-0,6).
- Đều này chứng tỏ nhóm ĐVPD là nguồn thức ăn ưa thích của cá ở giai đoạn này.
- Bảng 3: Sự lựa chọn thức ăn của cá đối với các nhóm ĐVPD trong ruột cá tra bột.
- Nhóm/Ngành Nghiệm thức Ngày.
- NT-4 ngày NT-2 ngày NT-ĐC Cladocera NT-4 ngày NT-2 ngày NT-ĐC Ngoài ra, sự chọn lựa thức ăn này có thể liên.
- Từ đó, kích thước con mồi ảnh hưởng rất lớn lên sự chọn lựa thức ăn của cá cũng thể hiện rõ khi cá ở 2 ngày tuổi, cá bột giai đoạn đầu có kích thước nhỏ nên chọn thức ăn chủ yếu là Rotifera và Cladocera sau khi cá tăng dần về chiều dài và kích cỡ miệng..
- Sự chọn lựa thức ăn này là một đặc điểm rất quan trọng trong tập tính ăn của cá, nó thể hiện số lượng thức ăn được cá lấy vào trong ống tiêu hóa có mối liên hệ với từng thành phần loại thức ăn có sẵn trong môi trường.
- Tóm lại, kết quả thành phần thức ăn tự nhiên trong ống tiêu hóa của cá khi phân tích có sự giảm mạnh ở môi trường ngoài, vì khi cá càng lớn thì khả năng sử dụng thức ăn tự nhiêu nhiều kéo theo những nhóm ĐVPD giảm mạnh.
- Tổng số 65 loài ĐVPD được ghi nhận từ các ao ương cá tra thuộc 4 nhóm bao gồm: luân trùng (Rotifera), giáp xác chân mái chèo (Copepoda), giáp xác râu ngành (Cladocera) và động vật nguyên sinh (Protozoa).
- Mật độ ĐVPD trong ao ương cá tra dao động cá thể/m 3 , trong đó luân trùng chiếm tỉ lệ cao, thấp nhất là nguyên sinh động vật..
- đồng thời cũng giúp giảm chi phí thức ăn trong giai đoạn 10 ngày đầu sau khi thả giống..
- Khảo sát thành phần thức ăn tự nhiên trong ao ương và ống tiêu hoá cá tra (Pangasianodon hypothalmus) giai đoạn bột lên hương.
- Khảo sát thành phần thức ăn tự nhiên trong ao ương và ống tiêu hoá cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột lên hương.
- Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản