« Home « Kết quả tìm kiếm

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao


Tóm tắt Xem thử

- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 1.
- ĐỀ BÀI: GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO.
- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm II.
- Trong tác phẩm nghệ thuật chân chính nào, giá trị hiện thực bao giờ cũng đi liền với giá trị nhân đạo.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 2.
- Chí Phèo được Nam Cao phân tích trên loại mâu thuẫn: Đó là mâu thuẫn giai cấp đổi kháng, một bên là cường hào thống trị, một bên là nhân dân lao động..
- Giá trị hiện thực.
- Chí Phèo - con người bị tha hóa.
- Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một con người bị xã hội tha hóa o “Hắn về lớp này trông khác hẳn..”.
- Sau khi bị tha hóa, Chí Phèo lúc nào cũng say, chưa bao giờ là hết say:.
- Con người luôn tìm đến cái say lúc không còn là chính mình.
- Chí Phèo là một con người nhưng không được sống dưới thân phận là một con người, xã hội ruồng bỏ, mọi người xa lánh.
- Bản chất là một con người lương thiện, bởi hắn “thèm lương thiện”, Chí Phèo cũng có ước muốn như bao người khác:.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 3.
- Chí Phèo bản chất là một con người lương thiện, bị tha hóa, làm mất đi nhân tính của chính mình.
- Lên án bộ mặt giả dối của xã hội, bóc trần bản chất giai cấp địa chủ =>.
- Hiện thực tố cao sâu sắc.
- Từ đó thấy được số phận khốn khổ, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ qua hình tượng Chí Phèo..
- Nhân vật Bá Kiến - nguyên nhân dẫn đến quá trình tha hóa của Chí Phèo.
- Chí Phèo bị phá hủy nhân tính lẫn nhân hình, nhưng Nam Cao đã không miêu tả dông dài về qua trình tha hóa ấy, mà kể về cội nguồn, nguồn gốc của nó.
- Bá Kiến, con người đại diện cho bọn cường hào thống trị, là nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt giai cấp thống trị:.
- Bản chất của Bá Kiến: khôn ngoan, gian hùng, xảo quyệt o Đối với dân: “Mềm thì nắn, rắn thì buông”.
- o Đối với Chí Phèo: vì ghen tuông, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù ->.
- Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo.
- Bá Kiến vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái bi kịch đau đớn nhất của người lao động nghèo trong xã hội cũ của Chí Phèo..
- Tóm lại: Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn người nông dân lao động.
- Lên ánh hành vi vô nhân đạo.
- Phản ánh những tội ác trong xã hội..
- Giá trị nhân đạo.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện tập trung nhất ở cách nhìn nhận của nhà văn đối với nhân vật bị tha hóa đến tận cùng: cái nhìn thương cảm, trân trọng của Nam cao đối với người nông dân lao động nghèo.
- Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn dĩ, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 4.
- Sự xuất hiện của Thị Nở đã làm sống dậy bản chất lương thiện vốn có của Chí Phèo mà đằng sau đó chính là những tình yêu thương ấm áp mà Chí Phèo chưa từng có - Chính cái con người dở hơi, xấu đến mức “ma chê quỷ hờn” như vậy đã soi sáng mọi.
- ngóc ngách tối tăm trong con người Chí Phèo, giúp Chí nhận ra cuộc sống xung quanh, đặc biệt đó là cảm nhận được tính người từ trong bản thân mình.
- Bi kịch và đau đớn chính là ngay khi Chí đã tìm thấy con đường trở về làm người lương thiện thì lại bị từ chối, ruồng bỏ một lần nữa.
- Xã hội đã cướp đi quyền làm người của Chí và vĩnh viễn không trả lại.
- Nam Cao đã miêu tả số phận bất hạnh và sự cảm thông chia sẻ sâu sắc với người nông dân.
- lên án hành vi vô nhân đạo.
- Tóm lại: Phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ.
- Khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình nhân tính..
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
- Thông điệp chung mà tác phẩm gửi tới người đọc.
- Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao..
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 5.
- Là nhà văn trung thành với chủ nghĩa hiện thực, cũng như các cây bút tả chân đương thời, Nam Cao quan tâm trước hết tới việc đi sâu thể hiện tình cảnh khốn khổ của người nghèo bị áp bức, trong đó có Chí Phèo.
- Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về bức tranh đời sống xã hội nông thôn.
- Đặc biệt nó đã phơi bày các mối quan hệ xã hội phức tạp của hiện thực, đã miêu tả trung thực những quan hệ thực (Ăng-ghen).
- Đồng thời là tình thương đối với những con người bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, bị hắt hùi....
- Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của Chí Phèo..
- Nam Cao được coi là nhà văn của nông dân trước hết vì ông có Chí Phèo.
- Chí Phèo có phạm vi hiện thực phản ánh trải ra cả bề rộng không gian và bề dài thời gian.
- Làng Vũ Đại trong tác phẩm chính là hình ảnh thu nhỏ của xả hội nông dân Việt Nam đương thời..
- Ngòi bút Nam Cao tỏ ra sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ thực trạng nội bộ bọn cường hào..
- Đây là hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội - ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau..
- Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp giữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp.
- Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn..
- Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình về giai cấp thống trị ở nông thôn: Bá Kiến - lão cường hào cáo già với giọng quái rất sang, cái cười Tào Tháo cho thấy bản chất gian hùng, khôn róc đời.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 6.
- Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế, tô tức, tham nhũng mà ở Chí Phèo Nam Cao đi vào phương diện: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, hủy diệt về nhân tính, bị phủ nhận tư cách làm người.
- Nỗi thống khổ của Chí Phèo không phải ở chỗ cuộc đời Chí Phèo chỉ là số không: không nhà cửa, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi.
- mà chính là ở chỗ Chí Phèo bị xã hội rạch nát bộ mặt, cướp đi linh hồn, bị loại khỏi xã hội loài người, sống kiếp quỷ dữ..
- Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi.
- Tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là bâng quơ.
- Chí Phèo là điển hình cho một bộ phận cố nông bị đẩy vào con đường lưu manh hóa.
- Chí Phèo trước hết là hiện tượng có tính quy luật của tình trạng áp bức bóc lột tàn bạo ở nông thôn Việt Nam.
- Đó là hiện tượng những người nông dân bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng con đường lưu manh.
- Nam Cao khốn khổ giành lấy sự tồn tại bằng việc bán cả nhân phẩm đã trở thành lực lượng mù quáng dễ dàng bị bọn thống trị lợi dụng.
- Vì thế, Chí Phèo từ chỗ liều chết với bố con lão, chỉ cần lời nói và mấy hào chỉ trở thành tay sai mới của lão.
- Sức mạnh tố cáo to lớn của hình tượng Chí Phèo trước hết đã làm nổi bật hiện tượng có quy luật diễn ra ở nông thôn - hiện tượng lưu manh hóa.
- Song ý nghĩa khái quát của hình tượng Chí Phèo còn ở cấp độ cao hơn: sự hủy diệt, nhân tính trong xã hội độc ác, không cho con người được làm người..
- Tác phẩm Chí Phèo không dừng ở đó mà với câu chuyện về mối tình Chí - Thị, bằng giọng văn bông lơn, có lúc như chế giễu chuyện tình của hạng nửa người nửa ngợm thì đây vẫn là chuyện có nội dung nghiêm túc, chứa đựng tư tường nhân đạo mới mẻ..
- Giữa lúc cả làng Vũ Đại không chấp nhận giao tiếp, xem Chí như quỷ dữ, thì một người đàn bà thuộc dòng giống ma hủi, xấu đến ma chê quỷ hờn lại có tấm lòng vàng, thấy Chí hiền lành, Thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí ở đáy sâu của sự tha hóa thức tỉnh bản chất người lao động.
- Bằng sự chăm sóc giản dị, tình yêu thương mộc mạc mà chân thành của người đàn bà khốn khổ đã khơi dậy linh hồn Chí Phèo.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 7.
- Tình yêu của Thị Nở cũng sẽ hé mở cho hắn con dường trở lại làm người.
- Hai con người bị làng Vũ Đại xua đuổi đã đến với nhau, tình yêu chân chính đã nhân đạo hóa con người.
- Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo: bi kịch của con người bị từ chối không được làm người.
- Khi hiểu ra xã hội không công nhận mình, bà cô Thị Nở - định kiến xã hội đã không chấp nhận cho cháu bà đến với Chí.
- Chí Phèo trợn mắt chỉ tay vào Bá Kiến đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vằm nát.
- Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, Chí chết quằn quại trong vũng máu, trong khao khát được làm người lương thiện.
- Ai cho tao lương thiện là lời nói đanh thép, phẫn nộ, làm người đọc sững sờ và day dứt.
- Và, như Đỗ Kim Hồi nói, “một khi người được nếm trải chút ít hương vị làm người thì cái xúc cảm người sẽ không thể mất… Đấy là mối bi thảm tột cùng mà cách giải quyết chỉ có thể là cái chết”.
- Phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 8.
- Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá cao chính ở giá trị tố cáo.
- Thông qua số phận Chí Phèo, Nam Cao phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và thực trạng người nông dân bị đày đọa, đè nén và âm thầm chịu đựng rồi tuyệt vọng, liều lĩnh phản ứng cực đoan.
- Nam Cao cũng bày tỏ niềm cảm thông, tình thương yêu đối với người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, phát hiện bản chất tốt đẹp vốn có của họ.
- Song cũng như các nhà văn hiện thực cùng thời, chưa tìm được cho nhân vật của mình lối thoát.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 9.
- Website Hoc247.vn cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng..
- H99 khóa kỹ năng làm bài và luyện đề thi thử: Toán,Tiếng Anh, Tư Nhiên, Ngữ Văn+ Xã Hội.