« Home « Kết quả tìm kiếm

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến Tây Tiến của Quang Dũng


Tóm tắt Xem thử

- Đôi nét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến 1.
- Tác giả Quang Dũng.
- Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm..
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc….
- Bài thơ Tây Tiến.
- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ).
- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”.
- Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”.
- 14 câu đầu: Nỗi nhớ của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và Tây Tiến anh hùng..
- 8 câu tiếp theo: Đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo..
- 8 câu tiếp theo: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát..
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tây Tiến 1.
- Giá trị nội dung Tây Tiến là gì?.
- Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
- Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp.
- nhớ những đồng đội Tây Tiến anh hùng….
- Khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc..
- Ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng =>.
- Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng trong thơ Quang Dũng.
- Giá trị nghệ thuật Tây Tiến là gì?.
- Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ..
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Tây Tiến.
- Tây Tiến cũng là một trong những “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ” như thế.
- Bài thơ có sức hấp dẫn kì lạ bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị nội dung sâu sắc..
- Quang Dũng bước vào làng thơ cách mạng với bài thơ Tây Tiến.
- Như đã có sẵn một môi duyên ràng buộc, bài thơ ấy đã gắn bó với tên tuổi của tác giả suốt bao năm tháng..
- Tác phẩm là một trong những tiếng thơ tâm huyết nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là một “kiệt tác” của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp..
- Sức hấp dẫn của bài thơ phải được tạo nên từ sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
- Bài thơ Tây Tiến có sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lòng người cũng bởi tác phẩm có sự hài hòa, thống nhất giữa tư tưởng, nội dung và hình thức biểu hiện.
- Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa thơ mộng, thi vị, vừa hùng vĩ, hiểm trở hay tạc nên tượng đài người lính Tây Tiến mà còn thể hiện những tình cảm sâu kín trong lòng thi sĩ.
- Đó là tiếng thơ được bật lên từ một nỗi nhớ Tây Tiến da diết và xuất phát từ sự gắn bó máu thịt với một miền đất đã từng in dấu ấn những kỉ niệm chiến đấu của nhà thơ.
- Chính vẻ đẹp riêng, độc đáo trên đã làm nên sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ Tây Tiến trong lòng người đọc..
- Tây Tiến được viết khi nhà thơ đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Quang Dũng cũng là một thành viên trong đơn vị ấy.
- Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ dải đất miền Tây.
- Có lẽ cũng vì đã sống và chiến đấu rất lâu trên mảnh đất ấy nên vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây vẫn in đậm, khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ.
- Vì thế khi viết bài này, hình ảnh thiên nhiên đã trở về trong hoài niệm của tác giả với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng..
- Dải đất miền Tây vẫn hoang vu, hùng vĩ, hiểm trở đã hiện lên rất chân thực trong bài thơ.
- Những dòng thơ như muốn khắc họa những nét khái quát về vùng đất miền Tây.
- Hình ảnh miền Tây hiện lên trong câu thơ thật mịt mù và dường như cái mệt mỏi của đoàn quân cũng lẫn vào sương.
- Câu thơ vừa tả cảnh, vừa gợi nên sự gian khó của đoàn quân Tây Tiến trong cuộc vạn lí trường chinh, vẻ đẹp hùng vĩ của miền Tây còn được cụ thể hóa trong những vần thơ:.
- Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng, diễn tả sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.
- Câu thơ vừa tôn thêm độ cao vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
- Nhịp thơ 4/3 kết hợp với điệp từ “dốc”, “ngàn” càng tô đậm độ cao, chiều sâu ngút ngàn của núi rừng miền Tây.
- Nhưng từ đỉnh cao “ngàn thước” ấy, tâm hồn người lính lại mở ra, phóng tầm mắt ra xa giữa ngút ngàn đất trời:.
- Nhưng có lẽ những vần thơ nói về sự gian truân, hiểm nguy ấy không dữ dội, mạnh mẽ như trong Tây Tiến.
- Bức tranh miền Tây của Quang Dũng thật hùng vĩ, hiểm trở và cũng thật nên thơ.
- Bức tranh thiên nhiên miền Tây còn khiến người đọc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng:.
- Câu thơ với nhiều thanh bằng tạo âm điệu nhẹ nhàng, lan tỏa gợi nét riêng của miền Tây.
- Không chỉ vẽ cảnh núi rừng hiểm trở, Quang Dũng còn khắc họa cảnh sông nước thơ mộng gắn liền với kỉ niệm chia tay:.
- Câu thơ cũng hư ảo như chính cảnh vật thiên nhiên.
- Hồn lau ấy phải chăng chính là điệu hồn người lính Tây Tiên hóa thân vào vương lại nơi đây hay đó là tình cảm tha thiết của đồng bào miền Tây gửi theo người lính Tây Tiến? Câu thơ khiến ta chợt nhớ đến ‘'hồn lau.
- Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh sông nước miền Tây lặng lẽ, u tịch.
- Đó chính là vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà sau này Nguyễn Tuân đã từng tô đậm trong Người lái đò Sông Đà.
- Nhớ về Tây Tiến, trong hồi ức của Quang Dũng không chỉ ghi dấu bức tranh thiên nhiên đẹp mà còn in đậm vẻ đẹp của con người miền Tây.
- Đêm liên hoan văn nghệ hiện cùng vẻ đẹp của người thiếu nữ vừa hư vừa thực.
- Đó là ánh mắt người lính Tây Tiến đang say mê trước vẻ đẹp của người thiếu nữ.
- trong những vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ đã làm hồn người lính Tây Tiến và cả hồn độc giả ngất ngây.
- “Xây hồn thơ” và xây luôn cả nỗi nhớ trong lòng người, để rồi người lính khi chia tay vẫn bâng khuâng thốt lên “nhớ ơi” và người đọc còn cảm nhận được mã sức hấp dẫn của bài thơ Tây Tiến..
- Nhưng nổi bật nhất trong bức tranh Tây Tiến là hình ảnh người lính.
- Họ chính là trọng tâm của nỗi nhớ, của sức hấp dẫn trong bài thơ này.
- Người lính Tây Tiến hiện lên với hai vẻ đẹp hài hòa: vừa hào hùng, vừa hào hoa..
- Tượng đài người lính Tây Tiến trong bài thơ hiện hữu một vẻ đẹp hào hùng.
- Vẻ đẹp ấy được nhà thơ khám phá và tái hiện trong tương quan với thiên nhiên hùng vĩ.
- Nhưng trong Tây Tiến, hình ảnh người lính lại hiện lên trong tư thế là chủ thể trữ tình..
- Trên cái nền dữ dội của thiên nhiên, người lính xuất hiện với vẻ đẹp thật hào hùng đầy chất bi tráng.
- Người lính đã vượt qua tất cả: sự hiểm nguy của núi rừng, thú dữ:.
- Đó là vẽ đẹp của người lính Tây Tiến.
- Trên suốt hành trình của bài thơ, vẻ đẹp ấy cứ dần dần tỏa sáng:.
- Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùng..
- Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể về người lính.
- Chúng hòa quyện với nhau để tạo nên vẻ đẹp bi tráng - cái thần thái chung của bức tượng đài.
- Từ “đoàn binh” gợi âm hưởng hào hùng mang màu sắc sử thi như gợi lên được cả khí thế xung trận mạnh mẽ của đoàn quân Tây Tiến.
- Cái vẻ xanh xao, bệnh tật ấy hiện lên qua cái nhìn của Quang Dũng lại toát lên cái oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng.
- Đó đều là hiện thực trần trụi của cuộc kháng chiến, nhưng trong thơ Quang Dũng, người đọc còn khám phá vẻ đẹp hào hùng của những người lính:.
- Tư thế lên đường của người lính đã in đậm vẻ đẹp hào hùng đến kì lạ.
- Từ “rải rác” gợi cảnh hãi hùng và thực tế là đã có bao người nằm xuống dọc đường chinh chiến - và đó là thực tế hiển hiện mà những người lính phải đối mặt.
- Bởi nhà thơ hiểu người lính ra đi với tư thế của một chiến sĩ anh hùng.
- Đọc dòng thơ, người đọc thấy được thái độ đương đầu với mọi thử thách của người lính:.
- Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến được đẩy lên đến cực điểm khi nhà thơ nói về cái chết, sự hi sinh:.
- Cách nói giảm “về đất” thể hiện thái độ đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, thanh thản của người lính.
- Dường như vẻ đẹp hào hùng của người lính không chỉ được tạc vào thơ mà còn được hòa vào cảnh vật núi rừng..
- Làm nên vẻ đẹp hoàn chỉnh cho hình tượng người lính Tây Tiến phải nhắc tới vẻ đẹp hào hoa của người lính, vẻ đẹp ấy được khắc họa trong sự giao cảm với cảnh vật và con người miền Tây.
- Nếu trong thơ Nguyễn Đình Thi, người ra đi luôn đem theo đôi mắt người yêu thì người lính Tây Tiến - những học sinh thủ đô lại mang theo mình một bóng dáng kiều thơm.
- Tâm hồn thoáng chút thơ mộng, lãng mạn phong tình ấy đã làm nên vẻ đẹp hào hoa cho hình tượng người lính.
- Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến khác hẳn với nỗi nhớ mộc mạc, bình dị, “quê mùa” của Hồng Nguyên:.
- Tựu trung lại, tất cả những vần thơ ấy đều bộc lộ tâm trạng, tình cảm, tình yêu của người lính..
- Với con mắt mới, cái nhìn mới, cách thể hiện mới, Quang Dũng đã tạc lại hoàn chỉnh vẻ đẹp của người lính.
- Tình cảm riêng tư là động lực giúp người lính vượt qua mọi gian khổ, thử thách.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến có sự hài hòa giữa bản chất chiến sĩ và thi sĩ.
- Chính điều mới mẻ ấy đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ Tây Tiến để thi phẩm ấy: "vẫn sống muôn đời với núi sông".
- Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của một người mà đã nói hộ tình cảm của mọi người, của những con người đã một thời kháng chiến oanh liệt..
- Trong tác phẩm, Quang Dũng đã phát huy triệt để, có hiệu quả nghệ thuật tương phản, bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Bài thơ còn minh chứng cho lời nhận định của Sóng Hồng.
- Quang Dũng cũng tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh, sáng tạo những hiện thực còn bỏ ngỏ của người nghệ sĩ.
- Tây Tiến là một trong những bài thơ hiếm hoi tiên phong trong việc khám phá miền đất vùng phía Tây xa xôi.
- Bài thơ đã tìm được lối đi riêng để đi vào trái tim bạn đọc bao thế hệ! Qua bài thơ, những thế hệ cầm bút đi sau cũng có một.
- Bài thơ Tây Tiến cũng là một tác phẩm chân chính như thế