« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO HÒA GIẢI CƠ SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO HÒA GIẢI CƠ SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Hòa giải cơ sở là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..
- Hoạt động hòa giải có lịch sử tồn tại và phát triển cùng với lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước.
- Hòa giải mang đậm tính nhân văn, vì mọi người và trên cơ sở tình người.
- Trong thời gian qua, hòa giải ở cơ sở góp được vai trò đáng kể trong đời sống xã hội, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao.
- Tuy nhiên, để công tác hòa giải thành cao hơn nữa, chúng ta cần có những phương hướng, giải pháp cơ bản cho công tác hòa giải, như: Hoàn thiện pháp luật về hòa giải cơ sở.
- kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên.
- huy động và đảm bảo các nguồn lực đầu tư về kinh phí và vật chất cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Hòa giải đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, vì nó trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong xã hội.
- pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải.
- vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính và mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật..
- Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải, ngày 20 tháng 6 năm 2013 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (thay thế Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở).
- Đây là văn bản quy phạm pháp luật có cơ sở pháp lý cao nhất quy định các vấn đề về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở..
- Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực tiêu biểu, đạt nhiều kết quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long..
- Với bài viết này, tác giả sẽ phân tích thực trạng, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung..
- 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Thứ nhất, về tổ chức hòa giải ở cơ sở: Thời gian qua, các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo chính quyền phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan trong hệ thống chính trị ở địa phương không ngừng xây dựng, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở.
- Các cơ quan tư pháp không ngừng bồi dưỡng, từng bước nâng cao trình độ pháp luật và kỹ năng hòa giải cho các hòa giải viên ở cơ sở.
- Qua tổng hợp số liệu báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở của Sở Tư pháp các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến năm 2013, có thể thấy số Tổ hòa giải và thành.
- viên của Tổ hòa giải ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng.
- Về cơ cấu và số lượng tổ viên Tổ hòa giải gồm Tổ trưởng và tổ viên.
- Tổ trưởng Tổ hòa giải phần lớn là Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp (khu vực), Hội Cựu chiến binh.
- Tổ viên Tổ hòa giải rất đa dạng, phong phú có cả nam, nữ, già, trẻ, đảng viên, đoàn viên.
- Về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ hòa giải viên cũng được nâng lên rõ rệt.
- Trong đó, quy định cụ thể kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các Tổ hòa giải, thù lao cho các tổ hòa giải theo vụ việc.
- Bên cạnh đó, chi sơ kết, tổng kết công tác hòa giải.
- chi mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hòa giải viên.
- Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hòa giải ở cơ sở vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định như:.
- Đây cũng là điểm bất cập giữa Luật Hòa giải ở cơ sở và thực tiễn..
- Khác với hoạt động hòa giải tại Tòa án, Trọng tài (hình thức hòa giải trong tố tụng) hay hòa giải do Ban hòa giải/Hội đồng hòa giải cấp xã thực hiện theo quy định của Luật Đất đai (do cơ quan nhà nước thực hiện), hòa giải ở cơ sở là hình thức hòa giải do người dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên.
- Do đó, văn bản hòa giải thành ở cơ sở chỉ là.
- Từ đó, gây tổn thất về thời gian, tài chính của các bên cũng như của đội ngũ hòa giải viên tiến hành hòa giải..
- Thứ ba, về nguồn nhân lực thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở: Hệ thống cơ quan tư pháp cơ sở (Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã) tổ chức chưa ổn định, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phần lớn phải kiêm nhiệm nhiều việc.
- và các công việc khác do UBND phân công), nên các công chức tư pháp không có thời gian, điều kiện chuyên thực hiện các nhiệm vụ công tác hòa giải.
- Các hòa giải viên ở các Tổ hòa giải không ổn định, thường xuyên thay đổi.
- năng lực, trình độ, kiến thức pháp luật của các hòa giải viên còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác hòa giải.
- Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
- Phần lớn tổ viên Tổ hòa giải chưa được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải thường xuyên.
- Thứ tư, về kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải: Theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT- BTC-BTP, mức chi thù lao cho công tác hòa giải ở cơ sở tối đa là 150.000 đồng/vụ việc.
- bên cạnh đó, kinh chí hỗ trợ cho mỗi Tổ hòa giải trong việc mua văn phòng phẩm, sổ sách.
- Cần Thơ, An Giang: hòa giải thành 150.000 đồng/vụ, hòa giải không thành 50.000 đồng/vụ..
- Tuy mỗi địa phương đã có quy định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải.
- Nhưng trong thực tế việc chi thù lao cho hòa giải viên ở các tổ hòa giải ở một số nơi vẫn chưa đảm bảo thực hiện tốt (có nơi thực hiện thấp hơn mức quy định thậm chí không chi thù lao cho các tổ hòa giải mặc dù tỉ lệ hòa giải thành hằng năm rất cao)..
- Đây cũng là một trong những khó khăn lớn đối với các hòa giải viên.
- Bên cạnh đó, các tổ hòa giải cũng chưa được cung cấp đầy đủ các biểu mẫu báo cáo thống kê;.
- công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được duy trì thường xuyên..
- 3 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI CƠ SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Để hoạt động hòa giải cơ sở ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:.
- Thứ nhất, xây dựng hệ thống thể chế về hòa giải cơ sở đồng bộ từ trung ương đến địa phương:.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hòa giải.
- Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy kết quả đạt được của công tác hòa giải ở cơ sở thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này:.
- Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về nội dung chi, mức chi kinh phí bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với Luật Hòa giải ở cơ sở..
- Riêng đối với mức chi kinh phí, cần nâng mức chi cao hơn so với Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP để phù hợp với tình hình thực tế nhằm khích lệ và góp phần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở..
- Thứ hai, tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
- Bên cạnh đó, các cấp chính quyền phối hợp Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các đoàn thể bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác hòa giải;.
- Thứ ba, củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải và hòa giải viên:.
- Củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở:.
- Do đó, các Tổ hòa giải phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn.
- Các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều hình thức vận động những người có đủ trình độ, năng lực, uy tín vào Tổ hòa giải.
- Đổi mới cơ chế quản lý đối với tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải cơ sở: Hiện nay, pháp luật về hòa giải đã xác định các chủ thể và nội dung quản lý nhà nước đối với tổ hòa giải và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải.
- Có như vậy mới có thể khắc phục triệt để những khó khăn và tồn tại của tổ hòa giải trong thời gian qua..
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên:.
- pháp luật, nghiệp vụ và kinh nghiệm hòa giải nhất định.
- các cơ quan tư pháp cấp huyện và cấp xã trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hòa giải viên..
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho hòa giải viên:.
- Việc cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho các hòa giải viên.
- sổ tay nghiệp vụ hòa giải.
- tờ gấp… Vì vậy, các cơ quan tư pháp địa phương cần có kế hoạch biên soạn các tài liệu nêu trên, cung cấp đến từng tổ hòa giải, giúp cho hòa giải viên tự nghiên cứu nâng cao trình độ..
- Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện để các hòa giải viên tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải..
- Thứ tư, tổ chức sơ kết, tổng kết, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về hoạt động hòa giải ở cơ sở:.
- Đây là công việc cần thiết phải làm thường xuyên, qua đó theo dõi tổng hợp, đánh giá về tổ chức và đội ngũ hòa giải viên của các Tổ hòa giải..
- Đồng thời là diễn đàn để các hòa giải viên trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, giúp nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác hòa giải.
- Bên cạnh đó, qua việc sơ kết, tổng kết về hoạt động hòa giải ở cơ sở giúp chính quyền địa phương có điều kiện hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, kết quả cũng như kiến nghị về công tác hòa giải ở cơ sở.
- Qua các buổi sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các hòa giải viên thực.
- hiện tốt công tác hòa giải, tạo động lực cho hoạt động hòa giải được tốt hơn..
- Thứ năm, huy động và đảm bảo các nguồn lực đầu tư về kinh phí và vật chất cho hoạt động hòa giải ở cơ sở:.
- Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, lòng nhiệt tình của các hòa giải viên và chất lượng của các vụ hòa giải..
- để động viên những người làm công tác hòa giải ở cơ sở phấn khởi, gắn bó với công việc hơn..
- Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thì công tác hòa giải ở nơi đó luôn đạt hiệu quả cao.
- Vì vậy, các cơ quan, tổ chức liên quan cần khẳng định mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của mình, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải cơ sở.
- Vì vậy, các cơ quan Đảng các cấp cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát hòa giải cơ sở và đề ra các chủ trương, đường lối thực hiện cho phù hợp.
- giữ vai trò nòng cốt trực tiếp xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ hòa giải.
- tham gia, đôn đốc thực hiện hoạt động hòa giải cơ sở.
- giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về hòa giải cơ sở.
- Nhà nước thực hiện quản lý chủ yếu là ban hành, tổ chức và theo dõi việc thực hiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở.
- chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải;.
- cung cấp tài liệu phục vụ công tác hòa giải cơ sở;.
- hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động hòa giải.
- tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng, xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở....
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở địa phương.
- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở địa phương.
- Suy ngẫm về câu nói này của Bác, càng thấy rõ hơn ý nghĩa tốt đẹp và tầm quan trọng của công tác hòa giải cơ sở.
- Với vai trò, ý nghĩa và kết quả đạt được của công tác hòa giải đã được xác định.
- Bên cạnh đó, quá trình thực hiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở thời gian qua ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc và hạn chế nhất định..
- củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải và hòa giải viên.
- Báo cáo về hoạt động hòa giải ở cơ sở của Bộ Tư pháp các năm .
- Kỷ yếu tọa đàm góp ý, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở - Bộ Tư pháp - Hà Nội/2005..
- Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013..
- Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.