« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm muối ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MUỐI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Kênh phân phối, sản phẩm muối, diêm dân, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Với những số liệu thu thập được từ 416 mẫu điều tra là các tác nhân có liên quan trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích ngành hàng (CCA), marketing biên tế, nghiên cứu đã phác họa được hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối vùng ĐBSCL.
- Kênh phân phối gồm có 6 tác nhân chính là: diêm dân, thương lái, vựa muối, cơ sở chế biến, đại lý bán lẻ chuyên về muối và đại lý bán lẻ không chuyên về muối.
- Hệ thống kênh phân phối khá phức tạp, các tác nhân chưa có mối liên kết chặt chẽ.
- Hệ thống phân phối gồm 7 kênh chính.
- Đại lý bán lẻ không chuyên về muối là tác nhân có lợi nhuận cao nhất trong kênh phân phối, kế đến là đại lý bán lẻ chuyên về muối, cơ sở chế biến, vựa muối, thương lái và cuối cùng là diêm dân.
- Tuy nhiên, với số lượng thu mua lớn thì thương lái và vựa muối là đối tượng được hưởng nhiều lợi nhuận nhất trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối trong vùng.
- Từ phân tích những hạn chế của hệ thống phân phối, bài viết đã đề xuất hệ thống kênh phân phối.
- “lý tưởng” cho sản phẩm muối vùng ĐBSCL với 4 kênh phân phối chính.
- Bên cạnh đó, bài viết còn đề xuất một số giải pháp cụ thể cho từng tác nhân trong kênh phân phối, trong đó chú trọng đến giải pháp liên kết sản xuất-thương mại cần được ưu tiên..
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm muối ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tuy nhiên, trong những năm qua diêm dân nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất muối, giá luôn biến động, thị trường đầu ra không ổn định.
- Cần có hệ thống kênh phân phối hợp lý và giảm bớt các tác nhân trung gian không cần thiết trong kênh phân phối để giá trị nhận được của diêm dân ngày càng được cải thiện.
- Vì thế, nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vô cùng cấp thiết nhằm phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết để các diêm dân có thể ổn định đời sống, phát triển kinh tế và làm giàu từ nghề làm muối..
- Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 416 mẫu điều tra là các tác nhân có liên quan trong các kênh phân phối muối của ĐBSCL (375 diêm dân, 19 thương lái, 4 vựa muối, 7 cơ sở chế biến, 11 đại lý bán lẻ) tham.
- gia vào hệ thống phân phối muối ở vùng ĐBSCL..
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tần số, tỷ lệ để mô tả hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối.
- Đồng thời, phương pháp phân tích ngành hàng và marketing biên tế được sử dụng để đánh giá giá trị nhận được của diêm dân và các tác nhân khác trong từng kênh phân phối, từ đó cho thấy được hiệu quả của từng kênh trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối vùng ĐBSCL..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Mô tả hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối.
- Theo số liệu nghiên cứu, hầu hết diêm dân bán sản phẩm cho vựa muối và thương lái.
- Sản lượng muối diêm dân bán cho thương lái là 67,41%, vựa muối 30,29%, cơ sở chế biến 1,48% và người tiêu dùng công nghiệp là 0,82%.
- Thương lái có nhiều kinh nghiệm, am hiểu địa bàn, tổ chức gọn nhẹ và rất cơ động có thể len lỏi vào vùng sâu, vùng xa, đến từng diêm dân trong điều kiện sông, kênh rạch chằng chịt, điều này thì các cơ sở chế biến khó có thể làm được, đồng thời diêm dân cũng không có phương tiện chuyên chở nên phần lớn diêm dân bán sản lượng muối làm ra cho thương lái.
- Vựa muối có nguồn tài chính mạnh, họ thường bỏ ra một số vốn để đầu tư cho diêm dân sản xuất và cuối vụ muối sẽ thu mua lại.
- Bên cạnh đó, người tiêu dùng công nghiệp mua muối của diêm dân thông thường là do phát sinh nhu cầu cấp thiết do thiếu nguồn cung nên họ không phải là khách hàng thường xuyên của diêm dân..
- Hình 1: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối vùng ĐBSCL Nguồn: Số liệu điều tra, 2015.
- Dựa vào sơ đồ hệ thống kênh phân phối ở Hình 1 cho thấy, có 7 kênh phân phối khác nhau (mang tính đại diện), cụ thể như sau:.
- Kênh 1: Diêm dân  Cơ sở chế biến  Người tiêu dùng cuối cùng..
- Kênh 2A: Diêm dân  Vựa  Cơ sở chế biến.
- Kênh 2B: Diêm dân  Vựa  Thương lái  Cơ sở chế biến  Đại lý bán lẻ không chuyên muối  Người tiêu dùng cuối cùng..
- Kênh 3A: Diêm dân  Thương lái  Cơ sở chế biến  Người tiêu dùng cuối cùng.
- Kênh 3B: Diêm dân  Thương lái  Đại lý bán lẻ chuyên về muối  Người dùng cuối cùng.
- Kênh 3C: Diêm dân  Thương lái  Người tiêu dùng công nghiệp.
- Kênh 4: Diêm dân  Người tiêu dùng công nghiệp.
- Trong 7 kênh phân phối thì có 2 kênh phân phối chính là kênh 2B và 3B vì những kênh này chuyển tải được khối lượng muối rất lớn.
- Qua đó cho thấy được vai trò rất quan trọng của thương lái và vựa muối trong kênh phân phối..
- 3.2 Vận chuyển và phương thức thanh toán trong hệ thống phân phối.
- Theo khảo sát thực tế, diêm dân bán muối cho các đối tượng như thương lái, cơ sở chế biến, vựa muối đều do các đối tượng này sử dụng ghe đến mua.
- Cơ sở chế biến phân phối muối đến khách hàng của mình bằng xe tải.
- Kết quả khảo sát còn cho thấy, hình thức thanh toán của diêm dân khi bán muối là thanh toán một lần (78.
- Trong kênh 1, lợi nhuận biên của diêm dân nhận được là 270.120 đồng/tấn, lợi nhuận biên của cơ sở chế biến là 259.780 đồng/tấn.
- Do sản phẩm muối phải thông qua cơ sở chế biến sau đó đến người tiêu dùng nên lợi nhuận biên của diêm dân nhận được phải phân chia cho cơ sở chế biến.
- Đối với kênh 2A, lợi nhuận biên của diêm dân nhận được là thấp nhất trong kênh phân phối (36.900 đồng/tấn).
- Đối với kênh phân phối 2B, tác nhân có lợi nhuận biên cao nhất là đại lý bán lẻ không chuyên về Vựa.
- Diêm dân.
- Cơ sở chế biến.
- Trong kênh này, thương lái và diêm dân có lợi nhuận biên rất thấp, cụ thể là thương lái 70.120 đồng/tấn và diêm dân 36.790 đồng/tấn..
- Trong kênh 3A, thương lái là tác nhân có lợi nhuận biên cao nhất (285.130 đồng/tấn), cơ sở chế biến có lợi nhuận không cao (118.030 đồng/tấn) nhưng cao hơn nhiều so với diêm dân, diêm dân chỉ nhận được lợi nhuận biên là 13.120 đồng/tấn trong kênh.
- Tương tự trong kênh 3B, mức lợi nhuận biên của diêm dân và thương lái trong kênh này giống như kênh 3A nhưng tác nhân có lợi nhuận biên cao nhất trong kênh 3B là bán lẻ chuyên về muối với mức lợi nhuận là 1.554.010 đồng/tấn.
- Trong kênh 3C, so với thương lái, lợi nhuận biên của diêm dân là rất thấp (13.120 đồng/tấn), của thương lái là 792.050 đồng/tấn.
- Cuối cùng là kênh 4, giá trị nhận được của diêm dân là đồng/tấn) vì không phải thông qua tác nhân trung gian nào..
- Bảng 1: Giá bán và lợi nhuận của các tác nhân trong kênh phân phối.
- 3C Kênh 4 Diêm dân Giá bán Chi phí Lợi nhuận biên Vựa.
- Thương lái.
- NTDCN: Người tiêu dùng công nghiệp Bảng 2: Phân phối giá trị nhận được của các tác nhân.
- Diêm dân .
- Thương lái .
- Cơ sở chế biến .
- Giá trị nhận được của diêm dân: Theo số liệu điều tra cho thấy, giá trị nhận được của diêm dân ở kênh 4 là nhiều nhất 100% với lý do là diêm dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng, đồng thời diêm dân cũng không tốn chi phí vận chuyển vì những người tiêu dùng này tự tìm đến mua tại ruộng muối hoặc ở nhà của diêm dân.
- Bên cạnh đó, giá trị nhận được của diêm dân cũng khá cao trong kênh như kênh 1 là 50,97%.
- Tuy nhiên, ở những kênh 2A, 2B, 3A, 3B, 3C giá trị nhận được của diêm dân là rất thấp vì phải qua nhiều trung gian phân phối.
- 3.4 Đánh giá hiệu quả của diêm dân trên từng kênh phân phối.
- Qua khảo sát cho thấy, kênh phân phối chiếm lưu lượng muối lớn nhất từ diêm dân đến người tiêu dùng là kênh 3B (Diêm dân  Thương lái  Đại lý bán lẻ chuyên về muối  Người tiêu dùng cuối cùng).
- Kênh này tiêu thụ 43,04% sản lượng của diêm dân sản xuất ra.
- Kênh phân phối có lưu lượng muối thấp nhất là kênh 4 (Diêm dân  Người tiêu dùng cuối cùng), chiếm 0,82% sản lượng.
- Trong tất cả các kênh phân phối, giá trị nhận được của diêm dân ở kênh 4 là cao nhất vì không phải qua tác nhân trung gian.
- Đối với kênh 3B, là kênh phân phối dài nhất, qua nhiều tác nhân phân phối nhất nên giá trị nhận được của diêm dân cũng khá thấp, chiếm 0,71%..
- Bảng 3: Đánh giá hiệu quả của diêm dân trên từng kênh phân phối.
- Giá trị nhận được của diêm dân.
- 3.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
- Như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy kênh phân phối sản phẩm muối hiện tại ở vùng ĐBSCL còn nhiều hạn chế, vẫn còn tồn tại tác nhân trung gian là “cò”.
- Mặt khác, thông qua tính toán chi phí, lợi nhuận biên tế cho thấy có một số kênh phân phối phải thông qua nhiều tác nhân, lưu lượng lưu thông và giá trị nhận được của diêm dân còn quá thấp.
- Do đó, nhóm nghiên cứu đã phác họa kênh phân phối “lý tưởng” cho sản phẩm muối và từ đó có những giải pháp cho từng tác nhân để đem lại lợi nhuận tốt hơn trong quá trình sản xuất và kinh doanh..
- Hình 2: Hệ thống kênh phân phối “lý tưởng” cho sản phẩm muối vùng ĐBSCL Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2015.
- Kênh ưu tiên 1: Diêm dân  Thương lái  Đại lý bán lẻ chuyên muối  Người tiêu dùng cuối cùng.
- Diêm dân phân phối phần lớn sản lượng muối (43,04%) cho thương lái nhưng giá trị nhận được của diêm dân là rất thấp.
- Vì thế, để nâng cao giá trị nhận được của diêm dân ở kênh phân phối này cần sự hợp tác, chia sẻ của thương lái và đại lý bán lẻ để nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng cũng như nắm bắt được nhu cầu thị trường nội địa cho sản phẩm này..
- Kênh ưu tiên 2: Diêm dân  Vựa muối  Cơ sở chế biến  Xuất khẩu.
- sản lượng muối của diêm dân sản xuất ra được chuyển tải cho trong kênh này với giá trị nhận được của diêm dân là 6,69%.
- Chính vì thế, cần tập trung sản lượng vào kênh phân phối này nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm muối chế biến.
- Để làm được điều này, cần có sự liên kết giữa vựa muối với cơ sở chế biến trong việc mua muối từ diêm dân nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho diêm dân.
- Kênh ưu tiên 3: Diêm dân  Vựa muối  Cơ sở chế biến  Đại lý bán lẻ không chuyên về muối.
- Để nâng cao giá trị nhận được của diêm dân cũng như phát triển kênh phân phối này thì rất cần sự phối hợp của những đối tượng tham gia trong kênh.
- Kênh ưu tiên 4: Diêm dân  Cơ sở chế biến  Người tiêu dùng cuối cùng.
- Giá trị nhận được của diêm dân ở kênh phân phối này là khá cao 50,97%, nhưng sản lượng lưu thông ở kênh này là rất ít.
- Cơ sở chế biến cần có những hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất giúp diêm dân nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện năng suất và chất lượng muối.
- Cơ sở chế biến hợp tác với diêm dân ngay từ giai đoạn sản xuất để định hướng được chất lượng sản phẩm, đáp ứng cao như cầu thị trường trong và ngoài nước..
- Các giải pháp đề xuất cho từng đối tượng tham gia kênh phân phối như sau:.
- sở chế biến.
- Các diêm dân cần liên kết hợp tác, chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất, xóa bỏ sự “bảo thủ” trong quan điểm chia sẻ kinh nghiệm.
- Thương lái cần liên kết với đại lý bán lẻ để tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ muối của người tiêu dùng trong nước về chất lượng muối, độ mặn, mục đích sử dụng muối để hỗ trợ thông tin cho diêm dân về nhu cầu thị trường.
- Từ đó, diêm dân có hướng sản xuất đáp ứng đúng quy chuẩn thị trường.
- Thương lái cần hợp tác với diêm dân nhiều hơn để hai bên cùng có lợi, tạo mối làm ăn mua bán lâu dài..
- Cần có sổ sách ghi chép rõ ràng về đối tượng mua, giá mua, tổ chức có kế hoạch để tăng “lòng tin với diêm dân”..
- Kết quả nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối vùng ĐBSCL cho thấy có 6 tác nhân chính gồm diêm dân, thương lái, vựa muối, cơ sở chế biến, đại lý bán lẻ chuyên về muối và đại lý bán lẻ không chuyên về muối.
- Hệ thống kênh phân phối khá phức tạp, các tác nhân chưa có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
- Hệ thống phân phối gồm 7 kênh phân phối chính, trong đó kênh quan.
- Tuy nhiên, với sản lượng thu mua lớn thì thương lái và vựa muối là đối tượng được hưởng nhiều lợi nhuận nhất trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm muối trong vùng.
- Dựa vào thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác giả đã phác hoạ hệ thống kênh phân phối “lý tưởng” cho sản phẩm muối vùng ĐBSCL với 4 kênh phân phối chính.
- Bên cạnh đó, bài viết còn đề xuất một số giải pháp cụ thể cho từng tác nhân trong kênh phân phối, trong đó chú trọng đến giải pháp liên kết sản xuất-thương mại cần được ưu tiên.
- Để hệ thống phân phối hoàn thiện hơn, vai trò của chính quyền địa phương cũng rất quan trọng, trong đó cần tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông để quá trình vận chuyển sản phẩm muối thuận lợi hơn.