« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Ngoài ra với vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính của cả vùng ĐBSCL thì Thành phố Cần Thơ hoàn toàn hội đủ các điều kiện để phát triển du lịch.
- Tuy nhiên hiện nay Cần Thơ vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng du lịch hiện có và các dịch vụ du lịch tại đây vẫn chưa thật sự làm hài lòng du khách trong và ngoài nước..
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch của Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
- phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng du lịch.
- Nghiên cứu này cũng hướng đến xác định xu hướng phát triển du lịch tại Cần thơ qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn trong thời gian tới..
- Cần Thơ trước đây là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ nên còn có tên gọi là Tây Đô – Nơi đô hội nhất của vùng châu thổ đồng bằng – Đây là vùng đất mới giàu tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch sông nước miệt vườn, du lịch du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm (MICE), du lịch khám phá văn hóa dân tộc và văn minh nông nghiệp…Con người Tây Đô trước đây và Cần Thơ ngày nay luôn chân chất hiền hòa, giàu lòng mến khách đang sẵn sàng chào đón và làm hài lòng du khách gần xa..
- Từ khi thành lập đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ nói chung và du lịch nói riêng đã phát triển khá nhanh và đạt thành tựu quan trọng.
- Sự phát triển của ngành du lịch những năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ.
- Ngành du lịch không những mang lại những lợi ích kinh tế to lớn mà còn mang lại hiệu quả xã hội cho địa phương..
- Lâu nay hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch thường được đánh giá dựa trên lượng du khách gia tăng, mà chưa chú ý đánh giá đúng mức việc tăng chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng nhất giúp ngành du lịch phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao.
- Thực trạng cho thấy chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn nhiều bất cập, dẫn đến số lượng du khách có ý định trở lại lần thứ hai rất ít, mức độ hài lòng của du khách chưa cao.
- Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ngành du lịch thành phố trong tương lai.
- Du lịch Cần Thơ còn nhiều mặt hạn chế và thách thức cần khắc phục, đặc biệt là vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để phát triển nhanh và bền vững..
- Xuất phát từ lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Cần Thơ” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong thực tế..
- (1) Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ..
- (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng du lịch tại Thành phố Cần Thơ..
- (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch trong thời gian tới Đối tượng mà chuyên đề tập trung tiếp cận để thực hiện nghiên cứu là du khách quốc tế, du khách nội địa đến tham quan du lịch và các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch tại Thành phố Cần Thơ..
- Phương pháp thống kê mô, phân tích tần số, phân tích bảng chéo được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ..
- Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng du lịch tại Thành phố Cần Thơ thì chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích nhân tố..
- Từ kết quả phân tích các đặc điểm tác động đến du khách và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách trong và ngoài nước chuyên đề đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch..
- 4 THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN QUA Trong những năm qua, hòa cùng sự phát triển chung của cả nước, du lịch của TP..
- Cách thức, loại hình du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí mà du khách lựa chọn rất phong phú.
- Kết quả ở bảng 1 cho thấy lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng liên tục qua các năm.
- Thành phố Cần Thơ là chủ nhà đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia vào năm 2008 nên lượng khách đến Thành phố Cần Thơ khá cao, toàn ngành đã phục vụ 817.250 lượt khách, tăng 17,9% so với năm 2007.
- Điều này chứng tỏ ngành du lịch TP.
- Cần Thơ dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa tạo được hấp lực đối với du khách, chưa có những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của địa phương..
- Cần Thơ đã được Chính phủ chọn là nơi đăng cai tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế như: Bế mạc năm du lịch quốc gia 2008.
- Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ, 2010.
- Lý do là vì trong những năm qua, ngành du lịch của Việt Nam nói chung và của TP.
- Dịch bệnh lan nhanh trên diện rộng chưa được khắc phục triệt để, thiên tai xảy ra nhiều nơi … Những diễn biến bất lợi trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung và của TP.
- Nếu so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL thì số lượng du khách đến du lịch tại thành phố Cần Thơ không thật sự nhiều.
- Cụ thể theo Bảng 2 ta thấy lượng khách du lịch từ năm của Cần Thơ chỉ cao hơn một số tỉnh như Cà Mau và Bến Tre, còn so với Kiên Giang, An Giang thì lượng khách chênh lệch khá lớn.
- Từ đó cho ta thấy rằng ngành du lịch của địa phương đang chưa thật sự phát triển so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL..
- Bảng 2: Hiện trạng khách du lịch một số tỉnh ĐBSCL.
- Thị trường du khách quốc tế trọng điểm của du lịch TP.
- Tuy nhiên, nếu không có sự đổi mới thì trong tương lai ngành du lịch TP.
- Bên cạnh thị trường quốc tế, thì thị trường du khách nội địa là một bộ phận không thể không kể đến trong việc mang về một nguồn doanh thu lớn cho ngành du lịch của Thành phố.
- Đây là điều đáng mừng cho ngành du lịch của địa phương, sở dĩ lượng khách nội địa tăng là do TP.
- Cần Thơ đã phát triển một số khu, điểm du lịch mới phù hợp với thị hiếu của khách nội địa và TP.
- Ngành du lịch đất Tây Đô đã thực sự tạo được vị thế cho địa phương..
- Song song với sự gia tăng về lượng du khách thì doanh thu du lịch của TP.
- Cần Thơ vẫn giữ được vị thế và sự tăng trưởng mạnh, điều này chứng tỏ ngành du lịch TP.
- Tổng doanh thu du lịch của TP.
- Năm 2010, tổng doanh thu của ngành du lịch đạt gần 650 tỷ đồng, tăng 28% (tăng hơn 140 tỷ) so với năm 2009.
- Nhiều doanh nghiệp du lịch kinh doanh có lãi trong tình hình có nhiều khó khăn, là một thắng lợi của ngành.
- Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp du lịch nhạy bén, có biện pháp ứng phó linh hoạt với tình hình.
- Sở dĩ doanh thu du lịch TP.
- Cần Thơ mỗi năm đều có sự thay đổi theo hướng tăng dần là do những năm qua du lịch TP.
- Cần Thơ đã có những đổi mới cả về lượng và chất, đã xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyến điểm du lịch để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách..
- Bảng 3: Doanh thu hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ năm 2006-2010.
- Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cần Thơ thì tính đến tháng 03 năm 2011, trên địa bàn TP.Cần Thơ có 186 cơ sở lưu trú, trong đó có 176 cơ sở đã hoạt động gồm 3 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 sao và 16 khách sạn 1 sao, 77 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch, 53 cơ sở chưa xếp hạng.
- Có những đặc điểm tác động đến việc chọn điểm du lịch hay cách đánh giá về nơi họ du lịch, đó là các đặc điểm như đối tượng đi, mục đích đi, thời điểm đi, phương thức tham quan, kênh cung cấp thông tin, số lần đến, thời gian lưu trú....
- 5.1 Thời điểm đi du lịch.
- Kết quả khảo sát 350 du khách thể hiện ở Biểu đồ 1 cho thấy du khách chọn đi du lịch vào ngày cuối tuần chiếm tỷ lệ khá cao 34%.
- Điều này cũng phù hợp với thực tế vì khách đến du lịch tại thành phố Cần Thơ đa phần là công nhân viên chức và là những người sống ở vùng lân cận như Đông nam bộ và Tây nam bộ.
- Đối với nhóm du khách này thường có thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần nên họ muốn đi du lịch để giảm căng thẳng sau một tuần làm việc, học tập vất vả và tiếp thêm năng lượng cho một tuần làm việc mới..
- Do phần lớn khách đi du lịch chủ yếu là vào ngày cuối tuần nên họ thường tự tổ chức đi chiếm phần lớn.
- Kết quả khảo sát cho thấy khách du lịch lẻ đến Cần Thơ chiếm tới 62% tranh thủ dịp cuối tuần tổ chức đi chơi, dã ngoại với bạn bè..
- Biểu đồ 1: Thời điểm đi du lịch Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 350 mẫu phỏng vấn du khách.
- Theo Biểu đồ 2 thì kênh thông tin mà khách du lịch thường sử dụng khi đi du lịch là từ người thân, bạn bè (chiếm 33,6.
- Đây có thể được xem là tâm lý chung của du khách, vì đối với đối tượng người thân, bạn bè sẽ mang đến độ tin cậy cao và có thể cung cấp nhiều kinh nghiệm về những địa danh, địa điểm du lịch thú vị.
- 5.3 Mục đích đi du lịch.
- Biểu đồ 3 thống kê số liệu về mục đích đi du lịch của du khách đến Cần Thơ.
- Có thể thấy mục đích đi du lịch thuần túy vẫn là điều mà đa phần du khách mong muốn nhất (58,9.
- Sau mục đích đi du lịch thuần túy, không ít du khách đến đây chủ yếu là vì mục đích đi công tác (13,4.
- Biểu đồ 3: Mục đích đi du lịch của du khách đến Cần Thơ Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 350 mẫu phỏng vấn du khách.
- Cẩm nang du lịch.
- Du lịch thuần túy Học tập, nghiên cứu Thăm người thân, bạn bè Kinh doanh Đi công tác Hội nghị triển lãm Khác.
- khách này sẽ là khách hàng tiềm năng cho du lịch MICE.
- Như vậy, với tiềm năng về cơ sở hạ tầng sẵn có của một đô thị trực thuộc trung ương loại 1, trong tương lai du lịch TP.Cần Thơ nên chú trọng đến khách đến Cần Thơ đi công tác kết hợp đi du lịch..
- Để tìm hiểu sâu hơn nhu cầu của nhóm khách du lịch MICE, trong nghiên cứu này sử dụng phân tích bảng chéo (Crosstab) giữa mục đích chuyến đi và nơi cư trú hiện tại của khách du lịch nội địa.
- Mục đích chuyến đi Du lịch.
- 6 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH.
- Sử dụng phân tích nhân tố (Factor Analysis) để chỉ ra các nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng về chất lượng du lịch.
- du lịch X6 Sự đa dạng của các món ăn X7 Chi phí cho chuyến đi X8 Mức độ chuyên nghiệp của.
- Nhân tố 1 (F1): gồm các biến X8 (Mức độ chuyên nghiệp của nhân viên), X9 (Ngoại ngữ của nhân viên), X10 (Tính kịp thời trong phục vụ của nhân viên), X11 (Kỹ năng giao tiếp của nhân viên) và X12 (Sự quan tâm của nhân viên) có hệ số tương quan khá cao, các biến này thể hiện sự ảnh hưởng của năng lực phục vụ của nhân viên đến việc du khách có cảm nhận được sự hài lòng về chất lượng du lịch..
- Các biến này thể hiện sự quan tâm của khách hàng về cơ sở hạ tầng của du lịch.
- Tóm lại, năm nhân tố F1, F2, F3, F4 và F5 là năm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng du lịch, hay nói cách khác, chúng là các căn cứ để những người làm du lịch có thể dựa vào đó mà có giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách về chất lượng du lịch tại Thành phố Cần Thơ..
- Cần Thơ với lợi thế là trung tâm của vùng ĐBSCL sẽ có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch.
- Bên cạnh đó, Cần Thơ còn nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương và mong muốn phát triển du lịch Cần Thơ nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực hiện có của thành phố.
- Tuy nhiên muốn phát triển nhanh chóng ngành du lịch Cần Thơ thì cần phải đánh giá đầy đủ, toàn diện lợi thế, điểm yếu, cơ hội, thách thức, hướng đến xác định rõ sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương để tập trung khai thác có hiệu quả, không ngừng mở rộng theo hướng phát triển toàn diện..
- Lượng khách du lịch đến Cần Thơ ngày một tăng cả về số lượng và số ngày lưu trú, đây là một cơ hội cũng như thách thức đối với ngành du lịch thành phố trong thời gian tới..
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du lịch đến Cần Thơ nhưng có 5 nhóm tác động chủ yếu đó là “Khả năng cung cấp dịch vụ”,.
- tính liên kết giữa các điểm du lịch.
- sự đa dạng của các món ăn và cảnh quan thiên nhiên.… Điều này cho thấy để phát triển du lịch Cần Thơ và nâng cao chất lượng du lịch thì Cần Thơ cần giải quyết một số vấn đề trọng tâm như sau:.
- Tăng cường sự liên kết giữa các điểm du lịch trong thành phố và giữa các tỉnh lân cận..
- Cần Thơ..
- Đặc biệt là tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của TP.
- Cần Thơ.
- Với những lợi thế sẵn có Cần Thơ đã xác định sản phẩm du lịch đặc thù trong thời gian tới của thành phố là du lịch MICE kết hợp với du lịch sinh thái và văn hóa.
- Tóm lại, hoạt động du lịch ở Cần Thơ mặc dù chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
- Nhưng với những lợi thế vốn có hiện này thì trong tương lai Cần Thơ sẽ khắc phục được các vấn đề còn tồn tại làm cho du khách ngày càng hài lòng hơn đối với dịch vụ du lịch tại TP.
- Cần Thơ thật đẹp trong lòng khách du lịch và ngày càng định vị được sản phẩm du lịch đặc thù của TP.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cần Thơ và giúp du lịch Cần Thơ phát triển xứng tầm với tiềm năng hiện có..
- Đào Thụy Thúy Anh (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Cần Thơ theo hướng khai thác tiềm lực địa phương, Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch, Trường Đại học Cần Thơ..
- Lưu Thanh Đức Hải (2009), Xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại Tỉnh Hậu Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh..
- Thi Xương Tín (2011), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành Phố Cần Thơ, Luận văn cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ..
- Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cần Thơ (2010), Báo cáo công tác du lịch năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010..
- Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2009), Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.