« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG.
- Nghiên cứu tập trung phân tích ngành du lịch Tiền Giang trên các mặt chủ yếu sau: thực trạng số lượng du khách và doanh thu du lịch từ các năm 2001 đến năm 2006, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Tiền Giang.
- Thông qua phân tích ma trận SWOT có thể tìm ra những lợi thế so sánh của ngành du lịch Tiền Giang so với ngành du lịch của các địa phương khác, từ đó đề ra những chiến lược thích hợp cho kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh nhà trong thời gian tới.
- Kết quả phân tích các số liệu sơ cấp cho thấy du khách đến Tiền Giang chủ yếu là du lịch cuối tuần, du lịch theo tour với thời gian lưu lại Tiền Giang rất ngắn, trung bình 1,53 ngày/người nên hiệu quả kinh doanh đạt được không cao.
- Từ những kết quả phân tích đó cho phép kết luận, ngành du lịch Tiền Giang sẽ mất lợi thế trong tương lai nếu không có những giải pháp nhanh, hiệu quả nhằm khai thác tốt những tiềm năng du lịch sẵn có..
- Từ khóa: du lịch, du lịch Tiền Giang.
- Tiền Giang nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, giữa Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, đây là điểm tựa quan trọng cho việc phát triển du lịch Tiền Giang.
- Mà cụ thể là hai địa phương Đồng Tháp và Long An là hai địa phương giáp ranh với Tiền Giang, đều có những điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, tiềm năng là du lịch sinh thái.
- khi họ quyết định đi du lịch do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch của Tiền Giang.
- Do đó, làm thế nào để thu hút du khách đến Tiền Giang ngày càng nhiều và lôi cuốn họ lưu trú lại càng lâu là việc làm hết sức cần thiết của ngành du lịch Tiền Giang để khai thác tiềm năng du lịch của địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
- Việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang” là một yêu cầu cần thiết..
- Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua.
- Qua đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành du lịch Tiền Giang trong những năm tới..
- Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch từ năm 1997 đến năm 2006..
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong giai đoạn tới..
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tại Tiền Giang, các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch.
- Để thấy rõ hiện trạng du lịch của Tiền Giang, bài viết đã sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, thống kê, kết hợp với việc so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian qua..
- Phần 2 thể hiện thực trạng ngành du lịch tại Tiền Giang.
- Phần 3 nêu lên kết luận và các giải pháp phát triển ngành du lịch tại Tiền Giang trong thời gian tới..
- 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG 2.1 Phân tích thực trạng du lịch Tiền Giang.
- Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2002-2006.
- 2.1.1 Về cơ cấu nguồn khách Khách du lịch quốc tế.
- Theo thống kê các năm từ 1996 đến 2005 thì các nước có lượng khách du lịch đến Tiền Giang chiếm tỷ trọng bình quân năm cao như sau: Nhật Bản là cao nhất với tỷ lệ là 34,84%.
- Hiện nay, khách đến Tiền Giang với mục đích chính là tham quan và du lịch.
- Phần lớn lượng khách quốc tế đến Tiền Giang là do các công ty du lịch và các hãng lữ hành TP.HCM đưa đến theo chương trình đã hợp đồng.
- Do đó, khách đến Tiền Giang không có đủ thời gian để khám phá, mua sắm và lưu trú lại đêm tại Tiền Giang nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Tiền.
- Khách du lịch trong nước.
- Thực tế trên cho thấy ngành du lịch Tiền Giang chưa có sự đầu tư đúng mức, công tác tổ chức quản lý và điều hành chưa hợp lý thiếu tính chiến lược, sản phẩm du lịch đơn điệu kém hấp dẫn, dịch vụ du lịch còn thiếu và yếu không đủ sức hấp dẫn để giữ chân được du khách..
- 2.2 Doanh thu du lịch.
- Bảng 2: Doanh thu du lịch giai đoạn .
- (Nguồn: Sở thương mại – Du lịch Tiền Giang.
- Năm 2002 và liên tiếp các năm sau lượng khách du lịch đến Tiền Giang giảm xuống nhanh chóng.
- Doanh thu từ khách du lịch quốc tế giai đoạn đã tăng lên đạt 19,03%..
- 2.3 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang 2.3.1 Các yếu tố về kinh tế.
- Đồng thời sẽ là tiền đề quan trọng cho ngành du lịch có thể khai thác các tiềm năng về du lịch công việc, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử….
- Năm du lịch quốc gia Cần Thơ – Mekong năm 2008 được tổ chức tại Cần Thơ với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”.
- Đây thật sự là cơ hội lớn cho các tỉnh miền Tây có thể giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những tiềm năng du lịch của địa phương..
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là khu vực mà du lịch Việt Nam hợp tác sâu rộng, toàn diện và sớm nhất.
- ký hiệp định du lịch ASEAN vào tháng 11 năm 2002..
- Triển vọng phát triển của ngành du lịch nước nhà trong giai đoạn tới là rất khả quan..
- Rõ ràng đây là những cơ hội lớn cho các địa phương trong cả nước tận dụng để khai thác phát triển du lịch..
- Tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
- Thời gian qua dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch chung của khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Dịch SARS xuất hiện năm 2003 và dịch cúm gia cầm xuất hiện liên tiếp vào các năm và 2005 đã đe dọa đến ngành du lịch của Việt Nam..
- Sự phụ thuộc khá lớn của ngành du lịch Tiền Giang vào các đơn vị du lịch Thành phố Hồ Chí Minh là một trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch của tỉnh.
- Đa số khách du lịch kể cả khách nội địa và khách quốc tế đều do những cơ sở này cung cấp.
- Các đơn vị này chỉ xem Tiền Giang là trạm dừng chân tạm thời cho nên thời gian lưu trú của du khách rất ngắn phần nào đã ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch của tỉnh..
- Hiện nay, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và các tỉnh khác đã và đang đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho ngành du lịch rất nhiều.
- 2.4 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang.
- Điều quan trọng thì đây là những cơ sở hạ tầng phục vụ du khách trong chương trình phát triển du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sắp tới, ngành du lịch Tiền Giang đang thực hiện dự án xây dựng bến tàu du lịch Thành phố Mỹ Tho làm điểm dừng chân đầu tiên cho các tàu du lịch quốc tế trên tuyến du lịch Mekong..
- Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch có tăng đáng kể trong thời gian qua nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách, đáng chú ý là nhu cầu của du khách hạng sang và du khách quốc tế..
- 2.4.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
- Đội ngũ lao động trong ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành du lịch, chưa có tính chuyên nghiệp và không đồng đều ở các khu vực kinh tế.
- Tiền Giang có rất nhiều dự án lớn về quy hoạch và phát triển du lịch nhưng cho đến nay các dự án đó chưa hoàn thành mà vẫn ì ạch ở khâu quy hoạch.
- Nguyên nhân là vốn đầu tư cho du lịch của địa phương ít và không đủ, khả năng tổ chức và quản lý các dự án còn thiếu kinh nghiệm, đồng thời cũng chưa có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào các dự án này..
- Thành tựu của ngành du lịch tỉnh nhà đạt được trong những năm qua xuất phát từ những nhân tố chủ quan và khách quan sau:.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch.
- Sở Thương mại và Du lịch đã triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ .
- Quá trình giao lưu, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của các tỉnh khác, các đơn vị lữ hành quốc tế ở TP.HCM, đã tạo thế ổn định và tăng trưởng kinh tế du lịch của tỉnh..
- Tăng cường công tác quảng bá, quảng cáo bằng nhiều hình thức về hình ảnh, sản phẩm du lịch Tiền Giang đến du khách trong và ngoài nước, ...đã duy trì và phát triển tăng trưởng du lịch..
- Phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý và phát triển ngành du lịch.
- Sản phẩm du lịch còn mang tính đơn điệu, trùng lắp với khu vực miền Tây, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch chưa khai thác được và chưa tương xứng với những tiềm năng du lịch của địa phương..
- Hoạt động của ngành du lịch thiếu chuyên nghiệp và chưa đồng nhất.
- Đội ngũ lao động phục vụ cho ngành du lịch là rất lớn những đa số chưa được qua đào tạo chuyên môn nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.
- Hiện tại, vốn đầu tư cho ngành du lịch của địa phương còn thiếu rất nhiều, trong khi đó tỉnh cũng như ngành chưa tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để thu hút vốn từ mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án du lịch của tỉnh..
- Tiền Giang chưa khai thác được lợi thế vị trí “cửa ngỏ miền Tây” và ngành du lịch còn phụ thuộc quá lớn vào các tổ chức du lịch lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh..
- Hoạt động xúc tiến chỉ dừng lại ở việc tham gia triển lãm liên hoan du lịch trong nước.
- Chưa tổ chức được những sự kiện du lịch có tính chất như các Festival về du lịch ở các tỉnh có thế mạnh về du lịch đã làm..
- Cơ sở lưu trú phục vụ du khách chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch..
- Vốn đầu tư của địa phương còn thiếu và yếu, trong khi đó chưa có những giải pháp hữu hiệu để kêu gọi đầu tư từ mọi thành phần kinh tế tham gia vào ngành du lịch.
- Công tác quy hoạch và phát triển chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú sẵn có..
- Chưa khai thác được vị trí “cửa ngỏ miền Tây” rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
- Chất lượng sản phẩm du lịch không cao, sản phẩm du lịch còn mang tính trùng lắp, không tạo được những sản phẩm mang tính đặc trưng riêng, thị trường còn hạn hẹp..
- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu mới của ngành du lịch trong xu thế hội nhập và cạnh tranh.
- Quá trình xã hội hóa du lịch đạt hiệu quả chưa cao.
- Những định hướng quy hoạch phát triển du lịch chưa được phổ biến rộng rãi đến các cá nhân và mọi thành phần kinh tế để họ tham gia đầu tư vào các hoạt động kinh doanh du lịch..
- Thiếu sự đầu tư vào thương hiệu ngành du lịch của tỉnh, hoạt động tìm kiếm và khai thác thị trường chưa tốt.
- Công tác xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch Tiền Giang chưa nhắm đến mục tiêu chất lượng và thị trường tiềm năng.
- Hoạt động hỗ trợ và liên kết của các công ty du lịch lữ hành trong tỉnh còn thiếu và yếu nên khả năng khai thác trực tiếp kinh doanh lữ hành quốc tế đạt hiệu quả thấp..
- 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG.
- 3.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch Phát triển sản phẩm du lịch cuối tuần.
- Nhân rộng loại hình du lịch homestay ở nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh.
- Phát triển nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cho ngành du lịch..
- Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Tiền Giang;.
- 3.3 Tăng cường hoạt động đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào du lịch - Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
- Đầu tư phát triển phương tiện phục vụ du lịch: đầu tư các loại đò máy, đò chèo là cần thiết nhưng về lâu dài và theo xu hướng phát triển ngành du lịch Tiền Giang..
- 3.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch - Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch.
- Phát triển du lịch gắn liền với quy hoạch cơ sở hạ tầng.
- Có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch - Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Chiến lược và kế hoạch thu hút vốn đầu tư cho ngành du lịch.
- Qua phân tích thực trạng ngành du lịch Tiền Giang thời gian qua cùng với những kết quả thảo luận thực tế từ du khách cho phép kết luận ngành du lịch Tiền Giang thời gian qua đã có sự tăng trưởng đáng kể và có nhiều đóng góp nhiều giá trị về.
- Ngành du lịch Tiền Giang cần khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên phát triển du lịch của địa phương..
- Lê Huy Bá, (2005), Du lịch sinh thái, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia, TPHCM..
- Khánh, (2000), Tài Nguyên và Môi Trường Du Lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội..
- Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2007), Chương trình hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội..
- Sở Thương mại và Du lịch (2006), Báo cáo Hiện trạng phát triển du lịch năm 2006..
- Sở Thương mại và Du lịch (2004), Bảng Thống kê các Tài nguyên Du lịch đến năm 2004..
- Sở Thương mại và Du lịch Tiền Giang (2006), Quy hoạch phát triển du lịch