« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải quyết hệ quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI QUYẾT HỆ QUẢ CỦA VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Huỳnh Thị Trúc Giang.
- Xử lý, chung sống như vợ chồng, luật hôn nhân và gia đình, tài sản.
- Vì vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn đã có các quy định liên quan đến vấn đề này.
- Tuy nhiên, đến khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành và có quy định về điều khoản chuyển tiếp tại khoản 1 Điều 131 đã dẫn đến một số quan điểm trái chiều về việc áp dụng luật để giải quyết mối quan hệ chung sống như vợ chồng của nam và nữ.
- Bằng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá văn bản pháp luật, bản án giải quyết về các trường hợp chung sống như vợ chồng, bài viết trình bày và phân tích các trường hợp có thể xảy ra khi lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết về quan hệ hôn nhân và tài sản của hai bên nam nữ như: tiêu chí xác định sự chung sống như vợ chồng, hậu quả của việc chấm dứt quan hệ chung sống và tranh chấp tài sản.
- Trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, việc chung sống như vợ chồng của nam và nữ được giải quyết theo quy định của Nghị quyết 35/2000/QH10.
- Theo nguyên tắc pháp lý chung, khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực và có ghi nhận các quy định về việc giải quyết mối quan hệ của nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, thì việc giải quyết phải được áp dụng theo quy định của văn bản mới ban hành vào thời điểm văn bản có hiệu lực.
- Song, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Quốc hội, 2014) cũng có quy định về điều khoản chuyển tiếp tại khoản 1 Điều 131, theo đó, các quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.
- Như vậy, theo tinh thần của điều luật này, thì vẫn có những quan hệ về hôn nhân và gia đình được áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm quan hệ đó xác lập thay vì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Tuy nhiên, quy định này đã dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau đối với quan hệ chung sống như vợ chồng của nam và nữ.
- CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 2.1.
- Giải quyết quan hệ hôn nhân của hai bên.
- chung sống như vợ chồng.
- Quan hệ chung sống như vợ chồng không phải là một vấn đề mới của pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Trước đây, khi Luật hôn nhân và gia đình năm.
- 1 Ngoài các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì còn có một số văn bản khác quy định về cách xử lý đối với quan hệ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn.
- Chẳng hạn, khoản 3 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình;.
- 2000 được thông qua, Quốc hội đã đồng thời thông qua Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các trường hợp này.
- Nhận thấy được đây là nhóm quy định quan trọng, góp phần giải quyết được vấn đề phổ biến của xã hội ta hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tiếp tục có những quy định khá chi tiết và cụ thể về việc xử lý mối quan hệ này tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 1 .
- Bên cạnh đó, khi quy định về điều khoản chuyển tiếp, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Quốc hội, 2014) đã ghi nhận nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
- Việc vận dụng nguyên tắc này vào giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng còn có sự nhận thức và áp dụng pháp luật khác nhau, dẫn đến giải quyết thiếu thống nhất mối quan hệ này trong thực tiễn..
- Một số ví dụ cho sự giải quyết chưa thống nhất về quan hệ hôn nhân đối với những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng có thể kể ra như sau:.
- Trường hợp thứ nhất: “Ông Trần Thanh B (sinh năm 1970) và bà Đào Thị Đ (sinh năm 1970) chung sống với nhau như vợ chồng từ trước năm 1987 không có đăng ký kết hôn.
- Căn cứ giải quyết là khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 2.
- 2 Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: "Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
- Tòa án nhân dân huyện CN đã thụ lý và giải quyết quan hệ hôn nhân của ông N và bà Nh theo bản án số 309/2015/HNGĐ-ST ngày như sau:.
- Tuy nhiên, do ông bà đã chung sống trước ngày nên dù không có đăng ký kết hôn nhưng hôn nhân của ông bà vẫn được pháp luật thừa nhận theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10”..
- Như vậy, trong việc giải quyết quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng từ trước ngày nhưng có yêu cầu Tòa án giải quyết tại thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, thực tiễn hiện có hai quan điểm khác nhau:.
- Quan điểm thứ nhất: vận dụng Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết quan hệ hôn nhân cho những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987.
- Quan điểm thứ hai: vận dụng điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 (Quốc hội, 2000) để giải quyết quan hệ hôn nhân cho hai bên chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987.
- Kết quả của cách giải quyết này là cho hai bên chung sống như vợ chồng được ly hôn với nhau..
- Để giải quyết được đúng đắn mối quan hệ chung sống như vợ chồng của nam nữ đã xác lập trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực nhưng đến sau ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực mới yêu cầu giải quyết thì phải áp dụng khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
- Như vậy, trong cả hai tình huống nêu trên, các bên đều xác lập quan hệ chung sống trước ngày tức là thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực.
- Vì vậy để giải quyết đúng với tinh thần của khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì các mối quan hệ này phải được áp dụng các quy tắc pháp lý được quy.
- 3 Ngày là thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực.
- Trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, các quan hệ hôn nhân và gia đình được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959..
- định bởi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
- Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 lại không được áp dụng mà sẽ áp dụng Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 bởi các lý do sau đây:.
- Một là, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quy định về việc giải quyết hậu quả pháp lý của những trường hợp chung sống như vợ chồng..
- Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (Quốc hội, 1959) chỉ có ghi nhận về việc không đăng ký kết hôn của nam nữ tại Điều 11 như sau: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn.
- Do đó, nếu sử dụng cơ sở pháp lý này để giải quyết quan hệ chung sống của ông Trần Thanh B với bà Đào Thị Đ tại trường hợp thứ nhất và quan hệ chung sống của ông Nguyễn Văn N và bà Vương Thị Nh ở trường hợp thứ hai đều dẫn đến hệ quả là quan hệ hôn nhân của họ.
- “không có giả trị về mặt pháp lý” do họ không thực hiện đúng nghi thức luật định khi xác lập quan hệ hôn nhân.
- Song, thế nào là không có giá trị pháp lý, đó có phải là Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng khi họ xin ly hôn hay không thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không thấy quy định..
- Hai là, Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 là văn bản có “hiệu lực trở về trước” đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng.
- Bởi, khi quy định về các trường hợp chung sống như vợ chồng và hậu quả pháp lý của các trường hợp này, Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 đã có ghi nhận những trường hợp nam nữ chung sống trước ngày tại điểm a khoản 3 với nội dung như sau: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn.
- trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”..
- Như vậy, khi vận dụng Nghị quyết 35/2000/NQ- QH10 để giải quyết cho những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày thì hướng xử lý được quy định phải là giải quyết cho hai bên chung sống được ly hôn nếu họ có yêu cầu ly hôn 4 .
- 4 Về hậu quả pháp lý của mối quan hệ chung sống như vợ chồng trước ngày có thể xem thêm: Trần Văn Trung.
- Những ý kiến khác nhau trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hôn nhân không đăng ký.
- Cụ thể là phù hợp với khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10.
- Song, cũng cần phải lưu ý là trước khi giải quyết cho các bên chung sống như vợ chồng trước ngày được ly hôn theo quy định của Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 thì chủ thể có thẩm quyền cần phải áp dụng khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như một quy định mang tính chất tiền đề để nhằm thể hiện tính hợp lý và minh bạch trong việc áp dụng pháp luật..
- Như vậy, theo quy định của Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 thì trường hợp của ông Trần Thanh B và bà Đào Thị Đ có được xem là chung sống như vợ chồng hay không ta cũng cần phải làm rõ.
- Bởi lẽ, trường hợp này, nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10- tức quan hệ chung sống của ông B và bà Đ không phải là chung sống như vợ chồng thì ta sẽ không thể áp dụng những căn cứ pháp lý như đã phân tích ở trên để giải quyết.
- Nói cách khác, quan hệ hôn nhân của ông B và bà Đ có thể sẽ được xử lý theo một hướng hoàn toàn khác.
- Vì vậy, từ văn bản này, vẫn chưa đủ căn cứ pháp lý để kết luận trường hợp của ông B và bà Đ có phải là chung sống như vợ chồng hay không..
- 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định các trường hợp năm nữ chung sống như vợ chồng ngắn gọn và đơn giản hơn so với quy định tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP.
- Theo đó, khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia.
- Tại điểm d khoản 2 văn bản này có quy định như sau: “Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điểu kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:.
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận.
- Căn cứ quy định này thì nam và nữ chỉ có thể được xem là chung sống như vợ chồng khi họ đã đủ điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 5 .
- Bởi vì, thời điểm đó ông B chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Quốc hội, 2000).
- Như vậy, quan hệ của ông B và bà Đ không được thừa nhận là chung sống như vợ chồng, vậy nên sẽ không thuộc sự điều chỉnh của Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10.
- Vì vậy, vẫn có thể áp dụng Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 để giải quyết hậu quả pháp lý cho quan hệ chung sống của ông B và bà Đ, song chỉ áp dụng kể từ thời điểm họ đã đủ điều kiện kết hôn.
- đình năm 2014 quy định như sau: "chung sống như vợ chồng là việc nam nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng".
- Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có ghi nhận việc "đủ điều kiện kết hôn".
- của hai bên chung sống như vợ chồng..
- Từ sự phân tích này cho thấy mối quan hệ hôn nhân của ông B và Đ phải được giải quyết là tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng chứ không phải là ly hôn.
- trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
- Đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng vào các khoảng thời gian như: từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 và trường hợp chung sống từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực đều có cách giải quyết tương tự nếu có yêu cầu giải quyết trong thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực.
- Tức là, việc giải quyết sẽ được thực hiện tuần tự theo các cơ sở pháp lý như sau: đầu tiên là áp dụng khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, sau đó vận dụng điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 để giải quyết tùy thuộc vào thời gian chung sống trên thực tế của các bên..
- Giải quyết quan hệ tài sản của hai bên chung sống như vợ chồng.
- Bên cạnh quan hệ hôn nhân thì việc giải quyết quan hệ tài sản trong những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng cũng cần được nhận thức.
- “Về hôn nhân: Anh Nguyễn Văn Ng và chị Tô Thị N chung sống như vợ chồng năm từ 2008 đến năm 2013 thì phát sinh mâu thuẫn.
- Về hôn nhân: Do anh Nguyễn Văn Ng và chị Tô Thị N chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2008, không có đăng ký kết hôn, nên căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình và điểm c khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10, ngày 9/6/2000, Tòa án quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Ng và chị N..
- Trong bản án này, Tòa án đã vận dụng cơ sở pháp lý là Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết quan hệ tài sản của anh Ng và chị N.
- nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết”.
- Bởi vì, quan hệ chung sống như vợ chồng của anh Ng và chị N được xác lập từ năm 2008, nhưng được giải quyết vào thời điểm Luật hôn nhân và gia năm 2014 có hiệu lực nên phải áp dụng nguyên tắc được quy định khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để lựa chọn luật áp dụng.
- Theo nguyên tắc này thì luật được áp dụng phải là luật đang có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân và tài sản của anh Ng và chị N, tức là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và cụ thể là Nghị quyết 35/2000/NQ- QH10..
- Việc áp dụng khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết quan hệ tài sản của anh Ng và chị N được thực hiện như sau: “Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó.
- Bởi vì, pháp luật hôn nhân và gia đình không hề ghi nhận nguyên tắc xác định tài sản chung của hai bên chung sống như vợ chồng là “tài sản được hình thành trong khoảng thời gian họ.
- chung sống” mà chỉ thừa nhận nguyên tắc “tài sản chung là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng” tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và hiện nay là tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Theo cách giải thích tại khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thời kỳ hôn nhân được hiểu là “khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”..
- Nói cách khác, thời kỳ hôn nhân chỉ được hình thành kể từ ngày hai bên nam nữ đăng ký kết hôn.
- Song, trong mối quan hệ của anh Ng và chị N, hai người này chưa tiến hành đăng ký kết hôn, nên không thể áp dụng nguyên tắc “tài sản chung là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân” để kết luận chiếc xe Honda Waves RS là tài sản chung của anh Ng và chị N.
- Trong pháp luật hôn nhân và gia đình, không phải lúc nào giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản cũng có giá trị chứng mình cho tư cách chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản.
- Tại khoản 2 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì….
- Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
- Tóm lại, việc giải quyết quan hệ hôn nhân và quan hệ chung sống như vợ chồng đã được xác lập từ trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực nhưng yêu cầu giải quyết trong khoảng thời gian Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực là mối quan hệ đa dạng và phức tạp.
- Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần quán triệt sâu sắc tinh thần của khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để lựa chọn luật áp dụng, đồng thời phải vận dụng chính xác những cơ sở pháp lý có liên quan để giải quyết hậu quả của các mối quan hệ này được nhanh chóng và hiệu quả.
- Quan hệ hôn nhân và gia đình là một quan hệ khá đặc thù, bởi thông thường, các khi chủ thể trong mối quan hệ này xác lập quan hệ vợ chồng hoặc thậm chí chỉ là quan hệ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn thì đa phần các bên đều mong muốn duy trì mối quan hệ của họ một cách bền lâu.
- Vì vậy, có không ít các mối quan hệ chung sống như vợ chồng đã kéo dài hàng chục năm.
- Điều này đã làm phát sinh tình trạng, tại thời điểm họ xác lập quan hệ chung sống như vợ chồng, Luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu lực là Luật hôn nhân và gia đình.
- năm 1986 cho đến khi hai bên xảy ra mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Luật hôn nhân gia đình năm 2014 lại là văn bản đang có hiệu lực.
- Quan hệ chung sống như vợ chồng.
- Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (trang 44-58).
- Luật hôn nhân và gia đình (Số 2/1959).
- Luật hôn nhân và gia đình (Số 22/2000/QH10).
- Luật hôn nhân và gia đình (Số 52/2014/QH13).
- Nghị quyết quy định về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình (Số 35/QH10, ngày 09 tháng 6 năm 2000).