« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân thành phố.
- Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đi đôi với sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội giữa nước ta với các nước khác trên thế giới ngày càng mở rộng.
- phát triển thì cũng kéo theo nó là vấn đề về hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày một gia tăng..
- Mục tiêu của hôn nhân là cuộc sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào cuộc sống hôn nhân cũng đạt được mong muốn của đôi bên nam nữ.
- xuất phát từ lý do này hay lý do khác mà cuộc hôn nhân đã đi đến tan vỡ dẫn đến việc họ phải lựa chọn giải pháp ly hôn..
- Do vậy, ly hôn là một hiện tượng xã hội, bất kỳ ở xã hội nào dù muốn hay không vấn đề ly hôn cũng không thể loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
- Mục đích của việc kết hôn là để xây dựng gia đình trên cơ sở sự tự nguyện của vợ chồng, nhưng khi cuộc sống hôn nhân đó không thể tồn tại trên thực tế thì vấn đề ly hôn là điều cần thiết, nó giúp cho chủ thể của quan hệ hôn nhân thoát khỏi sự ràng buộc về mặt pháp lý.
- bởi ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trên cơ sở pháp luật bằng bản án hoặc quyết định của Toà án..
- Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước thì vấn đề hợp tác giao lưu quốc tế cũng ngày càng phát triển, đặc biệt là từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội trở thành thành phố lớn nhất của cả nước.
- Cùng với sự phát triển các quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế thì vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng gia tăng và phổ biến ở Hà Nội..
- Theo pháp luật Việt Nam, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.
- Tuy nhiên, đối với trường hợp giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài pháp luật điều chỉnh quan hệ này không chỉ đơn thuần là các văn bản luật trong nước mà bên cạnh đó nó còn được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc tế có liên quan như: ĐƯQT, HĐTTTP, Tập quán quốc tế..
- Ở Việt Nam, trước năm 1959 do vấn đề giao lưu quốc tế chưa phát triển, chúng ta chưa xác định được tầm quan trọng của quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nên các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa được luật điều chỉnh.
- Xã hội ngày càng phát triển, quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng gia tăng thì đòi hỏi pháp luật điều chỉnh quan hệ này ngày càng cấp thiết.
- Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của quan hệ.
- hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nên lần đầu tiên LHNGĐ năm 1986 đã có những quy định điều chỉnh quan hệ này.
- đây là sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật nước ta trong quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Cùng với LHNGĐ năm 1986 thì các văn bản pháp luật tiếp theo lần lượt ra đời và điều chỉnh quan hệ này.
- đó là kết quả cao của quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Việt Nam..
- Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế cũng ngày một phát triển hơn, tính chất các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng phức tạp hơn thì pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài hiện hành vẫn chưa dự liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế.
- Khi áp dụng vào thực tế công tác xét xử còn nhiều quan điểm trái ngược nhau nên đã xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết.
- Bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề trong quan hệ này mà pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời dẫn đến trong công tác xét xử của ngành Tòa án trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc..
- Bên cạnh đó trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài của ta ngày càng phong phú và cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp.
- Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TANDTP Hà Nội trong thời gian qua cho thấy, hàng năm TANDTP Hà Nội đã thụ lý và giải quyết hàng trăm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: "Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội".
- để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học của mình.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề rộng và phức tạp, có lịch sử hình thành và phát triển khá phong phú, quan hệ này không chỉ được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp trong nước mà còn được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc tế có liên quan.
- Do vậy, liên quan đến vấn đề này nhiều nhà khoa học pháp lý đã quan tâm nghiên cứu, nhưng đề tài: Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chưa được đi sâu nghiên cứu.
- Vì vậy, có thể khẳng định rằng, luận văn này là một công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá thực tiễn công tác xét xử và hoàn thiện pháp luật về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..
- Mục đích nghiên cứu của đề tài..
- Đề tài nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TANDTP Hà Nội, trên cơ sở đó, rút ra được những kinh nghiệm và nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay..
- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của những người làm công tác xét xử..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài..
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một vấn đề rộng, do vậy trong luận văn này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề như lý luận về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bên cạnh đó tác giả đưa ra một số kiến nghị về sửa đổi một số quy định của pháp luật trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Tuy nhiên, để luận văn có độ sâu, rộng cần thiết, trong một chừng mực nhất định, tác giả cũng đề cập đến một số quy định trong tư pháp quốc tế về lĩnh vực hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung.
- các văn bản pháp luật liên quan để so sánh và đưa ra những kết luận, kiến nghị có tính tham khảo nhất định..
- Đối với các vấn đề khác như thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án ly hôn có yếu tố nước ngoài tác giả không đề cập nghiên cứu trong luận văn này..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn..
- Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật.
- Đặc biệt là về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế..
- Những đóng góp về khoa học của luận văn..
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TANDTP Hà Nội..
- Tìm ra những điểm bất cập còn tồn tại trong thực tiễn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam nói chung và TANDTP Hà Nội nói riêng..
- Từ nhận xét, đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, tác giả đưa ra một số quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay..
- Ý nghĩa của luận văn..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Đồng thời luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên chuyên ngành Luật và không chuyên Luật cũng như việc giảng dạy, học tập môn Nhà nước pháp luật.
- Bên cạnh đó luận văn đề ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ có ý nghĩa thiết thực góp phần giúp cho những người làm công tác xét xử trong giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài..
- Kết cấu của luận văn..
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được bố cục 3 chương, 9 tiết..
- Bộ tư pháp (1980), Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ Đức, Hà Nội..
- Bộ tư pháp (1981), Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, Hà Nội..
- Bộ tư pháp (1982), Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, Hà Nội..
- Bộ tư pháp (2002), Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài..
- Bộ tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, số 155 ngày 15/7/2013..
- Các Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới..
- Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Hoàng Thùy Dương Ngọc Anh (2007), một số vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thúy (2004), Thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có một bên đương sự ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội..
- Nguyễn Hồng Nam (2009), vài ý kiến về thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Tòa án số 13 tháng 7-2009..
- Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1998), Luật quốc tịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 11 ngày 12/7/1974 hướng dẫn một số vấn đề về nguyên tắc thủ tục trong việc giải quyết những việc ly hôn có nhân tố nước ngoài..
- Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000..
- Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/ NQ - HĐTP ngày 16/4/2003 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình..
- Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 01/2005/NQ - HĐTP ngày 31/3/2005..
- Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ - HĐTP ngày 12/5/2006 về việc hướng thi hành các quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm".
- 33.Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ - HĐTP ngày về việc hướng thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "những quy định chung".
- của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự..
- Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ - HĐTP ngày về việc hướng thi hành một số quy định về "Chứng minh và chứng cứ".
- Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ - HĐTP ngày về việc hướng thi hành một số quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm".
- 36.Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 11 ngày 12/7/1974 hướng dẫn một số vấn đề về nguyên tắc thủ tục trong việc giải quyết những việc ly hôn có nhân tố nước ngoài..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ quốc hội (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ quốc hội (1993), Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ quốc hội (2006), Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lậ trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, Hà Nội..
- 41.Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp (1996), Thông tin chuyên đề về Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.