« Home « Kết quả tìm kiếm

Giảm thiểu tác hại môi trường và tăng thu nhập thông qua áp dụng mô hình canh tác lúa-cá-cây ăn trái kết hợp ở an giang


Tóm tắt Xem thử

- GIẢM THIỂU TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG THU NHẬP THÔNG QUA ÁP DỤNG MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA-CÁ-CÂY ĂN TRÁI KẾT HỢP Ở AN GIANG Cao Quốc Nam 1.
- Lúa độc canh, lợi nhuận, mô hình lúa-cá-cây ăn trái, thuốc bảo vệ thực vật, VietGAP.
- Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của mô hình lúa-cá-cây ăn trái, sự giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, sự tăng thu nhập và tạo sản phẩn lúa-cá VietGAP.
- Thí nghiệm được bố trí trên 3 ruộng nông dân và so sánh với mô hình của nông dân lúa độc canh tại tỉnh An Giang.
- Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho lúa có độ độc cao (nhóm độc II) ở mô hình lúa-cá-cây ăn trái là 28% thấp hơn so với ở mô hình lúa độc canh (39.
- Do có nguồn thu thêm từ cây ăn trái và lợi nhuận từ lúa cao hơn nên tổng thu và lợi nhuận của mô hình lúa-cá-cây ăn trái cao hơn lần lượt 53% và 209% so với ở mô hình lúa độc canh.
- Cần tiếp tục nghiên cứu nâng giá bán lúa và cá đã đạt chứng nhận VietGAP và cải tiến năng suất cá để nâng cao hơn nữa lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mô hình lúa-cá-cây ăn trái..
- Trong các kỹ thuật sản xuất nêu trên, trên địa bàn xã Ô Long Vĩ đang có một số hộ nông dân áp dụng mô hình xen canh lúa-cá-cây ăn trái.
- Đây là mô hình được xem là rất có triển vọng trong việc kiểm soát dịch hại trên lúa, giảm sử dụng thuốc BVTV và tăng thu nhập (Berg, 2002.
- Tuy nhiên, cho đến nay mô hình canh tác kết hợp này vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá.
- Vì vậy vấn đề đặt ra của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tính khả thi của mô hình lúa- cá-cây ăn trái kết hợp tác động đến việc giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, gia tăng thu nhập và tạo được sản phẩn lúa-cá VietGAP..
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện tại xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nơi đây áp dụng mô hình độc canh 3 vụ lúa/năm trong vùng có đê bao hoàn chỉnh, chính quyền và người dân mong muốn phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP có kết hợp với nuôi cá và trồng cây ăn trái.
- Chọn nông dân thực hiện thí nghiệm Ba hộ nông dân được chọn để xây dựng mô hình thử nghiệm kết hợp lúa-cá-cây ăn trái (L-C-CAT) có các tiêu chí sau: 0,78 ha - 1 ha/ruộng, nông dân sẵn sàng hợp tác trên cơ sở tự nguyện và cùng quan tâm..
- Nguyễn Duy Cần và ctv., 2009) Trong nghiên cứu này, mô hình thử nghiệm L-C-CAT được thực hiện trên 3 ruộng, có diện tích từ 0,78 ha đến 1,31 ha/ruộng, gồm có bờ bao (15-25.
- Số lượng chủng loại cây ăn trái trồng trên bờ bao của mô hình lúa-cá-cây ăn trái Nông.
- Riêng ở lúa, chi phí cố định giả sử giống nhau giữa hai mô hình và không đưa vào tổng chi phí sản xuất lúa.
- Đối với hiệu quả tài chính của từng hợp phần lúa, cá và cây ăn trái trong mô hình L-C-CAT được hạch toán tài chính từng hợp phần.
- Đối với hiệu quả tài chính của hai mô hình canh tác L-C-CAT và lúa ĐC, hạch toán tài chính toàn phần được áp dụng.
- Trong đó, mô hình L-C-CAT có ba hợp phần là lúa, cá và cây ăn trái.
- Mô hình lúa ĐC chỉ có hợp phần lúa.
- (3) Lợi nhuận = tổng thu - tổng chi phí.
- Tỷ suất của lợi nhuận biên tế được tính toán để đánh giá hiệu quả của các mô hình L-C-CAT (mô hình mới) và lúa ĐC (mô hình cũ, phổ biến) bằng cách sử dụng phương pháp của Trung tâm cải tiến ngô và lúa mì quốc tế (The International Maize and Wheat Improvement Center [CIMMYT], 1988), tỷ.
- Trong đó: lợi nhuận biên tế là phần gia tăng lợi nhuận và chi phí biên tế là phần tăng thêm chi phí khi thay đổi từ mô hình đầu tư ít (lúa ĐC, mô hình cũ) sang mô hình đầu tư nhiều hơn (L-C-CAT, mô hình mới).
- Khi giá trị MRR đạt ≥ 50%, thì mô hình mới đã mang lại lợi nhuận, có thể chấp nhận cho sản xuất (CIMMYT, 1988).
- Bảng 3 mô tả cách tính các thay đổi từng phần trong hai mô hình L-C- CAT và lúa ĐC.
- 0 nghĩa là mô hình L-C-CAT có hiệu quả tài chính.
- 0 nghĩa là mô hình L-C-CAT không có hiệu quả tài chính so với mô hình lúa ĐC..
- Phương pháp so sánh trung bình 2 tổng thể độc lập T-Test được sử dụng để so sánh các chỉ số về kỹ thuật canh tác lúa, chi phí, tổng thu và lợi nhuận giữa mô hình L-C-CAT và lúa ĐC.
- Lượng lúa giống và phân bón sử dụng cho lúa ở mô hình L-C-CAT và lúa ĐC ở 3 vụ lúa Thu Đông 2018 (3 ruộng thử nghiệm/mô hình), Đông Xuân ruộng thử nghiệm/mô hình) và Hè Thu 2019 (1 ruộng thử nghiệm/mô hình) được trình bày ở Bảng 4.
- Mặc dù nông dân ở mô hình L-C-CAT được khuyến cáo giảm lượng lúa giống và phân bón nhưng kết quả phân tích cho thấy lượng lúa giống và phân sử dụng cho lúa không khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) giữa mô hình L-C-CAT và lúa ĐC canh..
- Tuy nhiên, nếu xét ở mức ý nghĩa α ≤ 10% thì lượng phân đạm ở mô hình L-C-CAT ở vụ lúa Đông Xuân (123,5 kg N/ha) thấp hơn so với ở mô hình lúa ĐC (154,9 kg N/ha).
- Bên cạnh đó, lượng lúa giống áp dụng trong mô hình L-C-CAT cũng có xu hướng giảm xuống so với mô hình lúa ĐC..
- 0: nên áp dụng mô hình L-C-CAT.
- 0: không nên áp dụng mô hình L-C-CAT) Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), trên hầu hết các.
- Lượng lúa giống, phân bón và năng suất lúa thực tế trong hai mô hình canh tác ở các vụ lúa Thu Đông, Đông Xuân và Hè Thu.
- Ở mỗi vụ lúa, nông dân sử dụng từ 1-2 đợt thuốc trừ cỏ và thuốc ốc, 2-4 đợt thuốc trừ sâu và 5-6 đợt thuốc phòng trị bệnh và không khác nhau nhiều giữa 02 mô hình.
- Nguyên nhân là do khi các hộ sản xuất lúa xung quanh sử thuốc BVTV, thuốc sâu rầy, thì các hộ thực hiện mô hình L-C-CAT buộc phải sử dụng thuốc BVTV nếu không sâu rầy sẽ tập trung về ruộng của họ.
- Bên cạnh đó, nông dân ở mô hình L-C-CAT thường chọn thuốc BVTV an toàn cho cá, loại có nhãn màu xanh lá cây và thuốc.
- Ở mô hình L-C-CAT, loại thuốc BVTV sử dụng cho lúa có độ độc loại cẩn thận (độc nhóm IV, nhãn thuốc màu xanh lá cây) chiếm 21%, độ độc loại nguy hiểm (độc nhóm III, nhãn thuốc màu xanh dương) chiếm 51%.
- Trong khi đó, nông dân ở mô hình lúa ĐC sử dụng thuốc BVTV có độ độc loại cẩn thận chỉ chiếm 18%, độ độc loại nguy hiểm chiếm 43%.
- Trung bình tỷ lệ phần trăm độ độc của tất cả các loại thuốc BVTV sử dụng trong canh tác lúa ở một vụ trong mô hình L-C-CAT (A) và mô hình lúa ĐC (B).
- Kết quả phân tích trên cho thấy nông dân trong mô hình L-C-CAT có xu hướng hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV thuộc độc nhóm II để tránh ảnh hưởng bất lợi đến cá nuôi.
- Bảng 4 cho thấy năng suất lúa thực tế tại vụ Thu Đông và Đông Xuân ở mô hình L-C-CAT cao hơn lần lượt 19% và 4% so với ở mô hình lúa ĐC nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Kết quả là trung bình năng suất lúa thực tế/vụ ở mô hình L-C-CAT cao hơn 12% so với ở mô hình lúa ĐC (5,638 so với 5,032 tấn/ha/vụ) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Sự gia tăng một phần nhỏ năng suất lúa trong mô hình lúa-cá có thể là do việc bón phân cân đối và cá góp phần hạn chế sâu rầy trong ruộng lúa.
- Sau thời gian xen 2 vụ lúa - 1 vụ cá (6,9-8,3 tháng nuôi), các chỉ tiêu về cá nuôi trong mô hình L- C-CAT được trình bày ở Bảng 5 và Bảng 6.
- So sánh với năng suất cá nuôi trong mô hình lúa-cá ở vùng ĐBSCL trước đây, dao động từ 326-1.058 kg/ha/7-10 tháng (Berg, 2002.
- Sau thời gian trồng 2-3 năm, cây ăn trái phát triển khá tốt ở mô hình L-C-CAT, riêng cây bưởi thường bị sâu vẽ bùa, vàng lá gân xanh, bệnh thán thư,… Khoảng 20% số lượng cây bưởi kém phát triển được thay mới bằng cây khác.
- Diện tích bờ trồng cây ăn trái của nông dân 1, nông dân 2 và nông dân 3 lần lượt là 0,15 ha, 0,27 ha và 0,32 ha Hiệu quả tài chính của các mô hình canh.
- Chi phí và lợi nhuận của hợp phần lúa trong 02 mô hình canh tác.
- hai mô hình L-C-CAT và lúa ĐC ở vụ Thu Đông 2018 và Đông Xuân Bảng 8)..
- Khi xét về tổng 2 vụ lúa/1vụ cá, tổng chi phí sản xuất lúa trên cùng diện tích trồng lúa ở mô hình L- C-CAT là 39,1 triệu đồng/ha ruộng/2 vụ, thấp hơn nhưng khác biệt không ý nghĩa so với ở mô hình lúa ĐC (40,7 triệu đồng/ha ruộng/2 vụ).
- tổng thu từ lúa cao hơn ở mô hình L-C-CAT so với mô hình lúa ĐC, nếu xét ở mức ý nghĩa α ≤ 10%.
- Thêm vào đó, trung bình giá bán lúa ở mô hình L-C-CAT là 5,267 đồng/kg cao hơn so với giá bán lúa ở mô hình lúa ĐC là 5,117 đồng/kg.
- Kết quả là mô hình L-C-CAT đạt lợi nhuận 20,6 triệu đồng/ha ruộng/2 vụ, cao hơn 53,7% ở mức ý nghĩa α = 5% so với mô hình lúa ĐC (13,4 triệu đồng/ha ruộng/2 vụ).
- Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí hay trên tổng thu của 02 mô hình khác biệt không ý nghĩa thống kê..
- Chi phí, tổng thu và lợi nhuận (triệu đồng/ha ruộng) của hợp phần lúa ở các mô hình.
- Chi phí .
- Theo Berg (2002), nếu áp dụng kỹ thuật canh tác IPM trên lúa và có nuôi cá trong ruộng thì chi phí sản xuất lúa trong mô hình kết hợp lúa-cá thấp hơn so với mô hình lúa ĐC do giảm chi phí thuốc BVTV..
- Trong nghiên cứu này không cho kết quả tương tự, chi phí sản xuất lúa tương tự giữa hai mô hình..
- Nguyên nhân là do ở mô hình L-C-CAT nông dân đa phần sử dụng các loại nông dược có độ độc thấp (nhãn màu xanh lá cây và xanh dương, Hình 1), sinh học, giá mua cao nhưng hiệu quả kém hơn so với các loại thuốc có độ độc cao hơn (nhãn màu xanh.
- dương và màu vàng) nên nông dân lúa-cá phải tăng số lần hay lượng sử dụng, dẫn đến làm tăng nhẹ chi phí thuốc BVTV ở mô hình L-C-CAT.
- Từ các kết quả trên cho thấy nếu giá bán lúa từ mô hình L-C- CAT tăng lên (xứng với đạt chuẩn VietGAP) thì sẽ góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của hợp phần lúa trong mô hình L-C-CAT và sự khác biệt về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giữa 02 mô hình sẽ cao hơn..
- Chi phí và lợi nhuận của hợp phần cá trong mô hình L-C-CAT.
- Theo nghiên cứu ở năm 2014, lợi nhuận từ cá trong mô hình lúa-cá ở thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp dao động từ 3,49 đến 9,98 triệu đồng/ha (Cao Quốc Nam và ctv., 2016).
- Chi phí, tổng thu và lợi nhuận của hợp phần cá (triệu đồng/ha mương ruộng) và hợp phần cây ăn trái (CAT, triệu đồng/ha mô hình) trong mô hình L-C-CAT.
- Lợi nhuận .
- trái trong mô hình lúa-cá- cây ăn trái Chi phí đầu tư cây ăn trái ở 3 hộ dao động từ triệu đồng/ha/mô hình, chủ yếu là chi phí phân, thuốc BVTV và lao động (Bảng 9).
- Chi phí, tổng thu và lợi nhuận các mô hình canh tác.
- Bảng 10 trình bày hiệu quả tài chính toàn phần của mô hình L-C-CAT (xen canh 2 vụ lúa, 1 vụ cá và 1 vụ cây ăn trái) và lúa ĐC (2 vụ lúa).
- Do có đầu tư và vận hành thêm hợp phần cá và cây ăn trái nên tổng chi phí đầu tư của mô hình L-C-CAT là 54,77 triệu đồng/ha cao hơn có ý nghĩa so với mô hình lúa ĐC là 41,71 triệu đồng/ha.
- Tổng tổng thu từ mô hình L-C-CAT là 82,90 triệu đồng/ha và tổng thu từ mô hình lúa ĐC là 54,14 triệu đồng/ha.
- Kết quả là tổng lợi nhuận của mô hình L-C-CAT và lúa ĐC lần lượt là 28,13 và 13,44 triệu đồng/ha.
- Tổng thu, lợi nhuận và thu nhập từ mô hình L-C-CAT lần lượt cao hơn.
- khoảng 53%, 209% và 216% với mô hình lúa ĐC..
- Nguyên nhân là do tổng thu và lợi nhuận từ hợp phần cây ăn trái ở hộ ND3 không nhiều so với hai hộ còn lại, làm tăng sự biến động số liệu trong nhóm nông dân L-C-CAT, dẫn đến kết quả không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 02 mô hình.
- Do chi phí đầu tư ở mô hình L-C-CAT cao nên tỷ suất lợi nhuận trên chi phí hay lợi nhuận trên tổng thu ở mô hình L-C-CAT có xu hướng thấp hơn so với ở mô hình lúa ĐC..
- Điều này có nghĩa là khi nông dân thay đổi từ mô hình lúa ĐC sang mô hình L-C-CAT trong một đầu tư là 100.000 đồng, nông dân sẽ thu hồi lại vốn và lời là 204.500 đồng.
- Như vậy, mô hình L-C-CAT có thể khuyến cáo cho nông dân..
- Khi phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính từng phần của mô hình L-C-CAT và lúa ĐC qua phương pháp PBA cho thấy phần chênh lệch III >.
- 0 (Bảng 11), khẳng định mô hình L-C-CAT đạt hiệu quả về thay thế kỹ thuật canh tác so với mô hình lúa ĐC..
- Theo Berg (2002), tại tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ, lợi nhuận từ mô hình xen canh 2-3 lúa và 1 cá có kết hợp với kỹ thuật canh tác IPM đạt lợi nhuận 19,52 triệu đồng/ha, cao hơn có ý nghĩa 19,17.
- so với ở mô hình độc canh 2-3 vụ lúa/năm (15,76 triệu động/ha), chủ yếu là do giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lúa và cá.
- Lê Xuân Sinh (2008), mô hình.
- xen canh 2 lúa và 1 cá (nuôi qua mùa lũ) ở tỉnh Hậu Giang có lợi nhuận 25,96 triệu đồng/ha, cao hơn có ý nghĩa 16,26% so với mô hình lúa ĐC 3 vụ/năm..
- Chi phí, tổng thu và lợi nhuận (triệu đồng/ha/mô hình) của các mô hình canh tác.
- Lợi nhuận a a 0,614.
- Lợi nhuận/chi phí a a 0,816.
- Kết quả phân tích tài chính từng phần từ mô hình L-C-CAT và lúa ĐC.
- Trong nghiên cứu này, lợi nhuận ở mô hình L- C-CAT cũng có xu hướng cao hơn so với mô hình lúa ĐC (209%) là do tăng năng suất lúa trên cùng đơn diện tích canh tác lúa (Bảng 4) do đó làm tăng lợi nhuận từ lúa (Bảng 8).
- Bên cạnh đó hợp phần cây ăn trái đóng góp rất nhiều vào lợi nhuận của mô hình L-C-CAT (Bảng 10).
- Một lần nữa có thể thấy để tăng lợi nhuận của mô hình L-C-CAT cần phải cải tiến hợp phần cá nuôi do hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế trong kỹ thuật canh tác và quản lí.
- Bên cạnh đó, tiêu thụ lúa và cá đã đạt chuẩn VietGAP, bán giá cao hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho mô hình L-C- CAT để tăng tính hấp dẫn và chấp nhận mô hình L- C-CAT đối với người dân là hết sức cần thiết để.
- Kết quả thử nghiệm mô hình L-C-CAT tại xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho kết quả khả quan, làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, hướng đến canh tác lúa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Mặc dù hợp phần cá nuôi trong mô hình L- C-CAT chưa đạt hiệu quả tài chính nhưng sản phẩm một số loài cá nuôi đã đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Trên cơ sở kết quả phân tích tỷ suất của lợi nhuận biên tế (MRR) mô hình L-C-CAT đạt hiệu quả tài chính ở mức chấp nhận, có thể khuyến cáo đến nông dân.
- Nghiên cứu cũng khuyến cáo cần tiếp tục cải tiến mô hình L-C-CAT bằng cách nâng cao năng suất cá nuôi, phát huy hơn vai trò thiên địch của cá đối với sâu hại trong ruộng lúa cũng như nâng giá bán lúa và cá đã đạt chứng nhận VietGAP..
- Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa- cá và lúa độc canh ở vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No.
- Hệ thống hóa các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt Đồng bằng sông Cửu Long