« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢNG DẠY KIẾN THỨC THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI - THỰC TIỄN TRIỂN KHAI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Tóm tắt Xem thử

- GIẢNG DẠY KIẾN THỨC THÔNG TIN.
- ThS Nguyễn Văn Kép, ThS Phùng Thị Mai, ThS Nguyễn Thị Ngà, ThS Nguyễn Thị Thủy Nhóm Kiến thức thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội.
- Tóm tắt: Bài viết giới thiệu khái quát, nêu một số kết quả minh họa và chia sẻ những bài học kinh nghiệm về hoạt động đào tạo kiến thức thông tin đang được triển khai tại Thư viện trường Đại học Hà Nội..
- Đào tạo Kiến thức thông tin luôn là hoạt động rất quan trọng với thư viện các trường đại học, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày, từng giờ kéo theo những yêu cầu ngày càng cao cho người dùng tin về tính chính xác, tính cập nhật, tính chuyên sâu của thông tin mà họ sử dụng.
- Điều đó đòi hỏi người dùng tin rất cần được đào tạo, trang bị những kỹ năng để có thể tìm kiếm, truy cập, đánh giá, lựa chọn, sử dụng thông tin một cách hiệu quả cho nhu cầu của mình và được hỗ trợ kịp thời từ thư viện khi gặp khó khăn một cách nhanh nhất.
- Với nhận định như vậy nên công tác đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội đã được chú trọng triển khai ngay trong những ngày đầu chuyển sang mô hình phục vụ kho mở từ năm 2003 ở hình thức đơn giản, cơ bản nhất cho đến những mô hình triển khai ngày càng hoàn thiện hơn như hiện nay..
- Tổng quan về Kiến thức thông tin 1.1.
- Kiến thức thông tin (KTTT) là khái niệm khá mới với nhiều người làm công tác thư viện ở Việt Nam.
- Theo Hiệp hội Truyền thông và Công nghệ giáo dục Hoa Kì “KTTT là khả năng tìm và sử dụng thông tin - nhân tố quyết định để hình thành khả năng học tập suốt đời”.
- Trong khi đó Hiệp hội Cán bộ Thư viện Trường học Hoa Kì mở rộng định nghĩa này và đề cập đến cả khả năng đánh giá thông tin..
- Tại Hội nghị về KTTT và kỹ năng học tập suốt đời (Information Literacy and Lifelong learning) diễn ra vào ngày 6 - 9 tháng 11 năm 2005 tại Alexandria, Ai Cập: KTTT được định nghĩa “là khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và tái tạo thông tin một cách hiệu quả phục vụ mục đích cá nhân, xã hội, công việc và học tập”..
- Trong thời đại công nghệ số, con người có hiểu biết, kiến thức về các công nghệ, kỹ thuật thôi chưa đủ, mà cần phải học cách tìm kiếm, truy cập, tổ chức, phân tích và đánh giá thông tin nhằm sử dụng vào việc ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất..
- Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng, một người có kiến thức thông tin là người có khả năng:.
- Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;.
- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;.
- Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;.
- Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức;.
- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả;.
- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin;.
- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;.
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội;.
- Trải nghiệm kiến thức thông tin như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời [3]..
- Vai trò của Kiến thức thông tin.
- Với những đặc điểm và tính chất như trên, kiến thức thông tin đóng vai trò như thế nào trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay? Đâu là vai trò của ngành thông tin thư viện trong việc phát triển kiến thức thông tin? Sự bùng nổ thông tin toàn cầu, nhu cầu học tập độc lập và học tập suốt đời chính là những nhân tố quan trọng giúp khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của kiến thức thông tin..
- Sự bùng nổ thông tin.
- Trước hết, cần phải thấy rõ tác động to lớn của sự bùng nổ thông tin trong thời đại mà ai cũng có thể phổ biến thông tin qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là Internet.
- Các nguồn thông tin nở rộ, đặc biệt là Internet, và thế giới.
- thông tin trở nên hết sức phức tạp.
- Các nguồn thông tin đa phương tiện, các tài liệu dưới dạng giấy vẫn hàng ngày tăng theo cấp số nhân.
- Vấn đề đặt ra là: làm sao kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ đang ngày càng gia tăng một cách chóng mặt? làm sao kiểm soát được chính chính xác và độ chân thực của thông tin? Kiến thức thông tin đặc biệt hữu ích cho con người trong việc tự điều chỉnh bản thân và năng lực tư duy sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, giúp con người tự mình cập nhật và tiếp nhận tri thức mới một cách dễ dàng và chủ động..
- Và một trong những nhân tổ chủ chốt cấu thành nên khả năng tự định hướng đó chính là kiến thức thông tin.
- Có thể nói, kiến thức thông tin chính là chìa khóa xây dựng nên một “xã hội học tập”..
- Thực tiễn triển khai hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội..
- Hiện tại, Thư viện Đại học Hà Nội đang triển khai đào tạoKiến thức thông tin với 12 lớp học có nội dung khác nhau chia thành 02 mảng như sau:.
- Mục đích nhằm giới thiệu những tiện ích thư viện mang lại.
- Lớp hướng dẫn sử dụng Thư viện: sinh viên tham gia lớp học phải đạt yêu cầu trong bài kiểm tra (trên máy) và thực hành mới được cấp quyền sử dụng Thư viện.
- Lớp kỹ năng thông tin: do Bộ môn Tin học cơ sở của trường đề xuất đưa vào chương trình giảng dạy chính thức với thời lượng 05 tiết với 02 nội dung là sử dụng mô hình The Big six trong việc giải quyết nhu cầu tin và trích dẫn tài liệu tham khảo tự động bằng phần mềm Endnote.
- Kỹ năng tìm tin trên Internet: hướng dẫn các thủ thuật tìm kiếm thông tin trên internet, cách đánh giá, chọn lọc thông tin, cách thức lưu trữ thông tin phục vụ mục đích học tập suốt đời….
- Kỹ năng sử dụng Micorsoft Word (nâng cao).
- Kỹ năng sử dụng Microsoft Powerpoint (nâng cao).
- Kỹ năng sử dụng phần mềm SPSS.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm Prezi (cơ bản).
- Kỹ năng sử dụng phần mềm NVIVO.
- Có thể tham khảo thêm thông tin về các lớp học trong mô tả chi tiết dưới đây..
- Giới thiệu tổng quan Thư viện Những tiện ích mà thư viện mang lại.
- Tổ chức các tour nhỏ (15-20 sinh viên) tham quan Thư viện ngay sau buổi giới thiệu..
- Hướng dẫn sử dụng Thư viện Nội quy, giới thiệu tài nguyên, nguyên tắc tổ chức sắp xếp tài liệu, cách tìm kiếm tài liệu (cơ bản), giới thiệu các lớp kỹ năng, cách đăng ký phòng học nhóm, cách sử dụng phòng máy, đăng nhập wifi….
- Bắt buộc nếu muốn sử dụng Thư viện.
- Tra cứu với OPAC Thủ thuật tìm kiếm tài liệu trong Thư viện trên máy và trong các kho..
- Kỹ năng thông tin Sử dụng mô hình Big Six trong giải.
- Kỹ năng tìm tin trên Internet Đặc điểm thông tin trên Internet Đánh giá thông tin trên Internet.
- Kỹ năng sử dụng WORD (trình bày tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án-nâng cao).
- Mô tả chi tiết về các lớp học Kiến thức thông tin đang được triển khai tại Thư viện Đại hoc Hà Nội..
- Hiện nay, Thư viện triển khai hoạt động hỗ trợ người dùng theo 05 kênh như sau:.
- Hỗ trợ trực tiếp – Quầy Giải đáp thông tin: đây là nội dung được Thư viện giao cho Tổ Tập huấn và giải đáp thông tin đảm nhiệm.
- Bộ phận này được bố trí tại tầng 1 với 01 cán bộ trực thường xuyên, có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn và giải đáp trực tiếp mọi thắc mắc của bạn đọc trong tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng Thư viện như tra cứu tài liệu, đăng ký lớp học, phòng học nhóm, tư vấn thông tin….
- Hỗ trợ trực tuyến – Zopim, Facebook, Teamviewer: người dùng ở xa có thể sử dụng trình chat Zopim (một tiện ích miễn phí đính kèm trên website) để được hỗ trợ trực tuyến từ cán bộ Thư viện.
- Ngoài ra họ cũng có thể sử dụng tài khoản trên mạng xã hội facebook hoặc phần mềm điều khiển từ xa Teamviewerđể nhận sự giúp đỡ từ Thư viện..
- Hỗ trợ qua điện thoại – Điện thoại bàn/Hotline: người dùng sử dụng các số điện thoại bàn nội bộ Thư viện đặt sẵn trong các phòng để hỏi tư vấn về tìm kiếm tài liệu hoặc trợ giúp các khó khăn khác.
- Thư viện cũng cấp số điện thoại di động để giải quyết các vấn đề nóng..
- Đặc biệt, người dùng có thể tự đăng ký vào các lớp học đang mở do Thư viện tổ chức thông qua tính năng Đăng ký tập huấn..
- Một số kết quả đánh giá hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin..
- Trong 13 năm qua, hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội từ những hình thức cơ bản, đơn giản đến những hoạt động bài bản và ngày càng hoàn thiện.
- Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về chất lượng lớp Kỹ năng thông tin 2012-2013 với 05 tiêu chí đánh giá về các kỹ năng mà sinh viên có được sau lớp học và 01 tiêu chí đánh giá tổng quát về giáo viên..
- Khái niệm Kỹ năng thông tin.
- Vận dụng Kỹ năng thông tin.
- Bảng 2: Đánh giá về khả năng hiểu và vận dụng kỹ năng thông tin của sinh viên sau lớp học Bảng tổng hợp cho thấy lớp học đạt hầu hết những mục tiêu đề ra, mức đánh giá khá và tốt với kiến thức mà người dùng lĩnh hội và áp dụng sau lớp học chiếm tỷ lệ cao..
- Kết quả khảo sát về chất lượng lớp Tập huấn sử dụng Thư viện.
- Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát chất lượng lớp Tập huấn sử dụng Thư viện (Đơn vị tính:.
- Tập huấn sử dụng Thư viện 32,73.
- Lớp Giới thiệu tổng quan về Thư viện: 9 lớp (3 lớp/năm, mỗi lớp gồm sinh viên của nhiều khoa)..
- Lớp Hướng dẫn sử dụng Thư viện: 240 lớp (trung bình 80 lớp/ năm, mỗi lớp 25 sinh viên).
- Lớp Kỹ năng thông tin: 150 lớp (trung bình 50 lớp/năm, mỗi năm 3 đợt, mỗi lớp 25 sinh viên).
- Lớp Kỹ năng sử dụng Word (nâng cao): 16 lớp (mỗi năm 1 đợt 3 tháng và các lớp lẻ khác, số lượng 15-20 sinh viên/lớp).
- Lớp Kỹ năng sử dụng Powerpoint (nâng cao): 25 lớp (mỗi năm 1 đợt 3 tháng và các lớp lẻ khác, số lượng 15-20 sinh viên/lớp).
- Ngoài ra, mô hình Đào tạo Kiến thức thông tin cũng được sự quan tâm, chia sẻ và tham quan học hỏi của nhiều Thư viện các trường đại học khác trong khu vực Hà Nội..
- Tuy nhiên, hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội trong những năm qua cũng còn rất nhiều điểm hạn chế và đối mặt với những khó khăn mới.
- Với lớp Kỹ năng thông tin.
- Thời lượng dành cho Kỹ năng thông tin trong nội dung Tin học cơ sở quá ít, chỉ gồm 05 tiết.
- các kỹ năng để họ có những trải nghiệm tốt hơn về tìm kiếm, truy cập, chọn lọc, tổ chức, đánh giá thông tin.
- Tính phát triển bền vững: hiện tại, lớp Kỹ năng thông tin vẫn chỉ là một nội dung được lồng ghép trong môn học Tin học cơ sở nên về lâu dài, nếu mãi đóng vai trò là một nội dung đính kèm của một môn học khác thì tính chủ động và phát triển bền vững là rất khó khăn bởi nó phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp công việc, mối quan hệ và tính hành chính của môn học, đặc biệt là xu thế chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ rất phổ biến như hiện nay..
- Vẫn còn rất rất nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên chưa biết đến những nội dung, những lớp học mà Thư viện đã và đang triển khai để hỗ trợ họ.
- Vấn đề kinh phí hỗ trợ hoạt động: hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin (gồm cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện) đều đã triển khai miễn phí trong nhiều năm.
- Một số kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội.
- Sau chặng đường triển khai đào tạo Kiến thức thông tin với thời gian dài, Thư viện Đại học Hà Nội cũng đã có cho mình những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, có thể tóm lược ngắn gọn trong một số nét chính như sau:.
- Nguyên tắc CUNG - CẦU: Những hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin phải dựa trên cơ sở Cung – Cầu, nghĩa là Thư viện phải khảo sát mong muốn, nguyện vọng của người học và tổ chức các lớp học dựa trên kết quả đó.
- Thực tế triển khai các lớp học kỹ năng tại Thư viện Đại học Hà Nội từ năm 2003 tới nay cho thấy tất cả những nội dung không đáp ứng tiêu chí này đều không thể thực hiện hoặc sớm thất bại.
- Sự KIÊN TRÌ: Để có nội dung giảng dạy Kỹ năng thông tin trong chương trình chính khóa như hiện nay, Thư viện Đại học Hà Nội đã trải qua chặng đường 04 năm với nhiều khó khăn, thử thách.
- Từ dự án nóng vộiđầu tiên do nhóm Kỹ năng thông tin đề xuất năm 2006 với kinh phí 12 triệu đồng để giảng dạy cho toàn bộ sinh viên chính quy đã sớm không được BGH duyệt bởi sự nghèo nàn về nội dung, sự sơ sài trong bản kế hoạch cho tới việc chuyển nội dung này thành đề tài NCKH cấp cơ sở, rồi 02 năm giảng dạy miễn phí và liên tục cho các lớp cao học…cuối cùng nhóm cũng đã chứng tỏ được hiệu quả của nội dung này, để nó trở thành một phần nhỏ trong môn Tin học cơ sở và triển khai từ năm 2010 đến nay.
- Sự CHUYÊN NGHIỆP: Thư viện cần xây dựng bộ phận chuyên trách về hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin, trên cơ sở đó mới có thể đề ra những chiến lược dài hạn để đầu tư về đào tạo nhân sự, phát triển bền vững.
- Từ năm 2003 Thư viện Đại học Hà Nội đã thực hiện hoạt động đào tạo người dùng, tuy nhiên chưa có bộ phận chuyên trách kết quả là tới năm 2009 vẫn không có sự thay đổi, chuyển biến đáng kể.
- Chỉ đến năm 2010, khi bộ phận Tập huấn và giải đáp thông tin được hình thành thì hoạt động đào tạo và hỗ trợ người dùng mới khởi sắc và phát triển như hiện nay..
- Hoạt động MARKETING: trong bối cảnh thông tin đa dạng như hiện nay và nhịp độ rất nhanh của cuộc sống hiện đại, người sử dụng Thư viện chịu sự thu hút bởi rất nhiều loại thông tin và từ nhiều kênh khác nhau đặc biệt là giải trí và các vấn đề xã hội.
- Do vậy, hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin cũng cần chú ý để tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ trong nhiều mảng khác nhau, không chỉ trong soạn bài giảng mà còn trong hoạt động hỗ trợ, tổ chức lớp học.
- Thực tế cho thấy sự thành công trong đào tạo Kiến thức thông tin của Thư viện Đại học Hà Nội một phần quan trọng chính là việc đã không ngừng áp dụng công nghệ trong hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin của mình.
- Từ ứng dụng trình chat Zopim trên website cho Hỗ trợ trực tuyến đến Đăng ký lớp học tự động, từ việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ học tập nghiên cứu (SPSS, NVIVO, TEAMVIEWER,ENDNOTE…) đến Group Facebook, Fanpage Facebook để tạo sự liên kết và quảng bá thông tin tốt hơn tới bạn đọc…tất cả tạo nên một nguồn sức mạnh tổng hợp cho hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin đạt kết quả tốt nhất..
- Thực tế tại Thư viện Đại học Hà Nội từ năm chỉ có một lớp với nội dung Tập huấn sử dụng Thư viện, từ 2008-2010 tăng thêm 02 và đến nay đã là 12 nội dung.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng lượng thông tin như hiện nay thì hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các thư viện.
- Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán bộ nghiên cứu khoa học..
- Tạp chí Thư viện Việt Nam