« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo án dạy cho trẻ khuyết tật học hòa nhập lớp 1


Tóm tắt Xem thử

- Giáo án lớp 1 dạy cho trẻ khuyết tật học hòa nhập PHẦN I.
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền giáo dục thế hệ trẻ cũng tiến bước theo sự phát triển của xã hội.
- Nhưng trong thực trạng hiện nay do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hoàn cảnh của nhiều học sinh còn khó khăn các em có những hiểu biết riêng biệt và khác nhau, nhiều phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến con em mình, do đó tình hình chất lượng kiến thức một số em chưa đáp ứng với xu thế phát triển của thời đại.
- Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ chậm phát triển là việc làm thiết thực mà Đảng, nhà nước và ngành giáo dục luôn quan tâm..
- Tuy nhiên để hiểu rõ vấn đề của việc sử dụng các phương pháp biện pháp, câu hỏi - bài tập cần phải xem xét ở trẻ sẽ nhận và tiếp thu được gì qua những bài học.
- Do đó việc sử dụng phương pháp, biện pháp, câu hỏi - bài tập giúp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua chủ đề “Môi trường tự nhiên- Môi trường xã hội” là vấn đề mà tôi rất quan tâm.
- Để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ lĩnh hội kiến thức về môi trường tự nhiên –môi trường xã hội một cách có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên ngoài những kiến thức đã có cần phải có lòng yêu nghề mến trẻ, tìm tòi những phương pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong việc giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có những vốn sống cần thiết cho cuộc sống sau này..
- Là một giáo viên đứng lớp phải chịu trách nhiệm trước ngành giáo dục, trước nhân dân về việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, cho trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng, bản thân cũng đã cố gắng tìm tòi để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- Từ những suy nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ hòa nhập”.
- nhằm tìm ra những nội dung phù hợp giúp cho trẻ hoà nhập có điều kiện tiếp thu ngày một tốt hơn..
- Học sinh học hoà nhập khối 1 năm học .
- Từng bước giúp học sinh hoà nhập tự tin hơn trong giao tiếp..
- khó khăn về học, việc học tập và phát triển kém cỏi hoặc chậm chạp hơn nhiều vì những lý do khác nhau..
- Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc giáo dục trẻ hoà nhập được Đảng và Nhà nước nói chung và ngành giáo dục luôn quan tâm.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ học hoà nhập chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật..
- Trách nhiệm giáo viên..
- Việc dạy trẻ hoà nhập cùng cộng đồng thực hiện như thế nào? Qua thực tế công tác việc nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ chậm phát triển không đơn giản, nói thì dễ nhưng khi đi vào thực hiện là một quá trình.
- Vậy ta cần làm gì để những học sinh này có tiến bộ? Không ai hơn hết đó chính là những thầy (cô) giáo, vì chúng ta là những người hằng ngày phải trao dồi cho các em những cái cơ bản nhất.
- Là một giáo viên ta cần quan tâm nhiều đến các em, tìm hiểu hoàn cảnh của các em và nắm bắt vì sao các em lại chậm trong học tập và rèn luyện, để từ đó chúng ta có được cách hướng dẫn cụ thể hơn, ta biết cách sử dụng những phương pháp đơn giản, những kiến thức cơ bản để các em dễ tiếp thu, dễ hiểu..
- Trong giảng dạy cho các em đòi hỏi giáo viên thực sự quan tâm, thương yêu các em, phải nhẹ nhàng với các em để các em không sợ và lo lắng mỗi khi cô thầy hướng dẫn, bên cạnh đó luôn động viên, tuyên dương kịp thời khi thấy học sinh có đuợc một thành tích dù rất nhỏ và luôn phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh để trao đổi và nắm bắt kịp thời..
- THỰC TRẠNG HỌC SINH LỚP 1 HỌC HÒA NHẬP 2.1.
- Được cung cấp đầy đủ các tài liệu về sách giáo khoa, sách giáo viên và một số văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong năm.
- Hơn nữa cũng có thời gian để trao dồi và nâng cao tay nghề trong quá trình thực hiện giảng dạy và đã phát hiện một số em .
- Trong lớp đang giảng dạy cũng có những đối tượng chậm phát triển về trí tuệ như em: Nguyễn văn sang, Huỳnh Tấn Vũ Trường, Trần Thị Cách …..Từ đó bản thân có điều kiện để rèn luyện cho các em.
- Qua đó bản thân đã rút được một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ hòa nhập..
- Việc tiếp thu của trẻ có những hạn chế nhất định, tiếp thu chậm và mau quên..
- Từ những thuận lợi và khó khăn đã được phân tích như trên, tôi đã đề ra một số giải pháp, biện pháp cụ thể để giúp người giáo viên truyền thụ kiến thức tốt đến các trẻ chậm phát triển trí tuệ trong hoạt động làm quen với đọc..
- Chậm phát.
- triển trí tuệ Thích vẽ, hoà đồng cùng bạn.
- Tiếp thu chậm, mau quên.
- 2003 Chậm phát triển trí tuệ.
- Tiếp thu chậm.
- 3 Trần Thị Cách 2003 Chậm phát triển trí tuệ.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO TRẺ HÒA NHẬP 3.1.
- Những biện pháp đã thực hiện.
- Nhận định khả năng của học sinh..
- Qua thực tế công tác việc nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ học hoà nhập không đơn giản nói thì dễ nhưng khi đi vào thực hiện là một quá trình.
- Muốn nâng cao chất lượng dạy cho trẻ chậm phát triển trước hết chúng ta phải tìm hiểu khả năng của mỗi học sinh, nhận định đuợc mức độ của từng em, em có khả năng tiếp thu những gì từ đó giáo viên có cơ sở để hướng dẫn cụ thể cho đến khi em học sinh đó nắm được cái cơ bản, từ đó giáo viên móc xích những cái cơ bản đến phức tạp dần.
- Mặt khác tìm hiểu những sở thích của học sinh xem học sinh thích học những dạng bài như thế nào, giáo viên cần tạo sự thoải mái, thân thiện để các em gần gũi và bộc lộ, giúp các em tự tin hơn để các em thấy được thầy cô như người bạn thân của mình để dễ dàng trao đổi hơn từ đó kích thích được sự hưng phấn hơn trong học tập..
- Do đó giáo viên phải soạn kế hoạch xuất phát từ nhu cầu, hứng thú sở thích, vốn kinh nghiệm của trẻ, không áp đặt không tiến hành đơn thuần theo kiểu đồng loạt ,không cứng ngắc theo một kiểu có sẵn , phải tính đến thể trạng tâm trạng từng lúc của từng trẻ.
- Giáo viên có thể thăm dò tình hình của học sinh qua thầy cô giáo cũ hoặc các em học sinh trong lớp để nắm được mức độ của từng em.
- Có thể thăm dò qua phụ huynh để biết được điều kiện của các em..
- Nhận thức về nâng cao chất lượng dạy đọc cho trẻ hoà nhập.
- Muốn nâng cao chất lượng dạy đọc cho trẻ hoà nhập trước hết mỗi giáo viên chúng ta phải có ý thức luôn trao dồi tay nghề giúp học sinh học tập tích cực .
- Muốn có chất lượng học thì người học phải tự giác , tích cực học , phải chăm học , đặc biệt phải có sự hỗ trợ đắc lực là sự quan tâm nhắc nhỡ của các bậc phụ huynh .
- Bên cạnh đó giáo viên phải có thời gian đầu tư cho tiết dạy , phải có tâm huyết và tình thương đối với học sinh nhất là những học sinh chậm phát triển..
- Để có một giờ học tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải có đầu tư và có bài thiết kế cụ thể và có riêng phần thiết kế cho những học sinh chậm phát triển.
- Chuẩn bị tốt bài dạy trong các tiết học sẽ gây hứng thú học tập cho các em , giáo viên cần quan tâm các em trong tiết học sẽ giúp các em thích thú với tiết học hơn, trong quá trình dạy không nên gò ép nếu các em chưa trả lời được câu hỏi mà phải dẫn dắt các em bằng những câu hỏi đơn giản dễ hiểu hoặc có những đồ dùng trực quan sinh động để các em dễ hiểu.
- Giáo viên cần kết hợp với gia đình thường xuyên liên lạc để có sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình về việc học ở lớp và ở nhà.
- Trong buổi dạy phụ đạo khác buổi giáo viên theo dõi mức học của từng em để ra bài trắc nghiệm lại sau buổi học sát thực hơn với khả năng từng em, từ đó giáo viên có cơ sở nắm được mức học của từng em để điều chỉnh bài dạy cho phù hợp..
- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm đôi giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh , điều kiện của mỗi học sinh để sắp xếp cho hợp lí ( một học sinh khá giỏi kèm một học sinh yếu kém ).Giáo viên có kế hoạch cho từng nhóm và có sự kiểm tra bài sau mỗi buổi học (kể cả ở lớp và ở nhà).
- Các em khi đã thích gì thì thường hay bắt chước và thường lập đi lập lại hành động đó nhiều lần .Còn em Vũ Trường thì thuộc dạng tự kỷ trẻ này thì tính tình rất thất thường có lúc vui thì hợp tác cùng cô, có khi cả ngày chỉ vào khóc hoặc ngồi ở một góc nào đó trong lớp và không cho ai đến gần mình.
- Còn em Trần Thị Cách em này thì tiếp thu bài tương đối nhưng cũng mau quên.
- Qua sổ theo dõi đặc điểm tâm sinh lý, qua thực tế giao tiếp trẻ, tôi luôn nắm bắt đặc điểm tâm lý của từng trẻ để xây dựng kế hoạch cá nhân , phát triển các mặt tích cực, tạo nhiều tình huống gợi ý giúp trẻ tự bộc lộ khả năng nhận thức của mình một cách thích thú khi vào các tiết học.
- Ở khối lớp 1 có 3 trẻ nhưng trình độ tiếp thu của trẻ rất khác nhau 3.2.
- Kế hoạch thực hiện.
- Phải biết trẻ cần gì? Và giáo viên cần dạy những gì?.
- Hướng dẫn cho trẻ cách đặt câu hỏi: Cái gì?, Tại sao và như thế nào?.
- Dành nhiều thời gian cho trẻ..
- Đối với em Nguyễn Văn Sang điểm mạnh của em này là thích vẽ nên giáo viên tạo điều kiện cho em được phát huy điểm mạnh của em thông qua đó giúp em nắm được cách đọc.
- Ví dụ như giáo viên gợi ý cho em vẽ một đồ vật và có tên gọi cụ thể như vẽ cái ly hay vẽ cái ca và ghi tên đồ vật đó dưới vật em vẽ từ đó cho em nắm được chữ thông qua tên đồ vật vừa vẽ..
- Với em Huỳnh Tấn Vũ Trường điểm mạnh của em này viết được chữ theo điểm tựa cho sẵn của cô giáo nên giáo viên dùng phương pháp gợi mở bằng đồ dùng trực quan để nhớ được chữ đồng thời phóng chữ, tiếng đó ra vở để em viết từ đó giúp em dễ dàng nắm được chữ và nhớ lâu hơn..
- Với em Trần Thị Cách mặt mạnh của em này là đọc theo bạn hoặc cô giáo từ đó giáo viên dùng nhiều phương pháp trực quan, quan sát để giúp em vừa đọc vừa nhớ được mặt chữ, có thể cho em học sinh khá giỏi kèm thêm vào những lúc ra chơi hay ở nhà.
- Có thể giáo viên tập cho em một bài hát và ghi lời bài hát để giúp em vừa thuộc bài hát vừa nắm được chữ.
- Ví dụ như tập em hát câu Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh qua đó giáo viên hình thành cho em tiếng ai được kết hợp bởi âm a và âm i…..
- Nội dung cụ thể:.
- Dựa vào điểm mạnh của từng em giáo viên khai thác bài học dễ dàng hơn:.
- Cụ thể: Em Nguyễn Văn Sang Khi dạy bài âm “g-gh” SGK trang 49 giáo viên cho em vẽ tranh đàn gà và cái ghế nhằm phát huy điểm mạnh của em.
- Từ đó giáo viên hỏi trong tranh em vẽ có con vật gì? Học sinh phát âm, dựa vào đó học sinh biết được âm “g” qua tiếng gà.
- Chính điều đó giáo viên giữ được trật tự lớp học, hơn thế nữa học sinh hoà nhập có điều kiện tiếp thu bài học.
- Em Trường: Trong bài học âm nói chung, âm “g” nói riêng giáo viên phóng chữ cho em viết và dành thời gian thích hợp động viên em kịp thời.
- Từ đó giáo viên dùng tranh để rút từ khóa cho em xác định.
- Em Cách: Thông qua bài đọc mẫu của giáo viên và các bạn trong lớp, giáo viên cho học sinh nhắc lại tiếng từ vừa đọc.
- Bên cạnh đó giáo viên dùng tranh để khắc sâu cho em: cụ thể bài âm “i-a” giáo viên dùng vật thật viên bi và tranh con cá giúp học sinh nhận biết âm vừa học.
- Các dạng bài tương tự, giáo viên thực hiện như cách nói trên..
- đọc được một số âm đơn giản.
- đọc được một số câu đơn giản.
- Chúng ta phải có trách nhiệm “Tất cả vì học sinh thân yêu” để dìu dắt các em đến một tương lai tươi sáng , các em nắm được bài để có kiến thức sẵn sàng cho mai sau , đó là trách nhiệm của một giáo viên trong trường nói riêng và của ngành nói chung vì thế giáo viên cần.
- Về phương pháp hướng dẫn chủ yếu dùng phương pháp trực quan và luyện tập thực hành nhưng cần phải phối hợp thêm một số phương pháp điều chỉnh giúp cho hoạt động làm quen với cách đọc đạt hiệu quả hơn..
- Khi đưa ra kế hoạch, theo dõi đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ giáo viên luôn coi trẻ là một chủ thể tích cực..
- Đối với trẻ : cần có sự hỗ trợ tích cực giữa phụ huynh và nhà trường trong việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ, nhằm giúp cho giáo viên có những thuận lợi giao tiếp với trẻ để có những phương pháp, biện pháp thích hợp trong việc giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao hơn.
- Mỗi giờ học giáo viên cần có sự dìu dắt riêng cho mỗi em, cần theo dõi uốn nắn học sinh kịp thời..
- Giáo viên có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sinh, Có phương pháp, biện pháp cụ thể cho từng đối tượng học sinh..
- Giáo viên cùng học sinh kiểm tra đôn đốc nhắc nhỡ việc học ở nhà ở lớp của các em..
- Trên đây là số giải pháp hữu hiệu mà bản thân đã thực hiện trong thời gian đứng lớp..
- Thông qua đề tài đã nghiên cứu, tôi đã dần hiểu được từng trẻ trong lớp mình và trẻ đã cùng hợp tác với tôi thực hiện các bài học một cách hứng thú .
- Trẻ tự tin hơn trong học tập, khi thực hiện bài tập thao tác nhanh hơn, thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên.
- Và kết quả tiếp thu bài của học sinh được thể hiện qua bảng thống kê..
- Trong tương lai theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống của người khuyết tật có lẽ sẽ được thay đổi rất nhiều .
- Cách nhìn nhận rằng: nếu có những cách thức khác hỗ trợ cho khiếm khuyết của người chậm phát triển thì người đó vẫn có thể tự lập được trong xã hội ngày càng lan rộng..
- Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là trẻ khuyết tật hay trẻ chậm phát triển trí tuệ hiện nay được sự quan tâm của xã hội, giúp trẻ được hoà nhập với cộng đồng và học tập như một đứa trẻ bình thường.
- Vì thế để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học tập tốt như một đứa trẻ bình thường, thì người giáo viên phải có những phương pháp biện pháp thật khéo léo đối với trẻ, thông qua việc phải hiểu tâm sinh lý của trẻ qua các hành động, cử chỉ, điệu bộ mà trẻ thể hiện.
- Dạy học sinh học đọc, học viết là một công việc quan trọng và có quan hệ mật thiết chặt chẻ với nhau.
- Chính nhờ đọc để hiểu, nhờ sự hiểu học sinh mới diễn đạt ý nghĩ của mình qua văn bản bằng chữ viết.
- Học đọc, học viết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp một nói riêng là cái gốc, hay nói đúng hơn đó chính là nền tảng để giúp các em học các môn học khác.
- Các em có đọc đúng, đọc hiểu các đề toán thì các em mới hiểu và làm đúng bài toán… Trong thực tế với nhiều lí do, một số giáo viên đã không chú trọng việc dạy đọc cho học sinh, từ đó đó có trường hợp học sinh không đọc thông sẽ dẫn đến việc viết cũng không thạo….
- Do đó, tôi nhận thấy trên đây chỉ là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu, nhằm giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ đạt hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ hoà nhập.
- Tôi tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm, để góp phần vào việc đưa trẻ khuyết tật hoà nhập tốt với cộng đồng trong thời gian sắp tới một cách hiệu quả hơn..
- Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ hoà nhập ở lớp 1