« Home « Kết quả tìm kiếm

GIÁO DỤC NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ


Tóm tắt Xem thử

- Cùng với dòng chảy toàn cầu hoá đối với kinh tế là toàn cầu hoá đối với khoa học, công nghệ, thông tin, văn hoá và tất nhiên trong đó có ngôn ngữ.
- Bởi, với tư cách vừa là công cụ giao tiếp vừa là một phần của văn hoá, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có chức năng phản ánh mọi đổi thay của xã hội như chiếc hàn thử biểu, đồng thời có chức năng tác động vào xã hội, góp phần làm thay đổi xã hội như một xung lực..
- Cũng như đối với kinh tế và các lĩnh vực khác, toàn cầu hoá có tác động cả tích cực và tiêu cực đến ngôn ngữ.
- Sự gia tăng các cuộc tiếp xúc giữa các quốc gia, dân tộc ở mọi lĩnh vực , trong đó đặc biệt có sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá đã tác động mạnh mẽ đến tiếp xúc ngôn ngữ.
- Hệ quả của các cuộc tiếp xúc này đã hình thành một xu hướng chung là, ngôn ngữ của các quốc gia lớn hơn, có nền kinh tế phát triển mạnh hơn cũng như ngôn ngữ của các dân tộc phát triển mạnh hơn sẽ tác động đến ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc còn lại.
- mở rộng, tạo ra nhiều biến thể cho các ngôn ngữ này.
- làm phong phú thêm cho tất cả các ngôn ngữ còn lại bằng việc du nhập các yếu tố từ các ngôn ngữ lớn mà chủ yếu là từ tiếng Anh.
- Viện Ngôn ngữ học..
- hướng toàn cầu hoá đối với ngôn ngữ, trong đó đáng chú ý là sự thu hẹp chức năng, nếu không muốn nói là sự chèn ép ngôn ngữ của các quốc gia nhỏ hơn, của các dân tộc chậm phát triển hơn.
- Hiện có hàng loạt vấn đề được coi là đang đặt ra về toàn cầu hoá đối với ngôn ngữ, trong đó nổi lên là vấn đề tác động toàn diện của tiếng Anh trong phạm vi giao tiếp trên toàn thế giới và từ đó kéo theo nguy cơ về cái chết của một số ngôn ngữ..
- Lingua Franca được UNESCO (1953) định nghĩa là “một ngôn ngữ được dùng theo thói quen của những người có tiếng mẹ đẻ khác nhau, nhằm làm dễ dàng trong giao tiếp giữa họ”.
- 1) Ngôn ngữ thương mại, như tiếng Hausa ở Tây Phi hay tiếng Swahili ở Đông Phi;.
- 2) Ngôn ngữ (có được do) tiếp xúc như tiếng Koinê H y Lạp ở thời kỳ thế giới cổ đại;.
- 3) Ngôn ngữ quốc tế, như tiếng Anh hiện đang sử dụng phổ biến trên thế giới;.
- 4) Ngôn ngữ phụ trợ, như Esperanto và tiếng Anh cơ sở (Basic English)..
- Trong phần giải thích, tác giả cho rằng, tiếng Anh hiện đại đang được coi là Lingua Franca của nhiều nơi trên thế giới với các mục đích khác nhau như: là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ thứ hai, là ngoại ngữ, là ngôn ngữ của du lịch, là ngôn ngữ của thương mại, là ngôn ngữ của các mối quan hệ quốc tế.
- Đó là vai trò của tiếng Anh trong giao tiếp trên toàn cầu và sự xâm nhập của các yếu tố tiếng Anh vào các ngôn ngữ trên thế giới.
- Theo thống kê sơ bộ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có khoảng 337 triệu người sử dụng tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, 235 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
- Hoàn toàn có thể đưa ra một dự đoán rằng, đến một lúc nào đó, một số tiếng Anh biến thể kia sẽ được định hình trở thành một ngôn ngữ độc lập.
- Bằng những lời đánh giá không mấy mặn mà và khó nghe, Globish đang bị nhiều ý kiến cho rằng đây là “kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ”, kết quả của.
- “chủ nghĩa xôvanh trong ngôn ngữ”, “sự ô nhiễm của các ngôn ngữ có nguyên nhân từ Globish”,...
- Sự bành trướng của tiếng Anh cũng là đồng nghĩa với việc thu hẹp chức năng của các ngôn ngữ khác.
- Vốn đã có chức năng hạn hẹp nay lại chịu sức ép của tiếng Anh toàn cầu hoá, cộng với sức ép của ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ quốc gia, không ít các ngôn ngữ trên thế giới đang đứng bên bờ vực của cái chết, do không có người sử dụng chúng.
- Đồng thời, bằng cách sử dụng theo lối chuyển mã, trộn mã và theo các con đường như phỏng âm, mượn nguyên dạng và một phần là chuyển dịch, các yếu tố tiếng Anh xâm nhập ngày càng nhiều vào các ngôn ngữ khác mà trước hết là sự xâm nhập vào các ngôn ngữ thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức, rồi từ đó lan sang các ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong quốc gia đó.
- Ở nội bộ quốc gia, ngôn ngữ phổ thông ngày càng được sử dụng phổ biến và theo đó, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ít được sử dụng và cá biệt có một số ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất..
- Tất cả những điều nêu trên đang tác động đến vị thế, chức năng của các ngôn ngữ và đều liên quan đến giáo dục ngôn ngữ.
- Một ngôn ngữ còn “sống” có nghĩa là ngôn ngữ đó còn được sử dụng trong giáo dục, tức là có người học và có người dạy.
- Giáo dục ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với vị thế, chức năng của các ngôn ngữ..
- Có thể nói, xu thế toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của xã hội Việt Nam, trong đó có vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ nói riêng..
- Việt Nam là quốc gia thống nhất, đa dân tộc và đa ngôn ngữ.
- Với 54 dân tộc và tương ứng là 54 ngôn ngữ chính danh, các ngôn ngữ ở Việt Nam được khẳng định về vị thế và chức năng bằng pháp luật.
- Bảo vệ, phát triển và hiện đại hoá tiếng Việt, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là nhiệm vụ xuyên suốt trong lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước Việt Nam..
- Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam về ngôn ngữ được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, được xác định bằng điều khoản trong Hiến pháp, được quy định rõ tại các văn bản của Chính phủ.
- Đối với ngôn ngữ trong giáo dục, Luật Giáo dục (2005) của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ:.
- Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- 1) Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- 3) Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế.
- Như vậy, theo Luật định, có thể thấy, có bốn “loại” ngôn ngữ trong giáo dục phải được thực hiện: 1) tiếng Việt.
- 2) các ngôn ngữ khác được dùng để giảng dạy;.
- 3) các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Muốn học sinh có năng lực tốt về sử dụng tiếng Việt thì phải học các kiến thức về tiếng Việt và muốn học được các tri thức về tiếng Việt thì không thể bỏ qua các tri thức về ngôn ngữ học.
- Nói cách khác, đó là mối quan hệ giữa Việt ngữ học với môn học Tiếng Việt trong nhà trường..
- Như đã biết, lịch sử Việt ngữ học đã có cả một chặng đường phát triển gắn chặt với sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới.
- Những thành quả nghiên cứu của Việt ngữ học, nói một cách khiêm tốn và trung thực, đó là công lao của các nhà Việt ngữ học trong việc vận dụng kịp thời và sáng tạo các lý thuyết của ngôn ngữ học trên thế giới vào nghiên cứu tiếng Việt, từ đó, phát hiện ra những đặc điểm của tiếng Việt.
- Nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu ngôn ngữ học thế giới được phân ra hai thời kỳ là thời kỳ cấu trúc, hướng sự nghiên cứu ngôn ngữ vào nội bộ hệ thống và thời kỳ hậu cấu trúc, hướng sự nghiên cứu ngôn ngữ vào thực tế sử dụng.
- Sách giáo khoa tiếng Việt cũng phản ánh tình hình này.
- Ví dụ, trong một số năm gần đây, kiến thức tiếng Việt ở trung học cơ sở, bên cạnh các kiến thức ngôn ngữ học truyền thống như từ vựng (từ, cấu tạo từ, nghĩa từ.
- đã xuất hiện không ít các khái niệm mới thuộc kiến thức ngôn ngữ học hậu cấu trúc như hội thoại (cấu trúc hội thoại,.
- Không phủ nhận tác dụng của việc đưa các kiến thức mới, hiện đại của ngôn ngữ học vào môn Tiếng Việt, vấn đề là ở chỗ vận dụng chúng như thế nào để đạt mục tiêu của môn học.
- Tiếng Việt, bên cạnh tiếng Việt chung (cách gọi quen thuộc là tiếng Việt toàn dân), còn có tiếng Việt phương ngữ.
- Cho đến nay, khái niệm tiếng Việt toàn dân mới chỉ được xác định tương đối rõ ở ngôn ngữ viết mà trong giáo dục, biểu hiện rõ nhất là ở sách giáo khoa.
- Chẳng hạn, ngay tại Hà Nội, ở các lớp mẫu giáo, lớp đầu cấp, cả thầy/cô và trò đều cố công để phát âm chuẩn, phân biệt cho được các âm (tr) và (ch), (r) và (d), (gi) nhưng thực tế đời sống ngôn ngữ xung quanh lại không có sự phân biệt này, làm cho mọi cố gắng của thầy/cô và trò trở nên vô ích.
- mang tính môi trường xã hội về ngôn ngữ.
- Ví dụ, ngôn ngữ của trẻ em mang phong cách của ngôn ngữ người lớn và ngược lại.
- sự pha trộn giữa phong cách ngôn ngữ của nữ giới với phong cách ngôn ngữ của nam giới.
- sự đan xen hai chiều giữa ngôn ngữ hành chính và ngôn ngữ đời thường.
- sự xâm nhập, tương tác giữa ngôn ngữ của các nhóm xã hội với nhau cũng như giữa ngôn ngữ của các nhóm xã hội với ngôn ngữ toàn dân.
- Giáo dục tiếng Việt trong nhà trường không thể “đứng ngoài cuộc” trước những thay đổi này.
- 4) Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc, là tiếng phổ thông của cả nước, là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục.
- Nhưng, trước hết, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Kinh.
- lý thuyết ngôn ngữ học thì đối với người dân tộc thiểu số, tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thứ hai.
- Nêu ra điểm này để nhấn mạnh rằng, cần có cách ứng xử phù hợp đối với việc giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc..
- Muốn học sinh dân tộc thiểu số học tốt thì ngôn ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Việt trong giáo dục phải đi trước một bước.
- Nói không quá rằng, trong khi chúng ta cố gắng và có phần mải mê với những tri thức mới, hiện đại, cập nhật của Việt ngữ học nói riêng, ngôn ngữ học nói chung đối với nội dung chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt thì có một thực tế là, những kiến thức đó lại chưa góp sức được nhiều cho học sinh nâng cao, rèn luyện khả năng sử dụng (nói và viết) tiếng Việt.
- Giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong nhà trường là một nội dung được quy định trong Luật Giáo dục.
- Liên quan đến nội dung này là, với tư cách là môn học và tư cách là ngôn ngữ dùng để giảng dạy, tiếng dân tộc thiểu số cần có sự lựa chọn: 1/ lựa chọn tiếng dân tộc để dạy - học.
- Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, có thể thấy bao trùm lên vấn đề này là thái độ ngôn ngữ.
- Thái độ ngôn ngữ (Language attitude) là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ nào đó.
- Ở đây, thái độ ngôn ngữ chính là thái độ đối với việc dạy - học tiếng dân tộc thiểu số hiện nay.
- thái độ đối với việc lựa chọn ngôn ngữ nào (trong số các tiếng dân tộc thiểu số) để dạy - học và thái độ đối với việc lựa chọn tiếng địa phương nào và chữ viết nào (trong số các phương ngữ, các.
- Thái độ ngôn ngữ này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả dạy - học tiếng dân tộc thiểu số.
- Bởi ngôn ngữ vừa là điều kiện bắt buộc vừa là chiếc cầu nối để con em họ có thể tiếp xúc với xã hội rộng lớn, đến với khu công nghiệp, đô thị và những nơi khác ngoài biên giới.
- Đấy là chưa kể đến các điều kiện khác như làm sao để có được giáo viên người dân tộc, việc lựa chọn ngôn ngữ của dân tộc nào tại một trường học có các học sinh thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau.
- Ngay cả đối với một ngôn ngữ dân tộc thiểu số thì việc lựa chọn chữ viết và phương ngữ nào để dạy - học có lẽ là một vấn đề liên quan đặc biệt đến thái độ ngôn ngữ.
- Khác với ngôn ngữ chung - tiếng Việt toàn dân, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang tồn tại và hành chức dưới dạng các phương ngữ và các loại chữ viết khác nhau tại các địa phương khác nhau.
- Do không có quy định chính thức về cộng đồng ngữ (ngôn ngữ chung) và chữ viết chung cho mỗi một ngôn ngữ dân tộc thiểu số, nên một tiếng dân tộc có thể cùng một lúc sử dụng nhiều loại chữ viết (chữ viết truyền thống, chữ viết cải tiến, chữ viết do các nhóm xã hội, cá nhân tự chế tác.
- Bởi vì, việc lựa chọn phương ngữ nào, chữ viết nào đều liên quan đến thái độ ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.
- Đối với vấn đề thứ hai - tiếng dân tộc thiểu số với tư cách là công cụ giảng dạy, tại điểm 1 trong Điều 7 của Luật Giáo dục đã nêu rõ: tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt.
- Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”.
- Như vậy, tại các vùng dân tộc thiểu số, tiếng dân tộc thiểu số còn có thể được coi là ngôn ngữ công cụ trong dạy - học ở bậc Tiểu học.
- Cần nhấn mạnh là, đó là thứ ngôn ngữ công cụ cùng với tiếng Việt để thực hiện chức năng là ngôn ngữ công cụ.
- Những nhân tố này ảnh hưởng bất lợi đến việc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số với tư cách là ngôn ngữ công cụ mang tính hỗ trợ cho tiếng Việt.
- Vì thế, giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay cũng cần nhìn nhận tiếng Anh ở hai vị trí:.
- vị trí là môn học ngoại ngữ và vị trí là ngôn ngữ công cụ..
- Ở vai trò là công cụ dạy - học, tiếng Anh cũng đã đến lúc cần phải trở thành ngôn ngữ dạy - học đối với một số môn học chuyên ngành tại một số trường đại học tại Việt Nam.
- Những vấn đề đặt ra xung quanh việc sử dụng tiếng Anh với tư cách ngôn ngữ công cụ là: xác định khái niệm về tiếng Anh công cụ.
- vai trò của ngôn ngữ quốc gia - tiếng Việt khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ công cụ ở một số môn học trong nhà trường;.
- Khi nói đến khái niệm tiếng Anh công cụ cũng là đặt nó trong mối quan hệ với tiếng Việt công cụ.
- Câu hỏi đặt ra là, liệu khi sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ dạy - học ở một số môn chuyên ngành có làm hạ vị thế của tiếng Việt hay không, có làm mai một (có thể dẫn đến triệt tiêu) tiếng Việt ở sinh viên hay không, có làm giảm thái độ trung thành ngôn ngữ đối với tiếng Việt ở sinh viên hay không.
- không làm mất đi năng lực, tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, đối với ngôn ngữ quốc gia mà còn góp phần hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, đó là mô hình song ngữ bổ sung (additive bilingualism).
- Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hơn bao giờ hết cần được xây dựng trên cơ sở của đời sống xã hội Việt Nam và trong mối quan hệ với đời sống của cả thế giới.
- Sử dụng tốt tiếng Việt ở tất cả các kỹ năng là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa giáo dục tiếng Việt với tiếng Anh sẽ giúp cho học sinh vừa hiểu sâu, nắm chắc và sử dụng tốt tiếng Việt, đồng thời có được một ngôn ngữ công cụ là tiếng Anh để vươn ra thế giới.
- Sự cổ suý cực đoan cho giáo dục ngôn ngữ (ngoại ngữ) chỉ mỗi tiếng Anh (English-only) ở mọi hoàn cảnh, dù nhìn ở góc độ nào, cũng sẽ tạo nên sự lệch lạc trong tương lai và nhãn tiền là một chứng chỉ tiếng Anh mang tính đối phó.
- Hay chăng, nên coi việc biết tiếng Anh là nhu cầu tự thân của mọi người, còn giáo dục ngôn ngữ nào (trong đó có tiếng Anh) sau tiếng Việt mới là yêu cầu bắt buộc..
- [1] Trần Trí Dõi, Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam - Những kiến nghị và giải pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tr..
- [4] Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội tr..
- [5] Nguyễn Văn Khang, Kế hoạch hoá ngôn ngữ - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, NXB Khoa học Xã hội tr..
- [9] Ngôn ngữ học Trung Quốc thế kỷ XXI, Thương vụ ấn thư quán tr.(nguyên bản tiếng Hán).