« Home « Kết quả tìm kiếm

Giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005


Tóm tắt Xem thử

- Giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Abstract: Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam.
- Phân tích thực trạng và quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam về giao kết hợp đồng dân sự.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng của việc quy định về giao kết hợp đồng dân sự các nước trên thế giới.
- Qua đó nêu lên những kiến nghị áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng một cách phù hợp với pháp luật và pháp luật quốc tế..
- Keywords: Luật dân sự.
- Hợp đồng dân sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Bộ luật Dân sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Trước đây, người ta quan niệm luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ sinh hoạt thường ngày của người dân.
- Ngày nay, Bộ luật Dân sự điều chỉnh tất cả "các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, lao động".
- Các chủ thể được luật dân sự điều chỉnh cũng rất rộng: "cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác".
- Như vậy, mọi quan hệ được đặc trưng bởi tính bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt giữa các chủ thể độc lập về nhân thân và tài sản đều được coi là quan hệ pháp luật dân sự và được luật dân sự điều chỉnh..
- Không chỉ có vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn được coi là cơ bản để soạn thảo, xây dựng các luật khác.
- Một điều dễ thấy sự khẳng định lớn lao của Bộ luật Dân sự năm 2005, đó là bằng việc ban hành Bộ luật Dân sự không chỉ thay thế các quy định của Bộ luật.
- Dân sự năm 1995 mà còn khẳng định việc mất hiệu lực hoàn toàn của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
- Điều này cho thấy các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự được coi là nguyên tắc cơ bản của không chỉ đối với hợp đồng dân sự mà còn có giá trị cao đối với các hợp đồng thương mại quốc tế.
- Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, nắm vững các kiến thức về luật dân sự và biết cách vận dụng chúng là chìa khóa để đàm phán với các đối tác nước ngoài một cách bình đẳng..
- Khoa học pháp luật dân sự cũng là một khoa học có truyền thống hàng ngàn năm..
- Luật dân sự Việt Nam có hai nguồn gốc khoa học.
- Nguồn gốc thứ nhất từ luật dân sự La Mã, bắt nguồn từ năm 700 trước công nguyên, du nhập vào Việt Nam thông qua bộ luật Napoléon hay còn gọi là Bộ luật Dân sự Pháp.
- Nguồn gốc thứ hai là từ tập quán của nhân dân, được luật hóa thông qua Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tôn từ thế kỷ thứ 15..
- Do vậy, các quy định về giao kết hợp đồng dân sự dân sự, một trong các vấn đề mấu chốt không thể thiếu của pháp luật dân sự được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống kinh tế-xã hội và hầu hết hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới đều đề cập đến.
- Việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề này là cần thiết.
- Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã được đề cập và quy định trong một tiểu mục riêng về Giao kết hợp đồng dân sự (Điều 388 đến Điều 411) nằm trong Mục 7 Hợp đồng dân sự.
- Với số lượng là 24 điều so với 15 điều của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã thấy rõ là vấn đề này được quan tâm.
- Tuy nhiên, các quy định về giao kết hợp đồng dân sự còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ hoạt động thương mại-dân sự, như: sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, hạn chế của các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về các hợp đồng trong những hoạt động thương mại-dân sự đặc thù so với các quy định về hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Ngay trong Bộ luật Dân sự 2005, dù mới được ban hành, nhưng còn có những hạn chế trong việc bảo đảm giao kết hợp đồng dân sự, như: quy định về hình thức, nội dung giao kết hợp đồng dân sự, bảo vệ các quyền giao kết hợp đồng dân sự của các bên trong quan hệ hợp đồng… Trong thực tiễn giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam, đang xuất hiện khá phổ biến việc các doanh nghiệp sử dụng các "điều kiện thương mại chung".
- các "hợp đồng mẫu".
- (hợp đồng được soạn trước và khó thay đổi được nội dung), nhất là các hợp đồng được ký kết bởi các doanh nghiệp có vị trí độc quyền (điện, nước.
- Thực tế này đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu xác định bản chất của các loại giao kết hợp đồng dân sự này..
- Từ thực tiễn, kinh nghiệm của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự có ý nghĩa to lớn đối với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Trong điều kiện như vậy, việc lựa chọn vấn đề: "Giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005".
- làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Đề tài nghiên cứu hợp đồng ở nước ta là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau.
- Trong những năm qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, như: "Pháp luật về hợp đồng".
- "Chế định hợp đồng kinh tế - tồn tại hay không tồn tại".
- "Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng".
- "Hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm nhìn từ quyền tự do hợp đồng".
- Nguyễn Am Hiểu, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2004, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7/2004;.
- "Hoàn thiện chế định hợp đồng", của TS Phan Chí Hiếu, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4/2005.
- "Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam", của PGS.TS Dương Đăng Huệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2002.
- "Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng ở Việt Nam".
- của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2005.
- "Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam".
- của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2003.
- "Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu".
- các công trình nghiên cứu của TS.
- Ngô Huy Cương… Trong những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật hợp đồng của Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cụ thể, như: về tính thống nhất của pháp luật hợp đồng.
- chế của các quy định về hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, chủ thể hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng….
- Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu một cách cơ bản, toàn diện, mang tính hệ thống những vấn đề về giao kết hợp đồng, các loại giao kết hợp đồng dân sự đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.
- Hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị và những kiến nghị của đề tài sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam..
- Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam.
- phân tích thực trạng và quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam về giao kết hợp đồng dân sự.
- Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng của việc quy định về giao kết hợp đồng dân sự của các nước trên thế giới.
- Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế..
- Phương pháp nghiên cứu luận văn.
- Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật và tham khảo ý kiến của các chuyên gia..
- Chương 1: Khái quát chung về giao kết hợp đồng dân sự..
- Chương 2: Trình tự giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2005..
- Chương 3: Giao kết hợp đồng dân sự trong một số trường hợp đặc biệt..
- Chương 4: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật giao kết hợp đồng dân sự.
- Trần Việt Anh Bàn về khái niệm hợp đồng", Nhà nước và pháp luật, 4(264), 2.
- Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980..
- Corinne Renault (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Ngô Huy Cương (Chủ nhiệm) (2009), Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội..
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa Kinh tế (2005), Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,.
- Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,.
- Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Mai Hạnh, "Phân loại hợp đồng và nguyên tắc giao kết hợp đồng", http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com..
- Lê Hồng Hạnh Chế định hợp đồng kinh tế - tồn tại hay không tồn tại", Luật học, (3)..
- Lê Hồng Hạnh Bàn thêm về hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (4)..
- Phan Chí Hiếu Hoàn thiện chế định hợp đồng", Nghiên cứu lập pháp, (4)..
- Dương Đăng Huệ Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (6)..
- Trần Hữu Huỳnh (2004), Pháp luật hợp đồng hiện hành - những vấn đề đặt ra đối với thẩm.
- phán, doanh nghiệp, trọng tài viên, Báo cáo tham luận tại Hội thảo pháp luật về hợp đồng ngày 29/4, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội,.
- Michel Fromont (2001), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thủy (đồng chủ biên) (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,.
- Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội..
- Dương Anh Sơn Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại quốc tế", Trong sách: Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật dân sự Việt Nam - Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,.
- Đinh Trung Tụng (Chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội,.
- Unidroit (2005), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1991), Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Hà Nội..
- Witold Wolodkiewicz (1999), Maria Zablocka, Luật La Mã, Bản dịch của Lê Nết cho Khoa Luật dân sự, Trường đại học Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.