« Home « Kết quả tìm kiếm

Giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới


Tóm tắt Xem thử

- Ngày nay, khi thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, cùng tồn tại hoà bình và tập trung nguồn lực quốc gia cho sự tăng trưởng kinh tế bằng những phương tiện hiện đại của cuộc cách mạng tin học thì việc giao lưu văn hoá trên thế giới càng được mở rộng hơn bao giờ hết.
- các sản phẩm “văn hoá” kết hợp một cách tinh vi giữa nghệ thuật - kỹ thuật - kinh doanh tung ra khắp nơi đến mọi ngõ ngách trên thị trường thế giới đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nước, nhất là nước Mỹ.
- Hiện tượng cộng sinh văn hoá là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hoá thế giới.
- Mỗi người đều được sống với bản sắc văn hoá dân tộc mình, vừa được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác.
- Một là, trong khi chạy theo tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất trong cơ chế thị trường, làm thế nào để những giá trị nhân bản của các nền văn hoá truyền thống không bị xói mòn và mai một? Hai là, trong khi tiếp xúc và giao lưu văn hoá với các nước khác nhau, nhất là với nền văn hoá phương Tây, làm thế nào để hiện đại hoá nền văn hoá đất nước mà không đánh mất đi bản sắc dân tộc? Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hiểu một cách cặn kẽ những giá trị đích thực của các nền văn hoá thế giới và những tinh hoa của văn hoá dân tộc trên tinh thần khoan dung để hội nhập, nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến vừa dân tộc vừa hiện đại..
- Là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng hợp có hàm lượng trí tuệ cao, văn hoá như chất keo dính kết các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên.
- Văn hoá có khả năng bao quát một cách trực tiếp, đảm bảo tính bền vững xã hội, tính kế thừa lịch sử và không bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng đồng lớn hơn.
- Tính độc đáo của mỗi nền văn hoá dân tộc, hay là sự khác nhau của các nền văn hoá không những chỉ bị quy định bởi những điều kiện môi trường, lịch sử xã hội khác nhau, mà còn vì con người, ngay cả khi rất gần nhau, vẫn có ý thức khu biệt "ta với người".
- Vì vậy, trong quá trình hội nhập thế giới, nếu như khoa học kỹ thuật ngày càng nhất thể hoá bao nhiêu, thì ngược lại, văn hoá mỗi dân tộc như là tấm căn cước, lại càng được khu biệt bấy nhiêu.
- Như những dòng sông, văn hoá của các dân tộc bền bỉ tích lũy, thâu nhận, gạn lọc tinh hoa từ muôn nẻo, không ngừng chuyển tải và biến đổi, không ngừng giao lưu và mở rộng để rồi kết tinh lại thành cái của riêng mình và góp phần vào đại dương mênh mông đầy hương sắc của nhân loại, và đến lượt mình lại được tận hưởng hương vị xa lạ trong cái đại dương vĩ đại bao la đó.
- Nếu như chúng ta hiểu văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra theo quy luật của cái đẹp, là “thiên nhiên thứ hai” nói theo cách nói của Marx, trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội, thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặt văn hoá của nó..
- Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu văn hoá của Việt Nam và Đông Nam Á, chúng tôi nhận ra rằng cái hàng rào ngăn cách chúng ta tiếp cận với nền văn hoá như là một tổng thể chính là phương pháp quá chuyên ngành với nhiều hạn chế, khi việc nghiên cứu văn hoá từng nước tách ra khỏi bối cảnh đồng văn, khi tổng thể văn hoá bị phân ra từng mặt riêng biệt, bỏ qua các mối quan hệ vốn là cốt lõi của bộ môn Văn hoá học.
- Trong cuộc trao đổi mang tính lịch sử này, Nerhu phàn nàn: “Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức con người.
- Einstein đáp: “Vâng, nền văn hoá chăm lo đến đạo đức chính là nền văn hoá phương Đông cổ truyền của các ông” 2 .
- Hiện nay, hơn bao giờ hết, việc giao lưu văn hoá trên hành tinh trở nên nhộn nhịp, xô bồ với tốc độ quay cuồng đến chóng mặt.
- Trong khi đó con người phải bình tâm, sáng suốt để nhận diện được cái gì là tinh hoa tốt đẹp, cái gì là phản văn hoá nhằm lựa chọn và tìm cách thích nghi với những gì phù hợp, đấu tranh chống lại những gì làm huỷ hoại phẩm giá con người..
- Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu quá trình tiếp biến văn hoá ở Việt Nam để rút ra những bài học của ngày qua và định hướng cho sự hội nhập văn hoá hôm nay..
- Đôi điều nhận thức về sự biến đổi văn hoá.
- 1) Để tiếp cận với văn hoá (vừa biến đổi liên tục như cuộc sống vốn có của nó, vừa bảo lưu bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc), chúng tôi áp dụng cấu trúc hai bậc..
- Ta gọi là biến số, là yếu tố động của văn hoá.
- Vì vậy văn hoá được bao chứa trong các hoạt động xã hội cũng như hoạt động chính trị, kinh tế.
- Trên bình diện đó các sáng tạo và hoạt động văn hoá mang tính xã hội và thường xuyên biến đổi.
- Ta gọi là hằng số, là yếu tố tĩnh của văn hoá.
- Nó là cái gốc điều chỉnh mọi sinh hoạt đời sống giữ cho xã hội tính liên tục và tính ổn định và nằm sâu trong tâm thức, trong đức tin tâm linh của con người khắc hoạ nên bản sắc văn hoá của tộc người này khác với tộc người khác..
- Do đó văn hoá không phải là cái gì nhất thành bất biến mà – cũng như mọi sự vật – đều biến đổi..
- Khác với những biến đổi chính trị, kinh tế… là những biến đổi mang tính bột phát, cách mạng, còn biến đổi văn hoá mang tính tiệm tiến vì văn hoá là sự kế thừa và phải thoả mãn những nhu cầu bất biến của con người.
- Đó chính là những mặt chủ yếu của văn hoá..
- Giá trị phổ quát của văn hoá là chân - thiện - mỹ, trong đó cái Đẹp hướng con người tới lý tưởng, tới sự hoàn thiện hoàn mỹ và cái thiêng, cái thánh thiện.
- Vì vậy, khi nói nguyên lý sáng tạo văn hoá không phải bất cứ hoạt động nào của con người mà chỉ nói tới “những hành vi người, chứa đựng trong bản thân chúng cú sốc sáng tạo căng thẳng, đột phá vào không gian tinh thần mới, đọc được ý nghĩa trong thế giới bao quanh, không ngừng sản sinh ra những vật thiêng, những giá trị” mang tính trường tồn (P.
- Còn kết quả của văn hoá đã được “vật chất hoá” trong những cơ chế cụ thể, những di tích, kiến trúc, công cụ lao động… thì người ta thường xếp vào văn minh, mặc dù không thể phân biệt một cách tuyệt đối giữa văn hoá và văn minh..
- Do đó muốn các thành viên của cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, những người quản lý văn hoá không thể áp đặt, cấm đoán người ta thay đổi trên cấu trúc bề mặt (vì ở đâu có áp đặt ở đấy có chống áp đặt), ngược lại phải cổ vũ và giáo dục họ tiếp nhận và sáng tạo cái mới, không ngừng đổi mới.
- Theo quan niệm của Bác Hồ thì “phải làm cho văn hoá vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.
- Văn hoá phải làm thế nào cho nhân dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.
- Văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng”..
- 4) Sự biến đổi văn hoá..
- Con người và văn hoá không nằm ngoài quy luật vận động và biến đổi của tạo hoá.
- Một trong những nguyên nhân của sự biến đổi văn hoá là do sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hoá khác nhau.
- Ở đây có sự gặp gỡ những kiểu lựa chọn khác nhau và diễn ra sự giao thoa, sự pha trộn văn hoá, dẫn đến độ khúc xạ khác nhau, làm cho văn hoá đổi mới..
- Khác với giao lưu văn hoá - sự gặp gỡ giữa các yếu tố văn hoá và làm phong phú thêm cho mỗi nền văn hoá, còn tiếp xúc văn hoá diễn ra trong một thời gian dài giữa hai mô hình văn hoá và kết quả là sự biến đổi mô hình văn hoá đi vay mượn..
- Tiếp xúc văn hoá có thể diễn ra dưới trạng thái áp đặt hay tự nguyện nhưng kết quả đều dẫn tới sự biến đổi mô hình văn hoá.
- Vấn đề là phải nghiên cứu cách biến đổi văn hoá của mỗi dân tộc trong quá trình tiếp xúc..
- Nền văn hoá Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay là một nền văn hoá gồm hai dòng thống nhất trong một cấu trúc và có tác động lẫn nhau: yếu tố ngoại sinh được dân tộc hoá và yếu tố nội sinh được hiện đại hoá..
- Dòng văn hoá bác học thời cổ đại và dòng văn hoá hiện đại là dòng văn hoá chịu nhiều ảnh hưởng ngoại lai và chiếm vai trò chủ đạo trên biểu tầng..
- Dòng văn hoá dân gian thời cổ đại rồi dòng văn hoá dân tộc thời hiện đại đã bảo lưu được những yếu tố truyền thống và là cơ tầng của nền văn hoá Việt Nam..
- Văn hoá Việt Nam - nơi hợp lưu của khu vực và thế giới (những bài học lịch sử).
- Văn hoá Việt Nam - một nền văn hoá đa sắc tộc.
- Điều này dẫn tới hai mối quan hệ: Một là, trong quá trình tích hợp văn hoá tộc người thành một cấu trúc dân tộc trong một quốc gia gồm một dân tộc chủ thể và các dân tộc ít người, giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc chủ thể và dân tộc ít người, giữa các dân tộc với nhau là một quốc sách vô cùng quan trọng có thể nói là hàng đầu của Việt Nam.
- Tại đây đã diễn ra quá trình hội tụ - phát tán dẫn đến những phức thể văn hoá mới chung cho toàn vùng.
- Do đó, đặc trưng của văn hoá Đông Nam Á là “thống nhất trong đa dạng” 3 và quá trình hội tụ bắt nguồn từ những trung tâm khác nhau nên nó không mang tính đơn tuyến trong sự biệt lập, mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cơ chế văn hoá tộc người đa thành phần..
- Nói một cách khái quát, văn hoá Việt Nam là một phức thể gồm ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
- Điều khác biệt cho phép chúng ta nhận diện văn hoá Việt Nam chủ yếu là do bức tranh cấu tạo tộc người với nền văn hoá của họ và quá trình tích hợp văn hoá để hình thành nền văn hoá quốc gia dân tộc mang tên là Việt Nam.
- Trước đây do cách nghiên cứu tách biệt, nên chúng ta đã mô tả văn hoá các dân tộc ít người một cách rời rạc, không có mối liên hệ, nhất là với người Kinh - dân tộc chủ thể đã có vai trò to lớn trong lịch sử văn hoá dân tộc, cho nên không phát hiện ra quá trình tích hợp văn hoá Việt Nam.
- Chúng ta nói về người Tày Thái giỏi lúa nước, nhưng không biết họ đóng góp vào văn hoá lúa nước của Việt Nam như thế nào.
- Nếu ngày nay chúng ta nói văn hoá Việt Nam là một phức thể gồm có yếu tố núi, đồng bằng và biển, thì đó là nói.
- tới sự đóng góp của các dân tộc mà người Kinh - một cư dân đồng bằng đã tích hợp được để cùng với các dân tộc dệt nên bức tranh đa dạng của văn hoá Việt Nam ngày nay..
- Và qua cứ liệu ngôn ngữ tôi đã phát hiện ra, trong ngôn ngữ Việt Mường chung còn ghi lại mô hình văn hoá - xã hội lúa nước với một hệ thống từ vựng chung giữa Tày và Việt.
- Nằm ở vùng châu thổ nơi hội tụ cả rừng và biển, ở giữa ngã tư đường của sự giao lưu khu vực và quốc tế, người Việt đã tiếp nhận nhiều nền văn hoá và có một khả năng: biến cái của người khác thành của mình và có khả năng thích nghi và rất năng động.
- Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau CN, khi tiếp xúc với văn hoá Hán, bộ phận lớn cư dân Việt Mường vùng đồng bằng (kẻ chợ) đã dần dần biến đổi theo hướng Hán hoá, bộ phận còn lại ở vùng cao (miền ngược) ít biến đổi và dần dần tách thành người Việt và người Mường.
- Lịch sử văn hoá Việt Nam qua tiếp xúc và giao lưu với thế giới.
- Nhà nước Đại Việt từ lúc ra đời cho đến hôm nay đã có ba lần tiếp xúc và biến đổi mô hình văn hoá của mình..
- Tiếp xúc với văn hoá Hán để hình thành và xây dựng mô hình văn hoá quốc gia dân tộc trên cơ tầng Đông Nam Á và mô phỏng theo mô hình văn hoá Trung Hoa xưa suốt cả trong thời kỳ cổ đại, để xây dựng một quốc gia văn hiến, khu biệt với văn hoá Hán, như Nguyễn Trãi đã viết:.
- Người Việt và các dân tộc đã bản địa hoá mô hình văn hoá Hán và cả văn hoá Ấn Độ theo tâm thức của mình.
- Nhà nước Đại Việt sau này cũng đã tích hợp trong lòng nó các nền văn hoá chịu ảnh hưởng Ấn Độ: văn hoá Phù Nam, văn hoá Champa.
- Vì vậy có thể xem Việt Nam là nơi hội tụ các văn hoá châu Á, và ở đây đã tạo nên một nền văn hoá quốc gia dân tộc gồm hai dòng: văn hoá bác học chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán (chủ đạo) và Ấn Độ, văn hoá dân gian bảo lưu các yếu tố văn hoá dân tộc với mối quan hệ tác động qua lại trong một thể thống nhất..
- Tiếp xúc với văn hoá Pháp và phương Tây để hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc.
- Quá trình hiện đại hoá ấy dù trong hoàn cảnh thống trị của chủ nghĩa thực dân, đã được định hướng mô phỏng mô hình văn hoá phương Tây bằng cách du nhập các yếu tố ngoại sinh và biến đổi chúng theo một trật tự từ sao phỏng, mô phỏng đến Việt hoá.
- Đồng thời với các yếu tố nội sinh thì cũng đi qua ba bước từ giải thể cấu trúc rồi tái cấu trúc theo hướng hiện đại để cuối cùng hiện đại hoá chúng trong một mô hình văn hoá vừa dân tộc vừa hiện đại.
- Ở đây lại hình thành một nền văn hoá với cấu trúc gồm hai dòng: văn hoá dân tộc (hội nhập cả hai dòng văn hoá truyền thống: dân gian và bác học) và văn hoá hiện đại (những yếu tố ngoại sinh đã được Việt hoá) và có mối quan hệ tác động qua lại đưa văn hoá truyền thống của Việt Nam đi vào văn hoá hiện đại của thế giới..
- Tiếp xúc với văn hoá xã hội chủ nghĩa để định hướng cho nền văn hoá Việt Nam đi vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Nền văn hoá này.
- được chỉ dẫn bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là một nền văn hoá tiên tiến vừa giữ được bản sắc dân tộc vừa hiện đại hoá theo trào lưu chung của quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Người Việt Nam đi lên hiện đại bằng căn cước dân tộc..
- Ta có sơ đồ tiếp xúc văn hoá như sau:.
- Cấu trúc văn hoá hiện đại.
- Dân tộc hoá Hiện đại hoá.
- Đặc trưng vừa dân tộc vừa hiện đại 2.3.
- Thái độ thích nghi trong điều kiện cộng sinh văn hoá là điều bắt buộc đối với tất cả mọi người, nếu chúng ta không muốn bị tụt hậu và bị đẩy ra ngoài lề của sự phát triển.
- Có thể nói chúng ta là một dân tộc rất tài ba và dũng cảm trong quá khứ, nhưng lại bất cập trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Các dân tộc trong nước cũng vậy, và Việt Nam trên trường quốc tế cũng vậy!.
- Vì vậy sự hiểu biết sâu sắc về bản chất văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây là cần thiết.
- Ta có thể dùng sơ đồ sau đây để so sánh và tìm mối tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá lớn nhất của thế giới.
- Vì thế trong ứng xử với tự nhiên, xã hội, con người dù phương Tây hay phương Đông đều ứng xử hai mặt cân bằng, những vì mỗi bên đều nghiêng về một mặt nào đó nên văn hoá khác nhau..
- Là CON - NGƯỜI dù phương Đông hay phương Tây đều có ứng xử hai mặt cân bằng, nhưng tuỳ theo sự lựa chọn nghiêng về một phía nào đó mà mỗi nền văn hoá có những mặt mạnh và mặt yếu khác nhau, rất đa dạng phong phú.
- Do đó, không có một nền văn hoá nào được phép xem là hoàn hảo, là cao hơn nền văn hoá khác..
- Giữa hai nền văn hoá có một sự tương ứng theo trật tự: cái gì phương Tây mạnh thì phương Đông yếu, ngược lại cái gì phương Đông mạnh thì phương Tây yếu..
- Trong sự hội nhập Đông - Tây hiện nay, hai nền văn hoá có thể bổ sung cho nhau, chứ không loại trừ nhau hay thay thế lẫn nhau.
- Nhân loại sống trong hoà bình hữu nghị với sự cộng sinh văn hoá và tôn trọng lẫn nhau..
- 3) Nền văn hoá coi trọng sự cân bằng với tự nhiên, với xã hội… nhằm khai phá những khả năng tiềm ẩn của con người, coi con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện.
- Và như vậy văn hoá sẽ trở thành động lực và hệ điều tiết của sự phát triển xã hội theo hướng an sinh, bền vững..
- Người ta nói thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hoá, thế kỷ của xã hội tri thức, của toàn cầu hoá và đưa ra nhiều kịch bản khác nhau: văn hoá và phản văn hoá, đối thoại và xung đột.
- Nhân loại đang cổ vũ cho sự đa dạng văn hoá và đối thoại văn hoá để xây dựng một nền văn hoá của toàn hành tinh với tất cả những bản sắc văn hoá khác nhau của các cộng đồng..
- Cách đây 4 năm (tháng 12/2004), ở Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội nghị cấp Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 200 nhà khoa học, nhà văn hoá, giáo dục tham dự với tiêu đề “Đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững” và đã thông qua “Tuyên bố Hà Nội” với sự nhấn mạnh vai trò của văn hoá, vai trò của giáo dục, việc thiết lập mạng lưới và sự cam kết của các chính phủ..
- Ở nước ta, văn hoá được đặt cạnh phát triển để xây dựng cuộc sống được cân bằng và văn hoá phải đảm đương chức năng giáo dục, giáo dưỡng con người theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: tất cả vì con người - xây dựng xã hội có dân trí cao, có tự do dân chủ và bình đẳng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Do đó, trong thế kỷ mới văn hoá Việt Nam sẽ mang dấu ấn của thời đại: Đó là xu thế toàn cầu hoá để đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển của thế giới..
- Chúng ta với một tinh thần khoan dung, chấp nhận cộng sinh văn hoá với một thái độ thích nghi.
- Dù tình hình có thay đổi như thế nào, thì với lối ứng xử như vậy sẽ giúp dân tộc ta đi vào dòng thác phát triển của nhân loại, tự mình làm phong phú thêm bản sắc, bản lĩnh văn hoá đồng thời khẩn trương kiên quyết từ bỏ những nếp nghĩ, nếp sống không còn phù hợp.
- Nhiều tác giả, Văn hoá học và văn hoá thế kỷ XX, Viện Thông tin khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001..
- Nhiều tác giả, Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam.
- Taylor, “Văn hoá nguyên thuỷ”, tạp chí Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 2001..
- Phan Ngọc, Một nhận thức về văn hoá Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007.