« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo trình từ pháp học Tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Ngữ pháp và ngữ pháp học.
- Theo quan niệm truyền thống, khi nói đến một ngôn ngữ.
- nào đó người ta thường hình dung đó là một hệ thống được lập thành từ hai bộ phận cơ bản: tập hợp các yếu tố ngôn ngữ.
- Toàn bộ các qui tắc chi phối hoạt động của một bộ máy ngôn ngữ chính là ngữ pháp của ngôn ngữ ấy.
- Ngữ pháp là cái luôn tồn tại một cách cụ thể, khách quan trong một ngôn ngữ, nó có thể được các nhà khoa học phát hiện, lấy làm đối tượng nghiên cứu mô tả và giải thích..
- Bộ môn khoa học về ngôn ngữ lấy ngữ pháp làm đối tượng nghiên cứu được gọi là ngữ pháp học.
- pháp chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học.
- đây, một số người gọi ngữ pháp là “mẹo” hay “văn phạm”, những cách gọi tên như vậy được họ cho là gần gũi và dễ hiểu hơn đối với người Việt, còn cách gọi “ngữ pháp” thì có vẻ xa lạ, chưa quen với nhiều người.
- “ngữ pháp”.
- về cách gọi tên bộ môn khoa học này nên chúng tôi nhất quán sử dụng cách gọi “ngữ pháp”.
- Ngữ pháp vốn là một thuật ngữ Hán - Việt có nguồn gốc từ tiếng châu Âu (tiếng Anh là grammar, tiếng Pháp là grammaire, còn ở tiếng Nga là grammatika) bắt nguồn từ gốc Hi lạp cổ grammatikè technè có nghĩa là “nghệ thuật viết”.
- Ngày nay, ở các ngôn ngữ châu Âu thuật ngữ này được dùng với hai ý nghĩa: một là hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể (ví dụ như: ngữ.
- pháp tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Nga, ngữ pháp tiếng Hàn, ngữ pháp tiếng Phạn.
- hai là tên gọi của ngành khoa học ngôn ngữ có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu về ngữ pháp nói chung.
- Tại Việt Nam, hiện nay, các nhà ngôn ngữ học đã có sự phân biệt rất rõ ràng về hai khía cạnh này.
- Ngành khoa học ngôn ngữ chuyên nghiên cứu về ngữ.
- pháp được gọi là ngữ pháp học còn đối tượng được ngữ pháp học hướng vào để nghiên cứu chính là ngữ pháp..
- Xta-lin định nghĩa ngữ pháp là: “...tổng hợp những qui tắc quyết định sự biến hóa của từ và kết hợp từ thành câu”.
- (Chủ nghĩa Mác và những vấn đề ngôn ngữ học, Hà Nội, 1958, tr.27).
- và xem ra rất phù hợp đối với ngữ pháp của các ngôn ngữ.
- biến hình châu Âu (các ngôn ngữ có hệ biến hóa hình thái), nhưng nếu đem áp dụng cho các ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái như tiếng Hán, tiếng Việt thì phần nào chưa thỏa đáng và còn cần phải bàn lại bởi lẽ những thứ tiếng.
- 4 Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng thuật ngữ ngữ pháp.
- Theo họ, ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của tất cả các yếu tố ngôn ngữ, gồm cả các yếu tố chỉ có một mặt: âm thanh, lẫn các yếu tố có đầy đủ hai mặt: âm thanh và ý nghĩa.
- Với cách nhìn nhận chừng mực hơn, một số nhà ngôn ngữ học khác chỉ quan niệm ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt (âm và ý).
- pháp học và xếp loại đơn vị vừa nêu làm đối tượng nghiên cứu của bộ môn ngữ âm học vốn là một trong ba bộ môn truyền thống làm nên ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học)..
- Ngữ pháp học, theo cách hiểu truyền thống châu Âu, là một bộ môn khoa học cấu thành từ hai nhánh: từ pháp học và cú pháp học.
- Từ pháp học là phân môn ngữ pháp học chuyên tìm hiểu, nghiên cứu về các quy luật, quy tắc biến đổi hình thức của từ (trong các ngôn ngữ biến hình từ), sự cấu tạo của từ, phân loại và xác định các đặc tính ngữ pháp của các loại từ.
- Cú pháp học nghiên cứu cách sắp xếp, tổ hợp từ theo các qui tắc ngôn ngữ để tạo ra các đơn vị lớn hơn từ như từ tổ, câu.
- Hai bộ phận này (từ pháp học và cú pháp học) gắn bó với nhau một cách khăng khít, biện chứng, sự phân chia ra thành từ pháp học và cú pháp học chỉ mang ý nghĩa tương.
- Tóm lại, trong ngữ pháp học tồn tại các phân môn sau.
- đây: Từ pháp học (còn gọi là hình thái học ở các ngôn ngữ có hệ biến đổi hình thái), từ loại học và cú pháp học..
- Đối với giới Việt ngữ học, ngữ pháp thường được hiểu là một trong ba bộ phận cấu thành một ngôn ngữ, đó là: ngữ.
- âm, từ vựng và ngữ pháp.
- Ngữ âm hiểu một cách đơn giản nhất, là thành phần âm thanh của ngôn ngữ.
- Từ vựng là tập hợp toàn bộ vốn từ của một ngôn ngữ với những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và các quan hệ trong các bình diện khác nhau của từ.
- Còn ngữ pháp là “toàn bộ những quy tắc cấu tạo của các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, câu.
- quy tắc biến đổi và biến đổi các đơn vị ấy để tạo nên những sản phẩm lời nói.
- Nói cách khác, ngữ pháp là tất cả những quy tắc, mẹo luật cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ để tạo nên những đơn vị lớn hơn trong giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có cả quy tắc cấu tạo và kết hợp các cụm từ, các câu” (Mai Ngọc Chừ (chủ biên) Nhập môn ngôn ngữ học.
- Một cách quan niệm về ngữ pháp như vậy có thể còn mang tính khái lược nhưng là một quan niệm có thể chấp nhận được khi cần phân biệt ba bộ phận cơ bản của một ngôn ngữ.
- Tương ứng với cách quan niệm về ngữ pháp chúng ta có thể phát biểu rằng: ngữ pháp học là một ngành trong ngôn ngữ học có nhiệm vụ tìm hiểu phát hiện những quy tắc cấu tạo của các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, câu.
- quy tắc biến đổi và kết hợp các đơn vị ấy để tạo ra những sản phẩm lời nói..
- Cũng cần phải nói thêm rằng, trước những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học đã mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu các đơn vị hai mặt của ngôn ngữ, họ coi văn bản hoàn chỉnh (cả ở dạng viết lẫn dạng nói) cũng là một dạng.
- đơn vị hai mặt, và đó cũng là đối tượng nghiên cứu của ngữ.
- pháp học.
- Đại học Sư phạm I Hà Nội … từ những năm 70 của thế kỷ trước, môn ngữ pháp văn bản đã chính thức được giảng dạy cho sinh viên ngành ngữ văn học và một số ngành học khác.
- Điều này nói lên tính hợp lý trong cách quan niệm rộng mở về các đơn vị hai mặt được ngôn ngữ học quan tâm, đồng thời cũng phần nào cho chúng ta thấy sự phát triển đi lên của ngành khoa học này.
- Như vậy, hệ thống các đơn vị hai mặt của ngôn ngữ.
- Các đơn vị này là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học nói chung.
- Trong đó, bộ môn từ pháp học sẽ quan tâm nghiên cứu đến các đơn vị: hình vị, từ, ngữ (đoản ngữ).
- được coi là đối tượng nghiên cứu của bộ môn cú pháp học và văn bản học..
- Từ pháp học.
- Theo cách hiểu rộng nhất, từ pháp học bao gồm cả việc nghiên cứu cấu trúc hình thức của từ, tức sự biến đổi hình thái từ và sự cấu tạo của từ.
- Đối với các ngôn ngữ biến tố, các nhà nghiên cứu thường phân biệt rất rõ giữa một bên là cấu tạo từ và một bên là sự biến đổi hình thái của từ.
- Từ pháp học hay hình thái học theo nghĩa hẹp thường chỉ quan tâm nghiên cứu phần cấu trúc nội tại của từ trong mối liên quan mật thiết với sự biến đổi hình thái từ.
- hình thành trên cơ sở nghiên cứu ngữ pháp các ngôn ngữ.
- châu Âu, điều đó có nghĩa là cách hiểu này hoàn toàn thích dụng với các ngôn ngữ có sự biến đổi hình thái từ.
- Nếu cứ áp dụng nguyên một cách hiểu như vậy vào nghiên cứu các thứ tiếng thuộc loại hình không biến đổi hình thái thì tình hình sẽ rất phức tạp.
- Vốn từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập không có sự biến hóa hình thái và vì vậy cái vế “nghiên cứu cấu trúc hình thức của từ tức nghiên cứu sự biến đổi của từ” sẽ gây cho người nghiên cứu cái cảm nhận rằng ở các ngôn ngữ này không có từ pháp hay nói chính xác là không có cái nội dung mà từ pháp học quan tâm.
- Hoặc giả, nếu thống nhất rằng, các ngôn ngữ không biến hình từ cũng là những ngôn ngữ có hình thái thì quan niệm về từ pháp học cần phải được điều chỉnh lại.
- để có một nhận thức khoa học về từ pháp học đã từng bước.
- được các nhà ngôn ngữ thực hiện, công lớn thuộc về các nhà nghiên cứu ngôn ngữ phương Đông, trong đó có các nhà ngôn ngữ học Việt Nam..
- Như trên đã nói, tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ cùng loại hình như tiếng Hán, tiếng Thái … là các ngôn ngữ không biến hình.
- Việc xem xét các qui tắc biến đổi hình thái không còn được coi là ưu tiên trong nghiên cứu từ pháp các ngôn ngữ này.
- Thay vào đó, các nhà nghiên cứu chú trọng đến việc xem xét từ về mặt phương thức cấu tạo cũng như các đặc tính ngữ pháp tiềm năng.
- cũng cần được xem như một nội dung của môn từ pháp.
- ở các ngôn ngữ này, thuật ngữ “từ pháp” có thể được.
- hiểu trùng với thuật ngữ cấu tạo từ theo đề nghị của Hồ Lê khi ông cảm thấy băn khoăn khi dùng thuật ngữ “từ pháp”..
- Tác giả Hồ Lê đã có ý kiến cho rằng thuật ngữ từ pháp.
- “có ngoại diên khái niệm rộng quá, không phản ánh trực tiếp nội dung nghiên cứu do đó chúng tôi đề nghị trong phạm vi của ngôn ngữ học đại cương, nên dùng thuật ngữ.
- khoa cấu tạo từ (tức khoa học về sự cấu tạo từ) để thay thế cho thuật ngữ hình thái học và thuật ngữ từ pháp.” (Hồ Lê, sdd, tr.30).
- Theo chúng tôi, cách gọi từ pháp hay hình thái học, hay khoa cấu tạo từ … thực chất chỉ là những cách gọi tên khác nhau của cùng một môn khoa học, vì vậy ở sách này chúng tôi vẫn giữ cách gọi từ pháp như truyền thống..
- Là một bộ phận nằm trong từ pháp học nghiên cứu việc phân định các đơn vị từ thành các lớp, các loại dựa trên các.
- Trong lịch sử nghiên cứu loại từ tiếng Việt, thời kỳ đầu cũng có một vài ý kiến lẻ tẻ nghi ngờ sự tồn tại của các loại từ bởi lẽ họ không tìm được chỗ dựa về mặt hình thức vốn được các nhà ngôn ngữ học châu Âu lấy làm điểm tựa để phân định từ loại.
- Tuy nhiên, đa số các nhà Việt ngữ đều khẳng định từ loại là những lớp từ được phân chia ra trong một ngôn ngữ dựa trên ý nghĩa khái quát và hoạt.
- động ngữ pháp của từ.
- Cú pháp.
- Dần dần, theo sự phát triển của ngôn ngữ học, cú pháp học được hiểu là một phân môn của ngữ pháp học chuyên nghiên cứu các cách kết hợp các đơn vị từ từ (và các đơn vị tương đương) trở lên.
- Cú pháp cụm từ : là bộ phận chuyên nghiên cứu sự kết hợp tự do giữa từ với từ để tạo thành những tổ hợp có ý nghĩa, lớn hơn từ là các cụm từ tự do (còn gọi là nhóm từ, từ tổ, ngữ)..
- Cú pháp câu: chuyên nghiên cứu việc xác định câu và cấu tạo bên trong của câu, bao gồm cả việc phân loại câu.