« Home « Kết quả tìm kiếm

GIỚI THIỆU ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Mặc dầu trên thực tế, chúng ta còn quá ít tư liệu thư tịch và khảo cổ nhưng trong tham luận này, chúng tôi cố gắng tập hợp hầu hết những tư liệu có thể có để mô tả một cách tóm tắt diễn trình âm nhạc cung đình của các triều đại Việt Nam..
- Ngoài ra sử còn phê phán Lê Long Đĩnh “Ông ta mỗi ngày chỉ mải ăn uống, nghe âm nhạc và xem múa hát mà không chịu chăm lo việc triều đình” 2.
- Đó là điều kiện để âm nhạc Champa có ảnh hưởng đến âm nhạc cung đình Việt Nam, nhất là ở âm nhạc cung đình triều đại Lý..
- Tuy nhiên, có quá ít tư liệu biên niên sử về âm nhạc cung đình triều đại Lý..
- Một vài đoạn sử cho biết cung đình thời Lý cũng đã có đội múa hát.
- Điều này cho thấy âm nhạc cung đình Champa đã có ảnh hưởng thế nào đến âm nhạc cung đình nhà Lý.
- Trần lại cho rằng “nó (dàn nhạc) cho ta nghĩ đến một ảnh hưởng chia sẻ của âm nhạc Ấn Độ với Trung Hoa trong âm nhạc Việt Nam với một nét trội của âm nhạc Ấn Độ” 9 .
- Và ông kết luận rằng: “Dàn nhạc này có thể là âm nhạc cung đình triều đại nhà Lý” 10.
- Trong cung đình nhà Trần đã có hai loại dàn nhạc:.
- Dàn Đại nhạc gồm các nhạc cụ:.
- 1) Cái tất lật – một dạng kèn dăm kép;.
- 2) Cái tiểu quản – một dạng kèn dăm đơn nhỏ;.
- 3) Hai nhạc cụ gõ;.
- 4) Cái tiểu bạt – một dạng chũm choẹ đơn;.
- Dàn Tiểu nhạc gồm các nhạc cụ:.
- Sáu nhạc cụ dây:.
- Ba nhạc cụ hơi:.
- Ba nhạc cụ gõ:.
- Một lần nữa cho thấy sự ảnh hưởng chia sẻ của âm nhạc Ấn Độ và Trung Hoa với nét trội của âm nhạc Trung Hoa.
- Việc phân biệt chức năng và đối tượng sử dụng của hai loại Đại nhạc và Tiểu nhạc cho thấy âm nhạc cung đình đời Trần đã bắt đầu có thể chế nhất định.
- Điều này cho thấy vua chúa nhà Trần không từ chối những cách hoạt động ca múa dân gian và âm nhạc cung đình chưa tách hẳn khỏi truyền thống dân gian.
- Sử còn ghi rằng trong cung đình nhà Trần có những bài ca mà rất tiếc đến nay chỉ còn một số tên bài 13.
- Không tìm được tư liệu nói về múa cung đình thời kỳ này.
- Mặc dù thời gian trị vì của nhà Hồ rất ngắn, nhưng trong cung đã có Nhã nhạc.
- Theo Ngô Sỹ Liên, năm Thiện Thành thứ hai đời Hồ Hán Thương (1402), vua đã “đặt Nhã nhạc.
- Đây là lần đầu tiên tên gọi Nhã nhạc xuất hiện ở Việt Nam.
- Điều đáng tiếc là không có một tư liệu nào khác nữa để hiểu thêm về Nhã nhạc thời nhà Hồ ra sao.
- Tuy nhiên, có thể thấy Nhã nhạc có đi với múa và các điệu múa cũng phân ra thành múa văn và múa võ.
- Mặc dầu được xây dựng từ thời nhà Hồ, nhưng với tư cách một điển chế âm nhạc cung đình, Nhã nhạc phải chờ đến triều đại nhà Lê.
- Vì thế, nhạc cung đình nhà Lê đều do viên quan hoạn Lương Đăng “phỏng theo quy chế nhà Minh mà làm” 18.
- Sách Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ cho biết: "Khoảng năm Hồng Đức nhà Lê… các quan đại thần là các ông Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh… mới kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm ta, đặt ra hai bộ Đồng văn và Nhã nhạc” 21.
- Tuy nhiên, theo tác giả, đến đời Lê Thế Tông thì hai bộ Đồng văn và Nhã nhạc chỉ còn dùng trong lễ Tế giao và Triều hạ lớn.
- Như vậy, sau hơn 100 năm Tục nhạc bị cấm, nay lại được dùng trong cung đình.
- Đồng thời, vai trò nghi lễ chính thống của Nhã nhạc bị suy yếu..
- Song chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ tư liệu nào về âm nhạc cung đình của triều đại này..
- Dưới thời nhà Nguyễn, trong cung đình vẫn có hai bộ (gọi là Thự) Đồng văn và Nhã nhạc do viên quan “Đồng văn – Nhã nhạc thự chánh” phụ trách.
- Theo cách dùng từ của Phan Huy Chú thì ở sách này, từ giáo phường không mang ý nghĩa là Tục nhạc mà là tên gọi cơ quan phụ trách về âm nhạc của triều đình.
- Rất có thể, hai thự Đồng văn và Nhã nhạc là những bộ phận thuộc Ty Giáo phường.
- hoặc “hai thự Đồng văn và Nhã nhạc đặt Đại nhạc ở phía Đông sân rồng” 26.
- Căn cứ vào bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 27 và công trình của GS.TS Trần Văn Khê thì âm nhạc cung đình triều Nguyễn gồm các dàn nhạc và nhóm nhạc sau:.
- Dàn Nhã nhạc gồm có:.
- Trong công trình của mình, GS.TS Trần Văn Khê lại cho rằng đây là một trong những dàn nhạc cung đình.
- 1) Một nhạc cụ cung kéo;.
- Do đó, Nhã nhạc nói riêng và âm nhạc cung đình triều Nguyễn nói chung chỉ còn là công việc riêng của hoàng cung.
- Tuy nhiên, với tư cách là những tác phẩm âm nhạc và là một bộ phận của nền âm nhạc dân tộc, một số bài bản được sử dụng trong các sinh hoạt âm nhạc ngoài cung đình..
- Mười bản Ngự được hội nhập vào biểu mục của âm nhạc thính phòng Huế..
- Theo các nghệ nhân và các bậc trí giả Huế, ban đầu loại hình âm nhạc này phổ biến chủ yếu trong giới hoàng thân quốc thích và được xem như là một trong những biểu hiện của nhân cách quý tộc của họ.
- Tuy nhiên, nó không có những dàn nhạc lớn với đầy đủ biên chế như các dàn nhạc cung đình.
- Trong biểu mục của âm nhạc thính phòng Huế còn bao gồm nhiều bài bản của âm nhạc cung đình và Mười bản Ngự cùng với nhiều bài dân ca, nhạc lễ nữa… Hơn nữa toàn bộ biểu mục của Mười bản Ngự tồn tại trong “môi trường”.
- của âm nhạc thính phòng Huế dưới hai dạng là các bài ca và bản nhạc không lời..
- Cho đến những năm giữa thế kỷ XX, âm nhạc thính phòng Huế đã được trình diễn trong giới trí thức, giới người giàu và đôi khi cho cả nhân dân thành Huế.
- Sự hội nhập của Mười bản Ngự và một số bài bản âm nhạc cung đình vào biểu mục của nhạc thính phòng Huế là một.
- Âm nhạc cung đình còn lan toả vào miền Nam Việt Nam và trở thành hạt nhân ban đầu, thành nguyên mẫu cho sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của một loại hình ca nhạc mới của vùng này, được gọi là Đờn ca Tài tử.
- Tại Nam Bộ, ông đã tập hợp những người trẻ tuổi yêu âm nhạc và dạy họ vốn âm nhạc cung đình Huế.
- Thực ra trước ông, nhạc cung đình Huế đã được biết đến ở Nam Bộ, do các thầy đàn Huế vào dạy hoặc do một số người Nam Bộ ra Huế học rồi về truyền dạy lại.
- Trong biểu mục đó, những bài bản có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình Huế vẫn được xem là những “bài tổ”, những bài bản có tính kinh điển nhất.
- Cố nhiên ngày nay, nhạc Tài tử và ca kịch Cải lương đã trở thành những loại hình âm nhạc có đặc trưng nghệ thuật riêng.
- Nhưng, như nhân dân Nam Bộ đã thừa nhận, những loại hình âm nhạc đó đều bắt nguồn từ âm nhạc cung đình Huế..
- Từ năm 1945, khi chế độ quân chủ nhà Nguyễn chấm dứt thì Nhã nhạc nói riêng và âm nhạc cung đình nói chung dần rơi vào quên lãng.
- Tuy nhiên, một vài bộ phận của nó lại hoà nhập vào âm nhạc thính phòng Huế, vào Đờn ca Tài tử và Cải lương Nam Bộ.
- Vốn là sản phẩm của thể chế và đời sống cung đình, khi chế độ quân chủ sụp đổ, âm nhạc cung đình mất đi cơ sở xã hội mà từ đó và vì đó nó được sinh ra và phát triển.
- Từ năm 1975 và nhất là từ 1995, Nhã nhạc cùng với các điệu múa cung đình được khôi phục bởi các nghệ sỹ chuyên nghiệp và trình diễn cho nhân dân trong.
- Ngoài ra, được sự giúp đỡ của Chính phủ cộng với sự hỗ trợ của các quỹ Nhật Bản, Toyota, Sumitomo, chúng ta đã mở được khoa Nhã nhạc trong Đại học Nghệ thuật (nay là Học viện Nghệ thuật Huế) thuộc Đại học Quốc gia Huế, đào tạo và truyền dạy vốn âm nhạc cung đình Huế, trong đó có Nhã nhạc..
- Bất kể những biến đổi nói trên, ngày nay chúng ta vẫn còn sưu tầm được khá nhiều bài bản trong biểu mục của âm nhạc cung đình xưa.
- Theo nghệ nhân Trần Kích, một nhạc công trong dàn nhạc cung đình xưa, Nhã nhạc, tức âm nhạc nghi lễ của cung đình, bao gồm hai loại nhạc như sau:.
- Để kết luận, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, rằng được sáng tạo để phục vụ các hoạt động và sinh hoạt trong cung đình, thông thường âm nhạc cung đình Huế sẽ bị quên lãng khi không còn chế độ quân chủ.
- Nhưng thực tế là nó đã trở thành ngọn nguồn cho sự ra đời và phát triển của dòng âm nhạc mới – âm nhạc của Đờn ca Tài tử và Cải lương.
- đồng thời nó cũng góp phần làm giàu về nhiều mặt cho âm nhạc thính phòng Huế..
- Chính phủ Việt Nam rất chú trọng việc khôi phục, bảo vệ và truyền dạy vốn văn hoá cổ truyền, trong đó có âm nhạc cung đình Huế.
- Năm 1977, sau khi tái thống nhất đất nước, chúng tôi đã tập hợp các nghệ nhân và nhờ họ mà chúng tôi có được khá nhiều tư liệu về âm nhạc cung đình xưa..
- Từ năm 1996, chúng tôi tiếp tục làm việc với các nghệ nhân nhằm sưu tầm thêm tư liệu và tiến hành nghiên cứu, trên cơ sở đó chúng tôi đã phục hồi được dàn nhạc và một số bài bản của Nhã nhạc.
- Đồng thời, chúng tôi cũng tổ chức thêm được ba lớp truyền dạy Nhã nhạc cho những người trẻ tuổi.
- Chúng tôi cũng làm hồ sơ ứng cử gửi UNESCO và Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO phong tặng danh hiệu “Kiệt tác di sản truyền miệng và văn hoá phi vật thể của nhân loại”..
- Giới thiệu thêm về Nhã nhạc.
- Trong âm nhạc cung đình của nhiều triều đại Việt Nam, Nhã nhạc luôn đóng vai trò nòng cốt.
- Trong ý nghĩa chung nhất, Nhã nhạc là loại nhạc quý phái và tao nhã của triều đình và giới quý tộc phong kiến nhằm phân biệt với tục nhạc của dân thường.
- Nhã nhạc được truyền sang Nhật năm 701 vào đời Đường và có tên tiếng Nhật là Gagaku.
- Nhã nhạc nhập vào Triều Tiên trong khoảng các năm thông qua việc tiếp nhận một bộ nhạc cụ Nhã nhạc từ Trung Hoa thời nhà Tống.
- Ở Việt Nam, Nhã nhạc xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1402 dưới thời nhà Hồ và trở thành thể loại âm nhạc chủ chốt trong cung đình từ 1437 dưới thời Lê sơ.
- Như vậy, xuất xứ từ Trung Hoa, Nhã nhạc đã lan truyền và có những tên khác nhau: Yă Yueh (Trung Hoa), Gagaku (Nhật Bản), Aak (Triều Tiên), Nhã nhạc (Việt Nam)..
- Chức năng chủ chốt của Nhã nhạc là âm nhạc tế lễ và nghi thức, phục vụ các hoạt động chính thức của nhà vua như tế Nam Giao, tế Thái miếu, nhạc Đại triều, nhạc Thường triều, nhạc tiếp sứ giả nước ngoài….
- Cố nhiên, trong cung đình các triều đại Việt Nam, bên cạnh Nhã nhạc còn có những thể loại nhạc khác như Bả lệnh (quân nhạc), Nữ nhạc, Yến nhạc,....
- Để thực hiện chức năng tế lễ và nghi thức của mình, Nhã nhạc đã được xây dựng theo những chuẩn mực nghiêm ngặt.
- Có hai biên chế dàn nhạc được tổ chức để tấu các bài bản Nhã nhạc:.
- Tương đồng và dị biệt giữa Yă Yueh, Gagaku, Aak và Nhã nhạc: Tất cả bốn nước đều tuân thủ những nguyên tắc lý thuyết, triết học và ý nghĩa của Nhã nhạc, nhưng sắc thái âm nhạc thì lại thể hiện truyền thống âm nhạc riêng của mỗi nước..
- Việc dân tộc hoá âm nhạc của Nhã nhạc diễn ra rất rõ ở Việt Nam.
- Sử dụng những kỹ năng âm nhạc thể hiện đặc trưng dân tộc:.
- Sử dụng một “đơn vị nhịp điệu” như một “cấu kiện” để xây dựng các kết cấu âm nhạc.
- nhạc cung đình của một số nước châu Á.
- Tại Hội nghị lần thứ 5 của Hội Những nhà Âm nhạc dân tộc học châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Quezon, Phillippine vào những ngày 17/24, tháng Hai, năm 2001, “đơn vị nhịp điệu bốn phách” đã được phát hiện có mặt trong âm nhạc cung đình các nước Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam và được các thành viên hội nghị đánh giá là đặc trưng chung cho âm nhạc cung đình của các nước nói trên..
- Ngày nay, Nhã nhạc đã được khôi phục và trình diễn cho đông đảo nhân dân và phục vụ du lịch.
- Nó được giảng dạy trong Khoa Nhã nhạc của Học viện Nghệ thuật Huế.
- Nhã nhạc cũng được giới thiệu trong các cuộc liên hoan ca nhạc quốc tế và là một trong nhưng tiết mục chủ công của các đoàn ca múa nhạc đi biểu diễn ở nước ngoài..
- 8 Trần Văn Khê, Tham luận tại Hội nghị lần thứ 4 Hội Những nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học châu Á - Thái Bình Dương, Đài Loan, tháng 3/1998..
- 15 Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr.203..
- 18 Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr.343..
- 19 Ngô Sỹ Liên, Đại việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr.338..
- 24 Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr.339..
- [7] Trần Văn Khê, Court music – the Case of Vietnam (Âm nhạc cung đình – Trường hợp của Việt Nam – tiếng Anh), Tham luận tại Hội nghị lần thứ tư của Hội Những nhà âm nhạc dân tộc học châu Á – Thái Bình Dương, Đài Loan, tháng 03/1998..
- [12] Tô Ngọc Thanh, Nhã nhạc – A kind of Court Music in Vietnam (Nhã nhạc – một loại hình âm nhạc cung đình ở Việt Nam – tiếng Anh), Tham luận tại Hội nghị lần thứ tư của Hội Những nhà Âm nhạc Dân tộc học châu Á – Thái Bình Dương, Đài Loan, tháng 3/1998.