« Home « Kết quả tìm kiếm

Hai muơi năm đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Tóm tắt Xem thử

- 20 NĂM ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 20 NĂM ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
- Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông.
- VÀI NÉT VỀ KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG.
- Khoa Báo chí được thành lập năm 1990 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học QG Hà Nội) trong bối cảnh Đổi mới đất nước và đổi mới báo chí, nhu cầu thông tin của xã hội và nhân lực cho lĩnh vực này ngày càng cao và cấp thiết.
- Bằng tốt nghiệp là cử nhân báo chí học, mã số 604.
- Trước tình hình phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, nhu cầu thông tin, truyền thông cũng như nguồn nhân lực trình độ cao cho báo chí truyền thông Việt Nam, khoa Báo chí tiếp tục triển khai đào tạo Thạc sĩ từ năm 1997, với khóa đầu tiên là 15 học viên, tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ báo chí học, mã số 60.32.01.
- Năm 2005, để hoàn chỉnh cơ cấu đào tạo, nâng cao uy tín và vị thế của khoa đối với ngành và xã hội, cung cấp nhân lực chất lượng cao, Nhà nước cho phép khoa Báo chí được đào tạo Tiến sĩ báo chí học, mã số .
- Một bước chuyển biến quan trọng trong hoạt động đào tạo là chuyển đổi phương thức đào tạo từ Niên chế sang Tín chỉ vào năm 2006 để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới của ngành và đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế trong sự nghiệp đào tạo.
- Song cho đến nay đã tương đối ổn định và đồng thuận trong cán bộ, sinh viên Nhà trường và khoa Báo chí nói riêng.
- việc làm ở các cơ quan, tổ chức liên quan đến báo chí truyền thông ngày càng phong phú, đa dạng.
- nhu cầu theo học ngành này càng cao nên tháng 4 năm 2008 khoa Báo chí đổi tên thành khoa Báo chí và Truyền thông , đánh dấu bước phát triển và trưởng thành mới của khoa cả về nội dung và hình thức đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Năm 2010 này, khoa đang tích cực xúc tiến để mở ngành Quan hệ công chúng (PR), mã số 601 tại khoa Báo chí và Truyền thông để đáp ứng nhu cầu xã hội và hoàn chỉnh một bước các lĩnh vực đào tạo.
- Hiện tại khoa Báo chí và Truyền thông có 4 Bộ môn chuyên môn · Báo viết – Báo Ảnh · Phát thanh – Truyền hình · Biên tập – Xuất bản · Văn hóa truyền thông Và Phòng Tư liệu - lưu trữ.
- Tháng 4.2009, Nhà Trường quyết định nâng cấp Trung tâm Nghiệp vụ Phát thanh - Truyền hình thuộc Khoa thành Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí truyền thông trực thuộc Trường để thực hiện các chức năng đào tạo nghiệp vụ cho khoa Báo chí và Truyền thông.
- Đội ngũ cán bộ hiện tại là 18 người (trong đó có 4 PGS, 6 TS, 3 NCS, 4 ThS), cùng khoảng 40 nhà báo, nhà giáo, nhà khoa học ở các cơ sở đào tạo, các cơ quan thông tấn báo chí tham gia giảng dạy, đào tạo.
- Khoa Báo chí và Truyền thong có quan hệ hợp tác gắn bó chặt chẽ, hiệu quả với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo như Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện CTHCQG HCM), khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH và NV (Đại học QG TPHCM).
- Bộ môn Báo chí của Trường Đại học Khoa học Huế (Đại học Huế).
- các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
- các cơ quan lãnh dạo, quản lý báo chí (Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam).
- Mục tiêu của khoa Báo chí và Truyền thông là đào tạo đội ngũ nhân lực báo chí và truyền thông có chất lượng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, yêu nước, gắn bó mật thiết với nhân dân, tự giác, tự nguyện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam Xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ của khoa Báo chí và Truyền thông là.
- Đào tạo các hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngành báo chí và Truyền thông · Nghiên cứu khoa học báo chí và truyền thông · Hợp tác với các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo trong nước · Hợp tác với khu vực và quốc tế trong lĩnh vực báo chí và truyền thông · Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao, dịch vụ.
- về báo chí và truyền thông Như vậy, khoa Báo chí và Truyền thông đến nay đã có 20 năm xây dựng và phát triển, là một trong 4 cơ sở đào tạo nhân lực báo chí và truyền thông của cá nước.
- Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chỉ có Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện CTHCQG HCM) và Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH và NV (Đại học QGHN) là hoàn chỉnh về các hệ đào tạo từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ báo chí học.
- Thực hiện thi tuyển theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Điểm chuẩn đầu vào của khoa Báo chí và Truyền thông luôn đứng ở tốp 1, 2, 3 của 14 khoa trong Trường Đại học KHXH và NV Hà Nội gần 20 năm nay.
- Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo và sự dụng, có thể thấy khối D vượt trội hơn về tư duy tự nhiên và xã hội, khả năng ngoại ngữ.
- Vì vậy, số ra làm báo được thực sự khác xa với số lượng tuyển vào đào tạo lúc đầu.
- hoặc quá trình đào tạo chưa tốt.
- Theo tôi, đầu vào là rất quan trọng, vậy nên có thể nối lại việc thi tuyển năng khiếu như trước đây Học viên Báo chí và Tuyên truyền đã làm (tất nhiên nay phải đổi mới nhiều mới phù hợp), hoặc có hình thức nào đó hay hơn để chọn đúng người vào học? 2.2.
- Chương trình đào tạo và quy trình thực hiện.
- Từ năm 1990 dến năm 2006 thực hiện chương trình đào tạo theo Niên chế, gồm 210 đơn vị học trình (đvht), được quy định theo chương trình Khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chương trình đào tạo thuộc các Khối (nhóm Kiến thức) sau đây.
- Để khắc phục tình trạng trên, khoa Báo chí và Truyền thông đã nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung Khung chương trình đào tạo để cập nhật những môn học mới như: Quan hệ công chúng, Quảng cáo trên báo chí, Kinh doanh và phát hành báo chí.
- Truyền thông Internet.
- Nghệ thuật thuyết trình, Tri tạo truyền thông.
- Sinh viên được làm bài tập trên lớp nhiều hơn, khuyến khích và tạo điều kiện ra các tòa soạn báo học nghề, nghỉ hè thì kết hợp thực hành, thực tế ở các cơ quan báo chí địa phương, cuối năm thứ 3 được đi thực tế 1 tuần tại một địa điểm tự chọn, năm thứ 4 có 2 tháng thực tập tốt nghiệp bắt buộc trước khi thi (hoặc) bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
- Khoa tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên năm cuối làm tốt nghiệp bằng các sản phẩm phát thanh, truyền hình, báo mạng được các cơ quan báo chí bên ngoài đánh giá cao và sinh viên tỏ ra thích thú.
- Những năm qua và hiện nay, khoa Báo chí và Truyền thông đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để đổi mới, bổ sung các môn học, lĩnh vực mới của truyền thông để theo kịp thực tế sôi động của báo chí truyền thông đất nước và thế giới.
- Các nỗ lực đó vẫn tiếp tục được triển khai và mở rộng để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Năm 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trương đào tạo theo phương thức Tín chỉ, Trường Đại học KHXH và NV, trong đó có khoa báo chí và Truyền thông đã tích cực thực hiện chủ trương đó.
- Đào tạo theo tín chỉ đối với thế giới là không mới , tuy nhiên ở nước ta trước đó có một số trường đại học thực hiện, có nơi thành công, có nơi khong thành công.
- Đến nay, về hình thức là tương đối tốt, còn nội dung đào tạo thì chưa thay đổi nhiều.
- Từ 210 đvht của niên chế thành 140 tín chỉ của chương trình đào tạo theo phương thức mới.
- Điểm vượt trội của đào tạo theo tín chỉ là.
- Tháng 10 này, Nhà trường sẽ tiến hành sơ kết 4 năm đào tạo theo tín chỉ ở Trường Đại học KHXH và NV sẽ có đánh giá toàn diện thành công và hạn chế bước đầu để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm cho phương thức này những năm tiếp theo.
- Cũng phải nói thêm rằng, dù đào tạo theo niên chế hay theo tín chỉ thì 20 năm qua không ít các cựu sinh viên khoa Báo chí và truyền thông đã phát huy được kết quả học tập và năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn.
- Cho đến nay, khoa đã đào tạo trên 7.000 cử nhân và 250 thạc sĩ báo chí cho các cơ quan thông tin đại chúng, nhiều em hiện giữ các trọng trách chủ chốt ở các cơ quan báo chí.
- Có khoảng 50 em từng đạt giải báo chí toàn quốc, giải báo chí quốc gia, giải báo chí các cấp, các ngành Trung ương và địa phương.
- Thay cho 6 địa chỉ truyền thống là báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo ảnh, hãng thông tấn, cho đến nay, tính sơ bộ đã có trên 17 địa chỉ “đầu ra”, vì vậy mà nhu cầu học ngành này vẫn “nóng”ở các cơ sở đào tạo ngành báo chí và truyền thông.
- Những năm qua, khoa Báo chí và Truyền thông là một trong những cơ sở đào tạo báo chí trong nước đã tích cực, chu động triển khai hoạt động này.
- Cho đến nay, ước tính có khoảng 70% bài giảng, giáo trình cho các môn học trong chương trình đào tạo.
- Cơ sở lý luận báo chí truyền thông.
- Ngôn ngữ báo chí.
- Phê bình tác phẩm văn học – nghệ thuật trên báo chí.
- Các thể loại báo chí thông tấn.
- Các thể loại báo chí chính luận.
- Các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật.
- Dương Xuân Sơn biên soạn · Lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn .
- Báo chí truyền hinh.
- Dương Xuân Sơn biên soạn Ngoài các bài giảng, giáo trình nói trên, các giảng viên còn dịch, biên dịch nhiều tài liệu báo chí nước ngoài (tiêu biểu là sách báo chí của Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Úc.
- Phòng tư liệu - lưu trữ của khoa hiện có hàng chục tài liệu tham khảo, hàng trăm cuốn sách về lĩnh vực báo chí truyền thông từ các nhà xuất bản trong và ngoài nước.
- Đặc biệt Nhà xuất bản Thông Tấn của TTXVN những năm qua đã dịch, biên dịch và xuất bản hàng chục cuốn sách báo chí nước ngoài, khoa Báo chí và Truyền thông đều mua làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu.
- Tóm lại, giáo trình, bài giảng, tài liệu ở khoa là tương đối đầy đủ, toàn diện, phong phú, góp phần không nhỏ vào công tác giảng dạy, đào tạo.
- Tuy nhiên cũng nổi lên một số cuốn được sử dụng ở cả các cơ sở đào tạo khác.
- Các giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông đã tích cực, hăng say nghiên cứu khoa học để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo.
- Báo chí trong thời kỳ Đổi mới và kinh tế thị trường do PGS.TS.
- Báo chí với vấn đề bảo vệ môi trường do PGS.TS.
- Lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn do ThS.
- Nghiên cứu báo in từ góc độ chính trị học và truyền thông do PGS.TS.
- Nghệ thuật tuyên truyền của báo chí Đoàn thanh niên do PGS.TS.
- Báo in từ góc độ kinh tế báo chí truyền thông thời kỳ đổi mới và hội nhập do PGS.TS.
- Nghiên cứu văn hóa báo chí từ góc nhìn văn hóa học và báo chí học (Đề tài ĐHQGHN), năm 2004 do PGS.TS.
- Xây dựng mô hình chiến lược và chiến thuật quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (lĩnh vực PR) do TS.
- Ngoài các công trình nói trên, tập thể giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, kết hợp với các nhà báo, nhà khoa học, nhà giáo ngoài khoa đã tập hợp các bài nghiên cứu và in thành sách: Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Nghiên cứu khoa học sinh viên là bộ phận cấu thành của quá trình đào tạo.
- Cũng có ý kiến cho rằng, sinh viên báo chí nên lo tác nghiệp, thực hành, làm báo cho giỏi, còn nghiên cứu khoa học thì không cần.
- Mặc dù triển khai NCKHSV là công việc khó khăn do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhưng khoa Báo chí và Truyền thông vẫn tiến hành đều đặn hoạt động này ở từng năm học.
- Như vậy, để học tập, giảng dạy tốt, nâng cao chất lượng đào tạo thì không thể khong nghiên cứu khoa học.
- Các hoạt động này bổ sung và hỗ trợ cho nhau để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo..
- Hợp tác quốc tế cũng đóng góp quan trọng vào quá trình đào tạo.
- xây dựng chương trình đào tạo.
- Quỹ Toyota Foundation (Nhật Bản) tài trợ đẻ nghiên cứu Lịch sử báo chí Việt Nam, năm 1993-1995.
- Kết quả có 20 lượt giảng viên của khoa được tham gia 4 khóa học, viết chung và chủ biên sách tham khảo “Các thể loại báo chí”, NXB ĐHQG TP.HCM, 2005, dùng chung cho 2 cơ sở đào tạo ở Hà Nội và TP.
- Phối hợp với Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) và Đại học Nam Úc (Úc), Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) để liên kết đào tạo theo chương trình 2 + 2, do đối tác nước ngoài cấp bằng.
- Các dự án đào tạo cán bộ ở nước ngoài cũng được triển khai thành công.
- Khoa đã cử cán bộ trẻ đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.
- nay đang đào tạo 1 TS ở Úc về lĩnh vực truyền thông mới (Đỗ Anh Đức), dự kiến năm 2011 tốt nghiệp.
- Đội ngũ này sẽ bổ sung và góp phần tích cực vào sự nghiệp đào tạo của khoa.
- Các hoạt động này tiếp tục triển khai, kiếm tìm và thiết lập để không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của khoa trong xã hội và trên trường quốc tế.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
- Nhà trường thành lập Trung tâm Nghiệp vụ báo chí truyền thông (trên cơ sở nâng cấp Trung tâm nghiệp vụ Phát thanh - Truyền hình của khoa) để phục vụ học chuyên ngành quy mô, chất lượng và chuyên nghiệp hơn.Ở Trung tâm này có thiết bị học phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử.
- Cơ sở vật chất tuy được đầu tư, nâng cấp, bổ sung, góp phần nhất định vào quá trình đào tạo.
- Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đào tạo ngành báo chí truyền thông thì chưa thể đáp ứng được.
- Đào tạo ngành này là công phu và tốn kém, nếu không được đầu tư thích đáng thì khó nói đến chất lượng.
- 20 năm qua, khoa báo chí và Truyền thông đã làm được nhiều việc và phía trước cũng còn nhiều việc sẽ làm.
- Từ xây dựng và điều chỉnh khung chương trình, chương trình đào tạo, chuyển đổi phương thức đào tạo mới, xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường công tác tuyển sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu khoa học đến việc đổi mới tư duy và phương pháp đào tạo và hiện nay đang có nhiều thời cơ và thách thức để có bước phát triển mới hơn, xa hơn, góp phần đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực tốt cho ngành và cho xã hội.
- Trong thành tích chung của giới báo chí có phần đóng góp quan trọng và hữu ích của các cơ sở đào tạo mà khoa Báo chí và Truyền thông là một đơn vị trong đó.
- Tuy nhiên chất lượng đào tạo chưa cao, nguồn lao động chưa hấp dẫn, cơ cấu, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng.
- Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước và ngành báo chí truyền thông, khoa Báo chí và Truyền thông phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo để cung cấp đội ngũ nhà báo thực sự có ích cho đất nước trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay