« Home « Kết quả tìm kiếm

Hai PP dạy học hiện đại (SP1 Hè 2012)


Tóm tắt Xem thử

- VẬN DỤNG HAI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI.
- TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.
- Dạy học dự án ( Project – based learning – PBL) 1.1.
- Thế nào là dạy học dự án?.
- Thuật ngữ dự án (DA), tiếng Anh là project, có gốc tiếng la tinh là projicere có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế..
- Dự án được thực hiện trong những ĐK xác định và có tính phức hợp, liên quan nhiều yếu tố khác nhau..
- Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học..
- Khái niệm dạy học dự án.
- Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án được nhiều tác giả.
- Dạy học dự án được nhiều tác giả coi là một mô hình dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng..
- Vậy, dạy học dự án là một mô hình dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm.
- Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh thông qua quá trình học sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học – được gọi là dự án.
- Dự án đặt học sinh vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo.
- Học theo dự án đòi hỏi phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua các sản phẩm lẫn phương thức thực hiện..
- Mục tiêu của dạy học dự án.
- Dạy học dự án có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện hóa các mục tiêu này: Học sinh trong quá trình thực hiện dự án toàn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt động, phải hợp tác cao độ trong sự hiểu biết điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận và biết lắng nghe, phải biết tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động, phải huy động tối đa khả năng tích hợp công nghệ vào sản phẩm học tập của nhóm…..
- Đặc điểm của dạy học dự án.
- Dạy học dự án làm cho nội dung học trở nên có ý nghĩa thực tiễn.
- Học sinh đóng vai trò thực hiện hành vi của những người đang hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể nào đó như “ đóng vai trò là thành viên của Ủy ban phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam, kêu gọi sự quan tâm của xã hội để ngăn chặn đại dịch cúm gia cầm ở nước ta” hay “ thiết kế tờ rơi hướng dẫn du lịch quảng bá về các di tích lịch sử ở địa phương”….qua các dự án đó, học sinh đã được tham gia vào những hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi lớp học..
- Có thể coi dạy học dự án là một tập con trong dạy học khám phá..
- Một nghiên cứu về dạy học dự án đã kết luận rằng dự án như vậy thường tập trung vào những câu hỏi hoặc vấn đề “ thôi thúc học sinh phải đối mặt ( và “ chiến đấu”) với những khái niệm và nguyên tắc trọng tâm của môn học”.
- Hơn nữa, những hoạt động chính trong dự án đã bao hàm quá trình khám phá tìm hiểu, giải quyết vấn đề và kết cấu kiến thức của học sinh ( Thomas, 2000)..
- Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình.
- Dạy học dự án cũng như nhiều chiến lược dạy học tích cực khác là dạy học đa phong cách giúp học sinh có cơ hội phát triển và phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình….
- Dạy học dự án và các mô hình dạy hoc tích cực khác đều nhằm thu hút những học sinh có phong cách học tập, tư duy khác nhau hợp tác với nhau cùng giải quyết một vấn đề thực tiễn.
- Trong dạy học, sự lặp lại, nhàm chán có thể khiến học sinh không còn thấy ý nghĩa của các nội dung được học..
- Trong dạy học dự án nói nhiệm vụ giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống mà nội dung cần học chỉ là một phần trong số thông tin mà học sinh có thể và phải tìm kiếm và xử lí, làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề.
- Làm nhiệm vụ học tập tới tất cả mọi học sinh:.
- Kết quả thực hiện dự án phải là những dòng sản phẩm có thể trưng bày, trình bày được, đó là kết quả của việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống..
- Các nội dung có thể tổ chức dạy học dự án.
- Từ đặc điểm gắn với thực tiễn của dạy học dự án, có thể nói vật lí là môn học có nhiều cơ hội tổ chức dạy học dự án.
- Như vậy, khi dạy các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật hay vận dụng kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn, giáo viên có thể tổ chức dạy học dự án.
- Tuy nhiên, không phải bất cứ bài học vật lí nào cũng có thể tổ chức dạy học dự án.
- GiáoV cần phải biết từ bỏ dạy học dự án với các bài học đòi hỏi sự trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, logic và hệ thống..
- Các loại dự án học tập.
- Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau.
- Sau đây là một số cách phân loại dạy học dự án:.
- Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung môn học nằm trong một môn học.
- Ví dụ: dự án thiết kế mạng điện trong trường học, thiết kế hệ thống đèn báo trên xe khách, dự án thiết kế mô hình máy điện ( môn Vật lí), dự án tìm hiểu virut cúm gia cầm ( môn Sinh), dự án thiết kế mô hình nhà máy hóa chất Sunphat ( môn Hóa học), dự án tìm hiểu hao văn trang trí trên cạp váy của phụ nữ Mường ( môn Mỹ thuật),….
- Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.
- Ví dụ: dự án cải tạo hồ bơi của trường ( toán – lí – mỹ thuật – kĩ thuật).
- Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ: dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường, dự án tìm hiểu năng lượng mặt trời, dự án quảng bá du lịch địa phương….
- Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm học sinh, dự án cá nhân.
- Dự án dành cho nhóm học sinh là hình thức dự án dạy học chủ yếu.
- Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học..
- Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên..
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 – 6 giờ học..
- Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày “ Ngày dự án”, nhưng giới hạn là một tuần học hoặc 40 giờ học..
- Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần ( hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần “ Tuần dự án”..
- Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau:.
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng, Ví dụ dự án tìm hiểu các hiện tượng thời tiết….
- Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên..
- Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau.
- Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân biệt các dạng dự án theo đặc thù riêng.Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên..
- Các giai đoạn của tiến trình dạy học dự án.
- Xây dựng ý tưởng dự án.
- Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, xác định mục tiêu dự án..
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.
- Học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công lao động..
- Thực hiện dự án.
- Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch..
- Giới thiệu sản phẩm dự án.
- Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án..
- Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình.
- Các bước chuẩn bị của giáo viên, học sinh cho một dự án.
- Để tổ chức dạy học dự án, giáo viên cần:.
- Từ nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án:.
- Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của dự án đề ra..
- Trong chương trình học vật lí phổ thông hiện nay có một số nội dung thích hợp để tổ chức dạy học dự án như:.
- Các dự án liên quan đến việc khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, sức nước, sức gió….
- Các dự án liên quan đến các ứng dụng của nội dung học trong kỹ thuật và đời sống ( các sản phẩm kĩ thuật thông dụng như: động cơ, máy phát điện, thiết bị điện gia dụng, các máy móc, công cụ lao động, các phương tiện thông tin liên lạc, nghe nhìn…)..
- Các dự án có tính chất tạo mối quan hệ liên môn như sử dụng vật liệu ( hóa, lí, công nghệ.
- Các dự án có tầm vóc thời đại mang tính liên môn cao có thể thực hiện chung với các môn học khác theo hướng như: an toàn phóng xạ, chế ngự thiên tai, ngăn ngừa thảm họa, xử lí môi trường….
- Những câu hỏi này giúp các dự án tập chung vào các kiến thức quan trọng.
- Thiết kế dự án.
- Trước một nội dung dự định thực hiện một dự án giáo viên cần phải nghiêm túc trả lời các câu hỏi:.
- Đưa ra dự án:.
- Từ nội dung ý tưởng dự án và nội dung cần học giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế các sản phẩm dự án để trả lời bộ câu hỏi định hướng như:.
- Thiết kế tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh.
- Giáo viên chuẩn bị những hỗ trợ cần thiết cho học sinh trong quá trình thực hiện các sản phẩm dự án:.
- -Sổ theo dõi dự án.
- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án.
- Dự án dự định tiến hành cần phải chuẩn bị tuyên truyền, tập hợp mọi người tham dự, cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất, xem xét các nguồn tài trợ, hỗ trợ….
- Dạy học theo LAMAP.
- Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, LAMAP luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên..
- Các nguyên tắc của dạy học theo phương pháp LAMAP.
- 10 nguyên tắc của dạy học theo phương pháp LAMAP:.
- Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập.
- Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh..
- Vai trò của GV và HS trong dạy học theo phương pháp LAMAP.
- -GiáoV không dạy nội dung cần học một cách truyền thống mà tạo ra những hoạt động trí tuệ thực tế cho học sinh..
- -Tạo ra môi trường học tập phong phú, thoải mái thúc đẩy việc học tập của học sinh..
- GV cố gắng làm phong phú các vấn đề nêu ra của học sinh và khuyên khích chúng thắc mắc..
- GV cổ vũ học sinh nêu vấn đề và đưa ra những ý kiến bình luận..
- Vai trò của ngôn ngữ trong dạy học theo LAMAP.
- Khi dạy học theo phương pháp LAMAP giúp cho HS có thể làm chủ được ngôn ngữ..
- Tiến trình dạy học theo LAMAP.
- Dựa trên các Nguyên tắc, Tiến trình dạy học của LAMAP nhấn mạnh đến tính độc lập, tự chủ trong học tập của học sinh ( HS) và cách thức làm việc tập thể của họ, dựa trên các đặc điểm của các môn khoa học..
- VÍ DỤ VỀ DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP.
- Học sinh nghiên cứu, trao đổi và thống nhất vẽ theo ý kiến của nhóm.