« Home « Kết quả tìm kiếm

Hàm lượng dinh dưỡng môi trường nước tự nhiên khu vực nuôi cá tra tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- An Giang, cá tra, chất lượng nước, hàm lượng dinh dưỡng.
- Nghiên cứu nhằm đánh giá các hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường nước tự nhiên tại các khu vực nuôi cá tra tại tỉnh An Giang.
- Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng tại các điểm thu ở Kênh cấp nội đồng có giá trị cao hơn so với các điểm thu ở sông Hậu..
- Vào các đợt mùa khô, hàm lượng dinh dưỡng có xu hướng cao hơn so với mùa mưa, đặc biệt là các điểm thu ở kênh cấp nội đồng.
- Các hàm lượng phosphate, tổng nitơ (TN) và tổng phốtpho (TP) trong nước có giá trị cao tại các điểm thu mẫu, cần có các biện pháp theo dõi, xử lý chặt chẽ các hàm lượng dinh dưỡng trong nước khi sử dụng nguồn nước với từng loại mục đích khác nhau..
- Tuy nhiên, chất lượng nước tầng mặt khu vực có xu hướng kém do hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong các kênh cấp..
- Khi dòng chảy kém, lưu lượng nước ít sẽ tích tụ các hàm lượng dinh dưỡng trong nước và kéo dài, đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của thủy vực.
- Việc theo dõi sự biến động, thay đổi các hàm lượng dinh dưỡng trong nguồn nước cấp ngoài tự nhiên theo thời gian, mùa vụ trong khu vực nuôi cá tra của vùng là hết sức cần thiết..
- Chính vì vậy, nghiên cứu về hàm lượng chất dinh dưỡng môi trường nước tự nhiên trong các khu vực nuôi cá tra tại tỉnh An Giang là cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
- Chỉ tiêu môi trường, hàm lượng dinh dưỡng tại các điểm được tổng hợp, so sánh và nhận định sự thay đổi giữa hai nhóm thủy vực sông Hậu và kênh.
- Hàm lượng chlorophyll- a sẽ được xử lý tương quan Pearson bằng phần mềm.
- Điều này cho thấy đối với thủy vực lớn (sông Hậu) có sức tải thủy vực lớn hơn nên việc ảnh hưởng của việc nuôi cá tra ít bị tác động, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước ít bị tích tụ.
- Riêng đối với thủy vực kênh cấp nội đồng vào mùa khô, lưu lượng nước kém và việc nuôi cá tra trong khu vực đã ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước, làm cho hàm lượng chất rắn lơ lửng có xu hướng tăng cao, tích tụ lại trong thủy vực..
- (2020) cũng đã nhận định hàm lượng TSS có xu hướng giảm vào thời điểm giao mùa Khô-Mưa và biến động cao vào các mùa còn lại trong năm tại các thủy vực sông tự nhiên.
- Điều này cho thấy rằng dòng triều cũng như lưu lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng TSS trong nước.
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh An Giang (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường An Giang, 2018) khi quan trắc chất lượng nước mặt chịu tác động từ khu vực nuôi thủy sản của vùng nuôi cho thấy hàm lượng TSS ở các thủy vực dao động từ 39-71 mg/L.
- nội đồng vì hàm lượng TSS rất dễ biến động và tăng cao..
- Hàm lượng TAN tại hai nhóm thủy vực dao động từ 0,06-1,12 mg/L qua các đợt thu mẫu.
- Kết quả ghi nhận hàm lượng TAN có giá trị cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm thủy vực kênh cấp so với nhóm thủy vực sông Hậu (p<0,05).
- Điều này cho thấy việc nuôi cá tra thâm canh trong khu vực đã ít nhiều ảnh hưởng đến hàm lượng TAN trong nước tự nhiên của thủy vực.
- Hàm lượng TAN có xu hướng giảm rất rõ ở nhóm thủy vực sông Hậu, đối với nhóm thủy vực kênh cấp thì có giá trị ngược lại, tăng lên rất cao.
- Hàm lượng TAN trong nước khi ở giữa và thời gian sau của vụ nuôi có xu hướng tăng cao (T3, T6), đặc biệt là vào mùa khô, lưu lượng nước kém..
- Chính vì vậy, việc trao đổi nguồn nước nuôi đã ít nhiều làm biến đổi hàm lượng TAN trong nước, đặc biệt là nhóm thủy vực kênh cấp trong nội đồng.
- Do là thủy vực có lưu lượng kém, dòng chảy yếu, sự tích tụ nguồn thải từ nội động nên hàm lượng TAN trong nước có xu hướng tăng cao và đạt giá trị trung bình 1,12±0,59 mg/L vào T6 và 1,05±0,54 mg/L vào T12 của đợt thu mẫu.
- Hàm lượng TAN ở sông Hậu có giá trị thấp và có khuynh hướng giảm theo thời gian thu mẫu.
- Do đây là thủy vực có lưu lượng lớn, nước chảy xiết vào mùa mưa, lũ nên đã làm cho hàm lượng TAN trong nước tự nhiên khu vực nuôi cá tra có xu hướng giảm thấp..
- Chính vì điều này đã làm cho hàm lượng TAN có xu hướng tăng cao theo thời gian nuôi ở cả nguồn nước trong ao và nguồn nước bên ngoài chịu tác động.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT, hàm lượng TAN cho phép ở tầng nước mặt là 0,3 mg/L.
- Kết quả nghiên cứu hiện tại có giá trị tương đồng với báo cáo kết quả khi quan trắc chất lượng nước mặt chịu tác động từ khu vực nuôi thủy sản của vùng nuôi tỉnh An Giang thì hàm lượng TAN ở các thủy vực dao động từ mg/L (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường An Giang, 2018)..
- Như vậy, với kết quả ghi nhận được thì hàm lượng TAN có giá trị cao hơn so với quy chuẩn nhưng so với việc dùng nguồn nước để sử dụng làm nước cấp cho ao cá tra thì ít chịu ảnh hưởng.
- Kết quả ghi nhận hàm lượng nitrate trong nước vẫn còn ở mức thấp, ít ảnh hưởng đến thủy vực.
- Hàm lượng nitrate có xu hướng giảm vào mùa mưa (T6 và T9) và tăng vào mùa khô (T12 và T3) ở cả hai nhóm thủy vực.
- Tuy nhiên, hàm lượng nitrate thấp ở các điểm qua thời gian thu mẫu và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm thủy vực (p>0,05).
- Hàm lượng nitrate dao động từ mg/L qua thời gian thu mẫu.
- (2020), hàm lượng nitrate có giá trị dao động từ 0,02-0,97 mg/L ở sông Hậu và dọc tuyến sông nội đồng, và hàm lượng nitrate trung bình ở các điểm thu mẫu có biến động nhưng ở mức thấp và có thể sử dụng cho sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp, thủy sản.
- Hàm lượng nitrate ghi nhận được ở sông Hậu trong 10 năm dao động trung bình.
- Boyd (1998) cho rằng hàm lượng nitrate trong nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản từ 0,2-10 mg/L..
- (2016) cho rằng hàm lượng nitrate dọc tuyến sông nhánh và sông chính của sông Hậu có giá trị dao động mg/L, trung bình 0,11±0,07 mg/L.
- Hàm lượng nitrate vùng đầu nguồn và giữa nguồn của sông Hậu không khác biệt qua các đợt khảo sát (p>0,05).
- Tuy nhiên, hàm lượng nitrate ở vùng cuối nguồn cao hơn vào mùa khô và thấp vào mùa mưa.
- (2016) là khi vào mùa mưa, hàm lượng nitrate trên sông giảm thấp so với thời gian trước đó là mùa khô ở cả hai nhóm thủy vực sông lớn và kênh cấp.
- Như vậy có thể thấy rằng hàm lượng nitrate ở các thủy vực tự nhiên có giá trị thấp, kể cả trong khu vực nuôi cá tra vào mùa khô và đầu mùa mưa.
- Chính vì những điều này đã làm cho thủy vực tự nhiên luôn có hàm lượng nitrate thấp..
- Kết quả ghi nhận hàm lượng phosphate trong nước có giá trị trung bình thấp và biến động ở hai nhóm thủy vực.
- Vào T12, hàm lượng phosphate có giá trị trung bình cao và biến động ở các điểm thu mẫu.
- Hàm lượng phosphate đạt cao nhất ở nhóm thuỷ vực kênh cấp với giá trị là 1,11±0,59 mg/L và ở sông Hậu là 0,37±0,30 mg/L.
- Khi hàm lượng phosphate trong nước quá cao sẽ rất dễ làm cho thực vật phù du phát triển, gây hiện tượng tảo nở hoa, làm ô nhiễm nguồn nước trong thủy vực.
- Điều này cho thấy rằng tại các khu vực nuôi cá tra thâm canh đã ảnh hưởng đến hàm lượng phosohate trong nước tự nhiên, đặc biệt là các kênh cấp nội đồng.
- Chính những điều này đã làm cho hàm lượng phosphate trong nước tự nhiên tăng cao ở cả hai nhóm thủy vực, đặc biệt là ở các kênh cấp nội đồng, chịu xả thải, trao đổi nguồn nước trực tiếp và liên tục từ các ao nuôi.
- (2020) lấy mẫu ở thủy vực vùng cửa sông khu vực nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng, kết quả cho thấy hàm lượng phosphate có giá trị trung bình là 0,29±0,18 mg/L qua 6 tháng thu mẫu.
- Hàm lượng phosphate ở các thủy vực tự nhiên trong khu vực nuôi thủy sản của vùng nuôi tỉnh An Giang dao động từ mg/L (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường An Giang, 2018).
- Theo báo cáo tổng kết quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ, hàm lượng phosphate trên sông Hậu trong năm 5 từ năm 2016–.
- Nghiên cứu của Thái Thị Nguyên (2013), chất lượng nước trên tuyến sông Hậu có hàm lượng phosphate dao động từ mg/L.
- Như vậy, so với kết quả nghiên cứu này hàm lượng phosphate tại các điểm thu vào T3, T6 và T9 còn thấp, ít ảnh hưởng đến việc lấy nguồn nước sử dụng cho nuôi cá tra trong vùng.
- Riêng vào T12, khi sử dụng nguồn nước cấp vào ao tại các điểm thu mẫu cần chú ý đến hàm lượng phosphate có trong nước và phải có những biện pháp xử lý trước khi đưa vào ao nuôi..
- Kết quả ghi nhận hàm lượng TN trung bình ở nhóm kênh cấp có giá trị cao hơn so với nhóm sông Hậu (p<0,05).
- Hàm lượng TN trung bình ở nhóm sông Hậu là 1,55±0,54 mg/L và ở nhóm kênh cấp là 2,77±0,65 mg/L qua các đợt thu mẫu.
- Vào T12, hàm lượng TN trung bình ở nhóm kênh cấp cao gấp 3,8 lần so với nhóm sông Hậu.
- Hàm lượng TP ghi nhận được cũng khá biến động giữa các điểm qua thời gian thu mẫu.
- Hàm lượng TP dao động từ 0,08-3,34 mg/L tại các điểm thu.
- Kết quả cũng ghi nhận hàm lượng TP vào T12 ở nhóm kênh cấp có giá trị cao, gấp 1,4 lần so với nhóm sông Hậu (p<0,05).
- Nhìn chung, kết quả ghi nhận hàm lượng TN và TP trong nước tại các điểm thu thuộc nhóm kênh cấp có giá trị cao hơn so với các điểm thu thuộc nhóm sông Hậu (p<0,05).
- Điều này cho thấy đối với các thủy vực kênh rạch nhỏ hẹp, lưu lượng nước kém, dễ tù đọng và sâu trong nội đồng có khả năng tích lũy và hòa tan hàm lượng dinh dưỡng TN và TP trong nước cao hơn so với thủy vực có lưu lượng lớn và nước chảy mạnh như sông Hậu..
- (2016), nguồn nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá tra trong ao đất có hàm lượng TN có sự chênh lệch tương đối cao và biến động trong khoảng 0,31-2,57 mg/L, trung bình 1,17±0,6 mg/L.
- Hàm lượng TN ở các khu vực khảo sát vào mùa khô cao hơn mùa mưa ở cả sông chính và sông nhánh.
- Green (2002), nếu hàm lượng TP trong nước lớn hơn 0,1 mg/L, khả năng phú dưỡng sẽ rất dễ xảy ra.
- Qua đó cho thấy hàm lượng TN và TP trong nước ở nhóm thủy vực kênh cấp có giá trị cao hơn so với các điểm thu nhóm thủy vực sông Hậu nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các yêu cầu trong nuôi trồng thủy sản.
- Vì vậy, khi sử dụng nguồn nước cần phải kiểm tra các hàm lượng dinh dưỡng để tránh trường hợp ô nhiễm dinh dưỡng, tảo nở hoa khi hàm lượng TN, TP tăng cao vào mùa khô và vượt ngưỡng trong thủy vực..
- Kết quả phân tích bùn đáy ở hai nhóm thủy vực cho thấy hàm lượng TN và TP bùn đáy ở thủy vực kênh cấp có giá trị cao và có ý nghĩa thống kê so với thủy vực sông Hậu (p<0,05).
- Hàm lượng TN có giá trị trung bình là 0,8±0,4 mg/g ở thủy vực sông Hậu và là 1,2±0,5 mg/g ở thủy vực kênh cấp qua các đợt thu mẫu.
- Hàm lượng TN ở kênh cấp có giá trị cao từ 1,3-1,7 lần so với thủy vực sông Hậu.
- Hàm lượng TP có giá trị trung bình từ 1,9-2,5 mg/g ở các điểm qua thời gian thu mẫu.
- Kết quả cũng cho thấy hàm lượng TP ở thủy vực kênh cấp có giá trị cao hơn so với nhóm thủy vực sông Hậu và khác biệt có ý nghĩa thống kê vào T6 và T9 của thời gian thu mẫu..
- Hàm lượng TN trong bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh được ghi nhận cao.
- Hàm lượng TN và TP trong bùn đáy ao trước khi thả lần lượt là 1,97 và 0,39 mg/g.
- Việc trao đổi nguồn nước trong khu vực ao nuôi cá tra thâm canh đã làm cho hàm lượng TN và TP trong bùn ở thuỷ vực tự nhiên có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các điểm thu thuộc nhóm kênh cấp chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn so với thủy vực sông Hậu.
- Điều này cho thấy bùn đáy đã có sự tích lũy các hàm lượng dinh dưỡng trong nước từ các hoạt động xả thải sinh hoạt, nông nghiệp, đặc biệt là nguồn nước trao đổi từ khu vực nuôi thủy sản của vùng.
- Vì vậy, cần chú ý đến hàm lượng dinh dưỡng trong bùn đáy khi có nhu cầu sử dụng..
- Chlorophyll-a và sự tương quan với các hàm lượng dinh dưỡng.
- Hàm lượng chlorophyll-a dao động từ 7,0-63,3 µg/L ở các điểm thu mẫu.
- cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong nguồn nước tự nhiên ở khu vực nuôi cá tra trong nội đồng có xu hướng tích lũy cao hơn so với khu vực tự nhiên ngoài sông Hậu.
- Tucker (1998), hàm lượng chlorophyll-a trong nước tăng, mật độ thực vật phù du tăng.
- Ao nuôi thủy sản tốt thường có hàm lượng chlorophyll- a khoảng 50-200 µg/L.
- Kết quả cũng ghi nhận hàm lượng chlorophyll-a có xu hướng giảm thấp vào mùa mưa (T6, T9) và tăng cao vào mùa khô (T12, T3).
- Điều này cũng thể hiện rằng hàm lượng dinh dưỡng trong nước tại các điểm thu có xu hướng tương tự, thấp vào mùa mưa và tăng cao vào mùa khô.
- Tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll-a tại các điểm thu vẫn còn ở mức thấp, ít ảnh hưởng đến sự ô nhiễm của thủy vực..
- Chính vì vậy, hàm lượng chlorophyll-a có thể biểu thị cho việc sử dụng các nguồn dinh dưỡng trong nước để tăng năng suất sinh học sơ cấp thông qua chỉ số hàm lượng chlorophyll-a có trong thực vật phù du trong thủy vực.
- Khi các hàm lượng dinh dưỡng trong nước tăng sẽ tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển.
- Kết quả xử lý tương quan Pearson cho thấy hàm lượng chlorophyll-a có sự tương quan thuận ở.
- mức khá chặt và trung bình với các hàm lượng dinh dưỡng trong nước tại các thủy vực..
- Đặc biệt, sự tương quan có ý nghĩa với các hàm lượng TSS, TAN, nitrate, TN và TP nước trong thủy vực (p<0,05).
- Nhìn chung, kết quả xử lý tương quan cũng đã cho thấy được sự biến thiên của các hàm lượng dinh.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao vào T3, T6 và T12.
- Nhìn chung, khi so sánh tương quan ở hai nhóm thủy vực giữa hàm lượng chlorophyll-a và các yếu tố dinh dưỡng trong nước, thủy vực kênh cấp nội đồng có mức độ cao hơn và chặt chẽ hơn so với nhóm thủy vực sông Hậu..
- Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng có giá trị tương quan và chặt chẽ với hàm lượng chlorophyll-a trong nước tại các thủy vực.
- Có thể nói rằng khi hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao đã góp phần làm tăng trưởng thực vật phù dù trong nước, làm cho hàm lượng chlorophyll-a tăng theo.
- Hàm lượng dinh dưỡng tại các điểm thu ở kênh cấp nội đồng có giá trị cao hơn so với các điểm thu ở sông Hậu, đặc biệt là phosphate, TN và TP trong nước.
- Vào tháng 6 và tháng 9, hàm lượng dinh dưỡng trong nước có xu hướng thấp hơn so với tháng 3 và tháng 12 tại các điểm thu mẫu..
- Chất lượng nguồn nước đảm bảo tốt hơn vào tháng 6 và tháng 9 trong năm do hàm lượng dinh dưỡng trong nước thấp, có thể nuôi cá tra tập trung vào các tháng này để đảm bảo sức khỏe cá nuôi..
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion đến việc xác định hàm lượng Photphate trong nước tự nhiên