« Home « Kết quả tìm kiếm

HÀNH ĐỘNG TU TỪ THIẾT LẬP LÃNH ĐỊA TRONG PHẦN MỞ ĐẦU BÀI BÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH NGÔN NGỮ


Tóm tắt Xem thử

- HÀNH ĐỘNG TU TỪ THIẾT LẬP LÃNH ĐỊA.
- TRONG PHẦN MỞ ĐẦU BÀI BÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH NGÔN NGỮ Đỗ Xuân Hải 1 và Thái Công Dân 2.
- Bài báo nghiên cứu, phần dẫn nhập, phân tích thể loại, hành động tu từ.
- Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu nhỏ, mang tính khám phá xem hành động tu từ thiết lập lãnh địa, hành động tu từ đầu tiên trong mô hình CARS của Swales (1990), được hiện thực hóa thành các bước thể hiện như thế nào trong phần dẫn nhập của 14 bài báo nghiên cứu thường nghiệm chọn ra từ các số xuất bản năm 2011 của hai tạp chí ngôn ngữ lớn của Việt Nam là Ngôn ngữ và Ngôn ngữ và Đời sống bằng phương pháp phân tích thể loại ESP.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn trong các bước thể hiện hành động tu từ này của các tác giả nghiên cứu là người Việt so với cách thức thường được sử dụng trong các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh có giá trị học thuật cao.
- Chúng tôi hy vọng những kết quả ban đầu này sẽ được sử dụng bởi những nhà nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm xuất bản nghiên cứu, những nhà nghiên cứu khác, và những người làm công tác giảng dạy môn Viết học thuật ở Việt Nam..
- Nghiên cứu thể loại (genre-based studies) trong lĩnh vực Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt (English for Specific Purposes - ESP) đã sử dụng cơ sở lý thuyết CARS (Create A Research Space), của Swales với ưu điểm toàn.
- diện, hữu dụng và giá trị phục vụ nghiên cứu đã được khẳng định (Adnan, 2009.
- Loi, 2010), để phân tích cấu trúc tu từ (rhetorical structure) trong phần dẫn nhập các bài báo nghiên cứu từ nhiều thập kỷ nay.
- Theo Shehzad (2006), phiên bản CARS mà Swales phát triển và công bố năm 1990 là công cụ phân tích được sử dụng nhiều nhất trong mảng nghiên cứu này.
- Trên bình diện ngôn ngữ xuất bản của các bài báo nghiên cứu, cũng đã có những nghiên cứu cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo khoa học xuất bản bằng một số ngôn ngữ không phải tiếng Anh như tiếng Ba Lan (Duszak, 1994), tiếng Thái (Jogthong, 2001), hay tiếng In-đô-nê-xi-a (Safnil, 2000.
- Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, hầu như chưa có công bố nào cho nghiên cứu áp dụng cơ sở lý thuyết CARS 1990 của Swales làm mô hình phân tích để tìm hiểu cấu trúc tu từ cho phần dẫn nhập, đặc biệt là hành động tu từ thiết lập lãnh địa (establishing a territory), hành động tu từ đầu tiên (Move 1), của bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam..
- Swales (1990) lập luận rằng, do tính cạnh tranh cao trong việc xuất bản nghiên cứu khoa học (xem như là một hệ sinh thái), muốn xuất bản được nghiên cứu của mình, trước hết tác giả cần phải trình bày cho độc giả thấy tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu.
- Sau đó, tác giả cần tìm ra môi trường thuận lợi trong lĩnh vực này (ví dụ: mảng đề tài chưa có ai, hoặc có ít người nghiên cứu), tạo lý do cho việc tiến hành nghiên cứu.
- Bước cuối cùng, tác giả trình bày cách chiếm lĩnh môi trường thuận lợi này bằng nghiên cứu của mình.
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu cách các tác giả người Việt trình bày hành động tu từ thiết lập lãnh địa trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ, bằng tiếng Việt của mình như thế nào.
- khác biệt với các bước mà Swales (1990) đề xuất và lượng hóa tần suất sử dụng các bước này với khối liệu nghiên cứu mà chúng tôi xây dựng.
- Do chuyên ngành nghiên cứu được tìm thấy có ảnh hưởng đến cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu (ví dụ: Anthony, 1999.
- Samraj, 2002), nghiên cứu này của chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu hành động tu từ này trong khối liệu là phần dẫn nhập của các bài báo ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt.
- Nguồn ngữ liệu phân tích của chúng tôi bao gồm 14 bài báo nghiên cứu thường nghiệm (empirical studies) chọn ra ngẫu nhiên từ các bài báo nghiên cứu đăng trong các số tạp chí Ngôn Ngữ và Ngôn Ngữ và Đời Sống xuất bản năm 2011..
- 1.2 Hành động tu từ thiết lập lãnh địa.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình trước đó (Swales, 1981) và tiếp thu những góp ý từ những tác giả nghiên cứu thể loại ESP khác, Swales phát triển cơ sở lý thuyết CARS 1990..
- Theo Swales (1990), mục đích của hành động tu từ thiết lập lãnh địa là “sự cần thiết phải tái thiết lập tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu trong con mắt của cộng đồng diễn ngôn”.
- Nói cách khác, hành động tu từ này đóng vai trò làm phông nền để làm nổi bật tầm quan trọng hay sự liên quan của nghiên cứu thực hiện và đóng góp của nó cho lĩnh vực nghiên cứu (Shehzad, 2006), chuẩn bị cho hai hành động tu từ tiếp theo của phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu là thiết lập môi trường thuận lợi và chiếm lĩnh môi trường thuận lợi.
- Việc thiết lập lãnh địa nghiên cứu được thể hiện qua ba bước sau: (1) tuyên bố về tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu, (2) khái quát chủ đề nghiên cứu, và (3) lược khảo các nghiên cứu có liên quan đã thực hiện.
- Ba bước này có thể xuất hiện cùng nhau hay có thể là bước xuất hiện duy nhất trong một phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu.
- Tần suất xuất hiện và nội dung thể hiện của các bước này đã được phát hiện có sự khác biệt khi so sánh phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học tiếng Anh và các ngôn ngữ khác (xem các nghiên cứu của Duszak, 1994.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khối liệu.
- Khối liệu cho nghiên cứu này bao gồm phần dẫn nhập của 14 bài báo nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ tập hợp các bài báo nghiên cứu xuất bản trên hai tạp chí Ngôn Ngữ và Ngôn ngữ và đời sống trong năm 2011.
- Ranh giới của phần dẫn nhập được xác định theo qui ước chung trong các nghiên cứu phân tích thể loại ESP đã thực hiện (ví dụ: Swales, 1990.
- Ozturk, 2007) là toàn bộ văn bản nằm trong phần dẫn nhập hay Đặt vấn đề của bài báo nghiên cứu nếu không có tiểu mục.
- Việc lựa chọn tạp chí, bài báo nghiên cứu để từ đó xây dựng khối liệu được thực hiện theo nguyên tắc đã được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu dựa trên hướng tiếp cận phân tích thể loại ESP đã công bố.
- Hu, 2010): các tạp chí được chọn phải có uy tín học thuật cao, mang tính đại diện, người nghiên cứu phải tiếp cận được tạp chí và các số tạp chí được xuất bản trong thời gian gần đây.
- Ở Việt Nam, có thể nói rằng hai tạp chí Ngôn Ngữ và Ngôn ngữ và đời sống là hai tạp chí đăng tải các bài nghiên cứu về ngôn ngữ được đánh giá cao trên bình diện quốc gia.
- Hai tạp chí này có tên trong bảng danh mục các tạp chí mà bài báo đăng trong đó được tính điểm công trình khoa học qui đổi cho các ứng viên Phó Giáo Sư và Giáo sư với lĩnh vực nghiên cứu là ngôn ngữ với hệ số tính điểm cao lần lượt là 1.0 và 0.75 (xem Quyết định số 14/QĐ-HĐCDGSNN, ngày của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước).
- Bên cạnh đó, các bài báo nghiên cứu phải trình bày kết quả một nghiên cứu thường nghiệm (Swales, 1990.
- Kanoksilapatham, 2011) do mô hình CARS của Swales được phát triển dựa trên kết quả phân tích có được từ tập hợp khối liệu là dạng bài báo nghiên cứu này.
- Tuy nhiên, khác với sự dễ dàng nhận biết các bài báo nghiên cứu dựa trên dữ liệu trong các tạp chí quốc tế có uy tín bằng tiếng Anh ngành ngôn ngữ nhờ vào cấu trúc IMRD của bài viết, đa phần các bài báo nghiên cứu thường nghiệm ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt không được trình bày theo cấu trúc này, vì vậy chúng tôi đã phải đọc toàn bộ bài viết để xác.
- định xem nghiên cứu được báo cáo có được xếp vào dạng thường nghiệm hay không..
- 2.2 Qui trình nghiên cứu.
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng cách trước hết mỗi tác giả nghiên cứu thực hiện phân tích độc lập bằng cách đọc qua toàn bộ nội dung bài báo để nắm nội dung tổng quát và chính yếu của bài viết.
- Kết quả phân tích độc lập này sau đó được so sánh giữa hai tác giả nghiên cứu và có tỷ lệ giống nhau là 100%.
- Chúng tôi tiến hành bước phân tích tiếp theo và đã xác định được 06 bước mà các tác giả bài báo nghiên cứu người Việt dùng như bước thể hiện hành động tu từ đầu tiên trong phần dẫn nhập bài báo của mình (xem mô tả các bước trong Bảng 2).
- Sự xác định này được thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu thêm từ các nghiên cứu thực hiện bởi các tác giả không phải là người Anh bản xứ như Duszak (1994), Jogthong (2001), Safnil (2000) và Adnan (2011), ứng dụng phương pháp xác định hành động tu từ mà Swales (1990) đề xuất.
- Sau đó qui trình nghiên cứu xác định các bước được lặp lại, lần này cho mô tả hành động tu từ theo 06 bước mà chúng tôi đã phát hiện được, để xác định và đi đến thống nhất kết quả phân tích tần suất xuất hiện của các bước này trong toàn bộ khối liệu.
- 3.1 Hành động tu từ thiết lập lãnh địa trong tập hợp ngữ liệu phân tích.
- Bảng 1: Kết quả phân tích ngữ liệu nghiên cứu.
- của lĩnh vực nghiên cứu 0 0.
- Khái quát chủ đề nghiên cứu 0 0 3.
- Lược khảo các nghiên cứu đã.
- Một phát hiện thú vị của chúng tôi khi phân tích tập hợp ngữ liệu cho nghiên cứu này là các bước (1) Tuyên bố về tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu và (2) Khái quát chủ đề nghiên cứu hoàn toàn không được sử dụng trong hành động tu từ thiết lập lãnh địa theo ý nghĩa Swales (1990) đề xuất.
- Các tỷ lệ này tương phản với tỷ lệ xuất hiện cao của các bước này trong một số nghiên cứu đã thực hiện, ví dụ 89,28.
- Sự khác biệt tỷ lệ phần trăm này, tuy nhiên, nên được xem mang tính tham khảo để có một cái nhìn sơ bộ, vì lượng ngữ liệu nhỏ trong nghiên cứu này và các yếu tố như ngôn ngữ, văn hóa, hay chuyên ngành nghiên cứu đã được phát hiện có ảnh hưởng đến.
- sự xuất hiện của các bước này trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu (xem Duszak, 1994;.
- Mặc dù vậy, phát hiện này mang tính tích cực ở khía cạnh nó đóng góp thêm vào hiểu biết nghiên cứu hành động tu từ thiết lập lãnh địa trong các nghiên cứu thể loại ESP trên phương diện sự xuất hiện của các bước.
- Cụ thể, nó cho thấy rằng đặt nghiên cứu thực hiện trong thế giới nghiên cứu, theo định hướng đề tài đã được nghiên cứu nhiều/thu hút sự nghiên cứu (bước 1) hay dựa trên những hiểu biết cập nhật từ những nghiên cứu có liên quan đã thực hiện (bước 2) theo mô tả của Swales (1990) không phải là cách tiếp cận mà các tác giả của tập hợp khối liệu tiếng Việt thường dùng..
- Xem xét kỹ khối liệu, chúng tôi thấy rằng: để giải thích cho lý do chọn đề tài, thay vì tuyên bố về tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu như là một cách để giải thích cho lý do chọn đề tài, tác giả nghiên cứu lại chọn cách tuyên bố về tầm quan trọng của đối tượng nghiên cứu dựa trên chức năng của nó, nhưng kỹ thuật này cũng được sử dụng dùng trong duy nhất 01 phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu (7,2%) như là một phần của một bước thể hiện lớn hơn.
- Đa phần các tác giả khối liệu tiếng Việt trong nghiên cứu này thường thiết lập lãnh địa nghiên cứu bằng cách thực hiện bước cung cấp thông tin nền có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Định nghĩa thuật ngữ trong đề tài nghiên cứu 2 14,3.
- Giới thiệu hoặc/và mô tả khái niệm quan trọng trong đề tài nghiên cứu 2 14,3.
- Giới thiệu (và mô tả) đối tượng nghiên cứu 5 35,7.
- nghiên cứu 4 28,6.
- Giới thiệu (và mô tả) nhóm đối tượng mà đối tượng nghiên cứu của đề tài là.
- theo như kết quả phân tích này cho thấy, dường như nghiêng về mục tiêu chuẩn bị cho phần giới thiệu nghiên cứu ở phần tiếp theo của phần dẫn nhập bằng cách thiết lập vùng kiến thức chung giữa tác giả và độc giả, theo giới hạn tác giả nghiên cứu đặt ra.
- Các tác giả nghiên cứu không cho thấy nỗ lực đặt đề tài nghiên cứu vào trong thế giới nghiên cứu.
- đề nghiên cứu của các tác giả người Việt.
- Nghiên cứu của Tran (2007) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy tác giả người Việt cũng thường sử dụng cách tiếp cận gián tiếp trong bài viết của mình..
- Kết quả dữ liệu phân tích ở trên dường như cũng góp phần ủng hộ quan điểm yếu tố ngôn ngữ văn hóa Việt có ảnh hưởng đến cấu trúc tu từ được sử dụng trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu ngôn ngữ của các tác giả người Việt trong tập hợp ngữ liệu..
- Những phát hiện tương tự cũng được công bố trong nhiều nghiên cứu khác (ví dụ: Duszak, 1994.
- Các tác giả nghiên cứu người Ba Lan, theo Duszak (1994), có khuynh hướng trình bày thông tin nền cho chủ đề nghiên cứu, không tiếp cận trực tiếp chủ đề nghiên cứu và nhấn mạnh khái niệm tác giả muốn đề cập đến mang ý nghĩa nào, gọi tên như thế nào.
- Samraj (2002), cũng cho thấy rằng một số tác giả thiết lập lãnh địa nghiên cứu trong đề tài của mình với tầm quan trọng của việc thực hiện đề tài và kết quả của nó trong thế giới chúng ta đang sống, chứ không phải trong thế giới của các nghiên cứu.
- Loi (2010), tiếp nối truyền thống này, chỉ ra rằng kỹ thuật định nghĩa thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến (55% cho tập hợp ngữ liệu tiếng Anh và 50% cho tập hợp ngữ liệu tiếng Trung quốc) cho hành động tu từ thiết lập lãnh địa.
- Việc sử dụng cách tiếp cận gián tiếp cũng được tìm thấy như là một chiến thuật mở đầu bài báo nghiên cứu của các tác giả người In-đô-nê-xi-a trong nghiên cứu của Ahmad (1997) và Safnil (2000).
- Một lý do có thể cho việc tiếp cận gián tiếp này là: với thực trạng các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển khó tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo dồi dào cho đề tài hay lãnh vực nghiên cứu (Taylor &.
- Chen, 1991, dẫn theo Hirano, 2009), chí ít là các tạp chí khoa học xuất bản ở nước ngoài (Adnan, 2011), các tác giả bài báo nghiên cứu có thể thấy cần thiết phải cung cấp thông tin nền cho đề tài nghiên cứu.
- Việc làm này nhằm giúp độc giả nắm được những khái niệm, thuật ngữ quan trọng, hay dựa vào bối cảnh cụ thể, thuộc thế giới hiện tượng để thuận tiện cho việc đọc hiểu nội dung bài báo nghiên cứu..
- Kết quả phân tích dữ liệu (N=14) cho thấy chỉ có 02 trích dẫn được sử dụng trong 02 phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong khối liệu phân tích..
- Trong hai trích dẫn này thì một thuộc kiểu trích dẫn Swales (1990) gọi là trích dẫn đứng riêng (non-integral citation) vì tên tác giả được trích dẫn, năm công bố kết quả nghiên cứu nằm trong dấu ngoặc đơn hay một qui ước tương tự.
- Trích dẫn còn lại thuộc loại Fakhri (2004) gọi là trích dẫn không rõ ràng (vague), tức là nó không chỉ ra được tác giả được trích dẫn là ai và nghiên cứu được trích dẫn tên gì..
- Sự thể hiện và tần suất sử dụng thấp bước 3 - Lược khảo các nghiên cứu đã thực hiện trong khối liệu phân tích của nghiên cứu này, cũng như hiện tượng không tìm thấy bước 1- Tuyên bố về tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu và 2 - Khái quát chủ đề nghiên cứu còn có thể được giải thích trên cơ sở một số đặc điểm văn hóa nghiên cứu, môi trường giáo dục Việt Nam.
- Theo Nguyễn Văn Tuấn (2011), ở Việt Nam vẫn còn phổ biến việc nghiên cứu khoa học không dựa vào việc tham khảo các tài liệu chứa thông tin nghiên cứu khoa học có liên quan, đã được thực hiện cho việc thực hiện nghiên cứu của mình.
- Một lời giải thích khả dĩ nữa là sự chưa hình thành một cộng đồng diễn ngôn mang tính đã được thiết lập (established) hay đã định hình (emerged) (Samraj, 2002), trong nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam.
- Thông qua các cơ chế này, các thành viên có thể cung cấp thông tin hay phản hồi, thiết lập một số chuẩn mực và kỳ vọng cho thể loại bài báo nghiên cứu.
- Ngoài ra, chúng tôi cũng cho rằng việc có ít áp lực cạnh tranh để xuất bản nghiên cứu cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến việc không tìm thấy hoặc tìm thấy rất ít sự xuất hiện của một hay nhiều hơn các bước của hành động tu từ thiết lập lãnh địa trong khối liệu phân tích.
- Thực ra, đây cũng là khó khăn chung cho giới nghiên cứu thể loại ESP ở các nước lân cận Việt Nam như Trung Quốc (xem Loi, 2010) và Thái Lan (xem Kanoksilapatham, 2007) hay nước cùng chung châu Á nhưng ở xa hơn như Ả Rập (xem Fakhri, 2004).
- Cụ thể, muốn đặt được đề tài vào bối cảnh nghiên cứu đòi hỏi sự tồn tại của nhiều nghiên cứu liên quan đã thực hiện mà những người thực hiện đề tài mới phải có cơ hội dễ dàng tiếp cận.
- Song song đó, thông qua các dịp gặp gỡ, trao đổi học thuật với các nhà nghiên cứu khác, một tác giả hay nhóm tác giả nghiên cứu có thể xây dựng và trình bày đề tài của mình dựa trên môi trường nghiên cứu thuận lợi phát hiện được trong lĩnh vực nghiên cứu trên cơ sở tuân thủ những qui ước trình bày bài viết nghiên cứu đặt ra bởi cộng đồng diễn ngôn..
- Nghiên cứu này tiến hành xem xét hành động tu từ thiết lập lãnh địa, như được mô tả trong mô hình CARS 1990 của Swales với tập hợp ngữ liệu là 14 phần dẫn nhập bài báo NCKH đăng trên hai tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ lớn của Việt Nam là Ngôn Ngữ và Ngôn Ngữ và Đời Sống trong năm 2011.
- Khuynh hướng phổ biến là các tác giả người Việt cung cấp thông tin nền cho đề tài nghiên cứu.
- Những thông tin nền này thường không nhằm đến việc hình thành một bối cảnh nghiên cứu tạo ra thông qua việc đề cập đến các nghiên cứu đã được thực hiện và công bố có liên quan đến đề tài hoặc/và lược khảo các nghiên cứu đó.
- Trên cơ sở tham chiếu các tài liệu tham khảo, chúng tôi đã cố gắng liên kết và đưa ra một số giải thích cho sự khác biệt được tìm thấy trong dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi trên cơ sở một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, môi trường học tập và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam.
- Cũng phải nhìn nhận rằng, tuy chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu kỹ mô tả các bước của Swales (1990), đọc kỹ các nghiên cứu đã thực hiện mà chúng tôi đã thu thập được, tiến hành phân tích dữ liệu một cách cẩn.
- Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này của chúng tôi sẽ có đóng góp cho hiểu biết cấu trúc tu từ sử dụng trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác đã được nghiên cứu như tiếng Ba Lan (ví dụ: Duszak, 1994), tiếng Thái (ví dụ:.
- Một mong muốn thực tế mà chúng tôi nhắm đến cho nghiên cứu là tác dụng hỗ trợ những người quan tâm và muốn xuất bản nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam biết thêm về kiểu cấu trúc tu từ cho hành động tu từ thiết lập lãnh địa trong phần mở đầu bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh và trong hai tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ hàng đầu ở Việt Nam.
- Làm được điều này, cộng với những xem xét tương tự với những phần còn lại của bài viết nghiên cứu, hẳn sẽ góp phần không nhỏ cho việc bản thảo sẽ được chấp nhận xuất bản, mở đường cho nghiên cứu được công bố trên phạm vi địa phương, quốc gia, hay quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi còn có thể được dùng làm một kênh tham khảo cho việc phát triển tài liệu, thiết kế chương trình và giảng dạy viết học thuật cho lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam..
- Đi vào nghiên cứu khoa học.
- Ngôn Ngữ &.
- Ngôn Ngữ .
- Ngôn Ngữ