« Home « Kết quả tìm kiếm

Hành vi của bạn chẳng có gì bí hiểm


Tóm tắt Xem thử

- Albert-László Barabási (Physics World, tháng 6/2010) Bất chấp sự gượng ép chúng ta nghĩ chúng ta thể hiện ra bên ngoài, hành vi của chúng ta thật sự dễ tiên đoán hơn nhiều so với cái chúng ta muốn thừa nhận.
- Điều gì xảy ra khi chúng ta đối mặt với quá nhiều thứ để làm trong khi không có đủ thời gian? (Ảnh: Photolibrary).
- Khi điều đó xảy ra với các hành động của những người bạn đồng chí của chúng ta, thì chuỗi sự kiện chúng ta chứng kiến trong một ngày thường nhật có vẻ bí ẩn và khó hiểu như chuyển động của các vì sao nhìn qua con mắt của một vị khách thời thế kỉ thứ 15.
- Vào những lúc khác, mặc dù chúng ta tự do đưa ra các quyết định của riêng mình, nhưng phần lớn cuộc sống của chúng ta dường như đã lập trình tự động.
- Xã hội của chúng ta đã phát triển từ những thời kì thịnh vượng cho đến những thời kì khát vọng, từ chiến tranh đến hòa bình và rồi trở lại chiến tranh.
- Có phải các hành động của chúng ta bị chi phối bởi các quy luật và cơ chế có thể, ở dạng đơn giản của chúng, phù hợp với sức mạnh tiên đoán của định luật hấp dẫn Newton? Lạy trời, chúng ta có thể tiến bao xa trong việc dự báo hành vi con người?.
- Cho đến thời gian gần đây, chúng ta chỉ mới có một câu trả lời cho mỗi câu hỏi này:.
- chúng ta không biết.
- Kết quả là ngày nay chúng ta biết nhiều về Mộc tinh hơn là biết về hành.
- Nhưng bây giờ chúng ta có thể truy xuất các bản ghi dạng số của hành vi con người mà chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra các mô hình.
- Hầu như mọi thứ chúng ta làm đều để lại những mẩu vụn bánh mì trong một số cơ sở dữ liệu, có thể đó là thư điện tử hay thời gian nói chuyện điện thoại của chúng ta.
- Thoạt nhìn, chúng ta sẽ không trông đợi kiểu email của mình thể hiện bất kì sự giống nhau nào.
- Thay vào đó, bất kể là người nào, hành vi của họ tuân theo cái chúng ta gọi là một “định luật hàm mũ”..
- Một khi các định luật hàm mũ có mặt, thì các bùng phát là không thể tránh khỏi.
- Thật vậy, một định luật hàm mũ tiên đoán rằng đa số các email gửi đi trong vòng một vài phút của một người, xuất hiện dưới dạng một sự bùng phát hoạt động trong kiểu gửi email của chúng ta..
- Sau cùng, các kiểu gửi email của chúng ta tuân theo một sự điều hòa nội, trong đó những sự trì hoãn ngắn hạn và dài hạn hòa lẫn thành một định luật chính xác – một định luật có lẽ bạn chưa bao giờ ngờ tới mình là đối tượng của nó, nên bạn chưa bao giờ cố gắng tuân theo, và có khả năng nhất là bạn chưa bao giờ biến đến sự tồn tại của nó..
- mũ mỗi khi chúng ta theo dõi hành vi con người.
- Xác lập các ưu tiên.
- Ý tưởng lúc nửa tỉnh nửa mê của tôi có một tiền đề đơn giản: chúng ta luôn luôn có một số việc để làm.
- Nhưng cho dù bạn lần theo công việc của mình như thế nào đi nữa, thì bạn luôn luôn cần quyết định xem việc tiếp theo là cái gì.
- Câu hỏi là, chúng ta làm điều đó như thế nào?.
- Một khả năng là luôn luôn tập trung vào công việc xuất hiện trước trong danh sách của bạn.
- Các nhân viên phục vụ quán ăn, nhân viên giao bánh pizza, nhân viên trung tâm dịch vụ điện thoại – nói chung là những người làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ, luôn thực hiện chiến lược ưu-tiên-người-đến-trước này.
- Đa số chúng ta sẽ cảm thấy sự bất công ghê gớm nếu ngân hàng, bác sĩ hoặc siêu thị của chúng ta trao quyền ưu tiên cho khách hàng đến sau chúng ta.
- Một khả năng khác là làm các công việc theo bậc quan trọng của chúng.
- Nói cách khác, đó là dành ưu tiên..
- Ý tưởng tôi có được trong buổi tối tháng 7 ấy thật sự đơn giản: sự bùng phát có thể có căn nguyên ở quá trình xác lập các ưu tiên.
- Lấy thí dụ, Izabella, người có sáu công việc trong danh sách ưu tiên của cô.
- Cô chọn ra một công việc có độ ưu tiên cao nhất và giải quyết nó..
- Lúc ấy, cô có thể nhớ đến một công việc khác và thêm nó vào danh sách của cô.
- Trong ngày, cô có thể lặp lại quá trình này vô số lần, luôn luôn tập trung vào công việc có mức ưu tiên cao nhất và thay nó bằng một số công việc khác một khi nó đã được giải quyết xong.
- Câu hỏi tôi muốn trả lời là như thế này: nếu một trong các công việc trong danh sách của Izabella là gọi điện phản hồi cho bạn, thì bạn sẽ phải chờ bao lâu thì điện thoại của mình mới reo?.
- Nếu Izabella chọn giao thức ưu-tiên-người-đến-trước, thì bạn sẽ phải chờ cô ta thực hiện xong mọi công việc được xếp ưu tiên trước bạn.
- Nhưng nếu Izabella chọn lựa công việc theo tầm quan trọng, thì sự công bằng đột ngột biến mất.
- Nếu cô ta quy cho tin nhắn của bạn một sự ưu tiên cao, thì điện thoại của bạn sẽ reo chẳng bao lâu sau đó.
- Tuy nhiên, nếu Izabella quyết định việc gọi cho bạn không phải là ưu tiên số một trong danh sách của cô ta, thì bạn sẽ phải chờ cho đến khi cô tả giải quyết xong.
- toàn bộ những công việc có tính cấp thiết cao hơn.
- Khi những công việc ưu tiên cao có thể được thêm vào danh sách của cô bất kể lúc nào, thì bạn có thể phải chờ thêm một ngày nữa trước khi nghe giọng oanh vàng từ cô ta.
- Một khi tôi lập mô hình ưu tiên này thành một chương trình máy tính, thì trước sự hài lòng của tôi, bất ngờ quy luật hàm mũ như mong muốn – dấu hiệu toán học của sự bùng phát – xuất hiện trên màn hình của tôi.
- Mô hình trên gồm một danh sách các công việc, mỗi công việc được gán ngẫu nhiên một độ ưu tiên nào đó.
- Rồi tôi cho lặp lại các bước say đây vô hạn lần: (a) Tôi chọn ra công việc ưu tiên cao nhất và loại nó khỏi danh sách, bắt chước thói quen thật mà tôi có khi xử lí một công việc.
- (b) Tôi thay công việc đã loại ra bằng một công việc mới, gán ngẫu nhiên cho nó một độ ưu tiên, bắt chước thực tế tôi không biết tầm quan trọng của công việc tiếp theo nằm trong danh sách của mình.
- Câu hỏi tôi nêu ra là, một công việc sẽ nằm lại bao lâu trong danh sách của tôi trước khi nó bị loại ra?.
- Khi các công việc ưu tiên cao được giải quyết nhanh chóng, thì danh sách trở nên đông đảo những công việc ưu tiên thấp.
- Điều này có nghĩa là những công việc mới thường thế chỗ nhiều công việc ưu tiên thấp bị kẹt ở cuối danh sách và vì thế bị loại ra ngay tức thì.
- Do đó, các công việc có ưu tiên thấp phải chờ thời gian lâu.
- Sau khi tôi đo xem mỗi công việc chờ bao lâu trên danh sách trước khi bị loại ra, tôi tìm thấy định luật hàm mũ đã quan sát thấy trước đây trong việc gửi mỗi email, duyệt web và in các bộ dữ liệu.
- Tin nhắn của mô hình thật đơn giản: nếu chúng ta xác lập các ưu tiên, thì thời gian phản ứng của chúng ta trở nên khá không đồng đều, nghĩa là đa số các công việc bị loại ra nhanh chóng còn một vài công việc phải chờ gần như mãi mãi trong danh sách của chúng ta.
- Sau khi cho công bố mô hình ưu tiên trên, tôi bắt đầu tự hỏi không biết kiểu bùng phát có phải là sản phẩm của kỉ nguyên điện tử hay có lẽ nó tiết lộ một số sự thật sâu sắc về hành vi con người.
- Tôi sớm nhận ra rằng sự trao đổi thư từ của các nhà trí thức nổi tiếng, được sưu tập cẩn thận bởi các môn đồ tận tụy của họ, có thể mang câu trả lời cho câu hỏi này.
- Một tìm kiếm trực tuyến hướng tôi đến với Phòng trưng bày Albert Einstein, một dự án đặt tại Đại học Hebrew Jerusalem tìm cách phân danh mục toàn bộ thư từ của Einstein.
- Mặc dù con số thật ấn tượng, nhưng không phải khối lượng thư từ của ông là cái khêu gợi sự hứng thú của tôi.
- Cách thức Albert Einstein xử lí khối lượng lớn thư từ gửi đến cho ông mang lại cho chúng ta cái nhìn vào cách thức tất cả chúng ta xử lí các công việc..
- Phân tích của anh ta cho thấy kiểu hồi âm của Einstein không khác cho lắm với kiểu email của chúng ta: ông hồi âm đa số các bức thư ngay tức thì, nghĩa là trong vòng một hoặc hai ngày.
- Tuy nhiên, một số bức thư phải chờ hàng tháng, thỉnh thoảng hàng năm, trên bàn làm việc của ông trước khi ông có thời gian đặt bút viết hồi âm.
- Thật thú vị, kết quả của Oliveira cho thấy sự phân bố thời gian hồi âm của Einstein tuân theo một định luật hàm mũ, giống với thời gian hồi âm chúng tôi đã quan sát thấy trước đó với việc gửi email..
- Nhưng không chỉ riêng thư từ của Einstein tuân theo khuôn mẫu trên.
- Từ Dự án Thư từ Darwin, lưu giữ bởi Đại học Cambridge ở Anh, chúng tôi thu được một bản ghi đầy đủ các bức thư của Darwin.
- Phân tích cho thấy ông cũng hồi âm ngay tức thì cho đa số các bức thư và chỉ hoãn gửi một vài thư ít ỏi thôi.
- Nói chung, thời gian hồi âm của Darwin tuân theo chính xác định luật hàm mũ như trường hợp Einstein..
- Nó cũng có nghĩa là hoàn toàn không liên quan chuyện tin nhắn của chúng ta truyền đi trên Internet ở tốc.
- Vấn đề là, dẫu trong thời kì nào, chúng ta luôn luôn đối mặt trước sự thiếu hụt thời gian.
- Chúng ta buộc phải xác lập các ưu tiên – ngay cả những nhân vật lỗi lạc, như Einstein và Darwin, cũng không ngoại lệ - từ đó sự trì hoãn, các bùng phát và các định luật hàm mũ cùng nhau xuất hiện..
- Nhưng vẫn có một sự khác biệt kì lạ giữa email và trao đổi thư từ: số mũ, tham số quan trọng đặc trưng cho bất kì định luật hàm mũ nào, là khác nhau đối với hai bộ dữ liệu.
- Hóa ra trong định luật hàm mũ P(τ.
- τ –δ , định luật mô tả xác suất P(τ) một tin nhắn chờ trong τ ngày để được hồi âm, số mũ là δ = 1 đối với email và δ = 3/2 đối với quan hệ thư từ của Einstein lẫn Darwin.
- Sự khác biệt này có nghĩa là thời gian chờ đợi email ngắn hơn thời gian chờ đợi thư từ - một kết quả không có gì bất ngờ vì chúng ta đã quen thuộc với kỉ nguyên truyền thông điện tử rồi..
- Tuy nhiên, sự thật là sự khác biệt đó không thể nào gán cho thời gian khác nhau để cho thư từ và email được phát tận nơi người nhận.
- Do đó, sự không thống nhất ở trên có nghĩa là cần có một mô hình mới nếu chúng ta hi vọng giải thích được các kiểu viết thư của Einstein và của Darwin..
- Một chồng thư từ.
- Trong mô hình ưu tiên của chúng tôi, chúng tôi giả sử rằng ngay khi công việc thuộc dạng ưu tiên cao nhất đã được giải quyết, thì một công việc mới thuộc mức ưu tiên ngẫu nhiên chiếm chỗ của nó.
- Để nhận được một mô hình chính xác của quan hệ thư từ của Einstein, chúng tôi cần sửa đổi mô hình, đưa vào các nét đặc biệt của sự trao đổi thông tin qua thư từ..
- Với thư con rùa, mỗi ngày một số lượng thư từ nhất định đưa đến qua bưu điện, xếp vào chồng thư đang chờ hồi âm.
- Cho nên, một mô hình của sự trao đổi thư từ của Einstein có hai thành phần đơn giản..
- Thứ nhất là xác suất mà những lá thư nằm trên bàn làm việc của Einstein được ông gán cho một mức ưu tiên nào đó, cái chúng tôi sẽ gọi là tốc độ đến.
- Thành phần thứ hai trong mô hình là xác suất để ông chọn lá thư ưu tiên cao nhất và hồi âm cho nó, cái chúng tôi sẽ gọi là tốc độ hồi âm..
- Nếu tốc độ hồi âm của Einstein nhanh hơn tốc độ đến của các bức thư, thì bàn làm việc của ông gần như trống không, vì ông có thể hồi âm cho đa số các bức thư ngay khi chúng vừa đến.
- Trong chế độ “dưới tới hạn” này, mô hình cho biết thời gian hồi âm của Einstein tuân theo một phân bố hàm mũ, không có những khoảng trễ kéo dài và rõ ràng không phù hợp với định luật lũy thừa đã quan sát thấy..
- “siêu tới hạn” này thì thời gian hồi âm mới tuân theo một định luật hàm mũ.
- Sự giảm bất thường trong quan hệ thư từ của Einstein đánh dấu thời kì Thế chiến thứ hai .
- Sự phân bố của thời gian Einstein hồi âm cho các bức thư (phải) gần đúng với một định luật hàm mũ có số mũ δ = 3/2..
- Hiện tượng bùng phát, và các hệ quả của nó, rõ ràng được minh họa bởi quan hệ thư từ của Einstein với nhà lí thuyết Theodor Kaluza.
- Mùa xuân năm 1919, Einstein nhận được một lá thư từ Kaluza, khi đó chưa có tên tuổi, người vẫn làm việc cật lực để lặp lại sự bùng phát sáng tạo ông đã yêu thích hồi năm 1908.
- Sự trao đổi thư từ giữa Albert Einstein và Theodor Kaluza (ảnh) về khả năng của một chiều thứ năm làm rõ hiện tượng bùng phát.
- Einstein, nổi tiếng với sự truy vấn không ngừng để đương đầu trước mọi phát triển toán học đi cùng với thực tại, đã đồng ý với kết luận của ông rằng thế giới của chúng ta là năm chiều..
- Trường hợp của ông giờ trông thật sáng sủa – ông đã nhận bốn lá thư trong chưa tới bốn tuần, cho thấy nhà vật lí nổi tiếng đã gán cho ông một sự ưu tiên cao bất thường.
- Trong bất cứ trường hợp nào, tôi đang chờ sự đệ trình bài báo của anh cho đến khi chúng ta đi đến một số giải pháp về điểm này”..
- Mặc dù lời lẽ lịch sự, nhưng sự từ chối đã rõ ràng, và chúng ta biết không còn có sự trao đổi nào nữa giữa Einstein và Kaluza trong năm đó hoặc năm tiếp theo – và không phải vì bài báo của Kaluza đã công bố.
- Các hệ quả của sự ưu tiên.
- Danh tiếng bất ngờ của Einstein có những hệ quả rõ nét trong quan hệ thư từ của ông..
- Năm sau đó, ông đã viết nhiều thư từ hơn bất kì năm nào trước đó.
- Trước cơn lũ 519 lá thư ông nhận được, chúng ta có số liệu ghi chép rằng ông đã hồi âm 331 trong số chúng – một tốc độ, mặc dù ghê gớm, nhưng không đủ để tiếp tục giữ phong độ trao đổi vô khối thư từ của ông.
- Cực đại xuất hiện năm 1953, hai năm trước khi ông qua đời, khi ông nhận 832 lá thư và hồi âm cho 476 trong số chúng.
- Khi quan hệ thư từ của Einstein bùng phát, công suất khoa học của ông giảm đi.
- Ông trở nên bị lấn át, áp đảo bởi đống thư từ trễ hạn.
- Và với đó, số lần hồi âm của ông chuyển thành bùng phát và bắt đầu tuân theo một định luật hàm mũ, giống hệt như sự trao đổi email của chúng ta ngày nay..
- Cho dẫu có quan hệ thư từ ngắn ngủi với Einstein, nhưng cuộc đời của Kaluza đã có cải thiện đôi chút trong những năm tháng sau đó.
- Sự thật là từ năm 1919 đến 1921, Einstein tập trung vào theo đuổi những ý tưởng khác mà ông gán cho chúng mức độ ưu tiên cao hơn.
- Có lẽ ông đã trở thành một trong nhà trí tuệ vật lí lỗi lạc nếu như Einstein cho phép ông công bố đột phá của mình ngay từ đầu chăng? Chúng ta sẽ không bao giờ biết nữa.
- Sự ưu tiên không phải không có những hệ quả của nó và dẫn đến sự tàn lụi sự nghiệp của một nhà vật lí trẻ khi các lí thuyết của anh ta bị bỏ qua bởi một con người danh giá có quyền cho nó được công bố hay không.