« Home « Kết quả tìm kiếm

HỆ THỐNG HÓA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÙNG SINH THÁI NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- HỆ THỐNG HÓA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA.
- Hệ thống hóa, vùng sinh thái nước ngọt, xã hội nông thôn, biến đổi khí hậu, hệ thống sản xuất bền vững.
- Bài tổng quan được hệ thống hóa từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về sự phát triển của các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo dòng lịch sử.
- Tác giả nêu rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa việc sản xuất lúa ở Việt Nam và ĐBSCL nói riêng nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực ra thị trường thế giới.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL thay đổi theo thời gian do xã hội nông thôn phát triển cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn của Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa của nông dân trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp cạnh tranh, sản xuất lúa ngày càng chịu nhiều rủi ro và thách thức do biến đổi khí hậu toàn cầu nên nông dân luôn thích nghi với các hệ thống sản xuất bền vững trên nền lúa trong vùng sinh thái ngọt để đảm bảo hiệu quả mô hình sản xuất.
- Do đó, nông dân đã chuyển dần từ sản xuất độc canh lúa mùa sang thâm canh lúa cao sản và sản xuất đa dạng cây trồng và thủy sản trên đất lúa..
- Việt Nam đã đạt những bước tiến vượt bậc trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, được xếp vào hàng thứ hai trong những nước xuất khẩu lúa gạo trên thế giới hơn hai thập niên vừa qua.
- Tuy nhiên, đời sống của đa số người trồng lúa ở nông thôn vẫn còn cơ cực, nhất là những vùng sản xuất lúa gạo dư thừa.
- Trong bài tổng quan này, sản xuất lúa ở ĐBSCL được hệ thống hóa theo thời gian và không gian, trong đó tác giả chỉ đề cập những mô hình sản xuất lúa chủ yếu trong vùng sinh thái ngọt được quan tâm tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong thời gian qua..
- Mục tiêu của bài tổng quan nhằm: (1) tìm hiểu sự thay đổi các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL theo thời gian.
- (2) phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố làm thay đổi các mô hình sản xuất lúa ở vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL và (3) đề nghị sản xuất lúa theo mô hình bền vững có chất lương cao trong nền kinh tế thị trường cạnh trạnh..
- Nông dân ở ĐBSCL sản xuất hơn 50% sản phẩm nông nghiệp quốc gia;.
- Sản lượng nông nghiệp đạt 21,5 triệu tấn và sản lượng lúa sản xuất ở ĐBSCL là 20,7 triệu tấn năm 2010.
- 3.3 Sự thay đổi về mô hình sản xuất trên nền lúa vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL theo thời gian.
- Sự phát triển của mô hình sản xuất trên nền lúa ở ĐBSCL gắn chặt với: (1) các điều kiện tự nhiên (đất và nước).
- (2007) cho thấy sự thay đổi trong mô hình canh tác nông nghiệp còn do tác động từ việc giới thiệu các giống lúa mới, chính sách tự do hóa kinh tế, nhu cầu thị trường và các thảm họa thiên nhiên,....
- Sự phát triển của các mô hình sản xuất trên lúa.
- 3.3.1 Canh tác lúa thời kỳ “Óc Eo”.
- Canh tác lúa thời kỳ "Oc-eo".
- Thời kỳ này, người dân thu nhặt lúa hoang (lúa trời hoặc lúa ma), nhiều hệ thống kênh được đào vét từ Châu Đốc đến Hà Tiên như kênh Vĩnh tế để sử dụng nước sông Mekong phục vụ cho canh tác lúa vùng sinh thái ngọt (Sanh et al.
- 3.3.2 Canh tác lúa nước cổ truyền.
- Canh tác lúa cổ truyền giai đoạn hầu hết diện tích canh tác lúa được sử dụng là giống lúa mùa địa phương.
- 3.3.3 Chuyển tiếp từ canh tác lúa cổ truyền sang lúa cao sản.
- Chuyển tiếp canh tác lúa cổ truyền sang canh tác lúa cao sản .
- Lúa cao sản (IR5, IR8) được đưa vào Việt Nam năm 1966 và canh tác dưới điều kiện có thủy lợi.
- Khi nhiều kênh mới được đào để phục vụ tưới – tiêu, việc canh tác những giống lúa cao sản được mở rộng..
- Thông qua việc giới thiệu các giống lúa cao sản này, nông dân đã áp dụng hóa chất nông nghiệp để sản xuất lúa đạt năng suất cao hơn.
- Đến năm 1976 nông dân canh tác được 1,40 triệu ha lúa 1 vụ và 0,50 triệu ha lúa 2 vụ trong năm ở ĐBSCL (Thành, 2004)..
- Hình 2: Hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL năm 1976 Nguồn: Integrated Resources Mappping Center (IRMC), 1997.
- 3.3.4 Sự phát triển của hệ thống sản xuất lúa thời kỳ nhà nước quản lý tập trung.
- Các hệ thống canh tác có sự phát triển dần trong giai đoạn trong đó sản xuất lúa là cây trồng chính.
- Hệ thống canh tác lúa mùa, lúa nước sâu vẫn còn phổ biến và bị nhiễm rầy nặng Tiền Giang và Bến Tre vào năm 1977 (Sanh et al.
- Tuy nhiên, việc canh tác lúa theo hình thức tập đoàn sản xuất/hợp tác xã nên sản xuất lúa còn mang tính tự cấp và an ninh lương thực cho nông hộ (Sanh et al., 1998)..
- 3.3.5 Thâm canh các hệ thống sản xuất lúa thời kỳ đổi mới.
- Thâm canh các hệ thống canh tác trên nền lúa trong giai đoạn 1986-1999.
- Canh tác lúa chuyển.
- sang thâm canh hơn và đa dạng hơn, tư nhân hóa và sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
- Ngoài ra, theo Nhân (2009), giai đoạn 1995-1999 nông dân sản xuất lúa theo hướng thâm canh nhưng chú trọng năng suất là chính..
- Hệ thống canh tác thay đổi đáng kể ở vùng trung tâm của ĐBSCL như vùng đồng bằng ngập chịu ảnh hưởng thủy triều.
- Lúa 2 vụ luân canh với các giống cao sản ngắn ngày nhờ mở rộng hệ thống thủy lợi, củng cố đê bao bảo vệ đồng ruộng và sử dụng bổ sung phân bón và thuốc trừ sâu bệnh (Sanh et al., 1998)..
- Hình 3: Hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL năm 1996 Nguồn: Integrated Resources Mappping Center (IRMC), 1996.
- 3.3.6 Mô hình sản xuất lúa chủ yếu vùng phù sa ngọt từ năm 2000.
- (1999), năng suất lúa có khuynh hướng giảm theo thời gian sản xuất lúa 3 vụ hàng năm..
- (2) Cơ cấu 2 lúa – 1 màu khá thích hợp và phổ biến trong những năm 2000-2006 nhờ canh tác trên đầt phù sa có tưới.
- (3) Cơ cấu 2 lúa, ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu, nông dân thường canh tác hai vụ lúa HT và ĐX..
- Luân canh nuôi cá trên ruộng lúa trong vùng lũ giúp tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm trong mùa lũ, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng tính đa dạng sinh học và tính bền vững của sản xuất lúa.
- Ngoài kỹ thuật, việc tổ chức sản xuất có ý nghĩa quan trọng để phát triển hệ thống canh tác này (Nhân, 2011).
- Theo Cần (2009), hệ thống lúa – cá và lúa – tôm cũng được thực hiện có hiệu quả ở vùng phù sa nước ngọt, thủy lợi tốt và ngập cạn..
- Nông dân quan tâm hệ thống này vì họ tin nó bền vững hơn do: (1) lúa cung cấp dinh dưỡng cho cá/tôm.
- Hơn nữa, sản xuất độc canh lúa trên đất ruộng hiện nay đã dẫn đến tình trạng thoái hóa đất do bốc lột đất quá mức mà lượng dinh dưỡng bổ sung không đáng kể cho nên giải pháp nuôi cá/tôm trong ruộng có ý nghĩa quan trọng nhằm khôi phục hệ sinh thái tự nhiên vốn có và tận dụng khả năng sản xuất của ruộng nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến cây lúa.
- Mô hình lúa-cá có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình sản xuất lúa-màu hay chuyên canh lúa (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005)..
- Hình 4: Hệ thống sản xuất trên đất lúa vùng phù sa tưới tiêu chủ động ở ĐBSCL hiện nay Nguồn: Nguyễn Ngọc Đệ, 2006.
- Các hệ thống sản xuất bền vững từ năm 2000 nhờ tăng cường sự quản lý nông nghiệp và các nguồn tài nguyên để cải thiện sinh kế của người.
- này, do áp lực của thị trường và sâu bệnh, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản xuất trên đất lúa đã được nông dân ĐBSCL tích cực đẩy mạnh.
- Hệ thống canh tác, cơ cấu mùa vụ và giống lúa rất đa dạng tùy điều kiện sinh thái ở từng nơi trên nền đất lúa (Đệ, 2009).
- Theo Nhân (2009), giai đoạn 2000-2006 nông dân đa dạng hoá sản xuất trên đất lúa không những quan tâm năng suất lúa, nông dân còn chú trọng đến chất lượng sản xuất lúa..
- Theo Nhân (2012), diện tích canh tác lúa ở những tỉnh thuộc ĐBSCL có được nguồn nước ngọt đã làm tăng mức độ thâm canh tăng vụ lúa trong năm, trong đó các tỉnh có số vụ lúa tăng trong năm nhiều nhất là An Giang, Cần Thơ.
- 3.4 Phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố làm thay đổi các mô hình sản xuất lúa ở vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL.
- Qua kết quả nghiên cứu được lược khảo trong phần thay đổi về mô hình sản xuất trên nền lúa vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL cho thấy sự thay đổi các mô hình sản xuất lúa theo chiều hướng ngày càng phát triển hơn dựa trên các yếu tố tác động đến điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật nông nghiệp, thu nhập, giá cả, kinh tế thị trường, mức độ rủi ro và môi trường thay đổi..
- 3.4.1 Thủy lợi thay đổi do chính sách phát triển thủy lợi của nhà nước và con người định cư tác động đã phát triển và cải tạo nhiều kinh rạch (Nguyễn Duy Cần, 2009), hệ thống thủy lợi nội đồng đưa nguồn nước ngọt từ các nhánh sông Cửu Long đến tận đồng ruộng nông dân giúp cho nông hộ phát triển từ một vụ lúa mùa hay lúa nổi đầu tư thấp, hầu như không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh, chủ yếu sử dụng nguồn nước sản xuất lúa từ nước ngọt trong mùa mưa và nước lũ đổ về trong mùa lũ hàng năm nên cho năng suất thấp khoảng 1 tấn / ha/ năm để sản xuất lương thực tự cung tự cấp cho hộ gia đình và tiêu thụ nội địa là chủ yếu chuyển sang mô hình sản xuất lúa có đầu tư, có năng suất lúa cao hơn (5 tấn/ha/vụ) và lợi nhuận cao hơn như sản xuất lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, lúa 2 vụ luân canh hoa màu, hoặc 2 vụ lúa – cá/tôm nuôi kết hợp trong năm nhờ hệ thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về lương thực và nông sản nói chung do tăng.
- Thành công này theo Nguyen Quang Tuyen (2011) cho rằng nhờ vào chính sách đổi mới trong nông nghiệp và quản lý sử dụng đất đai lấy nông hộ làm đơn vị tự chủ sản xuất trong cơ chế của nền kinh tế thị trường đã tạo động lực cho nông hộ làm chủ sản xuất trên mảnh đất của mình.
- Cơ sở cho sự chuyển sản xuất 1 vụ lúa mùa trong năm sang thâm canh và tăng 2- 3 vụ lúa trong năm là nông hộ phải thích ứng với nhu cầu lương thực tăng trong điều kiện đất sản xuất lúa ngày càng manh mún và giảm dần..
- 3.4.3 Khoa học kỹ thuật nông nghiệp phát triển giúp nông hộ luôn thay đổi, thích nghi và phát triển với các mô hình sản xuất khác nhau tùy theo đồng ruộng cụ thể của họ trong vùng sinh thái ngọt như sản xuất lúa 2 vụ, tăng lên lúa 3 vụ, lúa 2 vụ luân canh hoa màu, hoặc 2 vụ lúa – cá/tôm nuôi kết hợp trong năm nhờ áp dụng các giống mới (Le Thanh Phong et al., 2007) đối với cây trồng và vật nuôi có chất luợng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap, có biện pháp canh tác thích hợp, tiết kiệm nước và bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để giảm lao động và giảm chí phí sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, màu và tôm/cá để đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm ngày càng tăng.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đã làm tăng năng suất lúa tối đa trong mô hình sản xuất thâm canh, tăng 3 vụ lúa trong năm dẫn đến sản lượng lúa ở ĐBSCL đạt 20,7 triệu tấn năm 2010 và lượng gạo xuất khẩu vào thị trường thế giới chủ yếu từ ĐBSCL.
- Thành công trong sản xuất thâm canh tăng vụ lúa giúp Việt Nam xuất khẩu được 6,80 triệu tấn gạo năm 2010, xếp thứ hai quốc gia xuất khẩu gạo của thế giới (Tổng cục thống kê, 2010).
- Tuy nhiên, sản xuất thâm canh lúa với trình độ cao của nông hộ đã đạt ngưỡng năng suất cao trên 1 đơn vị diện tích hiện nay nên chất lượng lúa là mục tiêu quan trọng mà nông hộ cần đạt tới trong bối cảnh sản xuất cạnh tranh về chất lương nông sản toàn cầu..
- cho rằng giai đoạn 2000-2006 nông dân đa dạng hoá sản xuất trên đất lúa không những quan tâm năng suất lúa, nông dân còn chú trọng đến chất lượng sản xuất lúa..
- 3.4.4 Đối với yếu tố giá cả và kinh tế thị trường, mô hình sản xuất có thể chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường (Le Thanh Phong et al., 2007), trong đó giá cả luôn biến động theo nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh tự do trong và ngoài nước, nhất là khi nước ta đang tham gia tổ chức thương mại quốc tế và trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, do đó nông hộ càng thích nghi và không chỉ chú ý năng suất, đặc biệt càng quan tâm hơn chất lượng lúa và nông sản khác, đồng thời nông hộ ứng dụng các mô hình sản xuất chuyên lúa cao sản, luân canh thích hợp mô hình 2 lúa – màu, hoặc sản xuất lúa kết hợp nuôi tôm/cá theo hướng sản phẩm nông nghiệp xanh sạch, có chất lượng và giá trị cao, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap để đảm bảo sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và có thể cạnh tranh với nông sản trên thế giới nhằm thu hút được nhu cầu của người tiêu dùng nội địa và các nhà xuất khẩu cũng như các nước nhập khẩu.
- Vấn đề giá cả và thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nông sản ra nước ngoài là khâu quyết định quan trọng của nông hộ xem xét có nên thực hiện mô hình sản xuất đó không, vì dù nông hộ thực hiện mô hình sản xuất thích hợp, có năng suất cao nhưng bán không được giá, không xuất khẩu được thì mô hình sản xuất đó xem như không hiệu quả..
- 3.4.5 Môi trường sản xuất nông nghiệp thay đổi theo chiều hướng ngày càng bất lợi, do nông dân muốn sản xuất mô hình chuyên lúa hoặc lúa- cá/tôm để tăng thu nhập trong điều kiện đất sản xuất ngày càng ít dần.
- Thực tế sản xuất cho thấy trong vùng sinh thái ngọt nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mô hình sản xuất do bị ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh biến đổi khí hậu tác động cũng như do nông dân có nhu cầu thâm canh, tăng vụ lúa cao sản ngắn ngày, muốn tăng vòng quay của đất để khai thác tối đa quỹ đất nhưng không bù đắp đủ dưỡng chất cho đất sản xuất dẫn đến đất bị nghèo dưỡng chất làm năng suất cây lúa giảm.
- (1999) cho thấy năng suất lúa sản xuất 3 vụ trong năm có chiều hướng giảm, đây là điều nông dân cần thận trọng tính toán kỹ hiệu quả kinh tế có nên tăng 3 vụ lúa trong năm hay không, nếu nông dân tăng 3 vụ lúa trong năm, đồng ruộng của họ.
- Mặt khác, theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu (2005) cho rằng từ khi cách mạng xanh cho ra đời những giống lúa ngắn ngày dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã làm cho mô hình lúa-cá ít được quan tâm, điều này đã làm giảm lượng thủy sản trong ruộng lúa..
- Đến những năm gần đây khi lúa gạo được sản xuất nhiều, nông dân lại quan tâm đến thực phẩm thịt, rau, cá trong đó thủy sản trong ruộng lúa càng được lưu ý hơn..
- Một điển hình cụ thể là hệ thống sản xuất trên đất lúa hiện nay tại Cần Thơ và An Giang trong vùng phù sa ngọt ở ĐBSCL đang gặp khó khăn vì môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội có nhiều thay đổi do ảnh hưởng biến đổi khí hậu đang diễn ra ở ĐBSCL.
- Nông dân trong vùng cho rằng năng suất lúa sản xuất của họ đã bị thiệt hại do những thảm họa thiên nhiên như mưa bất thường, lũ lớn, nhiệt độ cao và hạn hán.
- Hơn nữa, thiếu nước tưới cho sản xuất lúa vào những giai đoạn dòng chảy nước sông yếu do hệ thống nước tưới kém ở cấp cộng đồng và làm tăng nước kênh bị ô nhiễm do lượng dư thừa nông dược thải ra từ ruộng lúa trên nhiều xã.
- Người dân đã nhận thức những vấn đề ảnh hưởng quan trọng này đối với việc sản xuất lúa, sức khỏe con người và môi trường (Dung et al., 2011)..
- 3.4.6 Tính rủi ro trong mô hình sản xuất, sở dĩ nông hộ chuyển đổi mô hình chuyên canh lúa sang mô hình sản xuất lúa luân canh hoa màu, hoặc mô hình sản xuất lúa kết hợp cá/tôm để tăng tính đa dạng cây trồng và thủy sản, tăng độ phì nhiêu của đất trong mô hình sản xuất lúa-cá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005), nhằm tăng nguồn thu nhập và giảm tính rủi ro trong sản xuất độc canh có thể xảy ra trong điều kiện thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (Le Thanh Phong et al., 2007 và Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng ĐHCT, 2013) và giá cả thị trường nông thủy sản không ổn định hiện nay..
- 3.4.7 Thu nhập từ mô hình sản xuất có tác động quyết định đến việc chọn lựa và chuyển đổi mô hình sản xuất đối với nông hộ.
- Qua lược khảo tài liệu cho thấy mô hình sản xuất luân canh lúa – thủy sản có hiệu quả kinh tế hơn mô hình sản xuất lúa – màu và chuyên canh lúa.
- Mô hình lúa-cá có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình sản xuất lúa- màu hay chuyên canh lúa (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005).
- Ngoài ra, Nguyễn Duy Cần (2009) cũng cụ thể là hệ thống lúa – cá và lúa – tôm cũng được thực hiện có hiệu quả ở vùng phù sa nước ngọt, thủy lợi tốt và ngập cạn..
- Cây lúa nước được nông dân canh tác ở vùng sinh thái ngọt tại ĐBSCL từ lâu đời, lúa là nguồn lương thực chủ yếu phục vụ cho an ninh lương thực quốc gia và nguồn nguyên liệu xuất khẩu gạo cho thế giới..
- Mô hình sản xuất lúa trong vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và phụ thuộc vào sự thay đổi chính sách về đầu tư sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên đất, nước, con người, giống cây trồng, thủy sản và điều kiện kinh tế xã hội luôn thay đổi trong từng địa phương của vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL cũng như yếu tố chất lượng lúa gạo và nông sản khác ảnh hưởng đến giá cả, thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu và thu nhập của nông hộ thực hiện mô hình sản xuất lúa..
- Trên cơ sở đó, mô hình sản xuất lúa đã phát triển từ độc canh chuyên lúa (1 vụ lúa mùa, 2 vụ và 3 vụ lúa cao sản ngắn ngày/năm) chuyển sang đa dạng hóa cây trồng (lúa-màu) và lúa-thủy sản (tôm, cá) trong mô hình sản xuất kết hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất do giá cả nông sản và thị trường tiêu thụ không ổn định, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.
- Trong vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL:.
- Đối với mô hình sản xuất thâm canh lúa bền vững, nông hộ cần sử dụng giống mới, giống tốt (giống xác nhận), giống ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, đảm bảo khâu làm đất tốt, áp dụng quy trình 1 phải, 5 giảm trong canh tác lúa, bón phân cân đối và đúng thời điểm, thăm đồng thường xuyên, tận dụng nguồn nước phù sa vào đồng ruộng trong mùa lũ, sử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, phơi sấy lúa, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, nên tham gia hợp tác xã nông nghiệp để.
- liên kết 4 nhà nhằm giải quyết tiêu thụ lúa thu hoạch và tăng hiệu quả sản xuất lúa..
- Đối với mô hình sản xuất luân canh lúa ĐX- màu HT- lúa TĐ bền vững, nông hộ cần sử dụng giống lúa mới, giống tốt (giống xác nhận), giống ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, đảm bảo khâu làm đất tốt, áp dụng quy trình 1 phải, 5 giảm trong canh tác lúa, bón phân cân đối và đúng thời điểm, thăm đồng thường xuyên, tận dụng nguồn nước phù sa vào đồng ruộng trong mùa lũ.
- Nông hộ nên tham gia hợp tác xã nông nghiệp để liên kết 4 nhà nhằm giải quyết tiêu thụ lúa và hoa màu thu hoạch và tăng hiệu quả sản xuất lúa-màu..
- Đối với mô hình sản xuất lúa-cá/tôm kết hợp bền vững, nông hộ cần sử dụng giống lúa mới, giống tốt (giống xác nhận), giống ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, đảm bảo khâu làm đất tốt, áp dụng quy trình 1 phải, 5 giảm trong canh tác lúa, bón phân cân đối và đúng thời điểm, thăm đồng thường xuyên, tận dụng nguồn nước phù sa vào đồng ruộng trong mùa lũ.
- Nông hộ nên tham gia hợp tác xã nông nghiệp để liên kết 4 nhà nhằm giải quyết tiêu thụ lúa và lượng cá/tôm thu hoạch và tăng hiệu quả sản xuất lúa-cá/tôm kết hợp..
- Tôi chân thành cám ơn, quý tác giả có bài viết đã được tôi tham khảo để hoàn thành bài tổng quan về chuyên đề: Hệ thống hóa các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Năng Suất và Lợi Tức Sản Xuất Lúa Cao Sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Giai Đoạn 1995-2006.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp 2007-2009:.
- Giáo trình Hệ Thống Canh Tác.
- Đồng Bằng Sông Cửu Long và Sự Phát Triển Các Hệ Thống Canh Tác.
- Tài liệu môn học Hệ thống nông nghiệp.
- Đánh Gía Tác Động của việc Chuyển Đổi các Hệ Tống Canh Tác đối với Kinh Tế Xã Hội ở các Vùng Sinh Thái khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long