« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆN TRẠNG CANH TÁC BƯỞI, TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI CITRIPESTIS SAGITTIFERELLA (LEPIDOPTERA: PYRALIDAE) TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI CITRIPESTIS SAGITTIFERELLA (LEPIDOPTERA: PYRALIDAE) TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG Vũ Bá Quan 1 , Lâm Hồng Vũ 1 và Triệu Văn Quý 2.
- Sâu đục trái cây có múi, Citripestis sagittiferella, cây bưởi, tình hình gây hại Keywords:.
- Đề tài được tiến hành từ tháng 3- 5 năm 2013 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 nông dân (có diện tích vườn bưởi tối thiểu là 2000 m 2 ) với các câu hỏi được soạn sẵn về kỹ thuật canh tác, sự hiểu biết và cách phòng trừ sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella).
- Đa số nhà vườn cho trái ra quanh năm.
- Các vườn bưởi Năm Roi bị sâu đục trái gây hại nặng hơn so với các vườn bưởi Da Xanh.
- Tất cả nhà vườn đều nhận diện được ấu trùng (sâu).
- trong khi chỉ có 50% nhận ra trứng sâu đục trái.
- Phần lớn nhà vườn (95,56%) cho rằng sâu đục trái gây hại nặng trong mùa nắng.
- Tất cả nhà vườn đều áp dụng biện pháp hóa học để trừ loài sâu mới này bằng cách phun thuốc trừ sâu định kỳ 2-4 lần/tháng.
- Các loại thuốc trừ sâu phổ biến được sử dụng gồm Cypermethrin (31,63% trường hợp).
- Từ cuối năm 2011 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng như các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện một loại sâu mới gây hại trên trái cây có múi, có tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore.
- Sau một thời gian ngắn xuất hiện và gây hại, chúng trở thành loài dịch hại mới quan trọng và nguy hiểm do các đặc điểm như sinh sản mạnh, lây lan nhanh, khó phòng trừ và gây thiệt hại nghiêm trọng (Lê Quốc Điền, 2013).
- Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, năm 2013 tại Sóc Trăng diện tích bưởi bị nhiễm sâu đục trái là 1.678 ha, chiếm 24,3%.
- Để có cơ sở xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp, bên cạnh việc khảo sát các đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, phát triển của loài sâu mới này, cần có thông tin về hiện trạng trồng bưởi của nhà vườn.
- từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong kỹ thuật canh tác, biện pháp phòng trừ của nhà vườn nhằm xây dựng được quy trình phòng trừ hiệu quả.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách thực hiện điều tra hiện trạng trồng bưởi, tình hình gây hại và biện pháp phòng trừ sâu đục trái của nhà vườn trên địa bàn huyện..
- Điều tra bằng cách phỏng vấn 90 hộ nông dân theo phiếu điều tra được thiết kế sẵn nhằm thu thập các thông tin: (1) sự phân bố, đặc điểm và tình hình gây hại của sâu đục trái trên bưởi.
- (2) sự hiểu biết và biện pháp đối phó của nông dân đối với sâu đục trái.
- và (3) một số kỹ thuật canh tác của nông dân.
- có thể ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống và gây hại của sâu đục trái..
- Qua khảo sát cho thấy tuổi của nông dân trồng bưởi biến động từ 27 đến 78 tuổi, bình quân là 47 tuổi, nhóm tuổi từ 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, ở mức 34% (Hình 1), trong khi tuổi cây bưởi từ 4 – 20 năm, trung bình là 10,23 năm, tuổi cây phổ biến nhất là từ 10-15 năm, chiếm 54% (Hình 2).
- Sự phân bố của sâu đục trái không phụ vào nhóm tuổi của nông dân và tuổi cây bưởi.
- Tuy nhiên, mức độ thiệt hại do sâu đục trái phụ thuộc vào tuổi cây, vườn bưởi trên 15 năm thường bị sâu gây hại nặng hơn..
- Diện tích vườn của nông hộ biến động từ 0,26 – 3 ha, trung bình là 0,98 ha/hộ, diện tích từ 0,5 – 1,5 ha/hộ chiếm tỷ lệ đến 64%..
- Hình 1: Tuổi của nông dân trồng bưởi ở Kế Sách Hình 2: Tuổi của vườn bưởi ở Kế Sách 3.2 Kỹ thuật canh tác.
- Kết quả điều tra trong Bảng 1 chỉ ra rằng tỷ lệ nhà vườn trồng bưởi xen với cây trồng khác chiếm 63,33% tổng số hộ điều tra.
- Bưởi trồng xen với cây có múi khác chiếm 36,56.
- Nhà vườn áp dụng kiểu trồng đôi (2 hàng/liếp) chiếm tới 98,89%, mật độ trồng phổ biến từ 500 đến 625 cây/ha đối với trồng chuyên.
- Các loại phân bón được nông dân sử dụng gồm NPK các loại (41,67% trường hợp), Urea (27,63%) Super lân (14,47.
- Kết quả khảo sát được trình bày trong Bảng 1 cho thấy tỷ lệ nhà vườn có tỉa cành chiếm đến 97,78%.
- Đa số nhà vườn trồng bưởi (92,22%) bồi bùn cho vườn hàng năm vào mùa khô.
- Theo Vũ Bá Quan (2013) nhộng bị ngập trong nước bùn thì tỷ lệ nhộng bị chết từ và bồi bùn bằng máy với lớp bùn dày 1-2 cm trong các tháng mùa khô giúp tỷ lệ trái bị nhiễm sâu giảm được 10% so với đối chứng không bồi bùn.
- Tỷ lệ nhà vườn để cỏ trong vườn chiếm 65,56%.
- Tuy nhiên, cỏ lại là nơi sâu đục trái trú ẩn và tạo kén làm nhộng.
- Có 85,56% nhà vườn cho bưởi ra quanh năm, tạo điều kiện cho sâu có thức ăn để phát triển và gây hại quanh năm, kết quả điều tra của chúng tôi tương tự như nhận định của Nguyễn Văn Hòa và ctv.
- Bảng 1: Một số biện pháp canh tác trên cây bưởi của nhà vườn ở huyện Kế Sách.
- TT Nội dung Số hộ áp dụng Tỷ lệ.
- 1 Vườn bưởi - Chuyên canh.
- Trồng xen 33.
- Trồng xen bưởi với - Cây có múi khác.
- Tình hình gây hại của sâu đục trái.
- Kết quả điều tra cho thấy, đa số nhà vườn (80%) cho rằng tỷ lệ cây nhiễm trong vườn ở mức trên 70%.
- Tỷ lệ cây nhiễm sâu đục trái cao có thể do đặc điểm của loại sâu này có khả năng lây lan mạnh qua trái bị sâu (rụng và trôi nổi và theo nước lan đi trong mương vườn).
- Phân tích theo giống cho thấy vườn bưởi Năm Roi bị nhiễm sâu nặng (trên 70% số cây nhiễm) cao hơn vườn bưởi Da Xanh, tỷ lệ vườn nhiễm lần lượt là 88,24%.
- Như vậy, các vườn bưởi Năm Roi bị sâu đục trái gây hại nặng hơn so với các vườn bưởi Da Xanh.
- Trên địa bàn huyện Kế Sách sâu đục trái gây hại nhẹ hơn trên bưởi Da Xanh có thể do các nguyên nhân sau: (1) phần lớn cây bưởi Da Xanh trồng ở Kế Sách đang ở giai đoạn cây mới cho trái, tán cây thấp nên nhà vườn dễ phát hiện và trừ sâu kịp thời.
- (2) trái bưởi Da Xanh có giá cao gấp đôi bưởi Năm Roi nên nông dân tích cực phòng trừ hơn.
- Về mối liên hệ giữa trồng xen và trồng chuyên canh với sự xuất hiện và gây hại của sâu đục trái, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cây nhiễm sâu tương đương nhau giữa.
- Tuy nhiên, vườn trồng chuyên canh tỷ lệ trái bị nhiễm ở mức trung bình và nặng chiếm 17,65%.
- trong khi tỷ lệ này ở vườn xen canh là 33,93%.
- Vườn bưởi trồng chuyên canh thường có chế độ chăm sóc hợp lý hơn về phân bón, tưới nước, bồi bùn, xử lý ra hoa nên cây bưởi sinh trưởng và phát triển thuận lợi hơn, việc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hơn so với vườn trồng xen..
- Tỷ lệ trái bị nhiễm sâu trên bưởi Năm Roi và Da Xanh.
- Tỷ lệ hộ được điều tra.
- Hình 3: Tỷ lệ trái bị nhiễm sâu trên vườn bưởi Năm Roi và Da Xanh tại huyện Kế Sách, năm 2013 3.4 Hiểu biết của nhà vườn về sâu đục trái.
- Do sâu đục trái có kích thước khá lớn so với các loại côn trùng gây hại khác và màu sắc rất nổi.
- bật nên 100% nông dân nhận biết được loại sâu này (Bảng 2)..
- Bảng 2: Hiểu biết của nông dân trồng bưởi về sâu đục trái cây có múi tại huyện Kế Sách.
- TT Nội dung Kết quả Tỷ lệ.
- 1 Nhận biết được ấu trùng của sâu đục trái - Có.
- 100 - 2 Nhận biết được trứng của sâu đục trái.
- 50 3 Nhận biết được nhộng của sâu đục trái.
- Nhận biết được bướm của sâu đục trái.
- 97,78 5 Thời gian sâu đục trái cây có múi gây hại quan trọng trong năm.
- Ổ trứng và trứng được đẻ trên trái với kích thước, màu sắc dễ nhận ra bằng mắt thường nên 50% nhà vườn nhận dạng được trứng sâu đục trái..
- Kết quả trình bày trong Bảng 2 cũng cho thấy chỉ có 2,22% nhà vườn phát hiện được bướm sâu đục trái do bướm thường ẩn nấp trong tán lá rậm rạp vào ban ngày, chỉ hoạt động vào ban đêm (Lê Quốc Điền, 2013)..
- Đa số nhà vườn (95,56%) cho rằng sâu đục trái.
- xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, cao điểm nhất là vào tháng 2-3.
- Sâu đục trái bắt đầu tấn công khi trái được 1-2 tháng tuổi, chiếm 59,63%, giảm dần khi trái càng lớn (Hình 4).
- Điều này phù hợp với báo cáo của Nguyễn Văn Huỳnh (2013), bướm sâu đục trái thường đẻ trên trái non hơn là trên trái già trừ trường hợp mật số của chúng cao..
- Nhà vườn cho rằng sâu đục trái mở đường cho nấm và ruồi đục trái bội nhiễm trên trái chiếm tỷ lệ lần lượt là 58,89 % và 75,56% số phiếu, kết quả này tương tự như ghi nhận của Nguyễn Văn Hòa và ctv (2013), Vũ Bá Quan (2013)..
- Tuổi trái bị sâu gây hại 59,63.
- Hình 4: Tỷ lệ trái bị sâu đục trái tấn công theo tuổi của trái bưởi tại huyện Kế Sách năm 2013 3.5 Biện pháp phòng trừ sâu đục trái.
- Do sâu đục trái là đối tượng mới, khó phòng trừ trong khi nông dân chưa có kinh nghiệm đối phó nên 100% nhà vườn đều trừ sâu bằng biện pháp hóa học.
- Chỉ có 2,22% sử dụng thuốc hóa học kết hợp với việc thu gom và tiêu hủy trái để trừ sâu..
- Các biện pháp phòng trừ tổng hợp trong phòng trừ sâu đục trái được khuyến cáo như cắt tỉa nhánh.
- bao trái… chưa được áp dụng phổ biến.
- Nhà vườn chủ yếu dựa vào biện pháp hoá học để phòng trừ nên có đến 40% trường hợp phun thuốc định kỳ từ 7-10 ngày/lần.
- 30% nhà vườn phun định kỳ 15 ngày/lần.
- Trừ sâu bằng cách phun thuốc trên toàn tán cây chiếm 98,89% trường hợp, còn lại 1,11%.
- Với biện pháp phòng trừ chưa hợp lý trên đây dẫn đến sâu có điều kiện bộc phát mạnh, trong khi thiên địch không được bảo vệ..
- Thuốc bảo vệ thực vật được nhà vườn sử dụng để phòng trừ sâu đục trái cây có múi rất đa dạng về chủng loại.
- Đây cũng là các hoạt chất đã được sử dụng phổ biến ở Thái Lan để trị sâu đục trái (Chandra, 2008).
- Kết quả điều tra cũng tương đồng với báo cáo của Lê Quốc Điền (2013), theo đó Cypermethrin được nhà vườn thích sử dụng do độ độc thấp, ít để lại dư lượng.
- Một số nông dược ít độc với con người và môi trường cũng được sử dụng để phòng trừ sâu trái cây có múi.
- tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ thấp: bột tỏi (3,26%) và dầu khoáng (1,86%).
- Các loại nông dược được sử dụng để trừ sâu đục trái.
- Hình 5: Các loại nông dược được sử dụng để trừ sâu đục trái cây có múi tại huyện Kế Sách, năm 2013 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Một số biện pháp canh tác của nông dân trồng bưởi ở huyện Kế Sách chưa phù hợp khiến sâu bệnh nói chung, sâu đục trái nói riêng có điều kiện phát sinh phát triển như: trồng mật độ dày, tỷ lệ trồng xen cao, biện pháp tỉa cành tạo tán chưa triệt để, cho ra bông, kết trái quanh năm..
- Nhà vườn trồng bưởi nhận diện được sâu đục trái, xác định được thời điểm sâu gây hại nặng trong năm.
- Trong phòng trừ sâu đục trái nhà vườn chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, phun thuốc định kỳ, phun thuốc trên toàn cây dẫn đến tác hại xấu đối với môi trường, con người và thiên địch..
- Ngành chuyên môn hướng dẫn và khuyến khích nhà vườn áp dụng các biện pháp canh tác để phòng trừ sâu đục trái như tiêu huỷ trái bị sâu để diệt ấu trùng của sâu, bồi bùn trong mùa nắng để diệt nhộng, tỉa cành tạo tán thường xuyên giúp cây thông thoáng để hạn chế nơi ẩn nấp của bướm, bao trái khi có điều kiện, giúp cây ra bông, kết trái tập trung để thuận tiện trong việc bảo vệ trái khỏi sự tấn công của sâu đục trái..
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ khác như sử dụng chất xua đuổi bướm đến đẻ trứng, sử dụng pheromone hấp dẫn thành trùng và diệt chúng, sử dụng thuốc thảo mộc trong phòng trừ sâu đục trái… nhằm bổ sung và hoàn chỉnh quy trình phòng trừ sâu đục trái trên cây có múi..
- Citrus Fruit Borer (Citripestis sagittiferella),.
- Tình hình xuất hiện, gây hại và tiến độ nghiên cứu một số dịch hại chính trên cây trồng các tỉnh phía Nam.
- Đặc điểm sinh học và biện pháp quản lý sâu đục trái bưởi (Citripestis sagittiferella – Họ: Pyralidae.
- Trong Hội thảo sâu đục trái cây có múi và giải pháp quản lý Cần Thơ, Bộ môn.
- Một số đặc điểm về sinh học và sinh thái học của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt.
- Trong Hội thảo sâu đục trái cây có múi và giải pháp quản lý Cần Thơ, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ, trang 1-2..
- Ghi nhận bước đầu về đặc điểm hình thái, sinh học, tập tính gây hại và một số biện pháp phòng trừ sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella Moore – Pyralidae, Lepidoptera) tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
- Trong Hội thảo sâu đục trái cây có múi và giải pháp quản lý Cần Thơ, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ, trang 48-55.