« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG CỤT TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE


Tóm tắt Xem thử

- Chảy nhựa, Chợ Lách, Măng cụt.
- Trong những năm gần đây, diện tích và năng suất của măng cụt giảm xuống, bởi vì trở ngại lớn nhất của người trồng măng cụt là đất bị suy thoái làm giảm năng suất và nhất là hiện tượng chảy nhựa trong trái đã làm giảm chất lượng măng cụt.
- Theo kết quả khảo sát các vườn trồng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, hầu hết các vườn măng cụt có tuổi từ 20 đến 40 năm chiếm khoảng 40%, trong khi các vườn có độ tuổi trẻ hơn (dưới 20 năm) chiếm khoảng 9%.
- Mặc dù, kỹ thuật canh tác sử dụng ít phân hữu cơ hoặc bón với số lượng rất thấp, đất chưa đến nén dẽ và dung trọng đất vẫn còn thấp.
- Bên cạnh đó, pH của đất rất thấp do nông dân ít sử dụng vôi để cải thiện.
- Vì vậy, nó được khuyến khích để những người nông dân trồng măng cụt với tuổi liếp hơn 20 năm cần phải sử dụng N, P, K cân đối kết hợp với phân bón hữu cơ 32 kg.cây -1 giúp cải thiện chất lượng đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng trái..
- Trong những năm gần đây, diện tích và năng suất trái cây măng cụt sụt giảm, vì trở ngại lớn nhất của người nông dân trồng cây măng cụt là đất bị bạc màu, năng suất trái thấp và nhất là sự chảy nhựa trong trái.
- Do đó, nhiều vườn măng cụt bị phá bỏ vì hiệu quả kinh tế thấp.
- (2010), việc làm giảm năng suất là do nông dân canh tác nhiều năm chỉ bón phân vô cơ và sử dụng không cân đối làm cho đất bị bạc màu, mặt khác theo Sdoodee and Limpun-Udom (2002) thì chảy nhựa ở trái măng cụt có liên quan đến sự thay đổi ẩm độ đất và mất cân bằng dưỡng chất.
- Trên thực tế các vườn có tuổi liếp lâu năm, sự giảm pH đất theo thời gian lên liếp do nhiều yếu tố như sự tích tụ ion H.
- rửa trôi dinh dưỡng theo thời gian, do trong quá trình canh tác không hoặc ít sử dụng phân hữu cơ, phân vôi, áp dụng các biện pháp tưới tràn và cation base được cây trồng hấp thu.
- Hàm lượng chất hữu cơ trên vườn có tuổi liếp lâu năm đều thấp hơn các vườn có tuổi liếp thấp hơn, về dung trọng của đất vườn dù chưa bị nén dẽ, chưa gây trở ngại cho sự phát triển bộ rễ, nhưng dung trọng của đất có xu hướng gia tăng theo thời gian canh tác.
- Vì vậy, trong quá trình canh tác cần quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho đất qua nhiều vụ, tạo lớp phủ trên bề mặt đất và hạn chế sự xói mòn tầng đất mặt.
- So sánh giữa các nhóm tuổi vườn thì có sự khác biệt rõ rệt, vườn có sử dụng phân hữu cơ và vườn chỉ bón vô cơ..
- Khảo sát được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật canh tác và một số đặc tính đất vườn trồng măng cụt làm cơ sở cho các nghiên cứu biện pháp cải thiện chất lượng đất và vấn đề chảy nhựa trái măng cụt..
- 2.1 Phỏng vấn nông dân.
- Khảo sát hiện trạng canh tác được tiến hành tại các xã Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Phú Sơn và Vĩnh Hoà thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.
- Tổng số hộ nông dân được khảo sát là 60 hộ trong khu vực vườn măng cụt trái bị chảy nhựa với tỉ lệ cao.
- Hộ nông dân được chọn khảo sát có diện tích canh tác từ 0,3 ha trở lên và cây măng cụt hiện đang trong thời kỳ cho trái ổn định.
- Chọn bốn độ tuổi vườn để khảo sát là (i) Đất vườn được lên liếp.
- trồng măng cụt nhỏ hơn 20 năm, (ii) từ 20 đến 40 năm, (iii) từ 40 đến 60 năm, (iv) trên 60 năm tuổi..
- Cây măng cụt trên các vườn khảo sát có độ tuổi khác nhau (1) nhỏ hơn 10 năm, (2) từ 10 đến 20 năm và (3) lớn hơn 20 năm tuổi..
- Dựa vào số liệu phân tích hóa học, lý học đất và tổng hợp số liệu khảo sát được nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng đất vườn trồng măng cụt của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp cải thiện chất lượng đất, giúp nâng cao năng suất và giảm tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt..
- Kết hợp với việc phỏng vấn nông hộ, mẫu đất được thu ở độ sâu 0-20 cm để xác định pH, chất hữu cơ, dung trọng và độ bền cấu trúc đất của 60 vườn trồng măng cụt có độ tuổi liếp khác nhau.
- Đất được thu trong khu vực thuộc phạm vi bìa tán cây nơi vùng tập trung rễ hấp thu dinh dưỡng của cây măng cụt.
- Đối với độ bền cấu trúc đất, sử dụng hệ thống rây ướt và rây khô cho các cấp hạt nhỏ hơn 8 mm (Verplancke, 2000), giá trị sai lệch giữa rây ướt và rây khô là cơ sở để xác định độ bền cấu trúc của đất.
- Trong khi đó, chất hữu cơ đất được phân tích bằng phương pháp Walkley-Black..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan hiện trạng canh tác cây măng cụt của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Kết quả khảo sát được tổng hợp và trình bày ở các phần sau:.
- 3.1.1 Kỹ thuật lên liếp vườn cây măng cụt Qua kết quả cho thấy đa số các vườn măng cụt được bao đê khép kín và đào mương lên liếp.
- Mặt liếp rộng trung bình khoảng 4 đến 6 m, có vườn lên rộng đến 8 m chiếm gần 20% tổng số hộ khảo sát..
- Chiều dài của liếp vườn tùy thuộc vào diện tích của mỗi vườn, các vườn lâu năm có tỷ lệ mương và liếp tương đương nhau..
- Tuy nhiên hầu hết các vườn trồng cây măng cụt đều bị ảnh hưởng trong mùa mưa.
- Khi ngập nước đất trở nên bão hoà nước, rễ măng cụt rất dễ bị tổn thương, cây có thể bị héo và chết..
- 3.1.2 Tuổi liếp vườn cây măng cụt.
- Kết quả khảo sát của bốn độ tuổi liếp vườn trồng măng cụt được ghi nhận (Bảng 3.1) vườn trồng măng cụt có độ tuổi liếp từ 20 đến 40 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (40.
- Bên cạnh đó, các liếp vườn lâu năm khác từ 40 năm đến 60 năm và trên 60 năm tuổi cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn..
- Trong đó, liếp vườn trẻ trồng măng cụt chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ khoảng gần 10%..
- 3.1.3 Tuổi cây măng cụt.
- Ba độ tuổi cây măng cụt khảo sát được trình bày trên Bảng 1 cho thấy cây nhỏ hơn 10 năm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (khoảng 5.
- Do nhu cầu của thị trường, các vườn cây măng cụt trẻ (nhỏ hơn 10 năm tuổi) năng suất không cao và hay bị chảy nhựa trái nên người dân đã chuyển đổi sang hệ thống cây trồng khác.
- Phần lớn các vườn cây măng cụt trong khu vực khảo sát có độ tuổi từ 10 đến 20 năm và trên 20 năm tuổi chiếm tỷ lệ đáng kể, hơn 75%, có 15% vườn cây đạt 60 - 70 năm tuổi.
- Điều này cho thấy đa số các vườn khảo sát có tuổi và thời gian canh tác lâu năm..
- Bảng 1: Kết quả khảo sát về tuổi cây và tuổi liếp măng cụt tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- 3.1.4 Diện tích và khoảng cách trồng cây măng cụt.
- Vườn măng cụt được trồng chuyên, hoặc trồng xen trong vườn dừa với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm, dâu và bòn bon… Diện tích trồng xen cây măng cụt chiếm đến 70%..
- Do cây măng cụt sinh trưởng chậm, lâu cho trái và trồng với khoảng cách khá xa (6 – 8 m) nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập người dân trồng một số cây ngắn ngày hoặc sinh trưởng nhanh (như chuối, mận, ổi, cam…) làm cây trồng xen trong vườn măng cụt..
- 3.1.5 Nguồn nước tưới và tiêu nước cho cây măng cụt.
- Phần lớn các vườn trồng măng cụt tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đều nằm gần sông, nước ngọt quanh năm, cùng với hệ thống kênh mương trong vườn nên 100% hộ dân sử dụng nước sông để tưới cho cây..
- Măng cụt là cây có nhu cầu nước cao, nhất là vào giai đoạn cây con và giai đoạn cây mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kỳ không mưa..
- 3.1.6 Phân bón trên vườn cây măng cụt Kết quả điều tra cho thấy gần 50% trong 60 nông hộ được khảo sát có sử dụng phân hữu cơ cho cây măng cụt với nhiều loại, tùy vào nguồn cung cấp tại địa phương như phân bò, phân gà, phân dơi, phân hữu cơ tổng hợp… Nhưng việc sử dụng phân hữu cơ chỉ mới được áp dụng trong vài năm gần đây và nông dân không bón hằng năm.
- Lượng phân hữu cơ được bón thấp nhất là 2kg.cây -1 và cao nhất là 10kg.cây -1 .
- Ngoài ra, nông dân mua phân ủ chưa đúng kỹ thuật như phân bò chỉ phơi khô làm thất thoát dinh dưỡng, hiệu quả sử dụng chưa cao.
- Có nhiều nguyên nhân người dân chưa sử dụng phân hữu cơ phổ biến vì nguồn cung cấp chưa nhiều, giá cao, nhiều chi phí lao động, chưa thấy được hiệu quả nhanh.
- Do đó, phân vô cơ vẫn được người nông dân sử dụng phổ biến nhất do đặc tính dễ sử dụng, hiệu quả cao và nhanh, tất cả các vườn khảo sát trên địa bàn huyện đều sử dụng phân vô cơ..
- Từ kết quả điều tra cho thấy với tuổi liếp vườn lâu năm và tập quán canh tác lâu đời chỉ sử dụng lượng phân vô cơ khoảng 259 kg.ha -1 phân đạm, 200 kg.ha -1 lân và phân kali sử dụng rất ít.
- Do đó, để đạt hiệu quả kinh tế trong canh tác cây măng cụt cần thực hiện bón phân vô cơ cân đối theo công thức:1,5kgN + 1kg P 2 O 5 + 2,2kg K 2 O.cây -1 + 32kg phân hữu cơ (tương đương 20 tấn.ha -1.
- Ngoài ra, qua kết quả khảo sát ở các nông hộ trồng măng cụt trên địa bàn huyện, chưa tới 5%.
- 3.1.7 Sự chảy nhựa trái măng cụt.
- Sự chảy nhựa trong trái măng cụt xảy ra ở tất cả các hộ điều tra (100%) tại khu vực khảo sát thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Theo ý kiến của nông dân thì sự chảy nhựa trái măng cụt xảy ra vào giai đoạn từ tháng sáu đến tháng tám dương lịch, nhất là vào tháng tám.
- Tất cả nông dân ở huyện được khảo sát đều nhận định rằng mưa nhiều gây dư thừa nước trong vườn nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy nhựa.
- Bên cạnh, việc mưa nhiều gây ra hiện tượng chảy nhựa trái, nông dân còn cho rằng độ tuổi của cây măng cụt cũng ảnh hưởng rất lớn đến chảy.
- nhựa trái.
- Hơn 90% nông dân được phỏng vấn cho rằng cây măng cụt trẻ (10 đến 15 năm tuổi) thì tỷ lệ nhựa cao hơn nhiều so với những cây có độ tuổi lớn hơn (trên 20 năm).
- Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàng (2008) cho rằng cây còn trẻ (nhỏ hơn 30 năm tuổi) dễ bị chảy nhựa hơn những cây lâu năm..
- 3.2 Một số đặc tính hóa học và lý học đất vườn măng cụt.
- 3.2.1 pH đất.
- Ngoài ra, pH còn liên quan độ hữu dụng của các dưỡng chất trong đất và hiệu quả sử dụng phân bón.
- Kết quả trình bày ở Hình 1 cho thấy pH đất theo thời gian lên liếp ở tầng đất mặt 0 - 20 cm giảm theo tuổi liếp.
- Trong đó, liếp vườn trên 40 năm tuổi có pH 4,0, pH thấp nhất là liếp vườn trên 60 năm tuổi (3,9) so với liếp vườn dưới 40 năm tuổi pH đất 4,4 khác biệt có ý nghĩa.
- (2010) trên đất vườn trồng cây ăn trái cho thấy đất có thời gian canh tác lâu năm pH giảm dần theo tuổi liếp.
- Trên vườn trồng cam tuổi liếp vườn từ 10 đến 30 năm tuổi pH đất khoảng 3.9 - 4.3 và đất liếp vườn trồng sầu riêng tại Cai Lậy, Tiền Giang pH đất tương đối thấp khoảng 4.6 - 5.0 ở liếp 25 năm tuổi và pH giảm dần theo tuổi liếp..
- Hình 1: pH đất vườn măng cụt ở bốn độ tuổi liếp khác nhau tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- 3.2.2 Hàm lượng chất hữu cơ trong đất liếp vườn măng cụt.
- Chất hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng đối với các đặc tính lý học, hóa học, sinh học đất và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đất (Võ Thị Gương và ctv., 2010).
- Hàm lượng chất hữu cơ của các tuổi vườn trồng măng cụt khảo sát được trình bày ở Hình 2 cho thấy đất vườn có tuổi liếp nhỏ hơn 20 năm tuổi được đánh giá có hàm lượng chất hữu cơ từ trung bình đến thấp khoảng 2,65 % (Chirinda và ctv., 2008).
- Sự suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất thể hiện.
- ở độ tuổi vườn trên 20 năm tuổi.
- (2010) là chất hữu cơ ở tầng đất mặt trồng cam, quýt có hàm lượng chất hữu cơ giảm dần theo tuổi liếp.
- Riêng hàm lượng chất hữu cơ trên vườn từ 40 đến 60 năm tuổi có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn vì đây là đa số các vườn trồng chuyên canh nên có bón bổ sung phân hữu cơ cho đất.
- Trong khi đó, đất liếp vườn hơn 60 năm tuổi thì hàm lượng chất hữu cơ ở mức rất thấp chỉ khoảng 2.23.
- phần lớn vườn trên 60 năm là vườn xen canh, rất ít sử dụng phân hữu cơ..
- Hình 2: Hàm lượng chất hữu cơ trên đất vườn măng cụt ở bốn độ tuổi liếp khác nhau 3.2.3 Dung trọng đất liếp vườn.
- Bảng 2: Dung trọng đất khảo sát vườn măng cụt tầng mặt 0-20 cm ở bốn độ tuổi liếp khác nhau.
- Tuổi liếp (năm) Dung trọng (g.cm -3 ) Tầng 0-10 cm Tầng 10-20 cm.
- Kết quả phân tích 60 vườn trồng măng cụt ở các độ tuổi liếp khác nhau (Bảng 2) cho thấy dung trọng đất trên các liếp vườn có tuổi liếp khác nhau có dung trọng của đất ở khoảng chưa bị nén dẽ, chưa gây trở ngại cho sự phát triển bộ rễ.
- gian tuổi liếp và nhất là ở tầng đất 10-20 cm, (đặc biệt đối với các vườn có tuổi cây trên 60 năm), các giá trị dung trọng này vẫn chưa cho thấy đất bị nén dẽ..
- 3.2.4 Độ bền cấu trúc của đất vườn măng cụt Trong cùng độ tuổi, đất liếp vườn ở tầng 0 - 20 cm được chia thành hai nhóm: có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ.
- Kết quả trình bày ở Hình 3 cho thấy nhóm không bón hữu cơ, độ bền cấu trúc thấp có ý nghĩa so với nhóm được bón phân hữu cơ.
- Đồng thời không có sự khác nhau giữa các tuổi liếp vườn.
- Trong nhóm có bón phân hữu cơ, chỉ số độ bền cấu trúc đất của đất liếp vườn có tuổi liếp cao trên 40 năm thấp hơn so với liếp vườn trẻ, có ý nghĩa thống kê.
- Tính ổn định của cấu trúc đất phụ thuộc vào hàm lượng của chất hữu cơ trong đất (Tisdall, 1982).
- Hình 3: Chỉ số độ bền cấu trúc của đất vườn măng cụt (0-20 cm) ở bốn độ tuổi liếp khác nhau 4 KẾT LUẬN.
- Qua kết quả khảo sát 60 vườn cây măng cụt có tuổi liếp khác nhau tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre cho thấy vườn trồng măng cụt có tuổi liếp trên 40 năm chiếm 50%.
- Kỹ thuật canh tác ít sử dụng phân hữu cơ, hàm lượng chất hữu cơ trong đất khoảng trung bình đến thấp, dung trọng đất chưa bị nén dẽ, chỉ số độ bền cấu trúc đất thấp ở nhóm chỉ sử dụng phân vô cơ, pH đất vườn rất thấp ở tuổi liếp trên 40 năm tuổi, rất ít nông hộ có bón vôi để cải thiện pH đất.
- Sự chảy nhựa trái măng cụt xảy ra 100% trên các hộ khảo sát, tỉ lệ cao nhất trên vườn cây còn trẻ và không có sử dụng phân hữu cơ (nhỏ hơn 20 tuổi có tỷ lệ chảy nhựa 70 – 80.
- Vì thế, sự bạc màu đất trên liếp vườn có tuổi liếp cao, sự chảy nhựa trái trên liếp vườn trẻ, việc sử dụng phân vô cơ chưa cân đối là những vấn đề cần được nghiên cứu nhằm cải thiện sự bạc màu đất, năng suất và chất lượng trái..
- Điều tra, khảo sát và nhận diện trái măng cụt bị xì mũ ở Bến Tre và Hậu Giang.
- Kỹ thuật trồng măng cụt