« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁ SỬU Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) TRÊN SÔNG HẬU, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Boesemania microlepis, cá sửu, Đồng bằng sông Cửu Long, hiện trạng khai thác, sông Hậu.
- Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long được nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017 thông qua phương pháp phỏng vấn 90 hộ ngư dân khai thác cá sửu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
- Kết quả cho thấy cá sửu được khai thác quanh năm trên sông Hậu, mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 11 (ÂL) hằng năm.
- Sản lượng cá sửu trên sông Hậu hiện nay suy giảm hơn 45% so với cách đây 5 năm.
- Sản lượng trung bình cá sửu khai thác cao nhất ở đầu nguồn, kế đến là cuối nguồn và thấp nhất ở giữa nguồn sông Hậu.
- Cá sửu được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng cá tươi cho thương lái tại địa phương.
- Khó khăn chính của nghề khai thác cá sửu là sản lượng khai thác luôn suy giảm, giá cả sản phẩm biến động không ổn định, ngư dân thiếu thông tin về thị trường nên bị thương lái ép giá.
- Đa phần các hộ ngư dân làm nghề khai thác lưới kéo đều thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động khai thác.
- Thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng cá sửu trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long..
- Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) thuộc bộ cá vược (Perciformes), họ cá đù (Sciaenidae) và được phân bố ở lưu vực sông Mekong tại các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia và Indonesia (Baird, 2011).
- Cá sửu là loài cá được khai thác hoàn toàn ở các thủy vực tự nhiên với kích cỡ biến động 20-30 cm/cá thể.
- Chất lượng thịt cá sửu rất thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng, chính vì thế giá trị thương phẩm của cá sửu hiện nay khá cao, trở thành một trong những đối tượng khai thác chính không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trong khu vực sông Mekong.
- Do cường lực khai thác cao nên quần đàn cá sửu trong các thủy vực tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.
- Chính vì vậy, cá sửu đã được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế liệt kê vào danh sách các loài sắp bị đe dọa (Baird, 2011).
- Đến nay, các công trình nghiên cứu về cá sửu ở trên thế giới và Việt Nam chưa được công bố nhiều.
- Baird et al., (2001) đã nghiên cứu về sinh thái và bảo tồn cá sửu phân bố ở các suối chính tại Nam Lào..
- Ở Việt Nam, chỉ có duy nhất công trình nghiên cứu mô tả về các đặc điểm hình thái phân loại cá sửu ở Đồng bằng sông Cửu Long bởi Trần Đắc Định và ctv., (2013).
- Bài báo này tập trung trình bày về hiện trạng khai thác cá sửu trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến tình hình khai thác đối tượng này phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và quản lý nguồn lợi cá sửu ở địa phương..
- Địa điểm khảo sát tại ba đoạn dọc trên tuyến sông Hậu từ An Giang (đoạn đầu nguồn Sông Hậu-Đầu nguồn) đến Cần Thơ (đoạn giữa nguồn Sông Hậu-Giữa nguồn) và Sóc Trăng (đoạn cuối nguồn sông Hậu-Cuối nguồn) (Hình 1)..
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở ban ngành trong vùng nghiên cứu và từ các tài liệu có liên quan đến hiện trạng khai thác cá sửu đã được xuất bản trong và ngoài nước..
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 90 hộ ngư dân khai thác cá sửu tại vùng.
- Thông tin phỏng vấn gồm thời gian, mùa vụ khai thác.
- thuận lợi, khó khăn trong nghề khai thác cá sửu..
- được sử dụng để mô tả tài chính và kỹ thuật của các hoạt động khai thác cá sửu..
- 3.1 Đặc điểm chung về hộ khai thác cá sửu Nghề khai thác thủy sản là nghề truyền thống gia đình của tất cả các hộ ngư dân đã được khảo sát tại vùng nghiên cứu.
- Tuổi của ngư dân tham gia khai thác cá sửu phần lớn tập trung ở nhóm 42-46 tuổi, cao nhất là 71 tuổi và thấp nhất 21 tuổi.
- Kinh nghiệm khai thác bình quân của ngư dân là 17,8 năm (dao động 15-20,5 năm).
- Điều này cho thấy ngư dân khai thác cá sửu thuộc nhóm tuổi trung niên, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khai thác thủy sản..
- Nhóm lao động trẻ ở vùng nghiên cứu thường ít tham gia khai thác cá sửu do nguồn thu nhập của nghề thấp và không ổn định, đa số họ đi làm thuê ở các khu công nghiệp hoặc làm những công việc khác mang lại thu nhập cao hơn..
- Phần lớn ngư dân khai thác cá sửu có trình độ học vấn ở cấp 1 và cấp 2 (tương ứng 51,1% và 28,9.
- Đáng chú ý là tỷ lệ ngư dân không được đến trường là khá cao (15,6.
- 3.2 Ngư cụ khai thác cá sửu.
- Lưới rê và lưới kéo là hai ngư cụ khai thác được ngư dân sử dụng phổ biến để đánh bắt cá sửu trên sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nguyên nhân là do ở đầu nguồn và cuối nguồn có nhiều vực sâu hơn đoạn giữa nguồn nên cá có kích cỡ lớn hay tập trung phân bố ở đây nhiều hơn và ngư dân thường sử dụng các ngư cụ có kích cỡ mắt lưới to để khai thác..
- Bảng 1: Thông số kỹ thuật về ngư cụ khai thác cá sửu trên sông Hậu.
- Thông tin ngư cụ Sông Hậu.
- Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn 1.
- 3.3 Mùa vụ và sản lượng khai thác cá sửu Mùa vụ khai thác.
- Đa số ngư dân cho rằng thời gian khai thác cá sửu cho sản lượng cao tập trung từ tháng 7 đến tháng 11 (ÂL) ở giữa nguồn và cuối nguồn, trong khi ở đầu nguồn từ tháng 2 đến tháng 4 (ÂL).
- Ngược lại, thời gian khai thác cá sửu cho sản lượng thấp trong năm biến động từ đầu nguồn đến cuối nguồn.
- Cụ thể, ở đầu nguồn, thời gian cho sản lượng thấp từ tháng.
- ngư dân tham gia khai thác cá tập trung từ tháng 7 đến tháng 11 (ÂL).
- Đây là thời gian ngập lũ hằng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên sản lượng cá đánh bắt được cao hơn những khoảng thời gian khác trong năm..
- Hình 2: Tỷ lệ phần trăm nhận định của ngư dân về sản lượng cá sửu trong năm Thời gian xuất hiện cá con (có chiều dài tổng 3.
- 10 cm/cá thể) ở các điểm nghiên cứu trên sông Hậu thay đổi khác nhau.
- Ở đầu nguồn, cá sửu con xuất.
- Hình 3: Thời gian xuất hiện cá sửu con trong năm.
- Sản lượng cá sửu khai thác.
- Sản lượng cá sửu khai thác trung bình ở đầu nguồn là cao nhất (291,2 kg/hộ/năm), kế đến là cuối nguồn (161,8 kg/hộ/năm) và giữa nguồn cho sản lượng thấp nhất (113,5 kg/hộ/năm) (p<0,05) (Bảng 2).
- Nguyên nhân sản lượng khai thác cá sửu khác nhau giữa 3 điểm nghiên cứu trên sông Hậu là do cá sửu trưởng thành thường có tập tính phân bố trên các.
- Ở đầu nguồn và cuối nguồn sông Hậu có nhiều vực sâu tập trung ở đoạn Vàm Nao và Đại Ngãi, đây là nơi cá sửu có kích cỡ lớn tập trung khá nhiều.
- Trong khi ở giữa nguồn, độ sâu tương đối nông, không có các vực sâu ở sông, có nhiều cồn cát ven bờ, thích hợp với sự phân bố theo mùa của cá sửu con với kích cỡ nhỏ..
- Bảng 2: Sản lượng cá sửu khai thác ở sông Hậu Các chỉ tiêu.
- Sông Hậu Đầu nguồn.
- (n=30) Giữa nguồn.
- Hình thức tiêu thụ sản phẩm cá sửu khai thác Cá sửu khai thác được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu, thị trường tiêu thụ và sản lượng khai thác.
- Phần lớn cá sửu khai thác được ngư dân bán dưới dạng cá tươi cho các thương lái tại địa phương, trong đó ở đầu nguồn (74% hộ bán sản phẩm tại An Giang), giữa nguồn (63% hộ bán tại Cần Thơ) và cuối nguồn (95% hộ bán tại Sóc Trăng).
- kế đến là ngư dân trực tiếp bán cho người tiêu dùng tại các chợ địa phương (23%, 31% và 4%;.
- Ngoài ra, cá sửu cũng được ngư dân để lại sử dụng trong gia đình hoặc làm quà tặng cho người thân với tỷ lệ rất ít (Hình 4)..
- Kết quả khảo sát cho thấy giá cả cá sửu khai thác trên sông Hậu biến động theo 3 loại kích cỡ của cá..
- Nhìn chung, cá sửu có giá thương phẩm cao hơn các loài cá khác vì đây là đối tượng được đánh bắt tự nhiên.
- Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm thủy sản khai thác tự nhiên hơn so với sản phẩm thủy sản được nuôi nhân tạo với nguyên nhân là các loài thủy sản nuôi có sử dụng thức ăn bổ sung, được xử lý thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi nên thường có chất lượng thịt không ngon và kém an toàn (Đặng Thị Phượng và Lê Xuân Sinh, 2011)..
- 3.4 Hiệu quả tài chính hoạt động khai thác cá sửu trên sông Hậu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí khai thác cá sửu bình quân mỗi hộ khoảng 16 triệu đồng/năm và không có sự khác biệt giữa các điểm nghiên cứu từ đầu nguồn đến cuối nguồn sông Hậu (P>0,05)..
- Hình 4: Hình thức sử dụng cá sửu khai thác Doanh thu bình quân của hộ khai thác cá sửu trên.
- sông Hậu là 28.504 ngàn đồng/năm, cao nhất là hộ khai thác ở đầu nguồn (46.004 ngàn đồng/năm) và thấp nhất ở giữa nguồn (14.380 ngàn đồng/năm)..
- Nguyên nhân do ngư dân ở giữa nguồn sử dụng lưới kéo để khai thác cá sửu với kích cỡ nhỏ, giá cả thấp,.
- trong khi ở đầu nguồn và cuối nguồn thì đa số ngư dân sử dụng lưới rê để khai thác cá sửu có kích cỡ lớn, giá thương phẩm cá cao hơn.
- Kết quả kiểm định thống kê cho thấy doanh thu và lợi nhuận của ngư dân khai thác cá sửu ở ba điểm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) (Bảng 3)..
- Bảng 3: Hiệu quả tài chính của nghề khai thác cá sửu trên sông Hậu (ĐVT: 1000 đồng/năm).
- Chỉ tiêu Sông Hậu.
- Đầu nguồn.
- (n=30) Cuối nguồn.
- (n=30) Tổng chi phí 16.586,7 a a a ±6.891,6 Doanh thu từ cá sửu 46.004,3 a c b ±17.075,6 Tổng doanh thu 52.196,5 a a a ±18.281,6 Tổng lợi nhuận 35.609,9 a a a 11.908,8 Ghi chú: n là số mẫu khảo sát.
- 3.5 Nhận định của ngư dân về biến động sản lượng cá sửu khai thác.
- Kết quả phân tích thống kê tần số nhận định của ngư dân về biến động sản lượng cá sửu cho thấy sản.
- lượng cá sửu khai thác ở sông Hậu hiện tại giảm đi 45,2% so với sản lượng cách đây 5 năm (2012).
- Trong đó, sản lượng cá sửu loại 1 giảm 45,8% và cá sửu loại 2 và loại 3 giảm 44,9% (Hình 5)..
- Hình 5: Mức độ suy giảm sản lượng cá sửu giai đoạn .
- Tỷ lệ sản lượng suy giảm.
- Nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng cá sửu khai thác trên sông Hậu giảm nhiều so với những năm trước đây là do (i) cường lực khai thác cá sửu tăng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản tự nhiên tăng, sản phẩm cá sửu có giá cao so với các loài thủy sản khác (64,6.
- (ii) mực nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về sông Hậu có xu hướng ngày càng giảm do ảnh hưởng của các công trình thủy lợi, đập thủy điện và hạn hán (59,0.
- (iii) khai thác thủy sản bằng các ngư cụ mang tính chất hủy diệt như cào điện, xiệc điện, đặt lú, đặt lộp, đăng mé với kích thước mắt lưới rất nhỏ, tận diệt cá con và cá bố mẹ trong mùa sinh sản (22,8.
- 3.6 Thuận lợi và khó khăn chủ yếu của nghề khai thác cá sửu trên sông Hậu.
- Kết quả phân tích thống kê tần số (nhiều lựa chọn) cho thấy thuận lợi lớn nhất của nghề khai thác cá sửu trên sông Hậu là nghề khai thác cá sửu có mức đầu tư và chi phí hoạt động không cao, phù hợp với năng lực tài chính của hộ ngư dân có hạn chế về vốn.
- Bên cạnh đó, cá sửu là đối tượng khai thác có giá trị thương phẩm cao, nên góp phần gia tăng thu nhập của ngư dân.
- Ngư trường khai thác cá sửu ở các địa phương tương đối rộng và gần nơi ở của ngư dân nên rất thuận lợi trong quá trình khai thác.
- Bên cạnh đó, nghề khai thác cá sửu trên sông Hậu cũng có những khó khăn hạn chế như ngư dân thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu liên kết trong sản xuất, giá cả cá sửu thường biến động do các thương lái ép giá.
- Thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng khai thác (Bảng 4)..
- Bảng 4: Thuận lợi và khó khăn của nghề khai thác cá sửu trên sông Hậu.
- Chi phí khai thác thấp 57 63,3 - Thiếu thông tin thị trường, thiếu liên kết 65 72,2.
- Cá sửu có giá cao 56 62,2 - Bị ép giá 52 57,8.
- Ngư trường khai thác rộng 50 55,6 - Thời tiết thất thường 51 56,7 - Nghề khai thác dễ làm 26 28,8 - Thiếu vốn (hộ lưới kéo Ngư trường gần nơi cư trú 21 23,3 - Sản lượng không ổn định 36 40,0 Ghi chú: n là số mẫu khảo sát.
- Cá sửu được khai thác quanh năm trên sông Hậu, mùa vụ khai thác tập trung vào tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 11 (ÂL) hằng năm.
- Thuận lợi lớn nhất của nghề khai thác cá sửu trên sông Hậu là mức đầu tư và chi phí hoạt động khai thác không cao phù hợp với năng lực tài chính của hộ ngư dân có hạn chế về vốn, cá sửu là đối tượng khai thác có giá trị thương phẩm cao, ngư trường tương đối rộng và gần nơi ở của ngư dân..
- Các khó khăn chính là ngư dân thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu liên kết sản xuất, thương lái thường ép giá ngư dân.
- Các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của ngư dân về khai thác và bảo tồn nguồn lợi thủy sản nói chung và cá sửu nói riêng, đặc biệt quản lý chặt chẽ nghề khai thác lưới kéo vì đây là ngư cụ khai thác có kích thước mắt lưới nhỏ, ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy vực..
- Cần tổ chức liên kết sản xuất để hỗ trợ nhau trong khai thác, ổn định giá cả và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm khai thác góp phần ổn định sinh kế cho ngư dân..
- Hiện trạng khai thác thủy sản và nhận thức của người dân về chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở ấp Bình An-Thanh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang