« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG.
- Khai thác nước dưới đất, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên nước dưới đất, Vĩnh Châu.
- Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cường suất khai thác NDĐ ở Vĩnh Châu là cao nhất so với các huyện trong tỉnh (77,12 m 3 /ngày/km 2.
- NDĐ được khai thác và sử dụng rất phổ biến cho, (i) sinh hoạt trong mùa khô và mùa mưa chiếm lần lượt 99,1% và 95,5% số hộ được phỏng vấn.
- (ii) Đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản, vào mùa khô 40,0% số hộ khai thác NDĐ phục vụ mô hình màu và lúa – màu, nhưng chỉ 6,4% sử dụng cho mô hình tôm và tôm - màu vào mùa mưa..
- Do khai thác NDĐ khá lớn phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản trong mùa khô nên mực NDĐ đã hạ thấp gây nhiều khó khăn trong việc lấy nước.
- Hiện nay Vĩnh Châu vẫn chưa có quy hoạch phân vùng khai thác NDĐ.
- Do đó, việc khai thác tràn lan khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc quản lý nguồn tài nguyên NDĐ cũng như làm cho mực nước ngày càng sụt giảm nghiêm trọng..
- Bên cạnh đó, tác động của sự đô thị hóa, gia tăng dân số, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, và biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm suy giảm nguồn tài nguyên NDĐ về lượng, chất lượng và động thái (Lê Anh Tuấn, 2006.
- Hình 1: Bản đồ Thị xã Vĩnh Châu Nguồn: Khoa Môi Trường &.
- Vĩnh Châu gần như là một ốc đảo, có địa hình gợn sóng không đều do xen kẽ giữa những cồn cát và bưng trũng, không nhận được nguồn nước ngọt từ sông Hậu ngay cả trong mùa lũ.
- Nước dưới đất ở Vĩnh Châu được khai thác cả trong mùa mưa và mùa khô, phần lớn cung cấp cho: (i) sinh hoạt.
- Theo báo cáo của Sở TN và MT Sóc Trăng (2010a và 2010c), số lượng và mật độ công trình khai thác NDĐ ở Vĩnh Châu khá cao (lần lượt là 12.247 công trình và 26 giếng/km 2.
- Bên cạnh đó, nguồn NDĐ được khai thác trong tỉnh tràn lan (từ những năm và thiếu thiết kế, quy hoạch hợp lý dẫn đến mực NDĐ sụt giảm nhanh chóng, đặc biệt ở ba huyện ven biển là Mỹ Xuyên, Long Phú và Vĩnh Châu (nay là Thị xã Vĩnh Châu), giảm lần.
- Rủi ro cạn kiệt nguồn tài nguyên NDĐ có khả năng ảnh hưởng đến an ninh lượng thực và sinh kế người dân trong vùng, việc triển khai khảo sát và đánh giá chi tiết về hiện trạng khai thác và sử dụng.
- nguồn NDĐ tại Vĩnh Châu nói riêng và ĐBSCL nói chung rất cần thiết..
- Phương pháp lược khảo tài liệu: Mục tiêu cách tiếp cận này nhằm hiểu được bức tranh tổng thể về hiện trạng khai thác cũng như quy hoạch khai thác sử dụng NDĐ ở vùng nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận “từ trên xuống” được áp dụng nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu, tài liệu đã công bố liên quan đến hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ ở vùng nghiên cứu.
- (ii) các hộ gia đình có sử dụng NDĐ cho sinh hoạt hoặc/và nuôi trồng thủy sản hoặc/và sản xuất nông nghiệp.
- Nội dung phỏng vấn bao gồm: (i) hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ theo mùa trong năm.
- (iii) khảo sát về mức độ hiểu biết các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và sử dụng NDĐ.
- và (iv) khó khăn trong quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ..
- Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và phỏng vấn qua điện thoại cán bộ quản lý địa phương liên quan đến quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ..
- 3.2 Nguồn tài nguyên nước ở Vĩnh Châu Nguồn tài nguyên mước mặt: kênh rạch ở Vĩnh Châu khá phong phú, với mật độ sông dày đặc km/km 2 - tính chung cả tỉnh Sóc Trăng).
- Đối với tài nguyên nước mưa: tuy lượng mưa bình quân toàn tỉnh khá lớn (1.864 mm/mm) được sử dụng để trồng lúa và sinh hoạt, nhưng lượng bốc hơi bình quân cũng khá lớn (1.023 mm/măm).
- Do đó, khả năng sử dụng nước mưa cho trồng lúa và sinh hoạt bị hạn chế..
- Nước dưới đất: Nguồn nước nhạt ở ĐBSCL được khai thác cho sinh hoạt và các hoạt động khác (công nghiệp, nông nghiệp) ở tầng Pleistocen (qp 2-3.
- và qp 1 ) chiếm 60% (IUCN, 2011) trong đó có Vĩnh Châu.
- Ngoài ra, Vĩnh Châu còn khai thác ở.
- Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng ở cả 3 tầng ở Vĩnh Châu là 204.634 m 3 /ngày.
- Trong đó, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước qh, qp 2-3 và qp 1 lần.
- Bảng 1: Đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ TT Huyện, thị,.
- Hiện trạng khai thác.
- Tuy nhiên, với hiện trạng khai thác như hiện nay (năm 2010, Bảng 1), Vĩnh Châu được đánh giá có lượng khai thác đạt xấp xỉ 20% trữ lượng khai thác tiềm năng cho phép.
- Nếu xét theo ngưỡng khai thác bền vững là 20% trữ lượng khai thác tiềm năng (theo Liên đoàn địa chất Miền Nam) thì Vĩnh Châu cần hạn chế khai thác hoặc có biện pháp khai thác hợp lý.
- So với trữ lượng an toàn, Vĩnh Châu.
- Số liệu minh chứng ở Hình 4 cho thấy mặc dù mật độ giếng khoan ở Vĩnh Châu (26 giếng/km 2 ) chỉ xấp xỉ mật độ trung bình toàn tỉnh (24 giếng/km 2 ) nhưng cường suất khai thác NDĐ ở Vĩnh Châu là cao nhất, trung bình 77,12 m 3 /ngày/km 2 (so với tỉnh là 55,17 m 3 /ngày/km 2 ) (Sở TN và MT Sóc Trăng, 2010a)..
- Hình 4: Mật độ giếng và cường suất khai thác NDĐ tỉnh Sóc Trăng (2010).
- Kết quả phỏng vấn hộ gia đình và chuyên gia cho thấy mực NDĐ tại Vĩnh Châu đang dần sụt giảm trong thời gian qua được thể hiện qua độ sâu khoan giếng đã tăng trung bình từ 90 m – 100 m đến 115 m (trước 2005 và từ sau năm 2005 đến 2012).
- Xu hướng giảm mực NDĐ ở Vĩnh Châu theo xu hướng chung ở ĐBSCL, theo nghiên cứu của Phuc (2008), mực NDĐ ở Cà Mau đã giảm 10 m kể từ năm 1995.
- Để thích ứng với sự sụt giảm cũng như thay đổi mực nước theo mùa, 90% hộ dân phải đặt “ống tiêm” sâu từ 4 m -10 m ở các giếng để “mồi nước” thì mới có thể khai thác được NDĐ.
- Nguyên nhân là do: (i) phần lớn hộ dân sử dụng lượng lớn NDĐ cho trồng màu vào các tháng mùa khô trong các mô hình canh tác chuyên màu, lúa – màu, tôm – màu.
- và (iii) nhu cầu sử dụng NDĐ cho sinh hoạt trong mùa khô cao hơn mùa mưa..
- Khoảng 8.2% hộ dân cho rằng chất lượng NDĐ tốt hơn trước (trong 5 năm trở lại) và đa số các hộ dân (75,5%) cho rằng chất lượng NDĐ sử dụng trong sinh hoạt không thay đổi và có thể sử dụng trực tiếp không cần qua xử lý.
- Kết quả nghiên cứu này phù hợp với: (i) ý kiến của các chuyên gia cho rằng chất lượng NDĐ ở Vĩnh Châu tốt hơn các vùng lân cận.
- Việc giảm chất lượng NDĐ trong thời gian qua là do nhiều giếng không còn sử dụng hoặc khai thác không hiệu quả nhưng không được lắp trám đúng kỹ thuật.
- 3.5 Hiện trạng khai thác nước dưới đất 3.5.1 Khai thác nước tập trung.
- Hiện nay ở Vĩnh Châu, các công trình khai thác tập trung phần lớn tại các nhà máy cấp nước và các cơ sở kinh doanh (chế biến thủy sản, sản xuất nước đá và nước uống đóng chai) thể hiện ở Bảng 2..
- Các công trình cấp nước được khai thác chủ yếu ở tầng giữa và trên (qp 2-3 ) và tầng dưới (qp 1 ) với tổng lượng khai thác lần lượt là 2.900 m³/ngày và 3.528 m³/ngày.
- Đối với các hộ kinh doanh, tổng lượng khai thác của 13 cơ sở là 732 m³/ngày và lưu lượng trung bình 56 m³/ngày.
- Trong đó, cơ sở sản xuất nước đá, các cơ sở chế biến thủy sản với lưu lượng khai thác trung bình là 40 m 3 /ngày và dưới 20 m 3 /ngày đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai..
- Bảng 2: Hiện trạng khai thác nước tập trung tại Vĩnh Châu.
- TT Công trình khai thác Tầng chứa nước.
- khai thác Lưu lượng khai thác (m³/ngày) 1.
- Trạm cấp nước Vĩnh Châu 2.900.
- 3.5.2 Khai thác nước đơn lẻ a.
- Khai thác NDĐ cho sinh hoạt.
- Theo kết quả khảo sát, Vĩnh Châu nằm về phía hạ lưu của sông Mê Công và do đó khu vực nghiên cứu cũng như toàn thị xã Vĩnh Châu gần như quanh năm không nhận được nguồn nước ngọt từ sông Hậu như các huyện khác trong tỉnh.
- Hình 6: Các nguồn nước chính sử dụng cho sinh hoạt.
- Từ Hình 6 có thể thấy NDĐ được sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt cả trong mùa khô và mùa mưa, chiếm đến 99,1% và 95,5% các hộ lần lượt trong mùa khô và mùa mưa.
- Vào mùa mưa, do có thêm nguồn khác như nước mưa nên việc khai thác NDĐ cho sinh hoạt có giảm xuống về tỉ lệ hộ dân sử dụng cũng như tổng lượng khai thác.
- Lượng nước mưa được các hộ sử dụng cho sinh hoạt chiếm đến 48.2%..
- Hình 7: Tần suất khai thác NDĐ cho sinh hoạt Hình 7 thể hiện tần suất số lần bơm khai thác NDĐ phục vụ cho sinh hoạt trong mùa khô và mùa mưa.
- Điều này được các chuyên gia và các hộ gia đình cho biết, trong mùa mưa khả năng khai thác NDĐ được dễ dàng hơn mùa khô do mực nước trong giếng cao hơn và áp lực nước lớn hơn.
- Khai thác NDĐ cho nông nghiệp.
- Các mô hình canh tác chính tại Vĩnh Châu cũng như trong vùng nghiên cứu gồm: Chuyên màu, luân canh lúa - màu, chuyên tôm và xen canh tôm - màu (Bảng 3).
- Bảng 3: Lịch thời vụ tại Vĩnh Châu Tháng.
- Do sự xuất hiện của các mô hình canh tác mới nên cơ cấu sử dụng đất tại Vĩnh Châu cũng có nhiều thay đổi từ năm 2000 đến 2010 (Bảng 4).
- Hình 8: Thay đổi diện tích đất canh tác tại thị xã Vĩnh Châu .
- Bảng 4: Thay đổi cơ cấu đất thị xã Vĩnh Châu qua các năm.
- Tuy nhiên, diện tích trồng hành đang có xu hướng tăng từ năm 2007 đến 2010 làm tăng nhu cầu sử dụng NDĐ tưới cho hoa màu..
- Hình 9 thể hiện các nguồn nước được sử dụng trong nông nghiệp và thủy sản cho hai mùa trong năm từ kết quả phỏng vấn hộ gia đình.
- 40% số hộ sử dụng NDĐ trong mùa khô chủ yếu dùng để tưới hoa màu (trồng hành tím, chiếm chủ yếu diện tích đất nông nghiệp trong mùa khô) và một phần cho thủy sản.
- Nguồn nước mưa chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, chiếm 20,9% số hộ..
- Bên cạnh đó, tần suất khai thác NDĐ trong ngày giữa hai mùa cũng khác nhau (Hình 10)..
- Trong 40% số hộ khai thác NDĐ cho nông nghiệp, có đến 87,1% khai thác 2 lần/ngày, với thời gian khai thác trung bình của mỗi lần khoảng 2 giờ.
- Vào mùa mưa, lượng NDĐ khai thác cho nông nghiệp chỉ chiếm 6,4% số hộ, và đều khai thác 2 lần/ngày..
- Hình 10: Tần suất khai thác NDĐ trong nông nghiệp.
- 3.6 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất.
- Sự hiểu biết của người dân về luật có liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ còn hạn chế (Hình 11).
- Đó là lý do tại sao 56,4% các giếng khoan tại vùng nghiên cứu không có đăng ký khai thác NDĐ mặc dù đa phần các.
- hộ dân trả lời không biết có đăng ký hay không và chỉ có 29,1% hộ dân có đăng ký khai thác sử dụng NDĐ (phần lớn các giếng được xây dựng sau 1998).
- Điều này sẽ gây khó khăn trong vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ vì người dân không trực tiếp đăng ký sẽ không biết được những cam kết của người sử dụng về bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ này..
- Hình 11: Nhận thức người dân về đăng ký khai thác sử dụng NDĐ.
- Kết quả phỏng vấn với cán bộ của Phòng TN và MT và UBND thị xã Vĩnh Châu thì tại 4 điểm được nghiên cứu cũng như ở Thị xã Vĩnh Châu chưa có quy hoạch cụ thể về các vùng cho phép khai thác, hạn chế hoặc cấm khai thác.
- và cũng chưa có số liệu cụ thể về trữ lượng NDĐ ở từng tầng, chưa có quy định về kiểm soát mật độ khai thác.
- Chính những nguyên nhân trên dẫn đến việc khai thác NDĐ tràn lan, không kiểm soát được dẫn đến việc hạ thấp mực NDĐ.
- Qua khảo sát và phân tích cho thấy NDĐ được sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt (chiếm trên 95% số hộ được phỏng vấn).
- tuy nhiên trữ lượng khai thác cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản và kinh doanh khá cao (tổng lượng khai thác 7.160 m 3 /ngày)..
- nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt nhưng có sự khác nhau khá lớn về khai thác NDĐ cho sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa và mùa khô.
- Áp lực khai thác NDĐ diễn ra trong mùa khô do phần lớn các mô hình canh tác chính trong vùng nghiên cứu đều trồng màu vào mùa này.
- Trong mùa mưa, phần lớn hộ dân sử dụng nguồn nước mưa để trồng lúa, và một lượng nhỏ NDĐ được sử dụng cho thủy sản nên tần suất cũng như trữ lượng khai thác NDĐ giảm..
- Do đó, việc khai thác tràn lan khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc quản lý nguồn tài nguyên NDĐ..
- Đề tài nghiên cứu chỉ khảo sát ở 4 xã, phường thuộc thị xã Vĩnh Châu.
- Mặc dù đã có quy hoạch khai thác tài nguyên NDĐ cho tỉnh Sóc Trăng (năm 2010) nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai và hướng dẫn thực hiện ở cấp địa phương..
- Ở cấp địa phương, cần thiết: (i) nâng cao giáo dục cộng đồng về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ thông qua buổi tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước ngầm cũng như việc không lấp trám các giếng không sử dụng theo đúng kỹ thuật.
- Đánh giá sự thay đổi các hệ thống sử dụng đất đai dưới tác động của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng..
- Dự án: Quy hoạch Khai thác, Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.