« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ NUÔI ỐC HƯƠNG (BABYLONIA AREOLATA LINK, 1807) Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH.
- CỦA NGHỀ NUÔI ỐC HƯƠNG (BABYLONIA AREOLATA LINK, 1807) Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG.
- Nuôi ốc hương, môi trường, các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính.
- Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước, kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc, nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua việc thu mẫu môi trường nước hàng tháng theo mức nước triều cao nhất và thấp nhất tại 4 điểm quanh khu vực nuôi.
- Việc phỏng vấn 30 hộ nuôi ốc hương cũng đã được thực hiện ở 5 xã huộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ tháng 10-12/2011.
- Nghiên cứu này tho thấy, độ mặn, nhiệt độ, pH, DO, BOD, COD, TN và TP biến động không đáng kể theo không gian và thời gian.
- Sự biến động này hoàn toàn phù hợp cho nuôi ốc hương.
- Kích cỡ ốc giống và mật độ nuôi tương ứng là 0,054 g/con và 548 con/m 2 .
- Tỉ lệ sống và kích cỡ thu hoạch lần lượt là 73,9% và 8,7 g/con (115 con/kg).
- Ngoài ra, một số trở ngại và đề xuất cho phát triển lâu dài đối với mô hình nuôi ốc hương cũng đã được đề cập trong nghiên cứu này..
- Phong trào nuôi ốc hương (Babylonia areolata) ở Việt Nam phát triển nhanh ở các tỉnh ven biển nhất là tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ninh và gần đây ở đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Ốc hương là loài động vật thân mềm biển có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, có chứa Eicosapentaenoic axit (EPA) và Docosahexanenoic axit (DHA) là axit béo không no (Đoàn Lan Phương và ctv., 2005)..
- Tuy nhiên, nguồn ốc hương tự nhiên đã giảm sút đáng kể từ những năm 90 (Ngô Anh Tuấn, 1999).
- Trong thời gian qua nghề nuôi ốc hương phát triển một cách tự phát ở đảo Phú Quốc là mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho các nhà quản lý ở tỉnh Kiên Giang.
- Từ năm số hộ nuôi ốc hương tăng đáng kể (từ 30 lên 60 hộ nuôi).
- Chính vì thế việc phân tích hiện trạng môi trường, kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là cần thiết..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng tại khu vực nuôi ốc hương, với 7 lưới đăng (tổng diện tích là 1.400 m 2 ) ở ấp Cây Sao, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Hình 1: (a) Bản đồ huyện đảo Phú Quốc, (b) Sơ đồ khu vực nghiên cứu Điểm đầu.
- 2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước Các chỉ tiêu độ mặn, nhiệt độ, pH được đo trực tiếp tại khu vực nghiên cứu.
- Thông tin về kỹ thuật nuôi và tài chính của mô hình nuôi ốc hương được phỏng vấn gồm: Đặc điểm mô hình nuôi, mùa vụ, nguồn ốc giống, mật độ thả giống, nguồn thức ăn, chăm sóc và quản lý, tỷ lệ sống, năng suất, các chi phí, tổng thu nhập và tỷ suất lợi nhuận của mô hình..
- Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh giá trị trung bình bằng phân tích mức độ biến động (ANOVA) và phân tích hồi qui đa biến thông qua SPSS for Windows, mức ý nghĩa α<5%..
- 3.1 Sự biến động các yếu tố môi trường 3.1.1 Biến động các chỉ tiêu thủy lý theo không.
- Trong nghiên cứu này, độ mặn biến động không đáng kể giữa các điểm thu mẫu và hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng của ốc hương (Bảng 2).
- việc tăng hoặc giảm độ mặn đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của ốc hương và có thể gây chết do bị sốc.
- Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (RIA ốc hương có thể sinh trưởng và phát triển ở độ mặn từ 20 - 35‰.
- Độ mặn biến động không đáng kể qua các tháng trong vụ nuôi và nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng của ốc hương.
- Nguyên nhân là do ốc hương được thả nuôi vào thời điểm giao mùa nắng - mưa và độ mặn thấp hơn ở các tháng sau đó là do ảnh hưởng của lượng nước mưa từ trên đảo đổ xuống, đồng thời vị trí thu mẫu ở gần bờ (cách 100 - 150 m)..
- Trong nghiên cứu này, nhiệt độ nước biến động không đáng kể giữa các điểm khảo sát o C), nhưng khác biệt đáng kể giữa các tháng trong vụ nuôi (p<0,05) (Bảng 2 và Bảng 3).
- Tuy nhiên, sự biến động về nhiệt độ nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng của ốc hương.
- Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2006), nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của ốc hương là từ 26 - 28 o C (có thể sống được từ 12 - 35 o C) và ốc hương sinh trưởng ở nhiệt độ thấp tốt hơn ở nhiệt độ cao..
- Nghiên cứu khác cho thấy, ốc hương có thể sống được ở nhiệt độ từ 20-31 o C và tối ưu nhất từ 26 - 29 o C (RIA 3, 2005)..
- Giá trị pH biến động không đáng kể giữa các điểm nghiên cứu nhưng khác.
- Tuy nhiên, sự biến động về pH nằm trong giới hạn thích hợp cho ốc hương sinh trưởng (Bảng 2 và Bảng 3).
- Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Senaratha và Visvanathan, 2001 (Trích.
- dẫn bởi Hoàng Văn Duật, 2007), nghĩa là ngưỡng pH thích hợp cho ốc hương sinh trưởng và phát triển từ 6,8 - 8,7.
- Bảng 2: Biến động các yếu tố thủy lý theo không gian (TB + ĐLC).
- Bảng 3: Biến động các yếu tố thủy lý theo thời gian (TB + ĐLC).
- 5 6 7 8 Độ mặn.
- 3.1.2 Sự biến động các chỉ tiêu thủy hóa theo không gian và thời gian.
- Hàm lượng DO phù hợp cho ốc hương sinh trưởng từ 4 - 6 mg/L (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2006).
- Nghiên cứu cho thấy, DO biến động không đáng kể giữa các điểm khảo sát mg/L) và có sự chênh lệch giữa thời điểm nước lớn và nước ròng (Bảng 4).
- Trong nghiên cứu này, BOD dao động từ mg/l (nước lớn) và nước ròng), thấp nhất ở điểm xa khu vực nuôi, nhưng khác biệt không đáng kể giữa các vị trí khảo sát (Bảng 4).
- Hàm lượng này biến động giảm dần và khác biệt không đáng kể giữa các tháng trong vụ nuôi mg/L)..
- COD biến động không đáng kể giữa các vị trí khảo sát mg/L), hàm lượng này ở thời điểm nước lớn cao hơn lúc nước ròng (Bảng 4).
- Tuy nhiên, hàm lượng này biến động đáng kể giữa các tháng trong vụ nuôi (p<0,05), hàm lượng COD thấp nhất vào cuối vụ nuôi (Bảng 5).
- Hàm lượng TN và TP biến động không đáng kể giữa các vị trí khảo sát, lần lượt là mg/L (TN) và mg/L (TP) (Bảng 4).
- Nguyên nhân là do sự phân hủy thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi ốc hương tại.
- khu vực nghiên cứu.
- Đối với TP, hàm lượng này biến động không đáng kể giữa các tháng trong vụ nuôi mg/L) (Bảng 5).
- Nhìn chung, hàm lượng TN và TP ở khu vực nuôi ốc hương chưa gây nên sự phú dưỡng trong thủy vực và nằm trong phạm vi thích hợp cho nuôi ốc hương..
- Bảng 4: Biến động các yếu tố thủy hóa theo không gian (TB + ĐLC).
- Bảng 5: Biến động các yếu tố thủy hóa theo thời gian (TB + ĐLC).
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi ốc hương.
- Tuy nhiên, một số hộ nuôi ốc có diện tích nuôi khá lớn (700 m 2.
- Kích cỡ giống (con/kg Mật độ thả (con/m Thời gian nuôi (tháng .
- Kích cỡ thu hoạch (con/kg .
- Ốc hương được cho ăn 2 lần/ngày ở giai đoạn nhỏ và 1 lần/ngày ở giai đoạn ốc lớn, với thức ăn chủ yếu là cá tạp, tôm tít, cua ly (giá từ đ/kg).
- Việc chọn thời gian cho ăn 1, 2, 3 lần/ngày tùy theo từng giai đoạn phát triển và điều kiện thời tiết sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc hương (Chaitanawisuti và Kritsanapuntu (1999), được trích dẫn bởi Hoàng Văn Duật, 2007).
- Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc hương trong nghiên cứu này đạt 0,07 g/ngày, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (2005), tương ứng là 72,8% và 0,057 g/ngày (131,8 con/kg sau.
- 4,5 tháng), nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu g/ngày (120 con/kg sau 6 tháng).
- Hệ số tiêu tốn thức ăn là 7,28 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (2005), nghĩa là 5,92.
- Năng suất ốc bình quân của nghiên cứu này đạt 352 kg/100 m 2 (Bảng 6)..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi ốc hương.
- Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi ốc hương là:.
- X 4 : Kích cỡ ốc thu hoạch (con/kg), X 5 : Thời gian thả giống và X 6 : Kinh nghiệm nuôi (năm), được tình bày qua phương trình (1):.
- kích cỡ ốc thu hoạch dưới 105 con/kg sẽ cho năng suất 400kg/100m 2 /vụ..
- Năng suất thấp ở những hộ có nhiều năm kinh nghiệm nuôi ốc hương là do các hộ này vẫn theo kinh nghiệm nuôi truyền thống, chưa tiếp cận và áp dụng kỹ thuật mới trong nuôi ốc hương..
- Mặc dù các hộ nuôi ốc hương với qui mô nhỏ, nhưng mức chi phí khá cao (40,1 triệu đồng/100m 2 /vụ).
- Giá ốc bán tại đăng nuôi biến động tương đối lớn ở thời điểm khảo sát, trung bình là 186.000đ/kg.
- Hầu hết các hộ nuôi ốc hương đều có lời, trung bình là 22,6 triệu đồng/100m 2 và tỉ suất lợi nhuận đạt 0,68.
- Nhìn chung, mô hình nuôi ốc hương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.
- Có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với mô hình nuôi cá bớp trên đảo Phú Quốc là 0,25 (lợi nhuận 84,6 triệu.
- Hình 2: Cơ cấu chi phí trong nuôi ốc hương Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô.
- hình nuôi ốc hương.
- Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trong mô hình nuôi ốc hương là: X 1 : Năng suất (kg/100m 2 /vụ), X 2 : Giá bán (000đ/kg), X 3 : Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), X 4 : Tuổi, X 5 : Kích cỡ giống (con/kg) và X 6 : Diện tích nuôi (m 2.
- Y: Lợi nhuận (000đ/100m 2 /vụ).
- Kích cỡ con giống thả nuôi trên 20.000 con/kg sẽ cho lợi nhuận 56,2 triệu đồng/100 m 2 /vụ.
- Mặc dù lợi nhuận tỷ lệ thuận với diện tích nuôi, nhưng nếu trên 200 m 2 /lưới đăng sẽ cho lợi nhuận (15,85 triệu đồng/100m 2 /vụ) thấp hơn so với nuôi ở diện tích 100 - 200 m 2 /lưới (lợi nhuận sẽ đạt 27,3 triệu đồng/100m 2 /vụ).
- Hệ số tiêu tốn thức ăn nhỏ hơn 6,5 sẽ cho lợi nhuận là.
- 24,2 triệu đồng/100m 2 /vụ, cao hơn so với kết quả nghiên cứu này.
- Do đó, để đạt lợi nhuận cao hơn so với nghiên cứu này thì cần lưu ý đến kích cỡ ốc giống nhỏ, diện tích 100 - 200 m 2 /lưới đăng.
- Môi trường: Các chỉ tiêu môi trường biến động không đáng kể theo không gian (các điểm thu mẫu), nhưng khác biệt đáng kể theo thời gian (các tháng).
- Chất lượng môi trường hiện tại ở khu vực nuôi ốc hương chưa bị ô nhiễm và biến động hàm lượng các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc hương..
- Kỹ thuật: Nghề nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc theo quy mô hộ gia đình, diện tích nhỏ m 2 /lưới đăng), kỹ thuật áp dụng đơn giản với mật độ nuôi thấp con/m 2.
- nguồn cá tạp tại địa phương được sử dụng làm thức ăn cho nuôi ốc hương với hệ số tiêu tốn thức ăn khá cao (7,3).
- Tài chính: Mặc dù mô hình nuôi ốc hương có quy mô nhỏ, nhưng có mức đầu tư tương đối cao đối với người dân địa phương (40 triệu đồng/100 m 2.
- nhưng đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho nông hộ (22,6 triệu đồng/100 m 2.
- Về môi trường, mặc dù hiện trạng phát triển nghề nuôi ốc hương chưa gây ô nhiễm môi trường, nhưng để phát huy lợi thế tiềm năng biển cho quy hoạch phát triển nghề nuôi ốc hương cũng như nuôi cá lồng trong tương lai thì việc đánh giá sức tải môi trường cho khu vực ven đảo Phú Quốc cần được thực hiện..
- Về kỹ thuật, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả về kỹ thuật, một số biện pháp được đề xuất gồm: (i) Mật độ nuôi ốc hương thích hợp là từ 500-600 con/m 2 sẽ tiện lợi cho việc quản lý và khả năng đầu tư.
- (v) Tập huấn và phổ biến thông tin kỹ thuật nuôi ốc hương cho nông hộ, cũng như xây dựng mô hình trình diễn tại các xã có ốc hương ở đảo Phú Quốc..
- Về quản lý: (i) Cần qui hoạch vùng nuôi ốc hương ở huyện đảo Phú Quốc.
- (ii) Xây dựng trại sản xuất giống và ương dưỡng ốc hương;.
- (iii) Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cần hợp tác để tìm thị trường đầu ra (trong và ngoài nước) ổn định và phát triển các hợp tác xã nuôi ốc hương nói riêng, thủy sản nói chung cho huyện đảo Phú Quốc..
- Kỹ thuật nuôi thâm canh ốc hương trong ao.
- Thử nghiệm nuôi ốc hương (Babylonia areolata Link,1807) trong ao đất tại Đồng Bò - Nha Trang.
- Đặc điểm phân bố và tình hình khai thác ốc hương (Babylonia areolata Lamarck) tại vùng biển Bình Thuận.
- Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương..
- Một số kết quả nuôi thương phẩm ốc hương (Babylonia areolata Link 1870) trong đăng lồng.
- Kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc hương