« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Anh thông qua tạp chí Nghiên cứu Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (JVS) ra đời tại Đại học California năm 2006 là tạp chí học thuật duy nhất bằng tiếng Anh dành riêng cho việc công bố các công trình gốc thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về Việt Nam..
- Ngoài những bài nghiên cứu (phần chủ đạo trong nội dung tạp chí), JVS còn đăng các bài giới thiệu sách, bài bình luận, bài dịch các công trình của học giả Việt Nam, các bài phê bình, phỏng vấn, cũng như những “diễn đàn” đăng tải hàng loạt bài luận ngắn về các đề tài phổ biến..
- Tạp chí được sự hướng dẫn và trợ giúp của một hội đồng tư vấn quốc tế bao gồm các học giả có thâm niên từ Mỹ, Úc, châu Âu và Việt Nam.
- Tạp chí đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực học thuật bằng việc cung cấp một diễn đàn thường xuyên để các nhà nghiên cứu công bố các công trình mới của họ.
- Kể từ khi Diễn đàn Việt Nam, vốn được thành lập bởi nhà phiên dịch thông thái, đồng thời là nhà ngôn ngữ học lịch sử Huỳnh Sanh Thông, ngừng xuất bản vào đầu những năm 1990, không còn tạp chí nào bằng ngôn ngữ phương Tây dành riêng cho nghiên cứu Việt Nam.
- sự hỗ trợ cần thiết để ra đời một tạp chí như thế là một thiếu sót về mặt thể chế, và đây là thiếu sót gần như duy nhất trong nghiên cứu châu Á.
- Hầu như chuyên ngành về quốc gia nào trong nghiên cứu Đông Nam Á cũng có ít nhất một tờ tạp chí (kể cả những nước nhỏ hơn nhiều như Campuchia và Lào), và có một số lượng rất lớn các tạp chí học thuật xuất bản định kỳ được dành riêng cho các quốc gia chủ chốt của Đông Á và Nam Á.
- Vì lý do đó, JVS được thành lập để bù đắp thiếu hụt trong các nghiên cứu Việt Nam và đưa chuyên ngành này vào đúng quỹ đạo về mặt thể chế của các chuyên ngành cùng loại..
- Sự ra đời của JVS cũng còn có nguyên nhân từ sự gia tăng nhanh chóng các nghiên cứu Việt Nam trong hai thập kỷ qua.
- Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào giữa thập niên 1970, Việt Nam học bị thiếu hụt ngân sách trầm trọng, những hỗ trợ chính thức không còn nữa, và các nhà nghiên cứu không còn quan tâm đến vấn đề này.
- Một trong số đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của chính sách Đổi mới của Việt Nam..
- Đổi mới không chỉ tái thiết những điều kiện cần thiết cho phép các nhà nghiên cứu nước ngoài cư trú và tiến hành nghiên cứu học thuật ngay tại Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và số lượng các nghiên cứu khoa học của học giả trong nước.
- Cũng trong khoảng thời gian này, nổi lên một thế hệ mới các nhà nghiên cứu Việt Nam thời hậu chiến, những người quan tâm đến chính trị, lịch sử, xã hội Việt Nam chứ không tập trung vào Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (vấn đề duy nhất làm bận tâm các nhà nghiên cứu thế hệ trước đó tại Việt Nam).
- Các nhà nghiên cứu người Việt Nam tại hải ngoại là những đại diện tiêu biểu cho đội ngũ học giả ngày càng nổi bật, điều này chứng tỏ lĩnh vực nghiên cứu này đang có sinh lực rất dồi dào..
- Sự lớn mạnh của ngành Việt Nam học hiện nay thể hiện rõ nhất ở việc ngày càng có nhiều (đến mức bột phát) chuyên gia Việt Nam học được bổ nhiệm vào các vị trí nghiên cứu và giảng dạy trong thập niên vừa qua.
- Nghiên cứu thị trường được thực hiện trước khi JVS ra đời cho thấy khoảng 100 chuyên gia Việt Nam học đã làm việc ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và Nhật từ cuối thập niên 1990.
- Hầu hết những người mới này không thi tuyển vào những vị trí nghề nghiệp mà các chuyên gia Việt Nam học đã từng đảm nhiệm trước đây.
- Khi tôi thi tuyển vào một vị trí mới về Lịch sử Đông Nam Á ở UC Berkeley năm 1995, tôi là nhà nghiên cứu duy nhất trong chín trường của hệ thống Đại học California có trọng tâm nghiên cứu là Việt Nam.
- 13 năm sau, cũng hệ thống ấy, có một số lượng lớn chuyên gia Việt Nam học đầy bản lĩnh nắm giữ các vị trí giảng viên chuyên trách.
- các học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về Việt Nam, nhưng được biết khi có lời mời viết bài cho một hội nghị liên ngành dành cho các học viên sau đại học chuyên ngành Việt Nam học ở UC Berkeley năm 2006, đã có tới hơn 100 bài viết được gửi đến.
- Ngày càng có nhiều người tham gia các khoá học tiếng Việt tại các trường đại học trên toàn quốc, cũng như sự gia tăng số lượng người nói tiếng Việt ở Viện Nghiên cứu Mùa hè Đông Nam Á (SSSI) và trong một số chương trình nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam (VASI, EAP, CIEE, v.v.) là những ví dụ cho thấy Việt Nam học đã trở thành trung tâm chú ý của rất nhiều sinh viên, học viên sau đại học..
- Để duy trì và mở rộng sự quan tâm đến Việt Nam học, đội ngũ các học viên sau đại học chuyên ngành Việt Nam học phải tiếp tục giữ vững các vị trí giảng dạy và nghiên cứu, và các thành viên trong khoa đào tạo đại học cần được bổ nhiệm vào các vị trí thích hợp.
- Vì quyết định tuyển dụng và thăng chức trong nghiên cứu khoa học chủ yếu dựa vào hồ sơ công trình nghiên cứu của ứng viên, sự thiếu vắng một tạp chí chuyên ngành đất nước học về Việt Nam học sẽ dễ dẫn đến sự đình trệ trên con đường nghề nghiệp của lực lượng mới này.
- Mặc dù nghiên cứu về Việt Nam thi thoảng xuất hiện trong các tạp chí nghiên cứu châu Á hay Đông Nam Á, số lượng các bài viết cho mỗi quốc gia chỉ có giới hạn (nhất là khi những nước lớn, được nghiên cứu nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Indonesia thường có “diện tích đất đăng bài thực tế” chiếm ưu thế hơn nhiều trong các tạp chí này).
- Hơn nữa, nhằm đáp ứng thị hiếu phân tán của các độc giả, các tạp chí nghiên cứu châu Á nói chung (như Journal of Asian Studies) có khuynh hướng không đăng các nghiên cứu quá chuyên sâu hoặc không đưa ra được những kết luận đầy đủ trong bối cảnh lý thuyết hoặc địa lý rộng hơn.
- Tóm lại, việc không có một tạp chí chuyên ngành đất nước học về Việt Nam học dẫn đến tình trạng thiếu hụt các công trình nghiên cứu được công bố, ảnh hưởng đến lực lượng các nhà nghiên cứu mới về chuyên ngành này, vốn đang phát triển rất nhanh chóng.
- Bởi áp lực phải đăng được bài trên các tạp chí nghiên cứu châu Á chung, trong các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu về Việt Nam đành giảm bớt tính chuyên môn sâu và tăng cường nghiên cứu đối chiếu, hoặc xử lý dữ liệu về Việt Nam ít hơn các “nghiên cứu trường hợp” áp dụng lý thuyết đại cương, trong khi đáng lẽ họ phải sử dụng dữ liệu đó như một phương tiện để tìm hiểu sự đa dạng của lịch sử, xã hội và chính trị Việt Nam..
- Với bối cảnh đó, JVS tập trung vào việc công bố những nghiên cứu chi tiết, có tính thực nghiệm cao và chuyên sâu về Việt Nam.
- Ở mức độ nhất định, JVS áp dụng những tiêu chuẩn cao và nghiêm túc của tạp chí Indonesia, một tạp chí chuyên ngành đất nước học có uy tín của Đại học Cornell, khuyến khích các công trình nghiên cứu được xây dựng trên dữ liệu ngôn ngữ địa phương và thừa nhận ở mức độ đáng kể những kiến thức có ích đối với các độc giả tương đối chuyên sâu.
- JVS hoan nghênh các nghiên cứu đối chiếu hoặc có đóng góp với việc xây dựng lý thuyết cho chuyên ngành, nhưng đồng thời cũng ưu tiên công bố những.
- nghiên cứu có tính ứng dụng, tập trung lý giải những động thái cụ thể của lịch sử, chính trị và xã hội Việt Nam..
- Bên cạnh những bài báo riêng lẻ được công bố trong JVS đề cập đến những đề tài cụ thể trong Việt Nam học, trong 9 số tạp chí tính cho đến nay (7 số đã phát hành, còn 2 số đang chuẩn bị) cũng xuất hiện nhiều bài viết có nội dung vĩ mô, phân tích sâu một số khía cạnh đại cương của chuyên ngành.
- Qua JVS, chúng ta nhận diện được một đội ngũ các nhà khoa học năng động của chuyên ngành, rất đa dạng trong nhiều khía cạnh (về thế hệ, vị trí địa lý, chủng tộc và phông thể chế) và đa dạng trong định hướng nghiên cứu.
- Qua JVS, chúng ta cũng thấy được sự gia tăng đáng kể các đề tài trong những ngành học cụ thể (chủ yếu là lịch sử và nhân loại học), cũng như sự nổi trội của các đề tài và vấn đề nghiên cứu phổ biến đang thu hút sự chú ý của các học giả đa ngành.
- Tuy nhiên, có một số lý do khiến cho những nghiên cứu này vẫn theo kiểu chủ nghĩa Ấn tượng hoặc thậm chí có tính định kiến, ở những khía cạnh quan trọng.
- Thứ hai, toà soạn tạp chí và ban biên tập ở Bắc Mỹ, do đó những nghiên cứu của các tác giả Mỹ và Canada ít nhiều có ưu thế hơn so với những nghiên cứu của các tác giả đến từ những khu vực nói tiếng Anh khác, cụ thể là Úc, ngoài ra còn có Singapore và Anh.
- Sự phát triển mới của hạ tầng thể chế đối với Việt Nam học ở Úc – bao gồm cả việc thường xuyên xuất bản hàng loạt công trình nối kết với các hội thảo cập nhật thông tin về Việt Nam được tổ chức hằng năm tại Đại học Quốc gia Úc – khiến cho các nhà nghiên cứu Việt Nam học tại Úc không còn phụ thuộc quá nhiều vào JVS với tư cách là nơi công bố các công trình chuyên môn của họ.
- Tuy có những hạn chế này nhưng hơn 60 bài nghiên cứu, bình luận và bài viết trên diễn đàn có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào về các học giả và những vấn đề họ quan tâm, góp phần phác hoạ nên bức tranh về tình hình nghiên cứu Việt Nam bên ngoài Việt Nam..
- sự hoặc các nhà nghiên cứu sau tiến sỹ vừa mới tốt nghiệp khoá học của họ (hoặc những người có vị trí tương đương bên ngoài hệ thống Mỹ).
- những bài báo chính được đăng trên JVS là của các học giả đang làm việc chính thức, thường đã có thâm niên trong ngành.
- Trong số 41 cuốn sách được điểm trong JVS cho đến nay, khoảng 51% là chuyên khảo xuất bản lần đầu tiên của những nhà nghiên cứu mới tốt nghiệp, còn 21% là những nhà nghiên cứu có vài năm kinh nghiệm, hầu hết là phó giáo sư (hoặc vị trí tương đương).
- Chỉ có 14% trong số các cuốn sách được giới thiệu là của các nhà nghiên cứu có thâm niên, đã đạt được học hàm giáo sư (12% còn lại là các tác giả ở bên ngoài hệ thống học thuật chính thức, mức độ thâm niên của họ rất khó xác định nếu sử dụng tiêu chuẩn giống như vậy).
- Bài giới thiệu sách của các phó giáo sư chiếm tỷ lệ 12%, còn các học giả có thâm niên là khoảng 33%.
- tỷ lệ cao các học giả có thâm niên viết bài giới thiệu sách phản ánh nỗ lực của ban biên tập nhằm giới thiệu công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trẻ đến các học giả thâm niên hoạt động trong cùng lĩnh vực.
- “điều tra thành viên” do Hiệp hội Nghiên cứu châu Á tiến hành năm 2007, hơn 42%.
- thành viên tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu châu Á là các học giả có thâm niên ở độ tuổi hơn 51, và 65% hơn 41.
- 3 Như vậy, tỷ lệ tương đối cao các nhà nghiên cứu trẻ và tỷ lệ tương đối thấp các học giả có kinh nghiệm trong Việt Nam học cho thấy trong lĩnh vực này có sự phát triển chệch hướng về thế hệ so với các lĩnh vực châu Á học khác.
- Tóm lại, chuyên ngành Việt Nam học trẻ một cách khác thường..
- Tỷ lệ nổi trội của các học viên sau đại học, các trợ giảng và phó giáo sư trẻ trong Việt Nam học so với các đồng nghiệp thâm niên của họ là do các học giả trẻ, những người đang cố gắng kiếm được việc làm và cơ hội thăng tiến trong một thị trường học thuật ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, phải chịu áp lực xuất bản lớn hơn.
- Tuy nhiên, cũng có thể là khuôn mẫu chung dễ nhận thấy – thể hiện qua sự dư thừa những đóng góp của các học viên sau đại học năm cuối và các trợ giảng, và sự khan hiếm nghiên cứu mới của các chuyên gia đầu ngành – phản ánh những hình mẫu quen thuộc liên quan đến tình trạng các học viên sau đại học đổ xô vào các chương trình học thuật về Việt Nam học trong vòng 35 năm qua.
- Tóm lại, có thể là do ngành học này thực sự thiếu hụt một thế hệ các nhà nghiên cứu do có rất ít nhà nghiên cứu Việt Nam học đăng ký học các khoa sau đại học trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980..
- Như đã đề cập ở trên, nội dung của JVS cho thấy sự thiếu sót trong phân bố địa lý của chuyên ngành Việt Nam học – chẳng hạn, qua tỷ lệ thấp các công trình.
- nghiên cứu đến từ Úc.
- sống và làm việc ở Việt Nam.
- Điều này thể hiện một sự gia tăng tuy nhỏ nhưng đáng chú ý liên quan đến các thế hệ nhà nghiên cứu Việt Nam học trước đây, mặc dù không có sẵn dữ liệu cụ thể về vấn đề này.
- Bằng chứng gây ấn tượng về tỷ lệ cao các nhà nghiên cứu Việt Nam học hải ngoại trong những giai đoạn đầu của các khoá học sau đại học cho thấy sự hiện diện của họ trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục mở rộng trong thập kỷ tới.
- Điều này rất giống với tình trạng của nghiên cứu châu Á nói chung: theo điều tra thành viên AAS năm 2007, có tới 54%.
- Bên cạnh việc làm rõ đặc điểm của những nhà nghiên cứu tích cực nhất trong Việt Nam học, nội dung của JVS còn cho thấy sự quan trọng của các bộ môn khác nhau trong lĩnh vực này.
- Nghiên cứu lịch sử lệch hẳn sang thời hiện đại.
- Chỉ có một bài viết của Liam Kelly về đề tài đạo Khổng ở Việt Nam là hướng đến thời kỳ tiền thực dân.
- Tỷ lệ cao các nghiên cứu lịch sử trong Việt Nam học chứng tỏ tầm quan trọng của lịch sử so với các bộ môn khác trong nghiên cứu châu Á nói chung.
- Cuộc điều tra AAS cho thấy các nhà sử học chiếm tới 33% trong nghiên cứu châu Á, con số này hầu như trùng với tỷ lệ các bài báo trên JVS.
- 6 Mặc dù điều tra của AAS không tập trung vào vấn đề thời gian, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là lĩnh vực nghiên cứu chung thiên quá nhiều về thời hiện đại.
- JVS cho thấy một trong những đặc điểm độc đáo của nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện nay, khác biệt với các lĩnh vực đất nước học cùng loại..
- Sự nổi trội đáng kể của sử học trong Việt Nam học giống với khuynh hướng trong nghiên cứu châu Á với tư cách là một chỉnh thể, nhưng không thể nói như vậy về nhân loại học.
- Đúng là nhân loại học là bộ môn lớn thứ ba trong điều tra AAS (sau lịch sử và văn học), nhưng nhân loại học chỉ chiếm 7,7% tổng số thành viên trong toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu châu Á.
- 7 Trong khi đó, tỷ lệ 30% tổng số các bài báo JVS thuộc nhân loại học cho thấy tình trạng rất khác với quy phạm trong nghiên cứu châu Á.
- Lý do của sự nổi trội không bình thường này của nhân loại học trong Việt Nam học rất khó giải thích, nhưng có thể liên quan tới việc bộ môn này trở nên cao giá do được các tổ chức quốc tế tài trợ, bắt đầu vào đầu thập niên 1990.
- Cụ thể, Quỹ Ford đã tài trợ cho các khoa nhân loại học địa phương trong các trường đại học Việt Nam và các trung tâm học thuật như Viện Khoa học Xã hội vốn rất gần gũi với các giáo sư nhân loại học Âu - Mỹ (như Charles Keyes, Hy Văn Lương, John Kleinan) nhằm hỗ trợ việc đào tạo tiến sỹ kiểu phương Tây trong lĩnh vực này đối với một đội ngũ nhỏ nhưng đáng chú ý các nhà nghiên cứu nhân loại học quốc tịch Việt Nam..
- Sau sử học và nhân loại học là chính trị học và văn học, mỗi bộ môn chiếm 8%, tiếp sau là âm nhạc và nghiên cứu Việt - Mỹ, mỗi bộ môn chiếm 3% tổng số các bài báo của JVS.
- Thêm nữa, JVS đã xuất bản một bài báo riêng lẻ cho 5 lĩnh vực tiếp theo: ngôn ngữ học, kinh tế học, nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu điện ảnh và lịch sử nghệ thuật.
- Khi so sánh với quy tắc phân phối các bộ môn trong nghiên cứu châu Á với tư cách là một chỉnh thể, khía cạnh đáng chú ý thứ hai trong Việt Nam học (sau sự nổi trội bất thường của nhân loại học) là sự yếu kém của nghiên cứu văn học.
- Theo điều tra AAS, văn học là bộ môn phổ biến thứ hai (sau lịch sử) trong nghiên cứu châu Á, với khoảng 14% tổng số thành viên của tổ chức tự nhận mình là các chuyên gia văn học.
- 8 Hai lĩnh vực nghiên cứu khác phát triển mạnh trong nghiên cứu châu Á so với trong Việt Nam học (thể hiện trên các trang viết của JVS) là nghiên cứu tôn giáo và lịch sử nghệ thuật..
- Do sự phóng khoáng và đa dạng của sử học và nhân loại học cả về phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu, sự hiện diện không cân xứng của các bộ môn này trong Việt Nam học có lẽ không làm suy yếu lĩnh vực nghiên cứu với tư cách là một chỉnh thể.
- Mặt khác, sự tập trung cao độ các nghiên cứu lịch sử về những vấn đề của thế kỷ XX đã giảm bớt đáng kể sự “bao sân” của hai lĩnh vực nghiên cứu này.
- Sự nghèo nàn trong nghiên cứu lịch sử cận đại càng làm tình trạng này trầm trọng hơn, vì nhiều học giả nghiên cứu các hiện tượng “hiện đại” khác nhau không thể đủ sức đo lường tính mới lạ của các đối tượng phân tích của họ thông qua sự việc so sánh với các tiền lệ hoặc đối tác thuộc thời cận đại.
- Hơn nữa, tỷ lệ tương đối thấp các nghiên cứu về văn học trong Việt Nam học khiến người ta băn khoăn, vì nghiên cứu văn học có tiềm lực lớn trong việc soi sáng một phạm vi rất.
- Một mối lo khác nữa là sự thiếu vắng nhiều công trình thuộc các bộ môn chính như khảo cổ học, nhân khẩu học, ngôn ngữ học, xã hội học, đô thị học và nghiên cứu phụ nữ, vì các học giả từ các lĩnh vực không liên quan thường dựa vào những khám phá mới trong các bộ môn này để làm giàu thêm nghiên cứu của họ..
- Không chỉ làm rõ sự phân bố của các công trình nghiên cứu theo bộ môn trong Việt Nam học, nội dung của JVS còn cho chúng ta biết sự nổi trội của những đề tài chung quan trọng, thu hút sự chú ý của các học giả từ nhiều chuyên ngành khác nhau.
- Đề tài thứ nhất là mối quan hệ phức tạp giữa chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.
- Theo sau những khuynh hướng chung trong nghiên cứu khu vực học thập niên 1960 và 1970, những nghiên cứu sớm về đề tài này đã nêu lên đặc trưng mối quan hệ giữa hai thế lực hùng mạnh này bằng những thuận ngữ đối lập nhau đến mức quyết liệt..
- Mặc dù xu hướng “cách tân” rất có ảnh hưởng trong nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc vào đầu thập niên 1980 (với các nghiên cứu của Benedict Anderson, Ernest Gellner và Eric Hobsbawm) khuyến khích các học giả đánh giá lại hệ hình truyền thống này bằng việc nhấn mạnh vào “những sự đồng loã sáng tạo” thường là vô tình và kỳ quặc giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa thực dân, các nghiên cứu về trường hợp Việt Nam vẫn duy trì lòng trung thành với hình mẫu truyền thống.
- Tường Vũ phân tích trực tiếp vấn đề này trong một bài viết sâu sắc về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đăng trên JVS trong năm 2007.[1] Bài phân tích của George Dutton về tranh biếm hoạ trên tờ báo Phong Hoá trong chiến tranh nhấn mạnh đến tính hiệp lực đầy sáng tạo giữa chủ nghĩa thực dân Pháp và sự hiện đại hoá nhân dạng Việt Nam (với sự tăng trưởng của chủ nghĩa dân tộc như là một bộ phận quan trọng của câu chuyện này).[2] Trong hai bài báo có tư liệu phong phú, Charles Keith và Trần Nữ Anh cung cấp những dẫn chứng về những quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc rất có sức mạnh của hai cộng đồng người Việt – cộng đồng Công giáo và cộng đồng trí thức miền Nam sau năm 1954 – một thời gian dài được xem là những người cộng tác với chế độ thực dân (hoặc thực dân mới).[3] Còn trên “Diễn đàn”, David Chandler, Agathe Larcher-Goscha và Susan Bayly tìm hiểu quan điểm phản trực giác về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam của Paul Mus, nhà Đông phương học người Pháp nổi tiếng.[4] Qua những trường hợp trên, chúng ta thấy xu hướng xa rời những giả định cũ về sự đối lập gay gắt giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân, hướng tới một đánh giá tinh tế hơn về những mối quan hệ củng cố lẫn nhau giữa hai thái cực này..
- Một chủ đề khác thu hút sự chú ý của các học giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong Việt Nam học là lịch sử của Việt Nam Cộng hoà (RVN) trong cuộc xung đột quân sự trong các thập niên và 1970.
- Có rất ít nghiên cứu của.
- thành kiến xấu cố hữu về chế độ này của giới nghiên cứu nói tiếng Việt nảy sinh trong DRV/SRV từ cuối thập niên 1950, nên không đáng ngạc nhiên là chủ đề này đang thu hút các học giả.
- Hai nhà sử học Keith Taylor và Ed Miller đã bắt đầu khảo sát lại lịch sử chính trị của RVN và xem xét lại quan niệm phổ biến cho rằng chính phủ Nam Việt Nam không khác gì một con rối của Hoa Kỳ.[5] Nhà chính trị học Stan Tan cố gắng nhìn nhận lại những quan điểm được chấp nhận rộng rãi về chính sách của chính phủ miền Nam Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số.[6].
- Nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn học John Schafer về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và của Nguyễn Võ Thu Hương về văn học chiến tranh miền Nam đã nêu bật sự phức tạp và sức sống bền bỉ của đời sống văn hoá ở RVN ngay cả khi xã hội miền Nam bị xé lẻ ra do xung đột quân sự.[7].
- Một đề tài quan trọng khác đã tạo nên một làn sóng các công trình khảo sát lại là lịch sử thời hậu chiến của nhà nước cộng sản Việt Nam.
- Các bài viết của Nguyễn Thị Liên Hằng, Christopher Goscha và Merle Pribbenow II tiến hành xem xét lại những thuyết giải cũ về các chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự của DRV bằng cách, lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu của phương Tây, kết nối chúng với những sự phát triển nội địa trong xã hội và chính trị của miền Bắc Việt Nam.[8] Công trình của nhà nhân loại học Ken Maclean nghiên cứu về những năm đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở DRV đã vẽ nên một bức tranh phức tạp hơn rất nhiều những hình dung sẵn có về những nỗ lực nhà nước - xã hội qua các chiến dịch huy động toàn dân.[9] Trong một bài viết được công bố rộng rãi, Martin Gainsborough đã thách thức cách hiểu cố hữu về ý nghĩa của Đại hội Đảng Cộng sản trong thời hậu chiến.[10] Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc thiểu số Jason Gibbs đã miêu tả chi tiết tình hình chính trị phức tạp ẩn sau sự việc chấp nhận bài quốc ca của DRV.[11] Mối quan hệ giữa nhà nước và Nhà thờ Thiên Chúa giáo là chủ đề nghiên cứu của Chu Lan.[12].
- Qua khảo sát nội dung của JVS, có thể thấy hai điểm yếu nhất trong nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Anh là: (1) Số lượng các học giả có kinh nghiệm và uy tín nắm giữ vị trí “đầu tàu” và tham gia đào tạo sau đại học còn rất ít ỏi.
- (2) Tập trung quá mức vào nghiên cứu lịch sử và nhân loại học đến mức gần như loại bỏ các ngành khoa học khác.
- Hơn nữa, khi ngày càng nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và nhân loại học trẻ chiếm giữ những vị trí hàng đầu, họ càng làm cho tình trạng thiên lệch này tăng thêm thông qua việc đào tạo nhiều nhà nghiên cứu kế nhiệm trong chuyên ngành của họ.
- Việt Nam học hiện nay sẽ còn tồn tại lâu dài, và theo tôi, rất khó hy vọng có sự phân bố lại chuyên ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu rộng hơn như các lĩnh vực tập trung vào Đông Á hay châu Âu..
- Thứ nhất là trình độ tiếng Việt của các học giả nói tiếng Anh được nâng cao sẽ phá vỡ những bức tường ngăn cách nhóm các học giả nói tiếng Anh với đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu nói tiếng Việt.
- Vì nhiều chuyên ngành bị sao lãng trong cộng đồng nghiên cứu nói tiếng Anh – như nghiên cứu lịch sử thời kỳ đầu, ngôn ngữ học và văn học – đang phát triển mạnh (nói một cách tương đối) trong cộng đồng học giả nói tiếng Việt, tiềm tàng khả năng dẫn đến sự nổi trội của một hình thức “phân chia lao động” hữu dụng trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam đang ngày càng toàn cầu hoá và giao thoa ngôn ngữ.
- Trong bối cảnh đó, các học giả nói tiếng Anh đang nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại và nhân loại học có thể tận dụng những thành quả nghiên cứu của những chuyên ngành khác tồn tại trong cộng đồng nói tiếng Việt.
- Lưu ý thứ hai có thể giúp giảm nhẹ những hậu quả gây ra bởi sự thống trị của lịch sử và nhân loại học trong cộng đồng Việt Nam học nói tiếng Anh, đó là những ranh giới giữa các chuyên ngành đang dần bị xói mòn, và ngày càng có nhiều nghiên cứu hợp tác giữa các học giả thuộc các chuyên ngành khác nhau, với một loạt các đề tài nghiên cứu chung.
- Có cơ sở để lạc quan về điều này, khi danh sách các tác giả của JVS khảo sát ba vấn đề nghiên cứu lớn được miêu tả trên đây thể hiện rõ sự đa dạng trong chuyên ngành, và điều này một lần nữa cho thấy xu hướng thay đổi tốt đẹp này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.