« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng phân bố và nhận diện loài rong mơ thuộc chi Sargassum (phaeophyta) ở Phú Quốc - Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ NHẬN DIỆN LOÀI RONG MƠ THUỘC CHI Sargassum (PHAEOPHYTA) Ở PHÚ QUỐC - KIÊN GIANG, VIỆT NAM Nguyễn Tấn Phong 1 và Huỳnh Văn Tiền 2*.
- Đa dạng loài, Phaeophyta, Phân loại rong biển, Rong biển, Sargassum.
- Một số loài rong mơ thuộc chi Sargassum có giá trị kinh tế cao nhưng chưa có đánh giá hoặc báo cáo về phân bố và các thành phần loài ở ven đảo Phú Quốc, Việt Nam.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thông tin cơ bản về hiện trạng phân bố và thành phần loài rong mơ thuộc chi Sargassum ở đảo Phú Quốc.
- Áp dụng Phương pháp quadrat để thu mẫu, lấy mẫu phân tích phân loại, đánh giá đa dạng loài và đánh giá chỉ số tương đồng thành phần loài..
- Chỉ số đa dạng sinh học (H’) của các loài thuộc chi Sargassum ở mức cao với chỉ số biến động từ 0,693 đến 1,380.
- Trong khi đó, chỉ số tương đồng thành phần loài (J’) của các loài này tương đối ở mức cao từ 0,985 đến 1,000.
- Từ đó, cần có quy hoạch phù hợp nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên rong mơ Sargarrum ở biển tại Phú Quốc..
- Hiện trạng phân bố và nhận diện loài rong mơ thuộc chi Sargassum (phaeophyta) ở Phú Quốc - Kiên Giang, Việt Nam.
- Chi Sargassum (Fucales, Phaeophycea) thường phân bố phổ biến ở những vùng trũng hoặc bãi triều thuộc vùng biển nhiệt đới (Yu et al., 2012).
- Các loài Sargassum phát triển thường tạo ra các thảm rộng trên các nền đá, là những vườn ươm quan trọng và cần thiết cho các loài cá con (Murase et al., 2001)..
- Một số loài rong thuộc chi Sargassum được dùng làm vật liệu để ly trích các chất có khả năng kháng khuẩn, chất chống oxy hóa và hoạt động chống lipase như polysaccharide, carotenoid, polyphenol và lipid (Kok et al., 2016)..
- Sargassum là một chi thuộc ngành rong nâu có giá trị rất lớn trong ngành kinh tế do thành tế bào của các loài Sargassum có chứa chất alginate.
- Chất alginate này có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm vì chất này bản chất là một chất gel, chất làm đặc và chất ổn định (Johnson et al., 1997).
- Có nhiều nghiên cứu về chức năng của Sargassum, điển hình như Davis et al.
- (2013) đã nhận thấy rằng Sargassum có khả năng hấp thu được kim loại, và hiện đang có nhu cầu cao về loài này để làm nguồn thực phẩm (Xie et al., 2013).
- Trong công thực phẩm, nước giải khát và gel, người ta dùng Sargassum là một nguồn sản xuất chính để chiết xuất alginate, fucoidan và laminarin (Ale et al., 2012)..
- Đối với hệ sinh thái, Sargassum là những nhà sản xuất chính và cung cấp chỗ ở và nguồn thức ăn cho sinh vật biển (Rattaya et al., 2015).
- Sự quang hợp cũng tạo ra oxy như một sản phẩm phụ, góp phần vào sự sống còn của cá và các sinh vật dưới biển khác (Carpenter et al., 1998)..
- Olabarria et al.
- (2009) đã ghi nhận được 150 loài rong mơ thuộc chi Sagassum trên toàn thế giới..
- Trong 827 loài rong biển được ghi nhận tại Việt Nam, Rhodophyta có số lượng loài cao nhất (412 loài), tiếp theo là Chlorophyta (180 loài), Phaeophyta (147 loài) và Cyanobacteria (88 loài).
- Tại Việt Nam, Nam Trung Bộ là khu vực có thành phần loài rong mơ đa dạng nhất, với 75% loài ghi nhận được từ những khu vực khảo sát (Nguyễn Văn Tú và Lê Như Hậu, 2013)..
- Phú Quốc được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái biển chất lượng cao ở Việt Nam và trong khu.
- Nhiều cơ sở hạ tầng và các hoạt động vui chơi giải trí đã được cấp phép xây dựng ở các vùng biển ở Phú Quốc.
- Tuy nhiên, hiện tại chưa xác định được các loài rong biển hiện diện cũng như các tác hại của việc phát triển du lịch ở vùng biển Phú Quốc đến rong biển.
- Phú Quốc hiện có Khu Bảo tồn biển Phú Quốc và người dân cũng đã tham gia đồng quản lý các nguồn tài nguyên biển trong khu bảo tồn này.
- Các nguồn hưởng lợi của người dân hiện nay khi tham gia đồng quản lý ở Phú Quốc còn rất khiêm tốn, chỉ tập trung vào việc phục vụ du khách cũng như làm công tác hướng dẫn du khách tham quan du lịch.
- Các loài rong nâu đã được chứng minh có giá trị kinh tế và bảo tồn cao (Kok et al., 2016).
- Do vậy, các loài rong biển này có thể là tiềm năng to lớn đối với các dự án nâng cao thu nhập của người dân trong các chương trình đồng quản lý nếu có đầy đủ thông tin cũng như hiện trạng quản lý hiện nay đối với các loài rong thuộc chi này.
- Làm được điều này cũng vừa giúp bảo tồn tại chỗ các nguồn gen quý (nếu có), tránh bị tác động do các hoạt động du lịch gây ra cũng như góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương khi tham gia đồng quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc.
- Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thông tin cơ bản về hiện trạng phân bố và thành phần loài rong mơ thuộc chi Sargassum ở đảo Phú Quốc..
- Nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị chuyên dụng để thu thập thông tin về các loài rong mơ thuộc chi Sargassum.
- 2.2 Địa điểm khảo sát và phương pháp thu mẫu Đã tiến hành khảo sát và thu mẫu rong mơ Sargassum được tiến hành 1 đợt vào tháng 3 năm.
- Các mẫu rong được thu tại 13 địa điểm ven đảo Phú Quốc: Bãi Ông Lang, Bãi Vũng Bầu, Bãi Gành Dầu, Bãi Dài, Bãi Rạch Vẹm, Bãi Thơm, Hòn Một, Bãi Rạch Tràm, Bãi Sao, Dương Tơ, An Thới, Dương Đông, Hàm Ninh..
- Hình 1: Bản đồ khu vực khảo sát và thu mẫu rong mơ chi Sargassum (Bản đồ vệ tinh của Google Map) Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp lấy mẫu.
- phân tích môi trường nước của Pellizzari et al..
- 2.3 Thành phần loài và sự đa dạng loài rong mơ Sargassum.
- Mẫu thu được trữ lạnh và phân tích hình thái ở trường Đại học Kiên Giang, dựa vào đặc điểm hình thái áp dụng phương pháp phân loại rong của Dawson (1954) và hệ thống phân loại IUCN (2015) để phân loại các mẫu rong mơ thuộc chi Sargassum được thu thập quanh đảo Phú Quốc.
- Đánh giá đa dạng loài.
- Phương pháp được áp dụng đánh giá đa dạng loài và chỉ số đồng đều của Shannon and Weaver (1963) và chỉ số tương đồng (similarity index).
- Chỉ số đa.
- Chỉ số đa dạng sinh học loài Shannon H’ không chỉ phụ thuộc vào thành phần loài, số loài mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài.
- Chỉ số H’ được tính theo công thức:.
- Trong đó: H’: chỉ số đa dạng sinh học loài Shannon.
- Chỉ số đồng đều Shannon J’ (Shannon Evenness J’) khảo sát sự phân bố của các loài rong mơ thuộc chi Sargassum.
- Chỉ số J’ được tính dựa trên chỉ số đa dạng loài Shannon H’ và H’max..
- Trong đó, 𝐻 𝑚𝑎𝑥 là chỉ số đa dạng loài cực đại.
- Chỉ số này chỉ xuất hiện khi.
- các loài rong mơ thuộc chi Sargassum có sự phân bố đồng đều giữa các loài với nhau và khi tần số xuất hiện của mỗi loài trong quần thể bằng nhau phần mềm Biodiversity Pro (McAleece et al., 1997) để phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’ và chỉ số đồng đều Shannon J’..
- Kết quả cho thấy rằng các loài rong mơ thuộc chi Sargassum hiện diện ở nhiệt độ dao động trong khoảng 29,74 o C-32,04 0 C.
- Điều này cho thấy rằng các loài rong này hiện diện ở biên độ nhiệt tương đối phù hợp với nghiên cứu loài Sargassum ở Nhật Bản của Kokubu et al.
- 7,42-8,78, với kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu về độ pH trong môi trường rong biển hiện diện (pH từ 7.4-8.9) của Brigitta et al.
- Độ mặn trung bình phù hợp với sự phân bố của các loài rong là 30,28‰, trong đó địa điểm phân bố đa dạng và thích hợp nhất với loài rong mơ hiện diện có độ mặn là 32,67‰.
- Độ mặn này giống với kết quả nghiên cứu do Dadolahi-Sohrab et al.
- Điều này cho thấy rằng ngoài các yếu tố ảnh hưởng về nhiệt độ và pH, thì sự phân bố và tồn tại của các loài rong mơ thuộc chi Sargassum còn phụ thuộc khá lớn vào độ mặn của nước biển..
- 3.2 Sự đa dạng thành phần loài.
- Khảo sát 13 điểm vùng triều ven bờ đảo Phú Quốc cho thấy 22 mẫu rong mơ thuộc chi Sargassum chỉ hiện diện ở 9 địa điểm: bãi Ông Lang, bãi Vũng Bầu, bãi Dài, bãi Gành Dầu, bãi Thơm, bãi Sao, Hàm Ninh, Dương Đông và An Thới.
- Bốn điểm còn lại (bãi Dài, hòn Một, bãi Rạch Tràn và Hàm Ninh) không thấy sự hiện diện của các loài rong này..
- Kết quả phân loại 22 mẫu rong mơ thuộc chi Sargassum thu được ở ven bờ đảo Phú Quốc được phân loại thành 15 loài (Bảng 2 và Hình 2).
- Các loài thuộc chi Sargassum phân bố rải rác ở 9 địa điểm được khảo sát, tập trung nhiều nhất ở bãi Ông Loang (4 loài), tiếp đến là bãi Dài với bãi Sao (3 loài), các bãi còn lại hiện diện 2 loài gồm bãi Vũng Bầu, bãi Gành Dầu, bãi Thơm, Hàm Ninh, dương Đông và An Thới..
- Bảng 2: Sự hiện diện các loài rong mơ thuộc chi Sargassum ven đảo Phú Quốc Địa điểm.
- Hình 2: Hình ảnh đặc trưng của 15 loài rong mơ thuộc chi Sargassum ở các địa điểm khảo sát Hầu hết rong mơ phân bố ít hoặc không hiện diện.
- ở phía Đông đảo Phú Quốc như Hòn Một, Hàm Ninh, bãi Rạch Vẹm và bãi Rạch Trầm, nhưng đa dạng ở phía Tây của đảo.
- Khu vực này là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, xã hội, tập trung dân cư đông cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài này.
- Mặt khác, phía Đông Bắc đảo Phú Quốc là nơi tập trung của hầu hết cỏ biển nên hạn chế sự phát triển của rong mơ do loài này phân bố tại vùng nước nông, sinh trưởng mạnh ở độ mặn từ 10‰ đến 45‰ (Nguyễn Thị Hồng Điệp và ctv., 2013) và do tác động của lưu lượng dòng chảy mang theo nguồn nước ngọt lẫn trầm tích gây ô nhiễm môi trường nước (Wiencke and Bischof, 2012).
- Nhìn chung, rong mơ phân bố đa dạng ven các đảo ở Phú Quốc có trên 13 loài có giá trị kinh tế cao..
- Ngoài ra, các loài thuộc chi này cũng chỉ phổ biến và đa dạng ở một số vùng ôn đới (Segawa, 1977), rong mơ (Sargassum) chứa các nguồn dược liệu qúi như sulfate, các hợp chất phenol như phlorotannin, các hợp chất flavonoid và các hoạt tính này có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và giúp.
- Hiện nay, các hỗn hợp polysaccharide được chiết tách từ một số loài rong mơ S.
- fusiforme được sử dụng để điều chỉnh chức năng tuyến giáp, giúp hạ huyết áp, giúp giảm lượng mỡ trong máu, làm hạ đường huyết, tăng cường hoạt động chống oxy hóa của tế bào (Yu et al., 2017).
- Sargassum cristaefolium có hoạt tính sinh học chống oxy hóa và tăng cường ức chế tế bào ung thư ruột kết ở người (Wang et al., 2015).
- Việc phân bố không đồng đều giữa các địa điểm khảo sát cho thấy có sự ảnh hưởng của các điều kiện môi trường gồm nhiệt độ, độ mặn và độ pH tại từng địa điểm nghiên cứu đến sự phân bố của loài rong Nâu (Pellizzari, 2017)..
- 3.3 Đánh giá đa dạng loài.
- Tính đa dạng loài của chi Sargassum ở ven các bãi của đảo Phú Quốc được đánh giá qua chỉ số đa dạng loài Shannon (H’) và Shannon (J’) (Bảng 3)..
- Chỉ số đa dạng loài H’ khác nhau giữa các địa điểm khảo sát dao động từ 0.683 đến 1,38.
- Tính đa dạng cao nhất thuộc Bãi Ông Lang (H.
- Tuy nhiên, chỉ số đồng đều Shannon J’ tại Bãi Ông Lang là thấp nhất (J.
- Chỉ số Shannon J’ cao nhất ở Bãi Vũng Bầu, Bãi Gành Dầu, Bãi Sao, Dương Tơ, Dương Đông và An Thới (J.
- Sự phân vùng đã tạo được tính khác biệt về sự phân bố giữa các loài.
- swartzii có chỉ số tương đồng cao (89,4.
- Kết quả trên cho thấy mức độ gần gũi và tương đồng về nơi phân bố giữa các loài trong các điểm khảo sát phản ánh tính chất môi trường và dinh dưỡng có nhiều nhiều điểm khác biệt..
- Bảng 3: Chỉ số (H’) và chỉ số đồng đều J’ tại các điểm thu mẫu.
- Hình 3: Sự tương đồng của các loài thuộc chi Sargassum tại vùng biển ven các điểm của đảo Phú Quốc Sự đa dạng rong mơ Sargassum đối với hệ sinh.
- thành cơ sở năng lượng của mạng lưới thức ăn cho tất cả các sinh vật thủy sinh (Carpenter et al., 1998)..
- Theo Harley et al.
- tổng số toàn cầu (Costanza et al., 1997).
- Chúng có thể hỗ trợ sự đa dạng sinh học cao thông qua việc cấu trúc môi trường sống phức tạp cho các loài liên quan, bao gồm các động vật ăn thịt có xương sống (Steneck et al., 2002.
- Araujo et al., 2013), cho các loài khác (Thrush et al., 2011) và rong biển được công nhận rộng rãi là "các kỹ sư hệ sinh thái".
- hay hệ sinh thái tự động (Jones et al., 1994)..
- Nghiên cứu đã xác định 15 loài rong mơ thuộc chi Sargassum tại 9 địa điểm ven các bãi của Phú Quốc, trong số đó 13 trong 15 loài được ghi nhận có giá trị kinh tế.
- Chỉ số đa dạng của các loài rong đỏ thuộc chi Sargassum ở mức độ cao và chỉ số đồng đều cho thấy các loài này hiện diện phổ biến.
- Rong mơ thuộc chi Sargassum hiện có giá trị kinh tế nên cần có nghiên cứu mở rộng ở 22 hòn còn lại của Phú Quốc cũng như hoàn chỉnh danh lục các loài rong biển tại Phú Quốc.
- Đây là cơ sở ban đầu giúp đưa ra các biện pháp bảo tồn thích hợp cũng như giúp đánh giá tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội đối với hiện trạng và thành phần loài nhằm xác định giá trị kinh tế của các loài rong hiện diện tại Phú Quốc..
- Costanza, R., Arge, R., Groot, R., et al., 1997.
- Harley, C.D.G., Hughes, A.R., Hultgren, K.M., et al., 2006.
- Thành phần hóa học, hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ Sargassum microcystum.
- Kok, J., Meng, J.J., Chew, L.Y., and Wong, C-L., 2016.
- Bộ Rong Mơ (Fucales Kylin) In: Thực vật Chí Việt Nam (Flora of Vietnam).
- Yu, M., Ji, Y., Qi, Z., Cui, D., Xin, G., Wang, B., Cao, Y., and Wang, D., 2017.
- Yu, Y., Zhang, Q.S, Lu, Z., Tang, Y., Zhang, S., and Chu, S., 2012