« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân hô hấp nhập viện


Tóm tắt Xem thử

- Việc phải nhập viện là hoàn cảnh để người hút thuốc dễ dàng tiếp nhận các thông điệp về cai thuốc lá từ nhân viên y tế.
- Hơn nữa, môi trường không khói thuốc trong Bệnh viện cũng có thể đem đến cơ hội tốt để những người hút thuốc cai thuốc.
- Vì vậy, việc cung cấp điều trị cai thuốc ở Bệnh viện có thể là một chiến lược dự phòng sức khỏe hiệu quả..
- 1 - 3 Những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc sau khi ra viện có.
- nhiều khả năng tái nhập viện hơn so với những người tiếp tục duy trì cai thuốc.
- 4,5 Việc giúp họ cai thuốc và duy trì cai thuốc sau khi ra viện sẽ giúp cứu sống họ và giảm các chi phí chăm sóc y tế.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra việc tư vấn ngắn trực tiếp cho đối tượng hút thuốc khi họ nhập viện điều trị có hiệu quả hạn chế trên tỷ lệ cai thuốc kéo dài.
- 6 Một phân tích tổng quan các nghiên cứu ở những bệnh nhân hút thuốc nhập viện cho thấy các can thiệp cần kéo dài ít nhất 1 tháng sau khi ra viện mới có thể đạt được hiệu quả cai thuốc có ý nghĩa thống kê.
- Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành các can thiệp cai thuốc trên nhóm bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý tim mạch, nhóm bệnh nhân nhập viện phẫu thuật hoặc nhóm bệnh nhân nhập viện với mọi nguyên nhân bệnh liên quan đến hút thuốc lá, tuy nhiên rất ít nghiên cứu tiến hành trên.
- HIỆU QUẢ CAI THUỐC LÁ CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN TRỰC TIẾP KẾT HỢP TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI.
- Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi nằm viện và đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi nằm viện kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi.
- Nghiên cứu can thiệp trên 143 bệnh nhân hút thuốc mắc một số bệnh phổi, nhập viện tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2017 đến 10/2020, Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 73 bệnh nhân can thiệp cai thuốc lá thông thường và 70 bệnh nhân can thiệp tích cực.
- Kết quả tại thời điểm theo dõi 6 tháng, tỷ lệ cai thuốc (xác nhận bởi một người nhà sống cùng và đo nồng độ CO trong hơi thở ra) thời điểm 7 ngày, cai thuốc liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tương ứng là 65,75%.
- 46,58% ở nhóm can thiệp thông thường và 81,43%.
- 81,43% và 64,29% ở nhóm can thiệp tích cực.
- Bệnh nhân nhóm can thiệp tích cực có khả năng cai thuốc ở thời điểm theo dõi 3 tháng và 6 tháng cao hơn nhóm can thiệp thông thường OR, 95%CI lần lượt là và .
- Từ khoá: hiệu quả cai thuốc lá, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, bệnh nhân hô hấp nhập viện.
- nhóm bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý hô hấp.
- Tuy nhiên hiện chưa nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của các dịch vụ này và chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả trên nhóm bệnh nhân nhập viện..
- Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu:.
- Xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi nhập viện ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai..
- Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi nhập viện kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai..
- Bệnh nhân >.
- 18 tuổi, nhập viện tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán một trong các bệnh sau: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng, lao phổi – màng phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi, đang hút thuốc hoặc còn hút thuốc trong vòng 1 tháng trước khi nhập viện, và mong muốn cai thuốc hoặc tiếp tục duy trì cai thuốc ngay sau khi ra viện..
- Nữ giới, bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu, có suy giảm về nhận thức ảnh hưởng.
- Bệnh nhân sau khi được sàng lọc và đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được phân tầng theo mức độ phụ thuộc nicotine dựa vào thang điểm Fagerstrom 11 (FTQ gồm 6 câu hỏi về đặc điểm hút thuốc của bệnh nhân để phân ra các mức độ nghiện thực thể nhẹ (0 - 3 điểm), trung bình (4 - 5 điểm) và nặng (6 - 10 điểm).
- bệnh nhân sau đó được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 bằng phương pháp bốc thăm vào 2 nhóm:.
- can thiệp thông thường (CT thông thường) (chỉ tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú) và can thiệp tích cực (CT tích cực) (tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú kết hợp tư vấn chủ động qua điện thoại sau khi ra viện)..
- Các can thiệp trong nghiên cứu:.
- Tư vấn cai thuốc trực tiếp: khi bệnh nhân đang điều trị nội trú, gồm 1 lần tư vấn ngắn dưới 5 phút do bác sỹ điều trị thực hiện và 1 lần tư vấn sâu (từ 30 phút trở lên) do bác sỹ phòng tư vấn trực tiếp hoặc nghiên cứu sinh thực hiện.
- theo mô hình tư vấn 5As (Ask, Advice, Assess, Assist, Arrange) 12 với sự hỗ trợ tùy thuộc vào giai đoạn trưởng thành quyết tâm cai thuốc theo Prochaska và Diclemente 13 với những đối tượng đã muốn cai thuốc và kết hợp sử dụng mô hình 5Rs (Relevance, Risks, Rewards, Roadblocks, Repetition) để tăng cường động cơ cai thuốc đối với những đối tượng chưa muốn cai thuốc lá.
- Thực hiện bởi tư vấn viên của tổng đài quốc gia tư vấn hỗ trợ cai thuốc miễn phí 18006606.
- Thời gian mỗi cuộc gọi: 2 - 15 phút tuỳ thuộc từng bệnh nhân.
- Nội dung tư vấn mỗi lần thay đổi tuỳ theo tình huống cụ thể và nhu cầu của bệnh nhân: tăng cường quyết tâm cai thuốc, khuyến khích tiếp tục quá trình cai thuốc, phòng tránh tái hút thuốc trở lại và các mẹo cai giúp bệnh nhân chế ngự các vấn đề khó chịu khi cai..
- Cỡ mẫu: lấy tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong khoảng thời gian nghiên cứu..
- Kết quả 146 bệnh nhân: nhóm can thiệp thông thường 73.
- nhóm can thiệp tích cực: 73 bệnh nhân, 3 bệnh nhân tử vong vì ung thư phổi trong thời gian theo dõi 6 tháng bị loại còn 70 bệnh nhân..
- Các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử hút và cai thuốc trước đó, lý do cai thuốc lần này, mức độ quyết tâm cai thuốc, chẩn đoán xác định bệnh, thời gian nằm viện, kết quả điều trị bệnh..
- Thu thập số liệu tại các thời điểm đánh giá (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng): bệnh nhân sẽ được gọi điện thoại lại để theo dõi, nghiên cứu viên sẽ cố gắng liên lạc bằng được với bệnh nhân và một người thân của bệnh nhân, ít nhất là 10 cuộc trước khi kết luận là không liên lạc được với thời gian gọi cửa sổ ở mỗi thời điểm là 5 ngày.
- Các số liệu đánh giá gồm: tình trạng hút và cai thuốc hiện tại, những thuận lợi, khó khăn khi cai thuốc, sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội trong quá trình cai thuốc.
- Những bệnh nhân báo cáo là cai được thuốc ở thời điểm theo dõi 6 tháng.
- sẽ được mời đến Bệnh viện để xác nhận bằng đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra, đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ cai thuốc..
- Tỷ lệ cai thuốc thời điểm 7 ngày: “Trong vòng 7 ngày qua ông/bà có hút thuốc lá dù chỉ là một hơi không.
- Bệnh nhân được xác định là cai thuốc lá thời điểm 7 ngày nếu trả lời không với cả hai câu hỏi trên và có sự xác nhận của một người thân sống cùng ở các thời điểm đánh giá qua điện thoại..
- Tỷ lệ cai liên tục 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng: “Trong vòng 1 tháng/3 tháng/6 tháng kể từ khi ra viện ông/bà có hút thuốc lá dù chỉ là một hơi không”, “Trong vòng 1 tháng/3 tháng/6 tháng kể từ khi ra viện ông/bà có sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của thuốc lá không?” Bệnh nhân được xác định là cai thuốc lá liên tục 1 tháng/3 tháng/6 tháng nếu trả lời không với cả hai câu hỏi trên và có sự xác nhận của một người thân sống cùng khi gọi điện thoại.
- 10ppm nhưng người nhà xác nhận đã cai thuốc lá sẽ lấy giá trị đo CO làm tiêu chuẩn và bệnh nhân được coi là vẫn hút thuốc lá..
- Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để phân tích số liệu.
- Với chỉ tiêu nghiên cứu chính là tỷ lệ cai thuốc tại các thời điểm theo dõi (tỷ lệ cai thuốc thời điểm 7 ngày, cai thuốc liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) sẽ sử dụng cách phân tích intention - to - treat (phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu) (những trường hợp chưa hoàn tất can thiệp vẫn được đưa vào phân tích và sẽ được coi là chưa cai được thuốc)..
- Phân tích hồi quy logistic sẽ được sử dụng để so sánh hai nhóm với tuổi, giới, chẩn đoán khi ra viện, tiền sử hút và cai thuốc trước đó, như là các yếu tố ảnh hưởng thêm vào mô hình..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Tổng số 143 bệnh nhân: nhóm CT thông thường 73, nhóm CT tích cực 70, 3 bệnh nhân mất theo dõi ở thời điểm 6 tháng (nhóm CT tích cực 2, nhóm CT thông thường 1) nhưng vẫn liên lạc được với người nhà trả lời vẫn còn hút thuốc.
- Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu ở hai nhóm thời điểm ban đầu.
- Về yếu tố môi trường, phần lớn đối tượng làm việc trong môi trường không có quy định cấm hút thuốc, và khoảng một phần ba bệnh nhân ở 2 nhóm sống cùng nhà với người hút thuốc..
- Đặc điểm hành vi hút và cai thuốc lá trước đó.
- Cả thuốc lá điếu công nghiệp và thuốc lào Nỗ lực cai thuốc trong vòng 12 tháng qua.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm về mức độ phụ thuộc nicotine, tuổi bắt đầu hút điếu thuốc đầu tiên, tuổi bắt đầu hút thuốc hàng ngày, số năm hút thuốc, số lượng thuốc hút trung bình mỗi ngày, loại thuốc hút, tiền sử cai thuốc trước đó.
- Hầu hết đối tượng ở cả hai nhóm không có tiền sử cai thuốc trong vòng 12 tháng trước khi nhập viện..
- Hiệu quả cai thuốc của hai phương pháp can thiệp.
- Tỷ lệ cai thuốc lá theo nhóm can thiệp.
- Tỷ lệ cai thuốc lá CT thông thường N.
- Tại thời điểm 6 tháng, tỷ lệ cai thuốc (xác nhận bởi một người nhà sống cùng và đo nồng độ CO trong hơi thở ra) thời điểm 7 ngày, cai thuốc liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tương ứng là 65,75%;.
- ở nhóm can thiệp tích cực.
- Tỷ lệ cai thuốc thời điểm 7 ngày, tỷ lệ cai liên tục 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng ở nhóm can thiệp tích cực đều cao hơn nhóm can thiệp thông thường với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê..
- Ảnh hưởng của phương pháp hỗ trợ cai thuốc đến kết quả cai thuốc OR thô OR hiệu chỉnh 1.
- OR hiệu chỉnh 1: hiệu chỉnh với đặc điểm hút và cai thuốc.
- OR hiệu chỉnh 2: hiệu chỉnh với các yếu tố nhân khẩu học, đặc điểm hút và vai thuốc Bệnh nhân nhóm can thiệp tích cực có khả năng cai thuốc ở thời điểm theo dõi 3 tháng và 6 tháng cao hơn nhóm can thiệp thông thường với OR, 95%CI lần lượt là và khi hiệu chỉnh với các yếu tố về đặc điểm hút và cai thuốc trước đó.
- Khả năng cai thuốc ở nhóm can thiệp tích cực cũng cao hơn nhóm can thiệp thông thường ở thời điểm theo dõi 3 tháng khi hiệu chỉnh với cả các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm hút cai thuốc trước đó với OR, 95%CI là .
- Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam, đánh giá hiệu quả của dịch vụ cai thuốc trên nhóm bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý hô hấp.
- Với tổng số 143 bệnh nhân, trong đó 73 bệnh nhân thuộc nhóm can thiệp thông thường, 70 bệnh nhân thuộc nhóm can thiệp tích cực.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cả hai nhóm can thiệp đều cho hiệu quả cai thuốc lá cao ở thời điểm theo dõi 6 tháng với tỷ lệ cai thuốc (xác nhận bởi một người nhà sống cùng bệnh nhân và đo nồng độ CO trong.
- hơi thở ra) thời điểm 7 ngày, tỷ lệ cai thuốc liên tục 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tương ứng là 65,75%.
- 64,29% ở nhóm can thiệp tích cực.
- Tỷ lệ cai thuốc cao trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là do tất cả các bệnh nhân đều nhập viện vì các bệnh lý phổi có liên quan đến thuốc lá, việc hiểu được rõ các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của bản thân, đồng thời môi trường không khói thuốc trong Bệnh viện cũng.
- là môi trường thuận lợi để cai thuốc, cùng với sự hỗ trợ tư vấn cai thuốc từ các bác sỹ, tư vấn viên giúp khả năng cai thuốc thành công cao..
- Tỷ lệ cai thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Lei Wu và cs (2016).
- 14 Các tác giả nghiên cứu trên 547 nam giới hút thuốc.
- Tỷ lệ cai thuốc của các tác giả thấp hơn có lẽ do đối tượng nghiên cứu là người không có bệnh nên động lực cai thuốc thấp hơn, hơn nữa tỷ lệ nghiện thực thể mức độ nặng của các đối tượng trong nghiên cứu này cũng cao hơn (trên 40% đối tượng nghiên cứu) và đây là tỷ lệ cai theo dõi sau 12 tháng, dài hơn so với của chúng tôi là theo dõi sau 6 tháng..
- Nhiều nghiên cứu về can thiệp cai thuốc trên đối tượng bệnh nhân nhập viện của các tác giả trên thế giới cũng cho tỷ lệ cai thuốc cao hơn trên nhóm đối tượng hút thuốc không mắc bệnh.
- Tuy nhiên tỷ lệ cai thuốc trong nghiên cứu chúng tôi cũng cao hơn so với trong các nghiên cứu của các tác giả khác.
- Nghiên cứu của J Ockene và cs thực hiện trên 267 bệnh nhân nhập viện vì bệnh mạch vành (đang hút thuốc/mới cai thuốc trong 2 tháng trước đó).
- Tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi,.
- điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về tần suất can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả.
- Bệnh nhân trong nhóm can thiệp thông thường của chúng tôi ngoài tư vấn ngắn bởi bác sỹ điều trị còn nhận thêm 1 lần tư vấn sâu ( >.
- 30 phút) bởi bác sỹ phòng tư vấn trực tiếp khi nằm viện so với nhóm chứng trong nghiên cứu của các tác giả chỉ nhận khuyên cai thuốc 1 lần khi nằm viện.
- đối với nhóm can thiệp tích cực của chúng tôi, tần suất can thiệp sau khi ra viện cũng nhiều hơn với 6 cuộc gọi ở các thời điểm tuần, 2 tháng, 3 tháng so với 3 cuộc gọi ở thời điểm 1 tuần, 3 tuần và 3 tháng trong nghiên cứu của các tác giả..
- Nghiên cứu của Dornelas E.A và CS (2000) 16 trên 100 bệnh nhân đang hút thuốc lá (còn hút thuốc trong vòng 1 tháng trước) nhập viện vì nhồi máu cơ tim cho thấy tại thời điểm theo dõi 6 tháng: tỷ lệ cai thuốc thời điểm 7 ngày (xác nhận bởi một người khác) là 67% ở nhóm can thiệp (tư vấn trực tiếp tại giường 20 phút bởi điều dưỡng khi nằm viện, kết hợp với 7 cuộc tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở các thời điểm và 26 tuần) và 43% ở nhóm chứng (chỉ khuyên cai thuốc đơn thuần) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Kết quả này cũng thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ cai thời điểm 7 ngày tại thời điểm theo dõi 6 tháng tương ứng là 81,43 và 65,75%.
- ở nhóm can thiệp tích cực và nhóm can thiệp thông thường.
- Điều này có thể giải thích do sự khác nhau về thiết kế can thiệp, trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân được tư vấn trực tiếp 2 lần trong Bệnh viện với thời gian tư vấn dài hơn, tư vấn được thực hiện bởi các bác sỹ, trong khi đó tư vấn trực tiếp trong nghiên cúu này do điều dưỡng thực hiện với thời gian tư vấn ngắn hơn..
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhóm can thiệp tích cực có khả năng cai thuốc ở thời điểm theo dõi 3 tháng và 6 tháng cao hơn.
- nhóm can thiệp thông thường với OR,95%CI lần lượt là và khi hiệu chỉnh với các yếu tố về đặc điểm hút và cai thuốc trước đó.
- Kết quả này cũng phù hợp với phân tích tổng quan trên Cochrane cho thấy các can thiệp tư vấn cai thuốc bắt đầu từ khi nằm viện trên các bệnh nhân nhập viện và tiếp tục sau khi ra viện ít nhất 1 tháng cho hiệu quả cai thuốc cao hơn so với chỉ can thiệp khi nằm viện với RR 1,37 (95%CI .
- 10 Các can thiệp với cường độ ít tích cực hơn không giúp tăng tỷ lệ cai thuốc so với can thiệp thông thường.
- Hiệu quả tương tự cũng được thấy ở dưới nhóm bệnh nhân hút thuốc nhập viện vì các bệnh lý tim mạch (RR 1,42.
- Đối với dưới nhóm bệnh nhân mắc bệnh hô hấp trong phân tích gộp này chỉ gồm 3 nghiên cứu [Borglykke 2008, Miller 1997, Pederson kết quả cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả cai thuốc giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (can thiệp thông thường) (RR 1,22.
- Tuy nhiên các nghiên cứu trên bệnh nhân hô hấp chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, với can thiệp rất khác nhau về cường độ nên cần có thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả trên nhóm bệnh nhân này..
- Nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là không tính cỡ mẫu do số lượng bệnh nhân ít vì vậy chúng tôi lấy mâu thuận tiện là tất cả bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn.
- Tuy vậy cỡ mẫu còn nhỏ vì vậy khi phân nhóm đặc điểm chung sự khác biệt không có ý nghĩa và kết quả cai thuốc của mỗi nhóm chưa mang tính đại điện cho quần thể..
- 30 phút) khi điều trị nội trú là can thiệp cai thuốc có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý phổi với tỷ lệ cai thuốc thời điểm 7 ngày, tỷ lệ cai liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (xác nhận bởi người nhà sống cùng bệnh nhân và đo nồng độ CO hơi thở ra) tại thời điểm theo dõi 6 tháng tương ứng là 65,75%.
- Bệnh nhân trong nhóm can thiệp này có khả năng cai thuốc ở thời điểm theo dõi 3 tháng và 6 tháng cao hơn nhóm chỉ can thiệp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú với OR,95%CI lần lượt là và