« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi về mặt tài chính.
- Kết quả hàm phân tích phân biệt đã cho thấy được là quy mô đàn, phương thức nuôi, loại gia cầm và tập huấn là những yếu tố tạo nên sự phân biệt lợi nhuận của hộ chăn nuôi gia cầm lấy thịt.
- ngoài quy mô nuôi và tập huấn thì dịch bệnh và kiểm dịch cũng là những yếu tố tạo nên sự phân biệt lợi nhuận của hộ chăn nuôi gia cầm lấy trứng.
- Kết quả mô hình probit cho thấy tập huấn, tuổi của chủ hộ và vốn là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm;.
- đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương và chính sách của nhà nước để phát triển chăn nuôi gia cầm nhưng vẫn khống chế được việc dịch cúm lây lan..
- Từ khóa: chăn nuôi gia cầm, hiệu quả chăn nuôi.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp, ngoài cây lúa, các loại thủy hải sản có giá trị xuất khẩu thì các sản phẩm từ chăn nuôi gia súc gia cầm cũng có tiềm năng phát triển rất mạnh.
- Ngoài ra, chăn nuôi trong nông nghiệp cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để có thể tận dụng được một lượng lao động nhàn rỗi trong nông thôn, giải quyết việc làm cho người dân lao động.
- khăn nổi bật nhất là dịch cúm gia cầm vẫn thường xảy ra đã làm cho mức cung về gia cầm không còn nhiều như trước đây trong khi nhu cầu về gia cầm sạch của người dân là rất cao, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc phát triển đàn gia cầm trong tương lai.
- Hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ gia cầm đang được kiểm soát chặt chẽ để người tiêu dùng có được sản phẩm sạch sử dụng.
- Tuy nhiên, để thay đổi cách làm của người dân từ trước đến nay vốn theo kiểu chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ là điều không dễ dàng..
- Nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được hình thành với mong muốn giúp cho các hộ chăn nuôi gia cầm đánh giá một cách tổng quát về hoạt động chăn nuôi của họ.
- Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm của các nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long:.
- Phân tích thực trạng chăn nuôi gia cầm..
- Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm của các nông hộ..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm..
- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL..
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp 504 hộ chăn nuôi gia cầm bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo vùng nghiên cứu..
- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm..
- Sử dụng hàm phân tích phân biệt (discriminant analysis) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- Sử dụng hàm probit để xác định khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi gia cầm của người chăn nuôi bị phụ thuộc vào yếu tố nào.
- Trong đó Y là biến nhị phân nhận hai giá trị là 0 và 1 (Y = 0: hộ không mở rộng quy mô nuôi gia cầm.
- Y = 1: hộ mở rộng quy mô nuôi gia cầm).
- X: các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô nuôi gia cầm của hộ..
- P: khả năng (hay xác suất) nông hộ mở rộng quy mô nuôi gia cầm Φ: Hàm phân phối chuẩn tắc Φ(X.
- 3 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI ĐBSCL Lượng gia cầm tại ĐBSCL tăng liên tục từ 2001 đến 2003, nhưng từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở Việt Nam vào 12/2003, hầu hết các địa phương trên cả nước đều bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ dịch cúm này.
- Là vùng có lượng nuôi gia cầm đứng thứ hai của cả nước (sau Đồng bằng Sông Hồng), lại bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch cúm nên so với các khu vực khác thì lượng gia cầm được nuôi ở ĐBSCL giảm mạnh nhất từ năm 2004, từ sau dịch cúm, do quy định chặt chẽ của các cơ quan quản lý nên lượng gia cầm có tăng nhưng lượng nuôi vẫn không phục hồi như trước khi có dịch..
- Do đặc trưng về điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương nên lượng gia cầm nuôi tại ĐBSCL phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở Tiền Giang, An Giang và Kiên Giang, ít nhất là Cà Mau và Bạc Liêu..
- Tuy nhiên, nhờ sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan chức năng mà dịch cúm cũng dần dần ít ảnh hưởng nên lượng trứng, thịt tiêu thụ dần tăng lên.
- Tỉnh Tổng số gia cầm (1.000 con).
- Trong đó Sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán.
- Sản lượng trứng gia cầm.
- Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ..
- Chăn nuôi bán công nghiệp..
- Chăn nuôi công nghiệp..
- 3.1.2 Tình hình thị trường sản phẩm.
- 3.2.1 Các phương thức chăn nuôi vịt.
- Chăn nuôi vịt chạy đồng: chiếm khoảng 65 – 70% tổng đàn..
- Chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình chiếm khoảng 15 – 20% tổng đàn thủy cầm..
- Chăn nuôi công nghiệp: chiếm khoảng 15 – 17% tổng đàn mới phát triển khoảng 10 năm gần đây chủ yếu tại một số tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ..
- 3.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ vịt.
- Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở nước ta, hàng năm ta xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch một khối lượng nhỏ trứng vịt muối sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan.
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin chung về hộ chăn nuôi.
- Lý do chủ yếu chọn nuôi gia cầm: có lời hay kiếm thêm thu nhập - Quy mô chăn nuôi: quy mô nhỏ.
- Khó khăn chính trong chăn nuôi gia cầm: thiếu vốn - Chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái.
- 4.2 Hiệu quả chăn nuôi gia cầm 4.2.1 Hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy nhìn chung, các hộ chăn nuôi gia cầm đạt được hiệu quả về mặt tài chính.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí cho thấy trong 4 loại gia cầm thì vịt nuôi để lấy thịt đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi thấp nhất.
- Bảng 2: Hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- Để xác định những nhân tố ảnh hưởng nào tạo nên sự khác biệt về lợi nhuận giữa các hộ chăn nuôi, ta sử dụng hàm phân tích phân biệt.
- Từ kết quả bảng 3 cho ta thấy là có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chăn nuôi gia cầm lấy thịt là Quy mô đàn, phương thức nuôi, loại gia cầm và tập huấn kỹ thuật, trong đó phương thức nuôi và loại gia cầm là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân biệt giữa hai nhóm.
- Khi hộ nuôi theo quy mô càng lớn thì nhờ hiệu quả theo quy mô nên lời hơn hộ nuôi với số lượng ít, hộ được tập huấn kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi cũng đạt lợi nhuận cao hơn hộ không được tập huấn.
- Kết quả hàm phân tích phân biệt lợi nhuận của hộ chăn nuôi gia cầm lấy thịt có thể viết như sau:.
- Đối với hộ nuôi gia cầm lấy trứng thì quy mô đàn, tập huấn kỹ thuật, dịch bệnh và kiểm dịch là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân biệt lợi nhuận giữa các hộ chăn nuôi.
- Hệ số hàm phân biệt chuẩn hóa cho ta thấy rằng dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phân biệt về lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gia cầm lấy trứng, tập huấn cũng là biến quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ, còn lại hai yếu tố là quy mô đàn và kiểm dịch cũng góp phần phân biệt các nhóm nhưng mức độ quan trọng ít hơn.
- Hệ số hàm phân biệt cho ta kết luận là những hộ bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch cúm gia cầm thì sẽ có lợi nhuận thấp, trong quá trình chăn nuôi nếu như hộ áp dụng đúng quy trình kiểm dịch được đưa ra bởi cơ quan thú y thì sẽ có lợi nhuận cao hơn.
- Sự tác động của yếu tố quy mô đàn và tập huấn cũng giống như trong trường hợp đối với gia cầm lấy thịt.
- Kết quả hàm phân tích phân biệt các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ như sau:.
- Bảng 3: Kết quả phân tích phân biệt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm Loại sản.
- phẩm Yếu tố ảnh hưởng F.
- Hệ số hàm phân biệt Lấy thịt Quy mô đàn gia cầm (X .
- Phương thức nuôi (X Loại gia cầm (X .
- Tập huấn (X Vốn (X Dịch bệnh (X Kiểm dịch (X Kiểm tra (X Lấy trứng Quy mô đàn gia cầm (X .
- 4.2.3 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của các hộ được điều tra.
- Để đề xuất giải pháp có hiệu quả, trước hết cần xác định xu hướng chăn nuôi của các hộ được điều tra phụ thuộc vào những yếu tố nào.
- Trong nghiên cứu này, ta xem xét khả năng các hộ chăn nuôi có mở rộng quy mô chăn nuôi hay không và những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ.
- Hệ số dF/dx sẽ giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ..
- là nhiều hay ít không ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ, khi thiếu lao động thì hộ có thể thuê thêm lao động bên ngoài..
- Theo kết quả nêu trên, khi hộ được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thì khả năng hộ mở rộng quy mô tăng lên 18,5%, tác động này là khá lớn..
- Tuổi của chủ hộ: dấu của hệ số phù hợp với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê cho phép ta giải thích rằng tuổi của chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ giảm 0,5%.
- Điều này chứng tỏ rằng khi tuổi của chủ hộ càng lớn thì sức khỏe càng kém đi, khi đó nếu mở rộng quy mô thì họ sẽ không kiểm soát nổi đàn gia cầm của mình..
- Giới tính của chủ hộ: Giới tính của chủ hộ là nam hay nữ không ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ..
- Mặc dù mức ý nghĩa thống kê không cao nhưng cũng cho phép ta giải thích được nếu hộ bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch cúm gia cầm thì khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ giảm đi 8%.
- Trên thực tế, khi địa phương nào bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm thì việc chăn nuôi gia cầm sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
- Do đó, người chăn nuôi cũng ngại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của họ..
- Diện tích: diện tích đất nông nghiệp của hộ nhiều hay ít không ảnh hưởng đến việc quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ..
- Vốn: dấu của biến này phù hợp với kỳ vọng và ở mức ý nghĩa 1% ta có thể giải thích khi hộ có khó khăn về vốn thì khả năng mở rộng quy mô của hộ giảm 14,8%..
- Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình Probit cho khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi gia cầm của nông hộ ĐBSCL.
- 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- Hộ chăn nuôi gia cầm cần bỏ tâm lý ỷ lại vào kinh nghiệm bản thân để tham gia các lớp tập huấn (nếu có) hoặc tham khảo kỹ thuật từ các phương tiện truyền thông đại chúng như sách, báo, đài.
- cần phải tạo mối quan hệ tốt với những người cung cấp để từ đó có thể được thanh toán chậm vào cuối vụ để giảm áp lực về tài chính trong quá trình chăn nuôi..
- Từ kết quả phân tích ta thấy, dịch bệnh là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi cũng như quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ.
- Tuy nhiên, do tình hình dịch cúm thường xuyên tái phát và để tránh tình trạng bệnh lây lan do việc kiểm soát các đàn gia cầm nuôi chăn thả thiếu chặt chẽ, các hộ chăn nuôi cũng cần phải chú ý đến quy trình kiểm dịch trong quá trình chăn nuôi..
- Các hộ có thể kết hợp nuôi theo dạng bán chăn thả có kiểm soát chặt chẽ của người chăn nuôi, đặc biệt nhất là đối với những hộ chăn nuôi vịt theo dạng cho vịt chạy đồng..
- Các hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL đạt được hiệu quả cao về mặt tài chính..
- Không có sự khác nhau nhiều trong hiệu quả chăn nuôi giữa gia cầm nuôi lấy trứng và gia cầm nuôi lấy thịt.
- Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là đa số các hộ chăn nuôi vẫn còn nuôi với quy mô đàn nhỏ lẻ, manh mún.
- trong chăn nuôi gia cầm các hộ còn gặp khó khăn lớn về vốn trong khi địa phương lại không khuyến khích vay vốn cho chăn nuôi gia cầm nên các hộ phải đi vay từ những nguồn vay không chính thức..
- Đối với hộ chăn nuôi: nên tìm mua giống sạch bệnh, phối hợp với cán bộ thú y thực hiện tốt quy trình kiểm dịch, tuân thủ các yếu cầu về kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc.
- phải có kế hoạch chăn nuôi cụ thể theo quy mô vừa và lớn thì mới có thể tránh được ép giá của người mua..
- Đối với chính quyền địa phương: Đối với các tổ chức tín dụng, cần có chính sách hợp lý hơn trong việc xét duyệt cho vay để tạo điều kiện cho người chăn nuôi có thể tiếp cận được nguồn vốn vay cho chăn nuôi.
- Đối với các cơ quan ban ngành về chăn nuôi và thú y cần chú trọng nâng cao kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi cũng như ý thức cho người chăn nuôi trong việc phòng và chống dịch bệnh cho vật nuôi..
- Chi cục thú y tại địa phương cần tích cực phối hợp cùng các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả trong công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm.
- sớm có chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và hệ thống các cơ sở chế biến bảo quản các sản phẩm từ gia cầm.
- Mai Văn Nam (2008), “Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm: kiểm dịch và giá tiêu thụ sản phẩm gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số .
- Nguyễn Thị Hồng Liễu (2007), Phân tích tình hình chăn nuôi sản phẩm gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp gà công nghiệp, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Cần Thơ.