« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ, GIỐNG VÀ DINH DƯỠNG TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH TRỒNG THỦY CANH GIA ĐÌNH ĐÔNG XUÂN 2007-2008


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ, GIỐNG VÀ DINH DƯỠNG TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT.
- CỦA XÀ LÁCH TRỒNG THỦY CANH GIA ĐÌNH ĐÔNG XUÂN 2007-2008.
- Ảnh hưởng của giá thể, giống và dinh dưỡng lên sự sinh trường và trọng lượng cây cải xà lách (Lactuca sativar L.) trồng thủy canh cho gia đình.
- Đánh giá các đặc tính nông học và trọng lượng cây.
- Có sự khác biệt ý nghĩa qua thống kê về trọng lượng trung bình cây cải xà lách giữa các nghiệm thức ở mỗi thí nghiệm.
- Thí nghiệm thứ nhất, xà lách trồng trong 4 nghiệm thức giá thể: Mụn xơ dừa, Tro trấu, Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 1:1) và Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 2:1)..
- Trọng lượng cây cao nhất đạt được ở giá thể Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 1:1) 8,56 g/cây và thấp nhất ở giá thể Tro trấu 6,48 g/plant.
- Thí nghiệm thứ hai, so sánh bốn giống xà lách nhập nội gồm TN 105, TN 123, TN 160 và SG 592.
- Giống SG 592 có chiều cao và trọng lượng thân lá cao nhất (8.50 g/cây).
- Thí nghiệm thứ ba, so sánh bốn loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh dùng trồng xà lách.
- Kết quả cho thấy dinh dưỡng A tốt nhất (12,40 g/cây) và MU kém nhất (7,72 g/cây)..
- Từ khóa: Xà lách, giá thể, giống và dinh dưỡng.
- Thủy canh (hydroponic) là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng, có hoặc không có sử dụng môi trường nhân tạo để nâng đỡ cây (Dickson, 2004), đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến, ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu trong những năm gần đây.
- Phương pháp thủy canh không những phù hợp để sản xuất rau qui mô công nghiệp mà cũng phù hợp cho qui mô hộ gia đình, đặc biệt cho những gia đình sống ở khu đô thị không có đất canh tác vẫn có thể tự trồng rau an toàn cho gia đình ăn, vừa tiết kiệm chi phí vừa thư giản sau một ngày làm việc, đặc biệt trồng xà lách (Lactuca sativar L.) một loại rau ăn lá rất được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày.
- Tuy nhiên trồng rau thủy canh còn gặp một số khó khăn: về giá thể, ở nước ta có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng làm giá thể (trấu, xơ dừa, tro.
- về giống, trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống xà lách nhập nội, hình dạng, màu sắc rất hấp dẫn chưa được trồng thử nghiệm và cũng chưa biết loại dinh dưỡng nào phù hợp cho sự sinh trưởng của cây xà lách, mà đây lại là thành phần quan trọng nhất của phương pháp thủy canh..
- Chính vì vậy mà đề tài “Hiệu quả của các loại giá thể, giống và dinh dưỡng trên sự sinh trưởng và năng suất của xà lách” được thực hiện nhằm mục đích xác định: (1) loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng của xà lách, (2) giống rau xà lách phù hợp với trồng thủy canh hộ gia đình và (3) loại dinh dưỡng thủy canh thích hợp cho cây xà lách..
- 2.1 Thí nghiệm 1: So sánh 4 loại giá thể trồng rau xà lách thủy canh cho gia đình.
- Mục đích: Xác định loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng của xà lách..
- Bố trí: Theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại gồm 4 nghiệm thức là bốn loại giá thể:1/ Xơ dừa, 2/ Trấu, 3/ Xơ dừa+Trấu (tỉ lệ 1:1) và 4/ Xơ dừa+Trấu (tỉ lệ 2:1).
- Sử dụng dinh dưỡng MU..
- 2.2 Thí nghiệm 2: So sánh 4 giống xà lách thủy canh cho gia đình.
- Mục đích: Xác định giống rau xà lách phù hợp với trồng thủy canh gia đình..
- Sử dụng dinh dưỡng MU và giá thể Xơ dừa-Trấu tỉ lệ 1:1..
- 2.3 Thí nghiệm 3: So sánh 4 loại dinh dưỡng trồng xà lách thủy canh cho gia đình.
- Bố trí: Theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại gồm 4 nghiệm thức là bốn loại dinh dưỡng: 1/ Dinh dưỡng MU, 2/ Dinh dưỡng A, 3/ Dinh dưỡng C và 4/ Dinh dưỡng D.
- Sử dụng 4 giống xà lách TN 105, TN 123, TN 160 và SG 592..
- Vật liệu thí nghiệm: 4 giống cải xà lách (TN 105, 2/ TN 123, 3/ TN 160 và 4/ SG 592), chậu nhựa, sọt nhựa, giá thể trấu, xơ dừa và các loại dung dịch dinh dưỡng:.
- Bảng 1: Thành phần khoáng đa lượng cho thí nghiệm cải xà lách ở 3 công thức (đơn vị:.
- Bảng 2: Thành phần khoáng vi lượng cho 3 công thức dinh dưỡng.
- Dinh dưỡng MU là dạng bột, liều lượng sử dụng cho thí nghiệm là 2,5 g/lít..
- 3.1 So sánh 4 loại giá thể trồng rau xà lách thủy canh cho gia đình 3.1.1 Trọng lượng thân lá.
- Trọng lượng thân lá cải xà lách có khác biệt ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê (Hình 2), giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 (6,74 g/cây) là cao nhất và thấp nhất là giá thể Trấu (5,02 g/cây).
- Để có được trọng lượng thân lá cao đòi hỏi nhiều yếu tố cấu thành (chiều cao, số lá, chiều dài rễ.
- phải phát triển tốt tương ứng, vì vậy cây chỉ phát triển tốt khi nhu cầu về dinh dưỡng và nước là đầy đủ.
- Do giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 giữ dinh dưỡng và thông thoáng nên rễ ở giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 phát triển mạnh (dài rễ: 4,37 cm, trọng lượng rễ: 1,83 g/rễ) dẫn đến hấp thu dinh dưỡng và nước tốt hơn 3 giá thể còn lại, điều này phù hợp với Parks (2007), giá thể cần có khả năng giữ đủ nước để duy trì độ ẩm quanh rễ và đồng thời phải cung cấp đủ khí để tránh hiện tượng úng nước..
- Xơ dừa Trấu Xơ dừa-.
- Xơ dừa- trấu(2:1) Các loại giá thể.
- Trọng lượng.
- Trọng lượng thân lá (g/cây) Trọng lượng rễ (g/rễ).
- Tỉ lệ trọng lượng thân lá/trọng lượng rễ.
- Hình 2: Trọng lượng thân lá, trọng lượng rễ và tỉ lệ trọng lượng thân lá trên trọng lượng rễ của cây cải xà lách trồng trên 4 loại giá thể khác nhau, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Đông Xuân 2007-2008).
- 3.1.2 Trọng lượng rễ.
- Kết quả Hình 2 cho thấy trọng lượng rễ của cải xà lách có khác biệt ý nghĩa 1%.
- qua phân tích thống kê, cao nhất là giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 (1,83 g/rễ) và thấp nhất là giá thể Trấu (1,47 g/rễ)..
- Điều này có thể giải thích là do giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 có khả năng giữ nước, dinh dưỡng tốt nên giúp rễ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và đồng thời giá thể trên cũng đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí tạo môi trường thuận lợi cho rễ phát triển.
- Đối với thực vật sống trên đất liền, sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng.
- Giống xà lách.
- Trọng lượng thân lá (g/cây)....
- Như vậy trọng lượng rễ cao cho thấy rễ phát triển mạnh, số lượng lông hút nhiều giúp cây hút dinh dưỡng và nước tốt hơn, góp phần gia tăng năng suất..
- 3.1.3 Trọng lượng toàn cây.
- Kết quả Bảng 3 về trọng lượng toàn cây có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% về trọng lượng toàn cây (bao gồm thân, lá và rễ), giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 cho trọng lượng toàn cây lớn nhất (8,56 g/cây) và thấp nhất ở giá thể Trấu (6,48 g/cây)..
- Bảng 3: Trọng lượng toàn cây và độ Brix cải xà lách trồng trên 4 loại giá thể, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Đông Xuân 2007-2008).
- Giá thể Trọng lượng toàn cây (g/cây) Độ Brix.
- Xơ dừa 7,52 b 3,82 a.
- Xơ dừa+Trấu a 3,55 ab.
- Xơ dừa+Trấu b 3,45 b.
- 3.1.4 Độ Brix thân lá.
- Độ Brix (tổng số chất rắn hòa tan) thân lá của cải xà lách trồng trên 4 loại giá thể có sự khác biệt qua phân tích thông kê ở mức ý nghĩa 5%, giá thể Xơ dừa (3,82%) cao hơn 3 giá thể còn lại (biến thiên Bảng 3).
- Trong cùng điều kiện như nhau trên 4 loại giá thể khác nhau, chứng tỏ giá thể Xơ dừa góp phần cho sự gia tăng độ Brix..
- 3.2 So sánh 4 giống xà lách thủy canh cho gia đình 3.2.1 Trọng lượng thân lá.
- Trọng lượng thân lá của 4 giống cải xà lách có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở thời đểm thu hoạch (Hình 3), giống SG 592 cho trọng lượng thân lá cao nhất (8,50 g/cây) và thấp nhất là giống TN 105 (5,00 g/cây)..
- Hình 3: Trọng lượng thân lá (g/cây) của 4 giống cải xà lách, tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Xuân Hè 2008).
- Hình 3: Sự sinh trưởng của bốn giống xà lách trồng trên giá thể Xơ dừa-Trấu tỉ lệ 1:1 ở thời điểm thu hoạch: (a) TN 105, (b) TN 123, (c) TN 160, (d) SG 592, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Xuân Hè 2008).
- 3.2.2 Độ Brix thân lá.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% về độ Brix thân lá của 4 giống cải xà lách, cao nhất là giống SG và thấp nhất là giống TN 123 (2,68.
- Độ Brix chịu sự chi phối chủ yếu bởi các yếu tố di truyền của giống và dinh dưỡng (Trần Thị Ba et al., 2008), trong cùng điều kiện dinh dưỡng MU như vậy sự khác biệt này do giống quyết định..
- Có sự khác biệt ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê về hàm lượng chất khô của 4 giống cải xà lách (Bảng 4).
- Tương tự như trọng lượng thân lá, giống SG 592 cho hàm lượng chất khô (6,12%) cao nhất và thấp nhất là giống TN 105 (5,11.
- Như vậy cho thấy hàm lượng nước chứa trong cải xà lách khoảng 94%, phù hợp với Tạ Thu Cúc (2005), hàm lượng nước trong cây xà lách rất lớn, chiếm từ 75-95%..
- Bảng 4: Độ Brix và hàm lượng chất khô cải xà lách của 4 giống cải xà lách, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Xuân Hè 2008).
- Giống Độ Brix.
- 3.3 So sánh 4 loại dinh dưỡng trồng xà lách thủy canh cho gia đình 3.3.1 Trọng lượng thân lá.
- Trọng lượng thân lá của cây xà lách trồng trong 4 loại dinh dưỡng có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (Hình 4), trọng lượng thân lá của 3 loại dinh dưỡng C, A, D.
- Điều này cho thấy các chỉ tiêu về tăng trưởng như chiều cao cây, chiều dài rễ, số lá, kích thước lá có mối quan hệ mật thiết với trọng lượng thân lá, do đó loại dinh dưỡng nào cho các chỉ tiêu tăng trưởng cao thì cho trọng lượng thân lá cao, góp phần làm gia tăng trọng lượng toàn cây..
- 3.3.2 Trọng lượng rễ.
- Kết quả Hình 4 cho thấy trọng lượng rễ của 4 loại dinh dưỡng thủy canh có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê, cao tương đương nhau là dinh dưỡng C và A (dao động 2,84-2,91 g/rễ), kế đến là dinh dưỡng D (2,55 g/rễ) và thấp nhất là dinh dưỡng MU (1,41 g/rễ).
- Khi trọng lượng rễ lớn thì rễ càng phát triển và có nhiều lông hút nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho cây..
- 3.3.3 Trọng lượng toàn cây.
- Trọng lượng toàn cây của xà lách trồng trong 4 loại dinh dưỡng có khác biệt ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê ở giai đoạn thu hoạch (Bảng 5), dinh dưỡng MU cho trọng lượng toàn cây (7,72 g/cây) thấp nhất và dinh dưỡng C (12,40 g/cây) cao nhất.
- Trọng lượng toàn cây được quyết định bởi trọng lượng thân lá và trọng lượng rễ, như vậy dinh dưỡng nào có trọng lượng thân lá và rễ cao thì có trọng lượng toàn cây cao và ngược lại, do đó dinh dưỡng C cho trọng lượng thân lá và rễ cao nên cho trọng lượng toàn cây cao.
- Dinh dưỡng thủy canh.
- Hình 4: Trọng lượng thân lá, trọng lượng rễ và tỉ lệ trọng lượng thân lá trên trọng lượng rễ của cây cải xà lách trồng trên 4 loại dinh dưỡng khác nhau, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Xuân Hè 2008).
- Bảng 5: Trọng lượng toàn cây và độ Brix thân lá cải xà lách trồng trong 4 loại dinh dưỡng, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Xuân Hè 2008).
- Dinh dưỡng Trọng lượng toàn cây (g/cây) Độ Brix thân lá.
- 3.3.3 Độ Brix thân lá.
- Không có sự khác biệt qua phân tích thống kê về độ Brix của cải xà lách trồng trong 4 loại dinh dưỡng khác nhau, biến thiên từ 2,55 đến 2,71% (Bảng 5).
- Như vậy các loại dinh dưỡng khác nhau không ảnh hưởng gì đến độ Brix của cải xà lách..
- Về giá thể: Giá thể Xơ dừa+Trấu tỉ lệ 1:1 trồng xà lách thích hợp nhất, trọng lượng thân lá 6,74 g/cây và trọng lượng rễ 1,83 g/rễ.
- Ngược lại giá thể Trấu thì không thích hợp..
- Về giống: Giống xà lách SG 592 cho trọng lượng thân lá cao (8,50g/cây), sinh trưởng tốt và phẩm chất ngon (độ Brix: 3,06%, hàm lượng chất khô: 6,12.
- phù hợp với trồng thủy canh gia đình.
- Xà lách TN 105 cho kết quả kém nhất với trọng lượng thân lá là 5,00 g/cây..
- Về dinh dưỡng thủy canh: Dinh dưỡng C và A là tốt nhất, trọng lượng thân lá cao (9,50.
- 9,14 g/cây, tương ứng) và trọng lượng rễ lớn (2,91.
- Dinh dưỡng MU cho sự sinh trưởng và năng suất là kém nhất..
- Trồng xà lách thủy canh trong chậu qui mô gia đình ở nhà lưới nên sử dụng giá thể Xơ dừa + Trấu tỉ lệ 1:1, giống xà lách SG 592 và dinh dưỡng C hoặc A..
- Hiệu quả sáu loại dinh dưỡng thủy canh lên sự sinh trưởng và năng suất của cải ngọt đuôi phụng và xà lách tại Hợp tác xã rau an toàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ