« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ CỦA HỖN HỢP THUỐC DIỆT CỎ TIỀN MỌC MẦM PENOXSULAM VÀ BUTACHLOR TRONG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LÚA SẠ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ CỦA HỖN HỢP THUỐC DIỆT CỎ TIỀN MỌC MẦM PENOXSULAM VÀ BUTACHLOR TRONG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LÚA SẠ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Butachlor, lúa sạ, penoxsulam, tiền mọc mầm.
- Butachlor là hoạt chất diệt cỏ tiền mọc mầm chọn lọc thuộc nhóm acetanilide được sử dụng phổ biến trên lúa sạ và lúa cấy từ lâu do có hiệu lực phòng trừ cỏ dại cao và an toàn trên lúa.
- Penoxsulam là hoạt chất diệt cỏ thuộc nhóm triazolopyrimidine sulfonamides (nhóm K3) có thể sử dụng ở giai đoạn tiền mọc mầm với phổ diệt cỏ rộng.
- Kết quả cho thấy, khi xử lý ở giai đoạn từ 0 - 3 ngày sau khi sạ (NSS) với liều 512,5 g a.i/ha của hỗn hợp đã có hiệu quả diệt cỏ trên 95% đối với tất cả các nhóm cỏ quan trọng trên lúa sạ.
- Kết quả này cao hơn có ý nghĩa thống kê so với butachlor 600 EC (butachlor + fenclorim) ở liều 600 g a.i/ha và pretilachlor 300 EC (pretilachlor + fenclorim) ở liều 300 g a.i/ha.
- Hỗn hợp GF-2913 liều 512,5 g a.i/ha không ảnh hưởng đáng kể lên sự mọc mầm của lúa.
- Năng suất lúa được xử lý với hỗn hợp GF-2913 ở liều 512,5 g a.i/ha, butachlor 600 EC ở liều 600 g a.i/ha và pretilachlor 300 EC ở liều 300 g a.i/ha cao hơn năng suất của đối chứng lần lượt là 33,3.
- Theo Rao (2007), cỏ dại có thể gây giảm năng suất đến 32%.
- Trong các loại thuốc diệt cỏ tiền mọc mầm trên lúa sạ, butachlor và pretilachlor là hai loại hoạt chất được sử dụng phổ biến hiện nay trên lúa sạ..
- Penoxsulam là thuốc cỏ hậu mọc mầm có hoạt tính rất cao trên cỏ lồng vực và cỏ thuộc nhóm chác lác.
- (2009) xác nhận rằng penoxsulam ở 26,7 g a.i/ha xử lý ở giai đoạn nhảy chồi của lúa sạ thẳng có thể khống chế >98%.
- hoạt tính cao trên nhiều loại cỏ khi sử dụng ở giai đoạn tiền mọc mầm.
- Từ những yếu tố trên, penoxsulam đã được sử dụng như hoạt chất bổ sung cho butachlor trong việc tăng cường hiệu lực diệt cỏ trên lúa sạ trong nghiên cứu này..
- Trong phạm vi của nghiên cứu này, việc tổng hợp và phân tích số liệu của quá trình thử nghiệm thuốc cỏ tiền mọc mầm trên lúa sạ tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bốn năm (từ 2011 đến 2014), nhằm mục đích đánh giá hiệu lực của các loại thuốc phổ biến trên các loài cỏ quan trọng theo từng năm để có thể đưa ra các khuyến cáo về sử dụng thuốc hiệu quả, và tìm ra biện pháp giải quyết cho vấn đề giảm hiệu lực của thuốc trong tương lai..
- Chỉ tiêu hiệu lực của thuốc được theo dõi trong điều kiện áp dụng ngoài đồng trên các nhóm cỏ phổ biến trên lúa sạ thẳng tại ĐBSCL.
- Khi xử lý số liệu các loài cỏ được chia thành 5 nhóm chính:.
- Các thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc được bố trí trên điều kiện đồng ruộng tại 5 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ vào vụ Hè Thu hàng năm từ 2011 đến 2014..
- 2.1.3 Các loại thuốc cỏ được thử nghiệm Tùy theo từng thí nghiệm, các loại thuốc được thử nghiệm ở hai nhóm thời điểm 0-1 và 2-3 ngày sau sạ để đánh giá hiệu lực thuốc.
- Bốn loại thuốc cỏ tiền mọc mầm được sử dụng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất:.
- Butachlor 600EC (600 g/l butaclor + 60 g/l fenclorim) liều 600 g a.i/ha (1 L/ha)..
- Pretilachlor 300EC (300 g/l pretilachlor + 100 g/l fenclorim) liều 300 g a.i/ha (1 L/ha)..
- Penoxsulam 240 SC (240 g/l penoxsulam) liều 14 g a.i/ha (0,058 L/ha)..
- Hỗn hợp GF-2913 (400 g/l butachlor + 10 g/l penoxsulam + 40 g/l fenclorim) liều 512,5 g a.i/ha (1,25 L/ha)..
- Các giống lúa trong thí nghiệm theo dõi hiệu lực thuốc bao gồm nhiều giống lúa phổ biến, chủ yếu là giống IR50404 và các dòng lúa OM.
- Hiệu lực khống chế cỏ dại của thuốc được tính theo công thức Abbott.
- Hiệu lực=(100*( N 0 -N t ))/N 0 .
- N t : mật số cỏ của loài trong ô đã xử lý)..
- Đối với các loài cỏ mọc nhiều chồi và vươn xa gốc như lồng vực, đuôi phụng, thì hiệu lực dựa trên số chồi trên m 2 , các loài cỏ khác thì dựa trên đếm số gốc.
- Đánh giá mức độ tổn thương trên lúa được thực hiện vào 3, 7, 14 và 21 ngày sau xử lý bằng cách đếm số mầm lúa trên m 2 , để tính mức độ ảnh hưởng của thuốc lên sự mọc mầm của lúa (mầm lúa được tính là đã mọc lên khi dài tối thiểu 2 cm)..
- Số liệu tính hiệu lực của thuốc cỏ (dựa trên số.
- đếm mật độ cỏ trong ô) được xử lý Log (x+1) trước khi tính hiệu lực để giảm sai số khi phân tích thống kê.
- Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm JMP Pro 11..
- 3.1 Hiệu lực phòng trừ các loài cỏ dại quan trọng trên ruộng lúa sạ khi xử lý thuốc tiền mọc mầm ở 0-1 ngày sau khi sạ và 2-3 ngày sau khi sạ.
- Số liệu trung bình từ năm 2011-2014 cho thấy hiệu lực của GF-2913 ổn định trên các loài cỏ, không có khác biệt đáng kể khi xử lý ở 0-1 ngày sau khi sạ (NSS) và 2-3 NSS trên cỏ lồng vực, đuôi phụng và cỏ lác, khi xử lý ở 2-3 NSS, GF-2913 cho thấy hiệu lực trung bình cao hơn 5,8% trên cỏ chác..
- Bên cạnh đó, penoxsulam 240 SC cho kết quả cao hơn trên cỏ lồng vực, cỏ chác và cỏ lá rộng khi xử lý ở 2-3 NSS so với 0-1 NSS, chênh lệch cao nhất 10% ghi nhận được trên cỏ chác, trên cỏ lồng vực cũng cho thấy khoảng 6% khác biệt.
- (2009), penoxsulam được cỏ hấp thu chủ yếu qua lá, nên khi hạt cỏ đã mọc lá (2-3 NSS) sẽ cho hiệu quả khống chế cỏ cao hơn so với khi phun ở 0-1 NSS.
- Trái ngược với penoxsulam, butachlor 600 EC cho thấy xu hướng giảm hiệu lực khi xử lý ở 2-3 NSS so với 0-1 NSS.
- Hiệu lực khác biệt lớn nhất được ghi nhận ở cỏ lồng vực (10% khác biệt)..
- Pretilachlor 300 EC cũng cho thấy sự giảm hiệu lực khi xử lý trễ ở 2-3 NSS.
- Ngoài ra, pretilachlor 300 EC và butachlor 600 EC cho hiệu lực thấp hơn có ý nghĩa thống kê trên cỏ lồng vực so với GF- 2913 và penoxsulam 240 SC ở 2-3 NSS (Bảng 1)..
- Bảng 1: Hiệu lực trung bình.
- khi xử lý thuốc ở 0-1 NSS và 2-3 NSS của các hoạt chất diệt cỏ trên các loài cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa sạ tại ĐBSCL.
- Bên cạnh đó, hiệu lực của butachlor cũng suy giảm khi xử lý ở 2-3 NSS so với 0-1 NSS.
- Việc kết hợp hai hoạt chất đã cho hiệu lực cao hơn có ý nghĩa thống kê, cho thấy hai hoạt chất có tác động hỗ trợ tăng cường trong khống chế cỏ đuôi phụng không chỉ ở 0-1 NSS mà còn ổn định khi xử lý ở 2-3 NSS..
- 3.2 Hiệu lực phòng trừ các loài cỏ dại quan trọng trên ruộng lúa khi xử lý thuốc ở 0-3 ngày sau sạ.
- Butachlor 600 EC có xu hướng giảm hiệu lực (trung bình 16,4%) trên các nhóm cỏ lồng vực,.
- đuôi phụng (trung bình 10.
- Hiệu lực của butachlor trên nhóm cỏ lá rộng cho thấy ít biến động trong cùng thời gian (Bảng 4)..
- Pretilachlor 300 EC trong thời gian khảo nghiệm cũng đã cho thấy sự giảm hiệu lực khoảng 14%.
- trên cỏ lồng vực, và trung bình 11% trên cỏ chác..
- Tuy nhóm cỏ lá rộng mẫn cảm tương đối cao với các thuốc tiền mọc mầm (Bảng 4), nhưng hiệu lực của pretilachlor 300 EC và butachlor 600 EC vẫn có dấu hiệu suy giảm trong thời gian thử nghiệm, hiệu lực của pretilachlor và butachlor giảm khoảng 7-8% trong thời gian này..
- Bảng 2: Hiệu lực trung bình.
- của các hoạt chất thuốc trừ cỏ xử lý ở 0-3 NSS đối với cỏ hòa bản tại ĐBSCL từ năm 2011-2014.
- Nghiệm thức.
- Hiệu lực trung bình.
- Cỏ lồng vực Cỏ đuôi phụng.
- (2009) tại Philippines ghi nhận sự xuất hiện các dòng cỏ lồng vực (Echinochloa crusgalli và Echinochloa glabrescens) mà mức độ mẫn cảm thấp hơn 3-4 lần so với dòng mẫn cảm đối với pretilachlor sau 4,1- 4,3 năm sử dụng.
- Nghiên cứu cũng đã xác định mức độ mẫn cảm của cỏ lồng vực với hỗn hợp.
- butachlor + propanil và ghi nhận được 17/19 quần thể có mức độ mẫn cảm thấp hơn từ 5,6-9 lần so với các quần thể mẫn cảm.
- Từ kết quả thí nghiệm này và các ghi nhận trên thế giới, có thể nhận thấy tình trạng giảm mức độ mẫn cảm với thuốc của các loài cỏ chính, đặc biệt là cỏ lồng vực trên ruộng lúa sạ trong nước đang diễn ra và có khả năng tăng cao trong thời gian tới - khi diện tích lúa sạ thẳng ngày càng phát triển và không có các hoạt chất hiệu quả với cơ chế tác động mới diệt cỏ ở giai đoạn tiền mọc mầm được đưa vào sử dụng..
- Bảng 3: Hiệu lực trung bình.
- của các hoạt chất thuốc trừ cỏ xử lý ở 0-3 NSS đối với cỏ chác và cỏ lác tại ĐBSCL từ năm 2011-2014.
- so với đối chứng theo từng năm (2011 đến 2014).
- Hiệu lực diệt cỏ của penoxsulam 240 SC thay đổi không đáng kể trên các nhóm cỏ quan trọng từ năm 2012 đến 2014.
- Tuy nhiên, hiệu lực diệt cỏ của penoxsulam còn thấp so với các butachlor và pretilachlor.
- Hỗn hợp của GF-2913 cho thấy sự ổn định trên tất cả nhóm cỏ quan sát trong bốn năm thí nghiệm.
- Hiệu lực của hỗn hợp chỉ dao động 1-2%.
- Như vậy, việc hỗn hợp hai hoạt chất butachlor và penoxsulam (GF-2913) có thể đã tạo ra tác động hỗ trợ tăng cường, từ đó tăng hiệu lực trên cỏ đuôi phụng, lồng vực và nhóm cỏ lác..
- Các kết quả trên cho thấy rằng mức độ suy giảm hiệu lực của pretilachlor và butachlor diễn ra.
- tương đối thấp, hiệu lực trung bình giảm nhiều nhất ghi nhận được ở butachlor trên cỏ lồng vực (16,4%) so với các kết quả của Marsh và ctv..
- Bảng 4: Hiệu lực trung bình.
- của các hoạt chất thuốc trừ cỏ xử lý ở 0-3 NSS đối với nhóm cỏ lá rộng tại ĐBSCL từ năm 2011-2014.
- so với đối chứng theo từng năm (2011 đến 2014) Nhóm cỏ lá rộng.
- 3.3 Mức độ tổn thương của thuốc trên mầm lúa khi xử lý thuốc ở 0-3 ngày sau sạ.
- Penoxsulam 240 SC cho thấy độ an toàn cao trên mầm lúa, hỗn hợp GF-2913 có số cây thấp hơn so với đối chứng khoảng 11,1% (Hình 1).
- Mức độ ảnh hưởng của pretilachlor 300 EC lên sự mọc mầm của lúa cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác.
- so với đối chứng ở 3 ngày sau khi phun.
- Các kết quả nghiên cứu của Khaliq và Maloob (2012) cũng cho thấy khi sử dụng pretilachlor ở liều 625 g a.i/ha ở 1 ngày sau sạ có thể dẫn đến tỉ lệ mầm lúa bị ức chế vào khoảng 30% so với đối chứng không xử lý.
- Sự mọc mầm của lúa sạ thẳng sau khi xử lý thuốc tiền mọc mầm được quyết định bởi nhiều yếu tố như chế độ nước, giống lúa, mặt bằng ruộng....
- GF-2913 Butachlor.
- Hình 1: Số mầm lúa trung bình trên m 2 ở thời điểm 3 ngày sau khi phun trong các nghiệm thức xử lý thuốc cỏ ở 0-3 ngày sau sạ so với đối chứng.
- cỏ khi xử lý ở thời điểm 0-3 ngày sau sạ lên năng suất của lúa.
- Yosida (1981) cho rằng năng suất lúa bao.
- GF-2913 Butachlor 600EC.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha).
- Hình 2: Năng suất thực tế của lúa (tấn/ha) được quy đổi từ diện tích ô 5m 2 trong các nghiệm thức xử lý thuốc cỏ ở 0-3 ngày sau sạ so với đối chứng không xử lý.
- Năng suất lúa (được quy đổi từ năng suất trong ô 5 m 2 thành năng suất trên diện tích 1 hecta) đã cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
- Có thể thấy được sự tương quan thuận giữa yếu tố hiệu lực diệt cỏ và tỉ lệ chồi trong các nghiệm thức.
- Nghiệm thức GF- 2913 cho thấy năng suất cao nhất trong các mẫu thuốc được thử nghiệm.
- Năng suất lúa của hỗn hợp cao hơn so với đối chứng trung bình khoảng 33,3%, trong khi nghiệm thức butachlor 600 EC, penoxsulam 240 SC và pretilachlor 300 EC cao hơn đối chứng lần lượt và 24,4%..
- Có thể lý giải kết quả này dựa trên số liệu về hiệu lực của thuốc trên các nhóm cỏ, đặc biệt penoxsulam ở liều 14 g a.i/ha chỉ đạt mức 54- 75% trên loài cỏ đuôi phụng.
- Từ đó có thể đã dẫn đến thiệt hại về năng suất cao hơn so với các mẫu thuốc khác.
- Tương tự như vậy trong trường hợp pretilachlor 300 EC, kết quả sau cùng cho thấy pretilachlor 300 EC cho năng suất lúa cao hơn so với butachlor 600 EC và penoxsulam 240 SC đơn chất dựa trên mức độ ưu thế về khả năng diệt cỏ..
- Từ đó có thể thấy việc hỗn hợp 3 hoạt chất có thể đem lại hiệu lực diệt cỏ cao hơn và cải thiện năng suất lúa so với hai hoạt chất đơn, việc hỗn hợp các hoạt chất khác cơ chế tác động để quản lý tính kháng của cỏ dại phù hợp với các khuyến cáo về việc quản lý tính kháng của Retzinger và ctv..
- Hỗn hợp GF-2913 liều 512,5 g a.i/ha cho hiệu lực ổn định trên các loài cỏ khi xử lý trên lúa sạ ở thời điểm 0-3 NSS, xử lý ở thời điểm 2-3 NSS cho hiệu lực cao hơn trên cỏ chác so với 0-1 NSS..
- Thuốc diệt cỏ tiền mọc mầm butachlor 600 EC và pretilachlor 300 EC suy giảm hiệu lực trong thời gian bốn năm thử nghiệm từ 2011-2014 trên điều kiện đồng ruộng tại ĐBSCL (hiệu lực giảm trung bình từ 9,4% đến 16,4% tùy theo loài cỏ).
- Hiệu lực trung bình giảm cao nhất ghi nhận được trên nhóm cỏ lồng vực với butachlor là 16,4% và pretilachlor là 14,3%.
- Việc kết hợp hoạt chất penoxsulam + butachlor + fenclorim (GF-2913) ở liều 512,5 g a.i/ha giúp tăng cường hiệu lực phòng trừ các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác và lá rộng trên ruộng lúa sạ khi sử dụng ở 0-3 ngày (cao hơn hoạt chất đơn trung bình 12-15% so với hoạt chất đơn.
- Mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp lên sự vươn chồi của lúa tương đương các loại thuốc phổ biến, từ đó năng suất trung bình cao hơn 33,3% so với đối chứng không xử lý.