« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả của phân bón urea humate kết hợp phân bón vi sinh lên sinh trưởng và năng suất lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón urea humate kết hợp chế phẩm vi sinh NPISi đến sinh trưởng và năng suất lúa, góp phần giảm liều lượng phân bón hóa học và lượng giống lúa gieo sạ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với hai kỹ thuật canh tác tương ứng 2 nghiệm thức (1/ Áp dụng kỹ thuật canh tác truyền thống, công thức phân bón 127N– 89P 2 O 5 – 23K 2 O kg/ha, sử dụng urea thông thường và sạ dày.
- Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, với công thức phân bón 50N – 30P 2 O 5 – 30K 2 O, sử dụng urea humate, kết hợp chế phẩm vi sinh, sạ thưa).
- Kết quả cho thấy việc sử dụng urea humate kết hợp chủng chế phẩm vi sinh NPISi, giảm 60% N, 66 % P 2 0 5 và 35% lượng giống gieo sạ nhưng vẫn cho năng suất tương đương và không khác biệt thống kê so với với năng suất lúa ở ruộng đối chứng nông dân (5,30 tấn /ha ruộng thí nghiệm và 5,44 tấn/ha ruộng nông dân).
- Mặt khác, ruộng thí nghiệm có tổng lợi nhuận cao hơn so với ruộng nông dân (3 triệu đồng/ha/vụ).
- Bên cạnh đó, hàm lượng chất dinh dưỡng hữu dụng và mật số vi sinh vật đất (nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn) ở ruộng thí nghiệm cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ruộng nông dân..
- Hiệu quả của phân bón urea humate kết hợp phân bón vi sinh lên sinh trưởng và năng suất lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang..
- Nông dân thường bón N cao với mong muốn đạt được năng suất cao hoặc không giảm so với vụ canh tác trước.
- (1992), khoảng 30 - 40 % đạm cung cấp thực sự được sử dụng bởi cây trồng.
- ngay cả với các thực hành nông học tốt nhất và các điều kiện canh tác được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả sử dụng của phân đạm hiếm khi vượt quá 50-60%.
- Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của humic đến việc gia tăng năng suất cây trồng như đậu đũa (Azarpour et al., 2011), đậu xanh (Kaya et al., 2005), khoai tây (Mahmoud and Hafez, 2010), đậu (Salwa, 2011), lúa mì (Katkat et al., 2009) và kê vàng - juwawut (Saruhan et al., 2011)..
- Việc sử dụng urea humate có thể giảm từ 20-30% (hoặc lớn hơn) lượng phân bón so với phân bón thông thường mà vẫn cho năng suất như nhau do urea humate giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng (Liu et al., 2010.
- Vi khuẩn nội sinh thực vật vùng rễ (Plant growth-promoting rhizobacteria - PGPR) được biết đến rộng rãi, mang lại nhiều lợi ích cho thực vật thông qua một số cơ chế trực tiếp và gián tiếp là cố định đạm sinh học, hòa tan lân, hòa tan kali, sản sinh chất điều hòa sinh trưởng thực vật (auxin, gibberellin và cytokinin), siderophore, enzyme thủy phân và nhiều loại khác giúp cây phát triển thuận lợi, tăng năng suất (Vessey, 2003.
- Ngược lại, một vài vi khuẩn vùng rễ như Bacillus edaphicus, Paenibacillus glucanolyticus, Bacillus laginosus … có khả năng hòa tan kali khó tan thành kali dễ tan cho cây sử dụng (Sangeeth et al., 2012.
- Sử dụng vi khuẩn nội sinh thực vật được xem là một trong những biện pháp có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
- Biện pháp này góp phần giảm sử dụng phân hóa học, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tăng năng suất cây trồng.
- Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu riêng lẻ, không chú ý đến khả năng tác động tổng hợp đến đất, cây trồng nhằm duy trì chất lượng đất, cải thiện dinh dưỡng trong đất, giảm sử dụng phân bón hóa học, giảm chi phí sản suất.
- Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện chưa có sự tham gia trực tiếp của nông dân trong suốt quá trình thực hiện nên nông dân chưa thực sự an tâm thay đổi phương thức canh tác.
- Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc giảm phân bón hóa học kết hợp một số biện pháp khác lên sinh trưởng và năng suất lúa..
- Giống lúa: Giống lúa được sử dụng trong thí nghiệm là giống OM5451 (giống xác nhận), giống có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 95 ngày), năng suất đạt từ 5,5 - 8,0 tấn/ha (tùy mùa vụ, điều kiện canh tác).
- Phân bón hóa học: Phân urea humate (45%N, 250ppm CaO.
- Các chủng vi khuẩn nội sinh này được lưu trữ tại phòng thí nghiệm vi sinh vật đất, Bộ môn khoa học đất thuộc Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ..
- 2.3 Một số đặc tính đất tại điểm thực hiện thí nghiệm.
- Bảng 1 cho thấy đất thí nghiệm có giá trị pH thấp dao động trong khoảng được đánh giá chua nhẹ.
- Theo tam giác phân loại USDA cho thấy đất thí nghiệm được phân cấp sa cấu là sét pha thịt (Silt Clay Soil) phù hợp cho việc canh tác lúa.
- Ruộng nông dân Ruộng thí nghiệm.
- Ruộng thí nghiệm được bố trí liền kề với 03 ruộng của 03 nông hộ (ruộng đối chứng).
- Thí nghiệm gồm hai công thức phân bón như sau:.
- phân bón sử dụng là urea, DAP, NPK (16-16-8) và KCl với công thức phân bón là 127N– 89P2O5 – 23K2O.
- Phân bón được nông dân bón 4 đợt như bón lót, bón thúc lần 1 (7-10 NSS), bón thúc lần 2 (14-18 NSS), bón thúc lần 3 (25-30NSS), lần cuối (40-45 NSS).
- Urea được sử dụng vào 3 đợt bón đầu tiên với liều lượng 250kg/ha, DAP được sử dụng để bón vào giai đoạn 2 và 3 để cây nở bụi với liều lượng 40kg/ha.
- Lượng NPK 16-16-8 và KCl được sử dụng vào 2 giai đoạn cuối lần lượt là 24kg, 30kg/ha..
- phân bón sử dụng là urea humate, DAP, KCl với công.
- Công thức thí nghiệm được thiết kế dựa trên kết quả tốt nhất của thí nghiệm trong nhà lưới.
- (2) Giai đoạn 18 - 20NSS: chế phẩm NPISi được chủng vào xỉ than tổ ong, sau đó trộn vào cám gạo, liều lượng sử dụng của chế phẩm NPISi là 8kg chế phẩm cho 1000m 2 và bón 1 lần duy nhất..
- Phương pháp thu mẫu đất: Mẫu đất được thu vào 2 thời điểm (1) Trước khi thực hiện thí nghiệm để phân tích các đặc tính lý - hóa học đất;.
- Xác định thành phần năng suất gồm Số bông /m 2 , Số hạt/ bông, Tỷ lệ hạt chắc, Trọng lượng 1000 hạt.
- Năng suất thực tế (tấn/ha): năng suất lúa được xác định vào thời điểm thu hoạch..
- Phần mềm Minitab 16.0 được sử dụng để kiểm định T - test so sánh sự khác biệt về một số đặc tính đất, năng suất hạt giữa hai thí nghiệm trong nghiên cứu..
- Kết quả khảo sát cho thấy giống lúa OM5451 được hầu hết nông dân lựa chọn vì dễ tiêu thụ và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương.
- Loại phân hóa học được nông dân sử dụng P ở dạng DAP (Diammonium phosphate) (chiếm 70,5- 76,4.
- loại được nông dân sử dụng là 16-16-8 (chiếm 18,7- 27,6.
- còn phân Super lân rất ít được sử dụng (chiếm 1,0-5,6.
- Hầu hết nông dân thường bón phân N và K với lượng cao hơn khuyến cáo, lượng N được sử dụng tăng từ kg/ha), P là kg/ha) để không giảm năng suất lúa.
- Do nông dân ngại thất thoát giống (hạt giống kém chất lượng, ốc bươu vàng, mưa nhiều, mầm lúa không sống được và phát triển kém sau sạ).
- Một nguyên nhân khá quan trọng đó là sự e ngại giảm năng suất lúa khi sạ thưa.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý, hầu hết nông dân phun thuốc định kỳ để phòng ngừa sâu bệnh với ít nhất 6 lần/vụ.
- Do là vùng đất thâm canh nên hầu hết nông dân xuống giống ngay khi thu hoạch.
- Nguồn nước được sử dụng thông qua hệ thống kênh tưới tiêu của toàn khu vực.
- Vị trí đất thí nghiệm là đất gò, xa sông.
- Nông dân đưa nước vào ruộng với mực nước từ 3 – 5 cm và để cho nước tự cạn đến khi thấy mặt ruộng nứt nhẹ (nứt chân chim), cho nước vào lại, rồi tiếp tục như vậy trong suốt thời kỳ canh tác lúa.
- Hầu hết nông dân tại điểm thí nghiệm chưa thấy rõ lợi ích của việc sử dụng urea humate thay thế urea truyền thống và chế phẩm sinh học trong canh tác lúa..
- 3.2 Ảnh hưởng của phân bón urea humate, vi khuẩn nội sinh liên kết thực vật đến sự thay đổi đặc tính lý - hóa học đất vào giai đoạn cuối vụ canh tác lúa.
- Kết quả phân tích mẫu đất (Bảng 4) cho thấy không có sự khác biệt thống kê về dung trọng đất, độ xốp, pH, EC, hàm lượng đạm hữu dụng trong đất giữa hai ruộng thí nghiệm.
- thống kê Ruộng nông dân Ruộng thí nghiệm.
- trong việc gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và năng suất cây trồng.
- (2015), Selladurai and Purakayastha (2016) ghi nhận sử dụng urea humate cho ruộng lúa giúp hạn chế sự mất đạm, giúp gia tăng đạm hữu dụng, cung cấp chất acid humic, acid fulvic giàu carbon và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác cho đất, giúp tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng, kích thích hệ vi sinh vật có ích phát triển, giúp cải thiện độ phì nhiêu đất.
- Như vậy, sử dụng urea humate kết hợp sử dụng vi khuẩn nội sinh liên kết thực trong canh tác lúa là một hướng đi mới giúp giảm chi phí đầu tư phân bón hóa học, thân thiện với môi trường..
- Kết quả trình bày ở Hình 1, Hình 2 và Hình 3 cho thấy mật số nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn trong đất ở ruộng thí nghiệm cao khác biệt có ý nghĩa so với ruộng nông dân qua kiểm định T-test.
- Ruộng thí nghiệm có mật số nấm đạt 8,07x10 4 CFU/1g đất, Vi khuẩn đạt 4,24 x10 6 CFU/1g đất và mật số xạ khuẩn đạt 6,54 x10 5 CFU/1g đất.
- Ruộng nông dân có mật nấ, vi khuẩn và xạ khuẩn đạt 6,40x10 4 CFU/1g đất, 1,06 x10 6 CFU/1g và 5,39 x10 5 CFU/1g đất theo thứ tự..
- Các nghiên cứu của King (2014) và Xiaomei et al.(2018) quần thể vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ phì nhiêu đất, cải thiện tính chất vật lý, hóa học của đất, giúp cây hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng khả năng kháng bệnh và chống chịu tốt với điều kiện khô hạn từ đó dẫn đến năng suất gia tăng..
- 3.4 Hiệu quả của urea humate, vi khuẩn nội sinh liên kết thực vật đến năng suất lúa vụ Thu đông 2018.
- 3.4.1 Thành phần năng suất.
- Năng suất lúa thường được quyết định bởi 4 yếu tố số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt.
- trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ % hạt chắc không có sự khác biệt thống kê giữa ruộng nông dân và ruộng thí nghiệm.
- Cụ thể như sau: ruộng thí nghiệm có 231 bông/m 2 là, trọng lượng 1000 hạt là 26,1 g và tỷ lệ % là 69,0%.
- Ruộng nông dân có 236 bông/m 2 , trọng lượng 1000 hạt là 26,7 g và tỷ lệ % là 66,2%..
- Kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng urea humate, bón giảm N và P kết hợp chủng chế phẩm NPISi vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng N,P cho cây lúa phát triển, giúp số bông/m 2 .
- trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ % hạt chắc không thay đổi so với ruộng nông dân.
- Như vậy, trong nghiên cứu này, sử dụng urea humate và chế phẩm NPISi đã có ảnh hưởng tích cực đến số bông/m 2 .
- trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ % hạt, giúp tiết kiệm được 60% lượng phân N, 66 % lượng phân lân và 35% lượng giống gieo sạ so với kỹ thuật canh tác của ruộng nông dân..
- Bảng 5: Thành phần năng suất lúa giữa ruộng năng dân và ruộng thí nghiệm.
- (Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê) 3.4.2 Năng suất lúa (tấn/ha).
- Hình 4 cho thấy năng suất lúa ruộng nông dân (sử dụng urea thông thường, không dùng chế phẩm vi sinh, lượng giống sạ là 200kg/ha) và ruộng thí nghiệm (sử dụng urea humate, bổ sung chế phẩm vi sinh, lượng giống sạ là 130kg/ha) không khác biệt..
- Năng suất lúa thu được ở ruộng nông dân là 5,44 tấn/ha và 5,30 tấn/ha đối với ruộng thí nghiệm.
- Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm đã cho thấy ruộng thí nghiệm với canh tác cải tiến, tiết kiệm phân bón và lượng giống sạ vẫn thu năng suất ngang bằng ruộng lúa của nông dân.
- Như vậy, sử dụng urea humate, kết hợp chủng vi khuẩn nội sinh thực vật (chế phẩm NPISi) có thể giảm từ 60 - 66 % lượng phân bón hóa học so với canh tác thông thường..
- Nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa ruộng thí nghiệm đạt tương đương ruộng nông dân là urea humate phóng thích dinh dưỡng có kiểm soát sự hấp thu các chất dinh dưỡng của thực vật thông qua giải phóng chất dinh dưỡng đồng bộ và giảm đáng kể sự thất thoát các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitrat-N do mất nước và bay hơi amoniac.
- (2014) cũng ghi nhận hiệu quả của việc chủng các vi khuẩn nội sinh vùng rễ lúa đến sự gia tăng năng suất lúa..
- Hình 4: Năng suất lúa canh tác vào vụ thu đông 2018 tại ruộng nông dân và ruộng thí nghiệm.
- 3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân urea humate kết hợp chế phẩm vi sinh, giảm lượng giống gieo sạ.
- Kết quả phân tích lợi nhuận biên của hai nhóm ruộng cho thấy có sự chênh lệch lợi nhuận giữa ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân là khá lớn (Bảng 6).
- Chi phí đầu tư giống, phân bón của nông dân cao hơn rất nhiều so với ruộng thí nghiệm đ/ha/vụ).
- Mặc dù, tổng thu nhập của ruộng nông dân đạt được cao hơn ruộng thí nghiệm là 812.000 đ/ha/vụ.
- Tuy nhiên, ruộng thí nghiệm có.
- tổng lợi nhuận thu được cao hơn ruộng của nông dân là 3.352.000 đ/ha/vụ (Bảng 6).
- Như vậy, sử dụng phối hợp urea humate, chủng chế phẩm NPISi, bón phân cân đối đã giúp tiết kiệm đáng kể lượng phân bón, giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân của cây lúa dẫn đến năng suất không khác biệt với sử dụng urea thông thường, bón phân hóa học với liều lượng cao theo canh tác truyền thống.
- đạt hiệu quả cao chủ yếu là do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào chưa tốt như sử dụng phân bón urea dạng tan nhanh, bón phân với liều lượng cao không cân đối, sạ mật độ dày.
- Bảng 6: Các chỉ số kinh tế của ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân.
- thí nghiệm (I) Ruộng.
- nông dân (II) Chêch lệch TN/ND.
- Phân bón .
- Năng suất (kg .
- DAP = 14.000 đ/kg) Kết quả thí nghiệm cũng đã cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận và hiệu quả kinh tế nếu cải thiện kỹ thuật canh tác chủ yếu thay đổi công thức phân bón, sử dụng phân urea humate thay cho urea truyền thống, bón phân cân đối, sạ thưa và bổ sung thêm chế phẩm vi sinh..
- Ứng dụng urea humate kết hợp chủng chế phẩm vi sinh vật liên kết thực vật (chế phẩm phẩm NPISi), bón phân cân đối đã giúp cải thiện hàm lượng carbon hữu cơ, giúp gia tăng đáng kể nguồn dinh dưỡng hữu dụng trong đất, tổng mật số nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn trong đất dẫn đến thành phần năng suất lúa (số bông/m 2 , trọng lượng 1000 hạt, tỷ lệ % hạt chắc) không khác biệt với kỹ thuật canh tác lúa theo kinh nghiệm của nông dân..
- Việc sử dụng urea humate kết hợp chủng chế phẩm NPISi và bón phân cân đối (50N – 30P 2 O 5 – 30K 2 O), sạ thưa (130kg/ha) cho năng suất lúa (5,30 tấn /ha) ngang bằng với canh tác lúa theo kinh.
- nghiệm của nông dân như, bón phân NPK ở lượng cao hơn (127N– 89P 2 O 5 – 23K 2 O kg/ha) và sạ dày (200kg/ha)..
- Việc áp dụng urea humate tích hợp với chế phẩm phẩm NPISi, bón phân cân đối, sạ thưa cho hiệu quả kinh tế cao hơn sử dụng urea thông thường, bón phân liều cao và sạ dày..
- of Urea Humate