« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả của thay thế mùn cưa cây cao su bằng vỏ tràm trong nuôi trồng nấm vân chi đỏ (Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murrill)


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2019.046 HIỆU QUẢ CỦA THAY THẾ MÙN CƯA CÂY CAO SU BẰNG VỎ TRÀM TRONG NUÔI TRỒNG NẤM VÂN CHI ĐỎ (Pycnoporus sanguineus (L.: FR.) MURRILL) Trần Đức Tường 1.
- Cọng khoai mì, hạt lúa, hệ sợi nấm, mùn cưa cao su, vân chi đỏ, vỏ tràm.
- Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sử dụng vỏ tràm để trồng nấm vân chi đỏ.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức (khác nhau về cơ chất với tỷ lệ vỏ tràm thay thế mùn cưa cao su), 3 lần lặp lại (10 bịch cơ chất/lần lặp lại).
- Kết quả cho thấy hệ sợi giống cấp 1 có tốc độ phát triển nhanh nhất (1,78 cm/ngày) trên môi trường Potato-dextrose-agar (PDA) bổ sung 10% nước dừa.
- Hạt lúa hấp chín là cơ chất thích hợp cho sự phát triển hệ sợi giống cấp 2 (0,988 cm/ngày).
- Cọng khoai mì luộc là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của hệ sợi giống cấp 3 (0,538 cm/ngày).
- Công thức phối trộn chứa 60% vỏ tràm và 40% mùn cưa cao su không có dinh dưỡng bổ sung được xem là cơ chất phù hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm vân chi đỏ đạt năng suất cao nhất 60,1 g nấm tươi/bịch phôi với hiệu suất sinh học 20%.
- Như vậy, vỏ tràm có tiềm năng được tận dụng để trồng nấm vân chi đỏ đạt hiệu quả cao trên cơ chất phối trộn 60% vỏ tràm và 40% mùn cưa cao su..
- Hiệu quả của thay thế mùn cưa cây cao su bằng vỏ tràm trong nuôi trồng nấm vân chi đỏ (Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murrill).
- Nấm vân chi đỏ Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murrill (Trametes sanguinea (L.) Lloyd), accession number: MH225776.1 được xem là một trong 25 loại nấm dược liệu chính trên thế giới có giá trị dược tính rất cao, được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Boa, 2004).
- Ở Việt Nam, nấm vân chi đỏ thường được trồng trên mùn cưa cao su, loại cơ chất phổ biến ở vùng Đông Nam bộ.
- Lượng vỏ tràm này nếu không được tận dụng sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường rất lớn.
- Tuy nhiên, chỉ có thân tràm được sử dụng làm vật liệu xây dựng và lá tràm dùng để thu lấy tinh dầu, còn vỏ cây tràm thường được thải ra khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực Ngã Năm, nơi tập trung mua bán tràm lớn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)..
- Vỏ tràm (Melaleuca bark) có thành phần chủ yếu là cellulose, lignin, hemicellulose, tanin,… là những thành phần khó phân hủy trong nước.
- Những chất khó phân hủy này nếu tích tụ với một lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Vì thế, nguồn vỏ tràm phế phẩm trong thời gian dài sẽ làm ô nhiễm sông ngòi một cách nghiêm trọng, làm chết thuỷ sản và phá vỡ cân bằng sinh thái (Tôn Lư Phương Du, 2010)..
- Mẫu giống nấm vân chi đỏ được thu thập tại tỉnh Tây Ninh.
- Mùn cưa cây cao su, lúa, cọng khoai mì, vôi, phân diammonium phosphate (DAP) (Công ty ACI group Cần Thơ).
- Vỏ tràm được thu từ các vựa tràm thuộc tỉnh Sóc Trăng.
- 2.2.1 Khảo sát môi trường nhân giống nấm vân chi đỏ.
- Khảo sát môi trường nhân giống cấp 1 (meo thạch).
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với 3 loại môi trường, được lặp lại 3 lần, gồm NT1: PDA;.
- Các môi trường được hiệu chỉnh về pH = 6,5, khử trùng ở 121C trong 30 phút, chủng cùng một mẫu giống gốc vào các hộp petri có chứa các môi trường khảo sát đã được chuẩn bị sẵn, ươm tơ ở 28°C.
- Nghiệm thức có tơ phát triển đồng nhất, khỏe và lan nhanh nhất được chọn để nhân giống cấp 2..
- Khảo sát môi trường nhân giống cấp 2 (meo hạt).
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 loại môi trường (4 nghiệm thức - NT) chứa trong chai thủy tinh, được lặp lại 3 lần, gồm NT1: 100% lúa.
- vỏ tràm nghiền (VTN.
- Các môi trường được hiệu chỉnh 60%.
- độ ẩm, khử trùng ở 121°C trong 2 giờ, chủng giống cấp 1, ươm tơ ở 28°C.
- Chai meo hạt từ nghiệm thức có tơ phát triển đồng nhất, khỏe và lan nhanh nhất được chọn để nhân giống cấp 3..
- Khảo sát môi trường nhân giống cấp 3 (meo cọng).
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 loại môi trường (5 NT) chứa trong bịch PP, được lặp lại 3 lần, gồm NT1: 100% cọng khoai mì (CKM).
- Tiến hành tương tự như ở nhân giống cấp 2.
- Bịch meo từ nghiệm thức có tơ phát triển đồng nhất, khỏe và lan nhanh nhất được chọn để chủng vào các bịch cơ chất sản xuất quả thể..
- 2.2.2 Khảo sát tỷ lệ phối trộn phù hợp giữa vỏ tràm với mùn cưa cây cao su để trồng nấm vân chi đỏ.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 tỷ lệ phối trộn giữa vỏ tràm (VT) và mùn cưa cây cao su (MC) (9 NT), được lặp lại 3 lần (10 bịch cơ chất/lần lặp lại), gồm NT1: 100%.
- Vỏ tràm được xé tơi, ngâm, xả vài lần cho giảm chất chát.
- Vỏ tràm, mùn cưa cao su được ủ với nước vôi trong (pH = 13), phối trộn theo tỷ lệ như bố trí thí nghiệm, đóng thành các bịch cơ chất (1 kg/bịch) có độ ẩm 70%, hấp khử trùng ở 100°C trong 10-12 giờ, lần lượt chủng 1 que meo cọng vào từng bịch cơ chất đã hấp khử trùng, ươm tơ ở 28°C, treo lên giàn, rạch bịch và tưới đón nấm.
- Thời gian tơ nấm lan kín bịch phôi, thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể nấm (quả thể trưởng thành), năng suất nấm được theo dõi và làm tiêu chí đánh giá để chọn 2 công thức phối trộn cơ chất phù hợp nhất cho thí nghiệm tiếp theo, đồng thời tỷ lệ nhiễm cũng được theo dõi..
- 2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung đến sự phát triển hệ sợi và năng suất nấm vân chi đỏ.
- Nghiệm thức có thời gian tơ nấm lan kín bịch phôi, thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể nấm sớm nhất, năng suất nấm trội nhất sẽ được chọn là công thức có tỷ lệ phối hợp cơ chất, dinh dưỡng phù hợp để trồng nấm vân chi đỏ..
- 3.1 Môi trường nhân giống nấm vân chi đỏ 3.1.1 Môi trường nhân giống cấp 1.
- Môi trường PDA được bổ sung thêm 10% nước dừa của NT2 cho tơ khoẻ, đồng nhất với tốc độ lan tơ trung bình nhanh nhất (1,78 cm/ngày), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- Nghiên cứu của Nguyễn Phương Uyên (2005) và Nguyễn Diễm My (2015) về khảo sát môi trường nhân giống cấp 1 (meo thạch) nấm vân chi cũng cho kết quả tương tự..
- Hình 1: Tốc độ lan tơ của giống cấp 1.
- 3.1.2 Môi trường nhân giống cấp 2, 3.
- Cơ chất hạt lúa hấp chín không bổ sung dinh dưỡng của NT1 cho tơ khoẻ, đồng nhất với tốc độ lan tơ trung bình nhanh nhất (0,988 cm/ngày), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p <.
- 0,05) so với.
- Sau 12 ngày tuổi, tơ nấm đã lan kín các chai meo hạt của NT1, giống cấp 2 của NT1 được cấy chuyển sang môi trường nhân giống cấp 3 (cơ chất cọng khoai mì)..
- Hình 2: Tốc độ lan tơ của giống cấp 2.
- Ghi chú: VTN: vỏ tràm nghiền.
- Cơ chất cọng khoai mì không bổ sung dinh dưỡng của NT1 cũng cho tơ khoẻ, đồng nhất với tốc độ lan tơ trung bình nhanh nhất (0,538 cm/ngày), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p <.
- Giống cấp 3 của NT1 được chủng vào các bịch cơ chất đã phối trộn vỏ tràm và mùn cưa cây cao su theo các công thức khác nhau..
- Hình 3: Tốc độ lan tơ của giống cấp 3.
- VTN: vỏ tràm nghiền.
- 3.2 Tỷ lệ phối trộn phù hợp giữa vỏ tràm và mùn cưa cây cao su.
- Các bịch phôi ở NT2, NT3, NT4 và NT5 xuất hiện tơ nấm sớm nhất (2-3 ngày sau khi chủng giống meo cọng), cho thấy tơ nấm đã bắt đầu thích nghi tốt với cơ chất có phối trộn vỏ tràm.
- cọng), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- 0,05) so với các nghiệm thức khác (Hình 4).
- 0,05) so với các nghiệm thức khác (Hình 4)..
- Hình 4: Thời gian lan tơ và thu hoạch quả thể.
- bắt đầu ra quả thể = 17,7%.
- thu hoạch quả thể = 12,4%.
- Tuy nhiên, năng suất nấm thu hoạch đạt giá trị cao nhất lần lượt (80,9 g/bịch phôi.
- gian tơ lan kín bịch phôi và thu hoạch sớm, đồng thời NT4 và NT7 có năng suất thu hoạch cao, quả thể lớn, màu sắc đẹp, tỷ lệ vỏ tràm phối trộn cũng khá cao nên được chọn để tiếp tục thực hiện thí nghiệm tiếp theo..
- Hình 5: Năng suất nấm tươi.
- vỏ tràm.
- MC: mùn cưa cây cao su).
- của từng nghiệm thức (NT1=2,8%.
- 3.3 Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung đến sự phát triển hệ sợi nấm và năng suất nấm thu hoạch.
- Các bịch phôi ở NT1 (không bổ sung dinh dưỡng) xuất hiện hệ sợi sớm (khoảng 12 ngày sau khi chủng giống meo cọng), thời gian tơ lan kín bịch phôi và thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể sớm nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- 0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng (Hình 6)..
- Kết quả này cho thấy dinh dưỡng bổ sung không ảnh hưởng đến thời gian tơ lan kín bịch phôi và thời gian thu hoạch nấm.
- Năng suất nấm thu hoạch đạt giá trị cao nhất 60,1 g nấm tươi/bịch phôi, đạt hiệu suất sinh học 20% (200 g nấm tươi/kg cơ chất khô) ở NT1, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- 0,05) so với các nghiệm thức khác (Hình 7).
- Kết quả thể hiện năng suất sinh học đạt được cao hơn gấp 4,12 lần so với nấm vân chi (Trametes versicolor) trồng trên cơ chất mùn cưa cao su (48,5 g nấm tươi/kg cơ chất khô) (Vũ Tuấn Minh và Lê Thị Thu Hường, 2017)..
- Tuy nhiên, kết quả này cho thấy năng suất đạt được thấp hơn so với nấm vân chi đỏ được trồng trên cơ chất phối trộn 50% cùi bắp và 50% mùn cưa cây cao su (103 g nấm tươi/bịch phôi) (Trần Đức Tường và ctv., 2017).
- Nguyên nhân năng suất nấm trồng trên cơ chất phối trộn vỏ tràm thấp hơn có thể là do vỏ tràm nghèo dinh dưỡng hơn cùi bắp, giàu lignin và.
- tanin nhưng ít cellulose, đồng thời dạng cấu trúc của vỏ tràm có thể đã làm giảm thể tích oxy bên trong bịch, hạn chế sự phát triển của tơ nấm và hình thành quả thể dẫn đến năng suất kém..
- Quy trình hấp khử trùng bịch cơ chất đạt nhiệt độ và thời gian cần thiết, phòng chủng giống sạch nên kết quả ghi nhận không có bịch phôi bị tạp nhiễm.
- Điều này có thể được lý giải là do nấm vân chi đỏ sử dụng nguồn carbon và nitơ từ sự phân giải cơ chất cho sự tăng trưởng của quả thể, còn dinh dưỡng bổ sung chỉ thích hợp cho hệ sợi nấm tăng trưởng mạnh trong thời gian đầu của quá trình ươm tơ.
- Cơ chất phối trộn theo NT1 (60% vỏ tràm và 40% mùn cưa cây cao su) được chọn là công thức có tỷ lệ vỏ tràm phù hợp có thể thay thế mùn cưa cây cao su để trồng nấm vân chi đỏ trên những vùng có trữ lượng vỏ tràm dồi dào ở ĐBSCL..
- Hình 6: Thời gian lan tơ và thu hoạch quả thể.
- Ghi chú: CTPT: công thức phối trộn.
- VT: vỏ tràm.
- MC: mùn cưa.
- bắt đầu ra quả thể = 5,6%.
- thu hoạch quả thể = 4,8%.
- Hình 7: Năng suất nấm tươi.
- của từng nghiệm thức (NT1 = 3,5%;.
- Môi trường thạch PDA bổ sung 10% nước dừa là môi trường thích hợp để nhân giống cấp 1.
- Cơ chất hạt lúa hấp chín không bổ sung dinh dưỡng là môi trường thích hợp để nhân giống cấp 2.
- Nhân giống cấp 3 phù hợp trên cơ chất cọng khoai mì không bổ sung dinh dưỡng.
- Công thức phối trộn chứa 60% vỏ tràm và 40% mùn cưa cây cao su không cần bổ sung dinh dưỡng là môi trường thích hợp nhất cho hệ sợi nấm phát triển nhanh nhất (trung bình 24-25 ngày sau khi chủng giống meo cọng, hệ sợi đã lan kín bịch phôi) và thu hoạch quả thể sớm nhất (trung bình 53-54 ngày sau khi chủng giống meo cọng) với năng suất cao (60,1 g nấm tươi/bịch phôi)..
- Hiệu chỉnh môi trường nuôi trồng nấm vân chi.
- Khảo sát sinh trưởng một chủng nấm vân chi đen (Trametes versicolor (L.: Fr.) Pilát) có nguồn gốc từ Trung Quốc..
- Xác định thành phần hoá học của vỏ tràm Melaleuca cajuputi Powel.
- Hiệu quả thay thế mùn cưa cây cao su bằng cùi bắp để trồng nấm vân chi đỏ (Pycnoporus sanguineus).
- Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất nấm Vân Chi (Trametes versicolor (L.) Pilát) trồng trên các loại giá thể tại Thừa Thiên Huế