« Home « Kết quả tìm kiếm

HIệU QUả CủA VIệC TRồNG CÂY PHủ ĐấT TRONG VIệC KIểM SOáT Cỏ DạI Và CUNG CấP THứC ĂN CHO CHăN NUÔI TRONG VƯờN CÂY ĂN TRáI


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG CÂY PHỦ ĐẤT TRONG VIỆC KIỂM SOÁT CỎ DẠI VÀ CUNG CẤP THỨC ĂN.
- CHO CHĂN NUÔI TRONG VƯỜN CÂY ĂN TRÁI.
- Ảnh hưởng của việc trồng cây phủ đất trong kiểm soát cỏ trong vườn cây ăn trái được thực hiện trong điều kiện nhà lưới và trên vườn cây.
- Kết quả khảo sát trong điều kiện nhà lưới, cho thấy sự phát triển của các loại cỏ ruzi (Bracharia ruziziensis), cúc thái (Wedelia trilobata) và đậu kudzu (Pueraria phaseoloides) không bị ảnh hưởng bởi cường độ sáng.
- Khảo sát trong vườn cây, cho thấy các cây phủ đất trên còn có hiệu quả kiểm soát cỏ lá hẹp.
- Cỏ ruzi giúp khống chế 99% cỏ lá rộng hàng niên và cỏ lác.
- đậu kudzu không có hiệu quả trong việc kiểm soát cỏ lá rộng nhưng có hiệu quả đối với cỏ lác và cỏ lá rộng hàng niên..
- Glyphosan 480DD (1,25%) hiệu quả diệt cỏ lá hẹp 97%.
- Gramoxone 20SL (0,625%) khống chế cỏ lá hẹp 83,36%.
- Tổng sinh khối vào 2 tháng sau khi xử lý của các biện pháp trồng cỏ kudzu, cúc thái, và máy cắt cỏ không khác biệt so với đối chứng, nhưng xử lý với Glyphosan làm sinh khối giảm.
- So sánh với nghiệm thức không kiểm soát cỏ, các biện pháp kiểm soát cỏ không ảnh hưởng lên mật số trùng đất, cũng như côn trùng có lợi..
- Khảo sát trước đó của Trần Vũ Phến et al.(2000) cho thấy để quản lý cỏ trong vườn, người dân áp dụng với nhiều biện pháp khác nhau như làm cỏ bằng dao, sử dụng thuốc trừ cỏ, trồng cây phủ đất.
- Tuy nhiên, biện pháp quản lý cỏ có thể có ảnh hưởng đến thành phần, mật độ cỏ trong vườn và từ đó có ảnh hưởng đến sự.
- Từ đó, việc so sánh hiệu quả của một số biện pháp quản lý cỏ trong vườn và khả năng trồng cỏ trong vườn để làm thức ăn cho chăn nuôi là vấn đề đang được nhiều bà con quan tâm.
- Nghiên cứu nầy được thực hiện với mục tiêu xác định hiệu quả của một số biện pháp quản lý cỏ dại trong đất vườn cây ăn trái nhằm tìm ra biện pháp để cỏ trong vườn cây ăn trái thích hợp, kết hợp với việc khai thác hiệu quả và bền vững hơn nguồn tài nguyên đất vườn..
- 2.2 Hiệu quả của một số biện pháp kiểm soát cỏ trong điều kiện ngoài đồng Thí nghiệm được bố trí tại vườn cây ăn trái (An Bình, TP Cần Thơ), gồm 8 nghiệm thức, 4 lặp lại, được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi đơn vị thí nghiệm là 50 m 2.
- STT Nghiệm thức STT Nghiệm thức.
- 2 Trồng cúc thái (Wedelia trilobata) 6 Làm cỏ bằng dao.
- 3 Trồng cỏ ruzi (Bracharia ruziziensis) 7 Làm cỏ bằng máy cắt cỏ 4 Gramoxone 20SL (0,625 % chế.
- Mẫu cỏ được thu trước khi xử lý và thời điểm lấy các lần sau tùy vào sự phục hồi của cỏ ở một nghiệm thức nào đó.
- Ưu thế của một loài cỏ trong vườn được tính dựa theo công thức sau:.
- Hiệu quả của các biện pháp kiểm soát cỏ hay ảnh hưởng của thuốc trên động vật đất được tính theo công thức Henderson-Tilton.
- Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thích hợp cho cỏ và cây trong vườn phát triển..
- 3.2 Ảnh hưởng của cường độ sáng lên sự phát triển của ba loài cỏ trồng.
- Kết quả ở Bảng 1 cho thấy sự phát triển của 3 loại cỏ có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
- Cỏ ruzi phát triển tốt nhất (91,52 g/chậu), kế đến là cúc thái, và cỏ kudzu.
- 3.3 Hiệu quả của biện pháp kiểm soát cỏ trong điều kiện ngoài đồng 3.3.1 Những nhóm cỏ quan trọng trong vườn cây ăn trái.
- 3.3.2 Hiệu lực của biện pháp xử lý lên sự phát triển của cỏ dại trong vườn Kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy:.
- Đối với cỏ lá hẹp: Hiệu quả các biện pháp xử lý biến động từ .
- Trong các biện pháp trồng cỏ, hiệu quả nhất là trồng cỏ ruzi (75,23.
- không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cả khi xử lý với Glyphosan (97,02%) hoặc Gramoxone (83,36.
- Việc trồng cúc cũng cho kết quả tương đương với trồng cỏ ruzi, tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê giữa cả 3 nghiệm thức trồng cỏ..
- Hai nghiệm thức thuốc trừ cỏ cho hiệu quả cao tương đương nhau.
- Làm cỏ bằng dao và bằng máy có hiệu quả đạt nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 3 biện pháp trồng cỏ và phun Gramoxone..
- Đối với cỏ lá rộng: biện pháp trồng cúc cho hiệu quả cao (83,93.
- nhưng không khác biệt so với xử lý Glyphosan, Gramoxone và trồng cỏ ruzi.
- Các biện pháp trồng kudzu, làm cỏ bằng dao hoặc máy cắt cỏ không khác biệt thống kê so với đối chứng không làm cỏ (Bảng 2).
- Cả ba nghiệm thức trồng cỏ đều cho hiệu quả cao với cỏ lá rộng hằng niên, tuy không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức, nhưng biện pháp dùng máy cắt cỏ thì cho hiệu quả kém như không làm cỏ..
- Đối với nhóm cỏ lác: Xử lý Glyphosan (99,57.
- trồng cỏ ruzi (99,29.
- có hiệu quả cao, tuy nhiên, cũng không khác biệt thống kê so với các biện pháp còn lại (trừ biện pháp làm cỏ bằng dao hay máy cắt cỏ)..
- Bảng 2: Hiệu quả.
- của các biện pháp kiểm soát cỏ đã thực hiện lên sự phát triển của cỏ trong đất vườn sau 3 tháng xử lý, ĐHCT, 2005.
- STT Nghiệm thức Cỏ lá hẹp Cỏ lá rộng cỏ lá rộng hàng niên Cỏ lác.
- Kết quả trên cho thấy là các biện pháp kiểm soát cỏ đều có hiệu quả trong việc khống chế các loài cỏ trong vườn cây ăn trái.
- Tuy nhiên, việc lựa chọn biện pháp nào cần phải cân nhắc để đáp ứng được yêu cầu trước mắt (diệt nhanh cỏ quanh gốc trước khi bón phân.
- hoặc lâu dài (giữ lớp phủ thực vật trong vườn.
- Biện pháp trồng cỏ ruzi tỏ ra thích hợp khi kết hợp với việc phát triển chăn nuôi (Lal et al.,1978.
- 3.3.3 Sự chuyển đổi của quần thể cỏ qua các xử lý.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình đến thành lập vườn cây, kinh nghiệm và tác động của nhà vườn trong quá trình canh tác cũng góp phần tác động đến việc hình thành những quần thể cỏ dại khác nhau trong vườn..
- Kết quả so sánh về thứ tự mức ưu thế của các loại cỏ dại hiện diện trong vườn trước và sau khi khi xử lý được trình bày ở Bảng 3, cho thấy có sự thay đổi về thứ tự ưu thế của một số loài cỏ dưới tác động của các biện pháp kiểm soát cỏ khác nhau..
- (a) Mức ưu thế của các loài cỏ chính trong vườn trước khi xử lý.
- Trước khi xử lý, ba loài cỏ ưu thế nhất trong vườn là cỏ san sát (Paspalum conjugatum Berg.
- Robinson), an điền (Hedyotis spp.) phân bố tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức.
- Ở nghiệm thức và 8, loại cỏ ưu thế xếp thứ ba lần lượt là túc hình (Digitaria spp.
- (b) Mức ưu thế của các loài cỏ chính trong vườn cây ăn trái sau khi xử lý - Ở nghiệm thức 1, trồng đậu kudzu: Có sự thay đổi vị trí ưu thế giữa cỏ hôi (từ vị.
- Vậy biện pháp trồng kudzu đủ ảnh hưởng trên cỏ hòa bản, nhưng có thể khống chế các cỏ lá rộng khác (trừ cỏ hôi, có khả năng tăng trưởng mạnh, sinh sản nhanh, và một số cỏ thân bò, hay leo)..
- Ở nghiệm thức 2, trồng cúc thái: Quần thể cỏ thay đổi tương tự như trên.
- Ở nghiệm thức 3, trồng cỏ ruzi: sau xử lý, cỏ san sát vẫn chiếm ưu thế, kế đến là cỏ lông tây (đã từ vị trí 8 lên 2, với SDR từ 3,8 tăng lên 9), rau trai từ vị trí 6 lên 3, bìm bìm từ vị trí 13 lên 4.
- Một số cỏ lá rộng thấp cây không còn ưu thế nữa..
- Ở nghiệm thức 4, phun Gramoxone (0,625.
- Bảng 3: Mức ưu thế.
- của một số loài cỏ chính hiện diện trong vườn trước và 3 tháng sau khi khi áp dụng các biện pháp kiểm soát cỏ , ĐHCT, 2005.
- san Dao Máy cắt Không xử lý.
- Ghi chú: T: Trước khi xử lý.
- S: 3 tháng sau khi xử lý.
- Ở nghiệm thức 5, phun Glyphosan (1,25.
- Màng màng tím từ vị trí 5, lên vị trí ưu thế cao nhất (SDR từ 6,8 lên 37,6).
- Ở nghiệm thức 6, làm cỏ bằng dao, ưu thế của các loài cũng có thay đổi nhưng không nhiều, trừ sậy và cỏ lông tây từ vị trí ưu thế 13 và 14 lên vị trí 4 và 7..
- Ở nghiệm thức 7, kiểm soát cỏ bằng máy cắt cỏ, tương tự như làm cỏ bằng dao, biện pháp dùng máy cắt cỏ ít làm thay đổi quần thể, trừ sậy..
- Ở nghiệm thức đối chứng cũng có sự thay đổi về thứ tự ưu thế của các loài cỏ, đáng chú ý là sậy, từ vị trí 13 lên vị trí 6 và có hiện diện thêm quán chúng và cỏ.
- 3.4 Sự phát triển sinh khối ở các biện pháp xử lý cỏ khác nhau 3.4.1 Tổng sinh khối.
- Kết quả ở Bảng 4 cho thấy trước khi áp dụng các biện pháp kiểm soát cỏ tổng sinh khối của các nghiệm thức không khác biệt nhau.
- Sau ba tháng, tính từ khi xử lý, tổng sinh khối giữa các nghiệm thức đã có khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
- Các nghiệm thức trồng thêm loại cỏ khảo sát đều có sinh khối cao hơn các nghiệm thức khác, hơn cả đối chứng, trong đó nghiệm thức trồng thêm cỏ ruzi có tổng sinh khối cao nhất.
- Tổng sinh khối của nghiệm thức xử lý Gramoxone, làm cỏ bằng dao hay bằng máy cắt cỏ không khác biệt so với đối chứng.
- Sinh khối của nghiệm thức xử lý với Glyphosan là thấp nhất, cho thấy Glyphosan có hiệu quả diệt cỏ lâu dài.
- Tuy nhiên, tùy mục đích mà nhà vườn sẽ chọn biện pháp nhằm tiêu diệt hay còn để cỏ trong vườn.
- Xu hướng hiện nay là chú ý nhiều đến sự đa dạng sinh học, đa dạng sinh thái trong vườn cây ăn trái, nên kiểm soát cỏ nhưng vẫn duy trì một phần sinh khối cần thiết trong vườn..
- 3.4.2 Sự phát triển của các loại cỏ trồng xen trong vườn.
- Kết quả ở Bảng 4, cũng cho thấy 3 loại cỏ trồng phát triển khá tốt trong điều kiện đất vườn, trọng lượng tươi của cỏ ruzi là cao nhất với 4.393 g /m 2 , có khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, so với đậu kudzu và cúc.
- Bảng 4: Tổng sinh khối của các loài cỏ (g/m 2 ) ở các nghiệm thức kiểm soát theo các biện pháp khác nhau.
- Nghiệm thức Trước khi.
- xử lý Sau khi xử lý 3 tháng.
- 3.4.3 Ảnh hưởng của kiểm soát cỏ lên côn trùng, nhện có lợi và trùng đất.
- Kết quả trình bày ở Bảng 5 cho thấy, các biện pháp đã xử lý không ảnh hưởng đến số lượng côn trùng (Collembola, vằn hổ.
- Bảng 5: Ảnh hưởng của các biện pháp kiểm soát cỏ đến côn trùng có lợi (số con/bẫy), và trùng đất.
- Nghiệm thức.
- Trước khi xử lý Sau xử lý 3 tháng.
- xử lý Sau xử lý 3 tháng Trồng kudzu 5,88 b ab Trồng cúc thái 10,13 b bc Trồng cỏ ruzi 3,38 b abc Gramoxone(50cc/8l) 8,00 b abc Glyphosan (100cc/8l) 63,88 a abc Làm bằng dao 14,50 b a Làm bằng máy 8,13 b c Đối chứng 6,25 b abc.
- Số liệu khi xử lý chuyển về log(x+1).
- Hình 3: Trồng cỏ ruzi Hình 4: Phun Gramxone.
- Nhìn chung, mặc dù thời gian khảo sát ngắn, kết quả cũng cho thấy là nếu áp dụng một biện pháp quản lý cỏ nào đó trong thời gian dài sẽ có tác động làm thay đổi mức độ ưu thế của các loài cỏ hiện diện, hay nói các khác là làm thay đổi quần thể cỏ.
- Do đó, cần lưu ý phối hợp một số biện pháp một cách hợp lý, sao cho không làm cho quần thể chuyển sang hướng bất lợi cho quản lý cỏ về sau (Hurle, 1998;.
- Dekker, 1997), cũng như khai thác được lợi ích của cỏ trong vườn..
- Các biện pháp kiểm soát cỏ giúp giảm sự phát triển của cỏ lá hẹp, trong đó, biện pháp trồng cỏ ruzi khống chế 99% cỏ lá rộng hàng niên và cỏ lác, tương đương với phun Glyphosan (1,25% chế phẩm)..
- Cỏ ruzi có thể phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng thấp (đến 40% so với ánh sáng tự nhiên), nên phát triển tốt khi được trồng xen trong vườn..
- Các biện pháp xử lý cỏ không ảnh hưởng đến trùng đất và côn trùng có lợi.
- Có thể trồng cỏ ruzi trong vườn cây ăn trái để kiểm soát cỏ dại đồng thời tận dụng làm cây thức ăn gia súc tăng thêm thu nhập cho người dân..
- Điều tra, khảo sát thành phần cỏ dại tại một số huyện thuộc tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long và bước đầu khảo sát sự biến động của quần thể cỏ dại trong vườn cây ăn trái