« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ ETHEPHON DẠNG ĐƠN VÀ KẾT HỢP VỚI GA3, CACL2 TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM MẬT (CITRUS SINENSIS (L.) OSBECK)


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ ETHEPHON DẠNG ĐƠN VÀ KẾT HỢP VỚI GA 3 , CACL 2 TRƯỚC KHI THU HOẠCH.
- ĐẾN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM MẬT (CITRUS SINENSIS (L.) OSBECK).
- Với mục đích cải thiện màu sắc và kéo dài thời gian bảo quản trái cam Mật, các nghiệm thức sử dụng ethephon dạng đơn và kết hợp được thực hiện.
- Các hóa chất được phun đều trên trái vào thời điểm 1 tuần (Ethephon) và 1 tháng (CaCl 2 và GA 3 ) trước thu hoạch.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả tốt trong việc làm biến đổi màu sắc vỏ trái cam Mật với trị số ∆E và luôn ở mức cao nhất.
- Bên cạnh đó, khi xử lý Ethephon kết hợp với CaCl 2 và GA3 giúp hạn chế sự tổn thất về trọng lượng và hàm lượng vitamin C trong quá trình tồn trữ, có thể kéo dài tuổi thọ trái cam Mật đến 5 tuần mà giá trị cảm quan trái vẫn ổn định trong suốt quá trình tồn trữ..
- Cam Mật cũng được dùng phổ biến vì trái to, có nhiều nước, vị ngọt hoặc chua ngọt (Hoàng Ngọc Thuận, 2005).
- Thêm vào đó, ở điều kiện bình thường, sau khi thu hoạch trái cam thường dễ bị mềm, nhăn da, màu sắc thay đổi, mùi vị và hàm lượng vitamin C giảm sau 5 - 7 ngày.
- Vì vậy, cần có biện pháp khả thi để vừa có thể cải thiện độ cảm quan cũng như chất lượng của trái, đồng thời vừa kéo dài thời gian sử dụng trái tươi sau thu hoạch.
- Do đó, đề tài “Hiệu quả của việc xử lý Ethephon dạng đơn và kết hợp.
- với GA 3 , CaCl 2 trước khi thu hoạch đến màu sắc và phẩm chất trái cam Mật (Citrus sinensis Osbeck L.) ở Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu: đánh giá hiệu quả của Ethephon ở dạng đơn hay kết hợp với GA 3 và CaCl 2 khi phun trên trái cam Mật ở thời điểm trước thu hoạch trong việc cải thiện màu sắc vỏ, phẩm chất và thời gian bảo quản trái sau thu hoạch..
- Đối tượng khảo sát: giống cam Mật (Citrus sinensis (L.) Osbeck) 3 – 4 năm tuổi, có cùng điều kiện canh tác và chăm sóc..
- Nghiệm thức đối chứng: không xử lý hóa chất..
- Nghiệm thức sử dụng Ethephon nồng độ 100 ppm..
- Nghiệm thức sử dụng Ethephon nồng độ 100 ppm kết hợp 2.000 ppm CaCl 2.
- Nghiệm thức sử dụng Ethephon nồng độ 100 ppm kết hợp 20 ppm GA 3.
- Nghiệm thức kết hợp 100 ppm Ethephon + 2.000 ppm CaCl2 + 20 ppm GA 3 .
- Mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây, thu mỗi cây 17 – 20 trái..
- Hóa chất Ethephon được phun vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch.
- CaCl 2 và GA 3 được phun vào thời điểm 1 tháng trước thu hoạch..
- Trái sau khi thu về được rửa với nước sạch, để ráo nước rồi bố trí bảo quản ở điều kiện phòng.
- Theo dõi thời gian tồn trữ và ghi nhận các chỉ tiêu mỗi tuần 1 lần.
- Số liệu được phân tích dựa vào phép thử Duncan của chương trình thống kê SPSS để tìm ra sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm..
- trái cam Mật theo thời gian bảo quản Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái cam Mật ở thí nghiệm xử lý Ethephon dạng đơn hoặc kết hợp với GA 3 và CaCl 2 trước thu hoạch có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản (Bảng 2).
- Sau một tuần bảo quản, tỷ lệ hao hụt cao nhất là nghiệm thức đối chứng (6,5.
- kế đến là nghiệm thức phun Ethephon (6,1.
- tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp nhất là nghiệm thức phun Ethephon kết hợp với GA 3 (3,9.
- Suốt thời gian từ tuần 2 đến tuần 6 sau thu hoạch, nghiệm thức đối chứng luôn cho thấy hao hụt trọng lượng cao và không khác biệt so với nghiệm thức xử lý ethephon đơn.
- Trong khi đó, ở các nghiệm thức xử lý Ethephon kết hợp với GA 3 hay CaCl 2 , trọng lượng trái được duy trì ổn định hơn với tỷ lệ hao hụt thấp hơn so với chỉ phun Ethephon và khác biệt so với đối chứng..
- trái cam Mật theo thời gian bảo quản Nghiệm thức Thời gian bảo quản (tuần).
- khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 1%.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy trái sau thu hoạch không còn được bổ sung nước và dinh dưỡng từ cây mẹ, đồng thời phải tiếp tục các quá trình phản ứng duy trì đời sống sau thu hoạch nên lượng nước, chất hữu cơ mất đi trong giai đoạn này rất lớn (Quách Đĩnh et al., 1996.
- Thêm vào đó, nhiệt độ bảo quản cao (trung bình 27 – 29 o C) và ẩm độ thấp (trung bình 67 – 69%) cũng tác động không ít đến sự thoát hơi nước của trái, làm cho trái mất nhiều nước (Trần Minh Tâm, 2003.
- Sự hao hụt này có thể được hạn chế khi phun Ethephon kết hợp với GA 3 và CaCl 2 bởi tỷ lệ hao hụt trọng lượng ở các nghiệm thức này luôn có xu hướng thấp hơn, ở các nghiệm thức có GA 3 và CaCl 2 , sự hao hụt trọng lượng trái được hạn chế (Sen et al., 2001.
- 3.2 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái cam Mật theo thời gian bảo quản.
- Màu sắc của trái cam mật là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tươi ngon, hấp dẫn của sản phẩm.
- Sự thay đổi màu sắc vỏ trái của các nghiệm thức xử lý hóa chất khác nhau được đánh giá thông qua trị số khác biệt về màu sắc vỏ trái (∆E) và giá trị b (biểu thị mức độ chuyển màu sắc từ xanh lá sang màu vàng).
- Kết quả phân tích thống kê ở bảng 3và 4 cho thấy, trị số khác biệt về màu sắc vỏ trái (∆E) giữa các nghiệm thức không khác biệt nhau từ lúc thu hoạch và trong quá trình bảo quản.
- Tuy nhiên, đến cuối thời gian bảo quản, trị số ∆E giữa các nghiệm thức lại khác biệt thống kê ý nghĩa 5%, cao nhất là 70,1 ở nghiệm thức phun Ethephon.
- đơn, kế đến là nghiệm thức xử lý Ethephon kết hợp với CaCl 2 (69,2) và khác biệt thống kê so với không xử lý (60,3).
- Màu sắc vỏ trái ở các nghiệm thức phát triển từ xanh – vàng sang vàng, trong đó, màu sắc trái ở các nghiệm thức xử lý Ethephon đều có màu vàng đẹp hơn so với không xử lý.
- Do bị héo nhanh nên đến tuần thứ 5 sau khi tồn trữ, nghiệm thức đối chứng và xử lý ethephon đơn đã mất giá trị cảm quan và vỏ trái bị héo vàng so với các nghiệm thức sử dụng ethephon kết hợp (Hình 1)..
- Bảng 3: Sự thay đổi trị số màu sắc (∆E) của vỏ trái cam Mật (trong không gian L, a, b) theo thời gian bảo quản.
- Nghiệm thức Thời gian bảo quản (tuần).
- F ns ns ns ns ns ns.
- khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê..
- Hình 1: Màu sắc trái cam mật ở thời điểm thu hoạch (a) và 5 tuần sau khi tồn trữ (B).
- Kết quả thí nghiệm giúp nhận định rằng việc phun Ethephon dạng đơn hay kết hợp với CaCl 2 trước thu hoạch không chỉ có thể cải thiện màu sắc trái cam Mật lúc thu hoạch mà còn ảnh hưởng đến sự biến đổi màu sắc trái trong thời gian bảo quản, Ethephon là chất gây lão hóa, đẩy nhanh sự chín nên làm trái chín nhanh và màu trái vàng hơn (Trần Hạnh Phúc, 2000.
- Khedkar (1992) khi xử lý trên trái cam Mật bằng Ethephon (200 ppm) kết hợp với bảo quản trong phòng tối có tác dụng cải thiện màu sắc, mùi vị và độ cứng của trái.
- Thí nghiệm phun Ethephon 100 ppm trên cam Soàn vào thời điểm 1 tuần trước thu hoạch cũng làm biến đổi màu xanh vỏ trái khi chín mà không ảnh hưởng đến phẩm chất trái (Phan Thị Xuân Thủy, 2008)..
- Bảng 4: Sự thay đổi trị số màu sắc (trị số b) của vỏ trái cam Mật (trong không gian L, a, b) theo thời gian bảo quản.
- ns ns ns ns ns ns.
- 3.3 Sự thay đổi độ Brix dịch trái cam Mật theo thời gian bảo quản.
- Theo thời gian bảo quản, độ Brix dịch trái cam Mật ở các nghiệm thức đều tăng dần (Bảng 5).
- Bên cạnh đó, điều kiện bảo quản cũng có thể ảnh hưởng đến chất hòa tan trong trái.
- Vì vậy, độ Brix của trái có xu hướng tăng theo thời gian (Dhillon et al., 1976.
- Bảng 5: Sự thay đổi độ Brix dịch trái cam Mật theo thời gia bảo quản Nghiệm thức Thời gian bảo quản (tuần).
- Việc phun Ethephon trước thu hoạch dạng đơn hoặc kết hợp với GA 3 hay CaCl 2 không làm tăng hàm lượng chất rắn hòa tan trong dịch trái lúc thu hoạch.
- Thí nghiệm trên trái cam Soàn cũng kết luận tương tự, xử lý ethephon nồng độ 200 ppm lên trái vào thời điểm 1 tuần trước thu hoạch cũng không làm thay đổi độ Brix và hàm lượng đường tổng số trong trái so với không xử lý (Phan Thị Xuân Thủy, 2008).
- Theo nghiên cứu của Lý Hoàng Minh (2009), phun Ethephon (50 và 100 ppm) dạng đơn hoặc kết hợp với CaCl 2 và NAA lên trái cam Mật cũng không tìm thấy ảnh hưởng đối với độ Brix của trái lúc thu hoạch..
- 3.4 Sự thay đổi pH dịch trái cam Mật theo thời gian bảo quản.
- Nhìn chung, pH dịch trái ở các nghiệm thức xử lý Ethephon dạng đơn hay kết hợp với GA 3 và CaCl 2 trên cam Mật (Bảng 6) có xu hướng tăng theo thời gian.
- phân tích thống kê cho thấy, pH của trái ở các nghiệm thức xử lý hay không xử lý Ethephon đều không khác biệt thống kê lúc thu hoạch và trong suốt thời gian bảo quản, trừ tuần 2 sau khi thu hoạch trái cam Mật.
- Điều này cho thấy việc xử lý Ethephon dạng đơn hay phối hợp với GA 3 và CaCl 2 đều không ảnh hưởng đến pH dịch trái.
- Kết quả này phù hợp với kết quả của Phan Thị Xuân thủy (2008), khi xử lý Ethephon nồng độ 200 ppm vào thời điểm 1 tuần trước thu hoạch không ảnh hưởng đến trị số pH dịch trái cam Soàn..
- Bảng 6: Sự thay đổi pH dịch trái cam Mật theo thời gian bảo quản.
- Đối chứng a .
- F ns ns * ns ns ns ns.
- khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- 3.5 Sự thay đổi vitamin C của trái cam Mật theo thời gian bảo quản.
- Kết quả phân tích ở bảng 7 cho thấy hàm lượng vitamin C ở tất cả các nghiệm thức đều giảm dần theo thời gian.
- Sự khác biệt ở các nghiệm thức được ghi nhận bắt đầu từ tuần 2 sau khi bảo quản.
- Nghiệm thức phun Ethephon có hàm lượng vitamin C cao nhất, nhưng không khác biệt thống kê với đối chứng.
- Nghiệm thức phun Ethephon cùng với GA 3 và CaCl 2 có hàm lượng vitamin C thấp nhất (31,1 mg/100g trọng lượng tươi), khác biệt thống kê so với không xử lý ở mức ý nghĩa 5%.
- Tuy nhiên, từ tuần 4 sau khi bảo quản, hàm lượng vitamin C ở nghiệm thức chỉ xử lý Ethephon có xu hướng giảm thấp hơn nhưng không khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.
- Đến cuối thời gian bảo quản (tuần 6), hàm lượng.
- ascorbic acid duy trì cao nhất ở nghiệm thức phun Ethephon kết hợp với GA 3.
- (20,8 mg/100g trọng lượng tươi) và thấp nhất là ở nghiệm thức phun Ethephon cùng với GA 3 và CaCl 2 (17,9mg/100g trọng lượng tươi), nhưng đều không khác biệt với nghiệm thức đối chứng qua phân tích thống kê..
- Bảng 7: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C (mg/100g trọng lượng tươi) của trái cam Mật theo thời gian bảo quản.
- F ns ns.
- Khi xử lý Ethephon 100 ppm trước thu hoạch ở dạng đơn hay kết hợp trên cây cam Mật đều không làm thay đổi hàm lượng acid trong trái lúc thu hoạch và bảo quản..
- Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Xuân Thủy (2008), việc xử lý Ethephon (200 ppm) lên trái cam Soàn 1 tuần trước khi thu hoạch không làm ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C trong trái.
- Đồng thời, báo cáo của Lý Hoàng Minh (2009) cũng khẳng định, xử lý Ethephon 50 ppm 1 tuần trước thu hoạch có tác dụng tốt trong việc cải thiện màu sắc vỏ trái, vitamin C được duy trì ổn định trong suốt thời gian bảo quản.
- Phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả tốt trong việc làm biến đổi màu sắc vỏ trái cam Mật, trị số ∆E và trị số b của các nghiệm thức luôn duy trì ở mức cao.
- Các chỉ tiêu độ Brix, pH cũng ít bị ảnh hưởng và không khác biệt thống kê với các nghiệm thức khác..
- Việc xử lý Ethephon kết hợp với GA 3 có thể hạn chế sự tổn thất về trọng lượng và duy trì hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản.
- Các nghiệm thức xử lý Ethephon kết hợp với các hóa chất khác trước khi thu hoạch có thể kéo dài tuổi thọ trái cam Mật đến 5-6 tuần giúp hạn chế sự hao hụt trọng lượng trái so với đối chứng..
- Quy trình xử lý và bảo quản cam Mật: phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch, có thể kết hợp với GA 3 hay CaCl 2 .
- Tiếp tục nghiên cứu tìm ra nồng độ ethephon thích hợp nhất để xử lý trên cây cam Mật..
- Khi trái chín, thu hoạch và rửa bằng nước sạch, xử lý nước nóng 48 o C trong 4 phút.
- Lý Hoàng Minh (2009), Ảnh hưởng của một số hóa chất xử lý trước thu hoạch và điều kiện bảo quản đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái cam Mật, Luận án thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ..
- Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Bích Thủy và Đinh Sơn Quang, (2006), Giáo trình bảo quản nông sản, NXB Nông Nghiệp Hà Nội..
- Nguyễn Quốc Hội (2005), Ảnh hưởng của một số hóa chất xử lý trước thu hoạch và điều kiện bảo quản đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt Hồng, Luận án thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ..
- Nguyễn Thị Bích Thủy, Trần Thị Lan Hương và Nhữ Thị Nhung (2007), Giáo trình công nghệ bảo quản và chế biến rau quả, Nhà xuất bản Hà Nội..
- trên cam quýt bưởi sau thu hoạch.
- Phan Thị Xuân Thủy (2008), Cải thiện phẩm chất và kéo dài thời gian tồn trữ trái cam Soàn (Citrus sinensis L.
- Soan) bằng biện pháp xử lý hóa chất trước và sau thu hoạch, Luận văn thạc sĩ khoa học Trồng Trọt, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ..
- Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Thiếp và Nguyễn Văn Thoa (1996), Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội..
- Trần Minh Tâm (2003), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà xuất bản Nông nghiệp.