« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế ở Thành phố Cần Thơ (TPCT).
- Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow và Hệ số đo lường hiệu quả đầu tư ICOR (Incremental Capital- Output Ratio) được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế từ nguồn dữ liệu 119 mẫu được thu thập từ năm 1990 đến 2006.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn đầu tư và lao động là hai yếu tố chủ yếu góp phần tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế TPCT.
- Ngành nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- ngành công nghiệp chưa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế TPCT.
- ngành thương mại-dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập.
- Để tăng hiệu quả đầu tư phát triển, Cần Thơ cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
- ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất..
- Từ khóa: Hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư phát triểnkinh tế, tăng trưởng, chất lượng lao động, ứng dụng công nghệ cao.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, vấn đề thu hút vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư và phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra cho các địa phương.
- Đầu tư nước ngoài có sự đóng góp đáng kể đến phát triển và tăng trưởng ở Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Bên cạnh các ngành và lĩnh vực có sự phát triển, tăng trưởng cao do sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, còn có một số ngành và lĩnh vực thu hút vốn đầu tư kém, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của địa phương.
- Cần có cái nhìn tổng thể về tiềm năng và lợi thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế địa phương bền vững..
- Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh, thành ở ĐBSCL có nhiều chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Đề tài nghiên cứu Hiệu quả đầu tư phát triển được tiến hành ở Thành phố Cần Thơ, là địa phương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp có giá trị cao.
- Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Thành phố Cần Thơ..
- Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư, lao động của TPCT;.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và lao động cho tăng trưởng và phát triển kinh tế theo ngành ở TPCT;.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở TPCT..
- Chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của TPCT;.
- Tình hình sử dụng vốn đầu tư của TPCT còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao;.
- Hiệu quả đầu tư còn thấp, ngành công nghiệp chưa phát huy được vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế TPCT..
- Nhiều nhà kinh tế đã sử dụng mô hình tăng trưởng xác định hiệu quả đầu tư và nguồn gốc tăng trưởng với việc phân tích mối quan hệ giữa đầu tư, tăng trưởng và hiệu quả đầu tư qua mô hình Harrod-Domar, đánh giá các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế qua mô hình Solow hay mô hình tổng năng suất nhân tố (Nguyễn Thị Cành, 2004).
- Chất lượng tăng trưởng được đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như phân tích hệ số ICOR, năng suất lao động xã hội (Trương Thị Minh Sâm, 2001)..
- Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như so sánh, kiểm định để phân tích tình hình thu hút vốn vốn đầu tư, lao động của Thành phố Cần Thơ..
- Mô hình tăng trưởng Solow được sử dụng để phân tích sự đóng góp của vốn đầu tư và lao động trong tăng trưởng kinh tế:.
- K: lượng vốn đầu tư.
- vốn đầu tư, lao động, kỹ thuật công nghệ.
- Tầm nhìn, định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
- Thu hút vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Hệ số ICOR được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư:.
- Mức tăng vốn đầu tư/Mức tăng GDP (c) Phương pháp phân tích mục tiêu (3):.
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả như so sánh, kiểm định để làm căn cứ đề xuất các giải pháp thu hút vốn đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở Thành phố Cần Thơ..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Vốn đầu tư phát triển.
- Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển ở Cần Thơ bình quân giai đoạn 2000-2006 là 34,2%/năm.
- vốn đầu tư đạt 1.664,8 tỷ đồng năm 2000 và 9.730 tỷ đồng năm 2006..
- Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển của Cần Thơ, 2000-2006.
- Nguồn vốn đầu tư Năm.
- Vốn nước ngoài Tổng vốn đầu tư .
- Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ .
- Từ năm tổng vốn đầu tư Cần Thơ thu hút được là 30.251,6 tỷ đồng;.
- trong đó, tổng vốn đầu tư trong nước là 29.426,3 tỷ đồng chiếm 97,27%, vốn đầu tư nước ngoài của Cần Thơ còn rất hạn chế, khoảng 3% trên tổng vốn đầu tư.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn đầu tư phát triển của Cần Thơ chủ yếu từ nguồn vốn trong nước.
- trong đó, vốn địa phương luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư của các địa phương khác trong vùng vào Cần Thơ chiếm tỷ trọng không đáng kể..
- Do còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn nên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn thấp.
- Đến đầu năm 2006, trên địa bàn TPCT có 36 giấy phép đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 140,04 triệu USD, vốn thực hiện 75,2 triệu USD chiếm 53,7% vốn đăng ký đầu tư.
- Lao động Năm Tốc độ.
- Lao động làm trong nền kinh tế.
- Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ ( 2006).
- 3.3 Sự đóng góp của vốn đầu tư và lao động trong tăng trưởng kinh tế.
- Chủ yếu ngành thủy sản, xây dựng phát triển nhanh..
- Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy cho thấy lao động và vốn đều có quan hệ tương quan đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ.
- Trong đó, yếu tố lao động giữ vai trò quan trọng hơn yếu tố vốn đầu tư.
- Có đến 87,9% biến động về tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ có thể được giải thích bởi vốn đầu tư và lao động (Hệ số R 2 = 87,9.
- 0, có ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy thời gian qua ngành nông nghiệp phát triển chậm, chưa được đầu tư đúng mức để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao..
- Ngành thủy sản : λ gt;0, có ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy ngành thủy sản được đầu tư và phát triển mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế TPCT..
- Ngành xây dựng : λ có ý nghĩa thống kê 1%, ngành xây dựng phát triển, góp phần phát triển kinh tế TPCT..
- 3.4 Hiệu quả đầu tư phát triển ở Thành phố Cần Thơ.
- Cần Thơ tập trung phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ và hiện đang có tốc độ đô thị hóa cao nên nhu cầu vốn đầu tư của Cần Thơ lớn, nhất là kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì Cần Thơ nhanh chóng xúc tiến xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, những hạn mục công trình quan trọng, tập trung đào tạo nhân lực, v.v…nhằm đáp ứng yêu cầu của đô thị loại I.
- Để đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế của địa phương ta phân tích hệ số ICOR, tỷ lệ giữa tăng vốn đầu tư và tăng GDP.
- Đây là những năm đầu sau khi tách tỉnh nên Cần Thơ đẩy mạnh đầu tư để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của TPCT..
- Cần Thơ Trong đó:.
- Từ năm nông nghiệp tăng trưởng chậm (năm 2001 giảm so với năm 2000), trong khi vốn đầu tư cho ngành giảm đáng kể, chỉ mới bắt đầu tăng dần từ năm 2005.
- hệ số ICOR phản ánh sự kém phát triển của ngành.
- Nông nghiệp Cần Thơ còn nhiều tồn tại.
- đầu tư phát triển cho ngành còn ít, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế, chưa khai thác được lợi thế và tiềm năng của ngành.
- Công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp còn chậm phát triển.
- Để thu hút đầu tư có hiệu quả hơn, TPCT đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp.
- cải tiến nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư..
- Thương mại-dịch vụ Cần Thơ chỉ mới bắt đầu phát triển, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế TPCT.
- Ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của dân cư, trong những năm qua kinh tế liên tục phát triển với nhịp độ khá cao nên đời sống của các tầng lớp dân cư ở Cần Thơ dần được cải thiện và ổn định hơn so với giai đoạn trước.
- Cần Thơ .
- Cần Thơ so với ĐBSCL .
- Cần Thơ so với cả nước .
- Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư –Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 173/2001/QĐ-TTg và định hướng phát triển KT-XH vùng ĐBSCL giai đoạn 2006-2010.
- 4.1 Thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
- có chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý.
- phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- tạo môi trường minh bạch, lành mạnh trong đầu tư..
- Chú trọng hơn nữa những điều kiện hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài..
- Để sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm gắn liền với lợi thế địa phương.
- tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
- Phân bổ vốn đầu tư phát triển phải căn cứ vào nhu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực theo từng giai đoạn.
- tránh đầu tư không đúng nhu cầu sẽ gây lãng phí trong khi ngành thiếu vốn sẽ bị kìm hãm năng lực phát triển.
- Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tất cả các dự án, kế hoạch đầu tư cần phải được thẩm định và giám sát từ trước, trong và sau khi kết thúc dự án..
- Để lực lượng lao động có tay nghề cao, đòi hỏi Cần Thơ đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật.
- 4.3 Đầu tư và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
- Hiện nay, đầu tư áp dụng công nghệ cao trong sản xuất ở Cần Thơ còn nhiều hạn chế.
- Để tăng hiệu quả đầu tư và khai thác lợi thế trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ cần đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao trong công nghiệp, đặc biệt cho công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
- Trong thời gian qua, Cần Thơ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Trong đó, vốn đầu tư và lao động là hai yếu tố chủ yếu góp phần tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế TPCT.
- Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Cần Thơ thấp, còn tồn tại ở nhiều mặt nên hạn chế hiệu quả đầu tư.
- Chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của TPCT (phù hợp kiểm định 1).
- tình hình sử dụng vốn đầu tư của TPCT còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao (phù hợp kiểm định 2).
- Ngành nông nghiệp phát triển chậm, chưa được đầu tư đúng mức để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- Ngành công nghiệp chưa phát triển đáng kể, chưa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế TPCT (phù hợp kiểm định 3).
- Ngành thương mại-dịch vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập..
- Do đó, để tăng hiệu quả đầu tư phát triển, Cần Thơ cần có những giải pháp tích cực để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại như cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả