« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VƯỜN THANH LONG Ở HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG.
- Hiệu quả đầu tư, huyện Mang Thít, IRR, NPV, thanh long.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, được thực hiện bằng phỏng vấn 86 hộ trồng thanh long bằng phiếu câu hỏi cấu trúc.
- Các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư gồm giá trị hiện tại ròng, nội suất sinh lợi, tỉ suất hiệu quả đồng vốn và thời gian hoàn vốn.
- Phân tích được được thực hiện trên 3 kịch bản:1 kịch bản nền với giá thực tế và 2 kịch bản giả định về giá giảm 30% và 50% so với giá thực tế.
- Kết quả cho thấy trồng thanh long cần vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận mang lại cũng rất cao, theo đó giá trị hiện tại ròng trung bình của nhà vườn đạt 192 triệu đồng/ha/năm đến 1,2 tỉ đồng/ha/năm tùy theo tuổi vườn, đồng thời nhà vườn chỉ cần 2 năm để hoàn vốn đầu tư.
- Tuy nhiên, giá giảm 30% và 50% thì hiệu quả đầu tư của vườn giảm sút nghiệm trọng, theo đó hầu hết các vườn mới thành lập không có khả năng hoàn vốn.
- Hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
- Thanh long (tên tiếng Anh là dragon fruit và tên khoa học là Hylocereus undulatus, Haw) được trồng khá phổ biến ở các nước nhiệt đới ở Châu Mỹ và Châu Á.
- Tại Việt Nam, thanh long được trồng chủ yếu ở Bình Thuận, Long An và Tiền Giang và là một trong 12 loại cây ăn quả được chú trọng quy hoạch phát triển ở khu vực Nam bộ, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).
- Mục tiêu của quy hoạch diện tích thanh long cả nước đến 2020 là 24.800 ha, riêng ở ĐBSCL là 7.300 ha, tập trung ở 2 tỉnh Tiền Giang và Long An (Quyết Định 1648/QĐ-BNN-TT, 2013).
- Tuy nhiên, do lợi nhuận cao mà diện tích thực tế của thanh long ở ĐBSCL đã cao hơn so diện tích quy hoạch, chẳng hạn như ở Long An có khoảng 11.000 ha và Tiền Giang có 8.000 ha và một số tỉnh khác không nằm trong quy hoạch cũng có những diện tích nhất định..
- Tỉnh Vĩnh Long, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí nằm ở trung tâm ĐBSCL, nên diện tích cây thanh long đã phát triển khoảng 254 ha, riêng huyện Mang Thít là 125 ha, chiếm 48% diện tích toàn tỉnh, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
- Thanh long mang lại giá trị xuất khẩu cũng như lợi nhuận cho người nông dân rất lớn, số liệu thống kê cho thấygiá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam tăng từ hơn 57 triệu USD năm 2010 lên hơn 483 triệu USD năm 2015 và khoảng 1,1 tỷ USD năm 2018.
- Thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 80.
- Tuy nhiên, gần đây diện tích thanh long đang gia tăng ở Trung Quốc và giá thanh long luôn biến động khó dự đoán trong khi đầu tư ban đầu cũng như chi phí hàng năm khá lớn nên hiệu quả đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro.
- Nghiên cứu này vì vậy trước hết là đánh giá hiệu quả đầu tư gồm 4 thông số: giá trị hiện tại ròng (NPV), nội suất sinh lợi (IRR), tỉ suất hiệu quả đồng vốn (BCR) và thời gian hoàn vốn (PP) của các vườn thanh long ở huyện Mang Thít được trồng từ năm 2011 đến 2018, đồng thời, phân tích độ nhạy về giá giảm 30% và 50% so giá thực tế để xác định khả năng chịu đựng của nhà vườn, từ đó giúp người nông dân có giải pháp ổn định giá và phát triển diện tích thanh long..
- Toàn huyện có 125 ha vườn thanh long với sản lượng khoảng 8.800 tấn/năm (2018), riêng 3 xã An Phước, Chánh An và Mỹ Phước có 110 hộ trồng với 79 ha chiếm 63% diện tích thanh long toàn huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Thít, 2019)..
- Các vườn thanh long khảo sát được trồng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2018, tập trung nhiều ở các năm 2015 về sau.
- Số liệu của hộ trồng thanh long liên quan đến giá trị tiền đầu tư ban đầu, chi phí hàng năm và doanh thu ở các năm trong quá khứ của tất cả các hộ khảo sát được quy đổi về giá trị hiện tại năm 2019 với lãi suất chiết khấu 10%/năm bằng trung bình lãi suất vay ngân hàng mà các hộ trồng thanh long đã vay trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2018..
- 2.2 Cách tiếp cận và các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư.
- Cách tiếp cận để đánh giá hiệu quả đầu tư vườn thanh long dựa theo lý thuyết phân tích chi phí – lợi ích dự án (Boardman et al., 2006) và phân tích tài chính dự án (IFAD, 2015.
- Trong 86 hộ khảo sát, số vườn thanh long trồng từng năm được phân bố như Bảng 1..
- Bảng 1: Phân bố số vườn thanh long của mẩu khảo sát theo năm trồng.
- Các vườn có cùng chung năm trồng được xếp cùng một nhóm để đánh giá hiệu quả đầu tư theo từng nhóm cho đến thời điểm hiện tại năm 2019 theo.
- Các số liệu về năng suất được nông dân ước tính theo năng suất trên mỗ trụ nhân với mật độ số trụ trên diện tích và giá bán trong các năm được phần lớn số hộ trồng thanh long ghi chép nên việc thu thập số liệu của các hộ này được thuận lợi và đáng tin cậy..
- Hình 1: Minh họa số năm và thời điểm đánh giá vườn thanh long theo nhóm năm trồng (Ghi chú: các số 11-19 là hai số cuối của năm).
- Giả thuyết đặt ra là các vườn đã trồng khá lâu năm có thể cho các chỉ số hiệu quả đầu tư tốt, trong khi các vườn mới trồng gần đây từ 2017 về sau có.
- Bốn chỉ số hiệu quả đầu tư được tính theo các công thức như sau:.
- Khi NPV dương (NPV>0), có nghĩa là vườn thanh long cho hiệu quả đầu tư tốt, và NPV càng cao thì vườn thanh long càng có hiệu quả..
- Trong nghiên cứu này, khi IRR lớn hơn r (10%/năm) điều này có nghĩa vườn thanh long luôn luôn có NPV dương..
- 1 thì đồng vốn sử dụng có hiệu quả..
- và chi phí chiết khấu bằng nhau, đó là thời điểm vườn thanh long có thể hoàn vốn..
- 2.3 Các kịch bản về giá tiêu thụ thanh long Để xác định khả năng chịu đựng tài chính của vườn thanh long dưới sự biến động của giá tại đồng..
- Ba kịch bản (scenarios) về giá tại đồng được sử dụng, bao gồm kịch bản nền (kịch bản 0) sử dụng giá tại đồng thực tế diễn ra trong các năm qua, và hai kịch bản khác là kịch bản giá giảm 30% so giá kịch bản nền (kịch bản 1), và kịch bản giá giảm 50%.
- so giá kịch bản nền (kịch bản 2) (Bảng 2).
- Hai kịch bản giá giảm 30% và 50% được sử dụng do các năm qua thanh long xuất khẩu chủ yếu qua thị trường Trung Quốc với giá không ổn định, có khi giảm sâu còn khoảng 10.000 đồng/kg (Nhật Trường, 2020)..
- Bảng 2: Giá thu mua thanh long theo năm của kịch bản nền và 2 kịch bản khác (đồng/kg).
- Năm Kịch bản nền (kịch bản 0).
- Kịch bản 1.
- 3.1 Quá trình phát triển thanh long và nguồn lực nông hộ.
- Thanh long là loại cây ăn quả được du nhập vào ĐBSCL nhiều năm nhưng ở Vĩnh Long thì thanh long mới được trồng trong các năm gần đây, vì vậy, số năm kinh nghiệm trung bình của nông hộ vườn thanh long là 3,34 năm.
- Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ trung bình chỉ 1,3 ha, trong đó diện tích vườn thanh long chỉ 0,5 ha, chiếm 38,5% diện tích đất nông nghiệp của hộ.
- Thanh long được trồng với mật độ 1.370 cây/ha (Bảng 3).
- Độ tuổi trung bình của chủ hộ trồng thanh long là 48,1.
- Bảng 3: Thông tin nguồn lực nông hộ trồng thanh long huyện Mang Thít.
- Diện tích trồng thanh long (ha/hộ Mật độ trồng (cây/ha) 1.370 287.
- Người dân mới trồng thanh long trong các năm từ 2011, số hộ trồng cũng tương đối thấp ở các năm.
- Nhờ đất đai phù hợp, cây thanh long cho năng suất và lợi nhuận cao, dễ trồng là những lý do chính mà người dân đã trồng loại cây này (Hình 2b)..
- Trồng thanh long cần vốn đầu tư ban đầu lớn nên có đến 36% số hộ đã vay vốn từ các ngân hàng thương mại.
- Năng suất thanh long ở nhóm hộ khảo sát khá cao, tuy nhiên, chúng biến động theo tuổi vườn với mô hình phi tuyến.
- Sau gần một năm trồng, thanh long bắt đầu cho năng suất nhưng còn thấp (trái bói) và dần cao lên ở các năm thứ sau đó giảm dần khi tuổi vườn đạt đến năm thứ 7, 8 và sau đó (Hình 3).
- Một mô hình ước lượng sử dụng trung bình năng suất của 8 nhóm hộ theo năm trồng (2011 đến 2018) cho thấy có tương quan chặt chẽ, có đến 79,8% sự biến động của năng suất được giải thích do sự biến đổi của tuổi vườn thanh long (R Sig.
- Qua mô hình ước lượng này cũng cho thấy tuổi vườn thanh long còn có thể cho thu hoạch đến năm thứ 12 và chấm dứt ở năm thứ 13, điều này phù hợp với đặc điểm sinh học cây thanh long (Nguyễn Văn Kế, 2008)..
- Hình 3: Năng suất thanh long theo tuổi vườn Nguồn: Khảo sát thực tế năm 2019 3.2 Hiệu quả đầu tư vườn thanh long.
- 3.2.1 Chi phí sản xuất thanh long.
- Trồng thanh long có chi phí đầu tư ban đầu rất lớn (năm 0), trung bình gần là 392 triệu đồng/ha.
- Chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất là trụ và giàn để thanh long bám theo khi sinh trưởng với 119,8 triệu đồng, chiếm 30% tổng chi phí đầu tư.
- Tóm lại, nhà vườn phải đầu tư nguồn vốn khá lớn mới có thể xây dựng hoàn thiện một vườn thanh long có tính thương mại..
- Vườn thanh long ở các năm tiếp theo sau khi.
- hàng năm của vườn thanh long (từ năm thứ 1 đến thứ 8 sau khi trồng), trong đó nhiều nhất là lao động (gia đình và lao động thuê) để chăm sóc với 128,59.
- 3.2.2 Hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở kịch bản nền.
- Trong 86 hộ khảo sát, các vườn thanh long được trồng trong gia đoạn từ năm 2011 đến năm 2018..
- Trên cở sở này, diện tích trung bình vườn thanh long theo nhóm hộ ở từng năm được xác định như ở Bảng 4.
- đồng thời, các chỉ số hiệu quả đầu tư cũng được tính toán.
- Theo đó, các vườn thanh long hầu như đều.
- Chỉ số IRR ở tất cả các nhóm hộ (ngoại trừ nhóm 2018) đều rất lớn và lớn hơn 10% là lãi suất vốn vay, điều này cho thấy các vườn thanh long đều có tính khả thi về tài chính.
- Hiệu quả đồng vốn đều lớn hơn 1.
- Các vườn thanh long đều có thể thu hồi vốn vào cuối năm thứ 2 tính từ thời điểm trồng..
- Bảng 4: Hiệu quả đầu tư vườn thanh long theo năm trồng ở kịch bản 0 (R=10%/năm) Các chỉ tiêu.
- 3.3 Hiệu quả đầu tư vườn thanh long theo 2 kịch bản về giảm giá tiêu thụ.
- 3.3.1 Kịch bản 1 – giá tiêu thụ giảm 30%.
- Hiệu quả đầu tư vườn thanh long khi giá thu mua tại đồng (giá cổng trại) bị giảm 30% (kịch bản 1) được thể hiện ở Bảng 5.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng các chỉ số hiệu quả đầu tư đều giảm rõ rệt, mặc dù các vườn thanh long cũng đang có lợi nhuận dương, ngoại trừ vườn mới thành lập năm 2018 chưa thu hồi vốn.
- Khi giá giảm 30% thì vườn thanh long bắt đầu trễ, chẳng hạn năm 2017 thì lợi nhuận ròng thấp, chỉ khoảng 23 triệu/ha/năm, ngoài ra vườn bắt đầu từ 2018 vẫn chưa thu hồi vốn mà còn làm trầm trọng thêm việc thua lỗ (lợi nhuận âm nhiều hơn so với kịch bản nền)..
- Bảng 5: Hiệu quả đầu tư vườn thanh long theo năm trồng ở kịch bản 1 (R=10%/năm).
- 3.3.2 Kịch bản 2 – giá tiêu thụ giảm 50%.
- Khi giá giảm 50% so kịch bản nền thì các chỉ số hiệu quả đầu tư đầu thay đổi theo chiều hướng xấu.
- đi so với kịch bản nền và kịch bản 1.
- Số năm để hoàn vốn của các vườn thanh long bắt đầu từ 2012 trở về sau đến 2015 phải cần thêm thời gian 1 năm để hoàn.
- Điều này đồng nghĩa là các vườn thanh long bắt đầu sớm, có tuổi đời từ 5 năm trở lên vẫn có thể có hiệu quả đầu tư tốt..
- Bảng 6: Hiệu quả đầu tư vườn thanh long theo năm trồng ở kịch bản 2 (R=10%/năm) Các chỉ tiêu.
- Tóm lại, kịch bản nền (kịch bản 0) cho thấy tất cả các vườn thanh long có tuổi đời từ 2 năm trở lên (trồng từ 2017 trở về 2011) đều có NPV dương, ngoại trừ vườn trồng năm 2018 còn bị lỗ do chưa đủ.
- Ở kịch bản 1 và 2 tương ứng với giá tiêu thụ giảm 30% và 50% đã làm cho NPV của các vườn giảm đáng kể, đặc biệt ở kịch bản 2 làm cho vườn thanh long trồng từ năm 2016 về sau có NPV âm (Hình 4)..
- Hình 4: Giá trị hiện tại ròng của vườn thanh long theo kịch bản về giá 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
- Vườn thanh long được bắt đầu trồng ở huyện Mang Thít từ năm 2011, tập trung nhiều nhất ở các năm sau đó giảm dần đến 2018.
- Thanh long cho năng suất khá tốt, biến động từ thấp nhất 25 tấn/ha đến 36 tấn/ha tùy theo tuổi vườn.
- Trồng thanh long tốn chi phí đầu tư ban đầu gần 400 triệu đồng/ha, các năm sau cũng tốn khá nhiều chi phí, khoảng trên 300 triệu đồng/ha/năm.
- Thanh long trong các năm qua có giá bán tại vườn biến động, nhưng đồng thời thanh long cũng cho lợi nhuận cao, các chỉ số hiệu quả đầu tư trên thực tế đều tốt và chỉ cần 2 năm thì các nhà vườn có thể thu hồi vốn..
- Khi giá giảm, đặc biệt giảm sâu 50% so với giá ở kịch bản nền thì các chỉ số hiệu quả đầu tư của vườn thanh long như NPV, IRR, BCR bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lúc này các vườn có tuổi đời trẻ từ bị lỗ, không thể hoàn vốn đầu tư ban đầu..
- Để vườn thanh long có hiệu quả đầu tư tốt, các nông hộ trồng thanh long cần xây dựng liên kết chuỗi giá trị từ người sản xuất đến công ty thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu để ổn định giá tiêu thụ tại đồng nhằm giảm thấp nhất những rủi ro thị trường.
- Bên cạnh đó, nông dân cũng cần thực hiện xử lý ra hoa trái vụ để tránh thu hoạch đồng loạt ảnh hưởng đến giá cả do cung vượt cầu trong không gian thị trường ở Vĩnh Long nói riêng cũng như các tỉnh khác trong vùng như Long An, Tiền Giang và Bình Thuận nơi có diện tích thanh long lớn..
- Sản xuất và xuất khẩu thanh long năm 2019.
- http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/tinh-hinh- san-xuat-va-xuat-khau-thanh-long-nam-2019 FAO (Food and Agricultural Organization), 1997..
- Cây Thanh Long..
- http://en.hcmuaf.edu.vn/rttc-8137-1/vn/-cay- thanh-long.html.
- Đầu ra trái thanh long bấp bênh do chưa mở rộng thị trường xuất khẩu..
- https://vov.vn/kinh-te/dau-ra-trai-thanh-long- bap-benh-do-chua-mo-rong-thi-truong-xuat- khau-1064720.vov