« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH BẠC LIÊU.
- Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất của các làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội cho tỉnh nhà.
- Thêm vào đó, kết quả phân tích phân biệt cho thấy tính chất hộ (hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất làng nghề (làng nghề đã công nhận hay chưa) là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ tham gia làng nghề.
- Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy tính chất hộ, số lao động tham gia sản xuất và vốn lưu động là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã trình bày một số giải pháp cơ bản cũng như nêu lên các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu..
- Từ khóa: làng nghề, hiệu quả sản xuất.
- Đến cuối năm 2009, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 164 làng nghề gồm: 38 làng nghề đan lát.
- 16 làng nghề dệt chiếu.
- 8 làng nghề bánh các loại.
- 7 làng nghề sản xuất bột.
- 7 làng nghề gạch, gốm.
- 5 làng nghề sản phẩm từ dừa.
- 4 làng nghề se lõi lát.
- 3 làng nghề bó chổi.
- 2 làng nghề sản xuất rượu.
- các sản phẩm khác như rèn, trống, tủ thờ, hoa kiểng, ghe xuồng… chỉ có 01 làng nghề..
- Trong đó có 133 làng nghề đã được công nhận ở 8/13 tỉnh, thu hút khoảng 84,5 ngàn lao động.
- Sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở ĐBSCL đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, thu nhập của lao động tham gia vào các làng nghề.
- Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, các làng nghề ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn phải đương đầu, trong.
- đó trên 80% không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, lao động thiếu, công tác xúc tiến quảng bá tiêu thụ sản phẩm còn yếu… Nhiều làng nghề ĐBSCL đứng trước nguy cơ mai một dần..
- Nghiên cứu về “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề tỉnh Bạc Liêu” được hình thành với mong muốn giúp cho các hộ tham gia sản xuất ở các làng nghề đánh giá một cách tổng quát về hoạt động sản xuất của họ.
- Ngoài ra, các cơ quan quản lý ở địa phương có thể dựa vào kết quả của nghiên cứu này làm cơ sở khoa học để đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình thực tế, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống..
- Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu, cụ thể như sau:.
- Phân tích thực trạng hoạt động của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu;.
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu;.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu..
- Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Hồng Dân và Phước Long – Bạc Liêu, do đây là hai huyện tập trung hầu hết các làng nghề trong tỉnh.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, điều tra trực tiếp 122 hộ làng nghề bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo vùng địa lý.
- Đề tài tập trung thu thập thông tin tại các làng nghề thuộc huyện Hồng Dân và Phước Long vì đây là hai huyện tập trug hầu hết các làng nghề của tỉnh.
- Bảng 1: Số mẫu điều tra tại các làng nghề tỉnh Bạc Liêu.
- Đơn vị tính: hộ Tên làng nghề Địa phương.
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như so sánh, phân tích tần số để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề..
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích Chi phí-Lợi ích (Cost Benefit Analysis: CBA), hàm phân tích phân biệt và mô hình hồi qui tương quan để phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các làng nghề..
- Trong đó: Y là thu nhập và doanh thu (biến phụ thuộc).
- Mục tiêu 3: Dựa trên kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các làng nghề ở địa phương..
- 4.1 Thực trạng hoạt động của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu.
- Hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 6 làng nghề nổi tiếng và mang tính chất truyền thống như làng nghề mộc đã tồn tại trên 80 năm, nghề rèn trên 100 năm, những làng nghề tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long.
- Tuy nhiên, nhìn chung làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa đa dạng về ngành hàng, phát triển chậm, phân tán, quy mô sản xuất nhỏ..
- Theo kết quả điều tra cho thấy, các làng nghề này đã giải quyết một lượng lao động lớn cho địa phương, như làng nghề mộc số lượng lao động tham gia nghề này đến 59,77% của ấp, làng nghề đan đát có 54,08% lao động của ấp tham gia, và nghề dệt chiếu, nghề rèn, nghề bánh tráng là 13,41% lao động của ấp tham gia..
- Trong số hộ tham gia hoạt động làng nghề thì có 55,7% hộ chuyên làm nghề và đây là nguồn thu nhập duy nhất của hộ (hộ chuyên), và 44,3% hộ vừa tham gia hoạt động nghề vừa làm thêm những hoạt động khác như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán.
- đây là những hộ tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm nhằm khai thác lao động nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình (hộ kiêm)..
- Bảng 2: Qui mô lao động của các làng nghề Bạc Liêu năm 2009.
- Làng nghề đan đát ở huyện Hồng Dân có 188 hộ tham gia, chiếm 43,02% so với tổng số hộ trong Ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, với 1.260 lao động trực tiếp làm nghề đan đát (chiếm 54,08% số lao động trên địa bàn), sản phẩm làm ra chủ yếu là cần xé.
- Các hộ theo làng nghề còn gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển làng nghề đan đát còn hạn chế, sản xuất thiếu tập trung chủ yếu theo hình thức tự phát nhỏ lẻ, đầu ra của sản phẩm không ổn định, các thương lái thường xuyên ép giá..
- Làng nghề mộc gia dụng ở ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân có 78 hộ làm nghề mộc gia dụng (chiếm 31,07% số hộ trên địa bàn), với tổng số 312 lao động tham gia làm nghề trực tiếp (chiếm 59,8% số lao động trên địa bàn).
- Giá trị sản phẩm làm ra từ nghề mộc gia dụng là 115.000 sản phẩm/năm, thu nhập bình quân đầu người từ làng nghề đạt đồng/người/năm.
- Nghề truyền thống như làng nghề dệt chiếu, bánh tráng và rèn được hình thành và phát triển rất lâu đời, sản phẩm làm ra từ 3 nghề trên được nhiều nơi tín nhiệm..
- Tuy nhiên, các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn như người dân còn sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, tiêu thụ chủ yếu cho người tiêu dùng ở địa phương và một số đầu mối nhỏ lẻ.
- Hiện cả ba làng nghề trên đang trong tiến trình làm thủ tục để được công nhận làng nghề truyền thống..
- 4.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về lợi nhuận giữa các loại làng nghề, cao nhất là làng nghề mộc (lợi nhuận bình quân hộ là 24.974 ngàn đồng).
- Tuy nhiên, vì hoạt động chủ yếu của làng nghề là tạo thu nhập cho hộ và khai thác lao động nông nhàn nên chỉ tiêu lợi nhuận không quan trọng, đa số hộ tham gia hoạt động làng nghề “bỏ công để làm lời”, nên có những làng nghề khi tính các khoản chi phí (bao gồm cả lao động thuê và lao động nhà) thì lợi nhuận của hộ có thể là.
- Nên thay vì sử dụng chỉ tiêu về lợi nhuận thì chỉ tiêu về thu thập rất quan trọng khi xác định hiệu quả hoạt động của các làng nghề..
- Bảng 3: Hiệu quả hoạt động sản xuất của làng nghề Chỉ tiêu ĐVT Chung Mộc Đan.
- Thu nhập/ lao.
- Thu nhập/.
- Thu nhập/ Chi.
- Thu nhập/ vốn L ần .
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân thu nhập trên hộ của các làng nghề trong tỉnh là 38.593 ngàn đồng, trong đó hộ chuyên có thu nhập cao hơn (bình quân là 54.872,81 ngàn đồng/hộ), và hộ kiêm thu nhập bình quân là 18.092,64 ngàn đồng/hộ.
- Trong 6 làng nghề thì làng nghề mộc gia dụng có thu nhập bình quân hộ là cao nhất (89.145 ngàn đồng/hộ).
- Làng nghề bánh tráng và đan đát có thu nhập bình quân hộ thấp nhất do giá trị sản phẩm không cao..
- Tuy làng nghề mộc và rèn đạt lợi nhuận và thu nhập cao nhất nhưng do vốn đầu tư cao nên với một đồng vốn đầu tư thì 2 làng nghề này tạo thu nhập thấp hơn những làng nghề khác, điều này cho thấy vốn là một trong những đòi hỏi cấp thiết tại các làng nghề của tỉnh hiện nay..
- 4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất tại các làng nghề Theo kết quả phân tích, có 3 yếu tố trong mô hình hàm hồi quy có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến thu nhập hộ tham gia hoạt động làng nghề như tính chất hộ, số lao động tham gia sản xuất và vốn lưu động..
- Bảng 4: Hệ số ước lượng của các biến trong mô hình hàm thu nhập.
- Tính chất hoạt động của hộ (X .
- Và nếu cố định các biến tính chất hộ, mặt hàng hộ sản xuất ra, vốn cố định, vốn lưu động (tương ứng X 1 , X 2 , X 4 , X 5 ) thì khi số lượng lao động hộ sản xuất làng nghề tăng thêm 1 người sẽ làm thu nhập của hộ sẽ tăng 8.074,679 ngàn đồng mỗi năm.
- Điều này cho thấy yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của các làng nghề của tỉnh..
- Cho thấy đối với các hộ tham gia hoạt động sản xuất nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất để tăng thu nhập cho hộ, đặc biệt là vốn lưu động..
- Bảng 5: Kết quả phân tích phân biệt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất F Ý nghĩa thống.
- Kết quả hàm phân tích phân biệt thu nhập của hộ làng nghề có thể viết như sau:.
- Kết quả trên cho thấy các yếu tố: tính chất hộ (hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất làng nghề (làng nghề đã công nhận và chưa công nhận) tạo nên sự khác biệt về thu nhập của các hộ làng nghề.
- Cụ thể các yếu tố hộ chuyên, số lao động, làng nghề đã được tỉnh công nhận đóng vai trò quan trọng làm tăng thu nhập cho hộ.
- Đối với những hộ chuyên do nguồn thu nhập chính chỉ từ tham gia hoạt động sản xuất làng nghề nên thu nhập của hộ có xu hướng cao hơn hộ kiêm, thêm vào đó do được sự hỗ trợ của địa phương nên những làng nghề đã được tỉnh công nhận có điều kiện phát triển tốt hơn..
- 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề Từ phân tích trên cho thấy, tính chất hộ và lao động là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các làng nghề.
- Hầu hết lao động ở các làng nghề trong tỉnh có trình độ học vấn và chuyên môn rất thấp nên đây là khó khăn và trở ngại, nhất là trong vấn đề tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm làm ra không đa dạng về chủng loại, khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao.
- Qua nghiên cứu cho thấy vốn, đặc biệt là vốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hộ.
- Vì vậy, cần có chính sách tài chính và tín dụng cho làng nghề..
- Qua nghiên cứu cho thấy có 46,72% hộ ở các làng nghề muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp nhưng không vay được lý do chủ yếu là hộ không được bảo lãnh trong việc vay, không có tài sản thế chấp, các hộ làng nghề mộc gia dụng và làng nghề rèn hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn nên cũng gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng… chính vì thế, nhiều hộ không được vay đủ vốn để sản xuất từ ngân hàng phải đi vay tư nhân với lãi suất cao.
- Chính điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng hoạt động và thu nhập của hộ tham gia hoạt động làng nghề..
- Bên cạnh đó, qua phân tích phân biệt cho thấy tính chất hộ làng nghề đã được công nhận có thu nhập cao hơn những làng nghề chưa được công nhận.
- Hiện tỉnh có hai làng nghề được công nhận là mộc và đan đát.
- Nên tỉnh sớm hoàn thiện thủ tục công nhận những làng nghề còn lại.
- Tổ chức lại khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
- Các làng nghề tồn tại với quy mô nhỏ, phân tán, mạnh ai nấy làm, không tìm kiếm cơ hội hợp tác liên doanh, liên kết với nhau để giảm khâu trung gian, giảm giá thành.
- Vì vậy cần tổ chức lại từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thông qua sự có mặt của hợp tác xã hoặc một tổ chức hay cá nhân có tư cách pháp nhân..
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề.
- Các cơ quan, ban, ngành tỉnh cần giúp các làng nghề tiếp cận thị trường trên cơ sở cung cấp thông tin về thị trường, tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề..
- Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các làng nghề.
- cho các làng nghề trong tỉnh hiện nay và cho hoạt động sản xuất trong thời gian tới..
- Ngoài những vấn đề nêu trên để giúp các hộ làng nghề có điều kiện hoạt động sản xuất tốt hơn chính quyền địa phương cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề, hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị, máy móc và mặt bằng sản xuất..
- Nhưng trước mắt, trong giai đoạn hiện nay để các làng trong tỉnh vượt qua những khó khăn thử thách như đã trình bày ở các nội dung trên thì các hộ sản xuất trong mỗi làng nghề phải chủ động hợp tác, liên kết với nhau, chia sẻ bí quyết, kỹ năng sản xuất để cùng nhau tiến bộ.
- Các làng nghề trên địa bàn Bạc Liêu đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời, đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên tỉnh, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động nông nhàn, khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động, các làng nghề đóng vai trò to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
- Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình hoạt động các làng nghề tỉnh gặp không ít những khó khăn, tồn tại nhất định như thiếu vốn, gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, thường xuyên bị người mua ép giá, thiếu phương tiện vận chuyển, hoạt động mang tính nhỏ lẻ, tự phát, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, trình độ lao động tham gia làng nghề không cao, nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm.
- Vì vậy, việc bảo tồn, duy trì và phát triển làng nghề của tỉnh trong thời gian tới là một vấn đề quan trọng và cấp bách không chỉ có giá trị về mặt kinh tế – xã hội mà còn có giá trị về mặt bảo tồn nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc..
- Đối với hộ hoạt động làng nghề: Qua quá trình điều tra tại các hộ tham gia hoạt động làng nghề cho thấy, các hộ thường xuyên sử dụng vốn vay vào mục đích khác nên không phát huy hiệu quả sử dụng vốn hoạt động làng nghề, các hộ tham gia làng nghề cần sử dụng vốn vay đúng mục đích tránh lạm dụng vốn cho hoạt động khác..
- Cần có chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các làng nghề.
- Hỗ trợ các hộ sản xuất trong việc vay vốn mua nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất..
- Kiến nghị đối với các cơ quan, ban, ngành: Tăng cường các hoạt động khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để phát triển làng nghề..
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển 19 làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn ĐBSCL, Chương trình hợp tác Tây Ban Nha-CTU