« Home « Kết quả tìm kiếm

HIệU QUả HOạT ĐộNG SảN XUấT KINH DOANH CủA LàNG NGHề DệT CHIếU ĐịNH YÊN - ĐồNG THáP


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU ĐỊNH YÊN – ĐỒNG THÁP.
- Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên – Đồng Tháp.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất ở làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội cho tỉnh nhà.
- Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy số lao động tham gia sản xuất, vốn lưu động và tính chất hoạt động (hộ dệt máy hay dệt tay) là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã trình bày một số giải pháp cơ bản cũng như nêu lên những những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho làng nghề trong thời gian tới..
- Từ khóa: làng nghề, dệt chiếu, hiệu quả sản xuất.
- Làng nghề dệt chiếu Định Yên là một trong những làng nghề nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp.
- Đây là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có thể nói sự phát triển của làng nghề đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau có lúc hưng thịnh, có lúc trầm lắng, song người dân nơi đây vẫn luôn gắn bó với nghề cha truyền con nối này.
- Từ nghề dệt chiếu, ở Định Yên không chỉ phát sinh ra chợ bán chiếu mà còn có chợ bán lát, chợ bán trân, bán cói trên sông rạch, để phục vụ nguyên – vật liệu cho làng nghề dệt chiếu truyền thống ở địa phương.
- Từ những đặc điểm trên cho ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề, mức độ quan trọng của làng nghề đối với cuộc sống của người dân trong xã và mức độ ảnh hưởng của làng nghề đối với.
- “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên – Đồng Tháp” được hình thành nhằm giúp cho các hộ tham gia sản xuất ở làng nghề đánh giá một cách tổng quát về hoạt động sản xuất của họ.
- Ngoài ra, các cơ quan quản lý ở địa phương dựa vào kết quả nghiên cứu này để có căn cứ khoa học để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm duy trì và đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh nhà, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm làm ra..
- Đề tài nghiên cứu thực trạng làng nghề dệt chiếu Định Yên trên địa bàn xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu tỉnh Đồng Tháp:.
- Phân tích tổng quan tình hình hoạt động của làng nghề dệt chiếu Định Yên - Đồng Tháp..
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất – kinh doanh của làng nghề..
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho làng nghề của địa phương..
- Đề tài tiến hành điều tra trực tiếp 84 hộ có tham gia hoạt động làng nghề.
- phân tầng theo tính chất hoạt động của các hộ (gồm có nhóm hộ dệt chiếu bằng máy và nhóm hộ dệt chiếu bằng khung dệt tay), gồm có 50 hộ dệt tay và 34 hộ dệt máy..
- Những hộ này được chọn ngẫu nhiên tại địa bàn nghiên cứu thông qua danh sách các hộ tham gia làng nghề được cung cấp..
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số và kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (independent sample t-test) để phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.
- Phương pháp phân tích phân biệt và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của làng nghề..
- Các biến độc lập là các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề như: vốn, lao động, năm kinh nghiệm, tính chất hộ (chuyên – kiêm), số mặt hàng, tính chất hoạt động (dệt tay – dệt máy)..
- X i : các biến độc lập (i = 1 , n ) là các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề như: vốn, lao động, năm kinh nghiệm, tính chất hộ (chuyên – kiêm), số mặt hàng, tính chất hoạt động (dệt tay – dệt máy)..
- 3 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ ĐỊNH YÊN Làng nghề dệt chiếu Định Yên nằm ở 4 ấp là ấp An Lợi A, ấp An Lợi B, ấp An Bình, ấp An Khương - xã Định Yên - huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp.
- Làng nghề dệt chiếu Định Yên đã duy trì và tồn tại trên 100 năm, từ đời ông chuyển sang đời cha và duy trì cho đời con cháu hiện nay, đồng thời trong thời gian qua nghề dệt chiếu đã giải quyết được một lượng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần rất lớn cho công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
- Nguyên liệu phục vụ cho làng nghề chủ yếu là lát, trân, chỉ, phẩm màu.
- Từ năm 2003, làng nghề xã Định Yên được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là làng nghề truyền thống..
- Theo kết quả điều tra, trong số hộ tham gia hoạt động làng nghề thì có 44,0% hộ chuyên làm nghề và đây là nguồn thu thu nhập duy nhất của hộ (hộ chuyên), và 56,0% hộ vừa tham gia hoạt động nghề vừa làm thêm những hoạt động khác như tiền lương, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán.
- đây là những hộ tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề nhằm khai thác lao động nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình (hộ kiêm).
- Từ nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân của các hộ làng nghề năm 2011 là 54.176,87 ngàn đồng/hộ.
- Làng nghề địa phương trong thời gian qua được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp và chính quyền nhằm tăng thu nhập ổn định cho lao động.
- 4.1 Thông tin chung về hộ tham gia hoạt động sản xuất làng nghề.
- Phần lớn các hộ chọn tham gia nghề dệt chiếu vì làng nghề này mang tính chất truyền thống (92,9% số hộ).
- Hầu hết các hộ làng nghề đều cho rằng sản phẩm làm ra đáp ứng được về chất lượng, mẫu mã và chủng loại.
- Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán.
- Các hộ tham gia làng nghề đều vướng phải một số khó khăn chung như: thiếu vốn, thiếu lao động, kỹ thuật công nghệ và thiết bị..
- 4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nhìn chung các hộ tham gia hoạt động làng nghề đạt hiệu quả về mặt tài chính, cả lợi nhuận và thu nhập bình quân hộ đều dương.
- Với kết quả hoạt động tốt, làng nghề dệt chiếu Định Yên – Đồng Tháp đã tạo ra nguồn thu cho hộ tham gia làng nghề, đồng thời giải quyết được lao động nhà rỗi trong địa phương.
- Cả 2 nhóm hộ dệt tay và dệt máy cũng đều thu được lợi nhuận, tuy nhiên doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập bình quân giữa hộ làng nghề dệt bằng tay và máy có sự khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê 1%..
- Bảng 1: Hiệu quả hoạt động sản xuất làng nghề.
- Thu nhập bình quân/hộ .
- Qua phân tích các tỷ số tài chính cho thấy được với các hộ tham gia hoạt động làng nghề là hộ dệt máy thì hiệu quả hoạt động luôn cao hơn hộ làng nghề dệt tay.
- Các hộ làng nghề chỉ lấy công để mang lại thu nhập cho mình.
- Điều này cho thấy, việc ứng dụng máy móc vào quá trình sản xuất sản phẩm làng nghề là một trong những vấn đề mà địa phương cũng như những hộ làng nghề cần chú trọng..
- 4.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh của.
- các hộ làng nghề dệt chiếu.
- Mặc dù xét cả làng nghề đều có doanh thu và thu nhập cao, nhưng trong làng nghề vẫn có hộ có thu nhập và lợi nhuận cao (lớn hơn doanh thu và lợi nhuận bình quân), và hộ có thu nhập và lợi nhuận thấp (nhỏ hơn doanh thu và lợi nhuận bình quân).
- Kết quả phân tích phân biệt sẽ cho thấy rõ yếu tố tạo nên sự khác biệt về doanh thu và lợi nhuận của các hộ tham gia làng nghề dệt chiếu Định Yên..
- biến Người Vốn cố định 1.000 đồng Vốn lưu động 1.000 đồng Tính chất hoạt động 0–Dệt tay;.
- Dựa vào hệ số chuẩn hóa của hàm phân tích phân biệt, có thể kết luận rằng tính chất hoạt động (hộ dệt máy – dệt tay) là biến dự đoán quan trọng nhất dùng để phân biệt nhóm hộ có doanh thu cao – thấp, và nhóm hộ có thu nhập cao – thấp, kế đến là yếu tố số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và vốn cố định.
- Kết quả cho thấy rõ hơn những hộ sử dụng khung dệt bằng tay sẽ có doanh thu và thu nhập thấp hơn hộ dệt bằng máy, số lao động tham gia trong hoạt động sản xuất càng nhiều, vốn cố định càng nhiều thì hộ đó sẽ có doanh thu và thu nhập cao hơn..
- Yếu tố Doanh thu Thu nhập.
- Tính chất hoạt động .
- 4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các hộ làng nghề dệt chiếu.
- Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hàm hồi quy, ta thấy có 4 biến có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến doanh thu là số lao động tham gia hoạt động sản xuất, vốn cố định, vốn lưu động và tính chất hoạt động..
- Hệ số xác định R cho biết 87,12% thay đổi của doanh thu sẽ được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình như tính chất hộ, số mặt hàng, số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, vốn cố định, vốn lưu động và tính chất làng nghề..
- Còn lại 12,88% thay đổi của quy mô sản xuất sẽ được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình này..
- Số lượng lao động tham gia sản xuất sẽ làm tăng doanh thu bình quân.
- Cụ thể khi số lượng lao động của hộ sản xuất tăng thêm 1 người thì doanh thu bình quân của hộ sẽ tăng ngàn đồng/năm trong điều kiện các yếu tố tính chất hộ, số lượng mặt hàng, vốn cố định, vốn lưu động, tính chất hoạt động không thay đổi..
- Điều này phù hợp với kỳ vọng vì số lượng lao động nhiều hơn sẽ làm tăng quy mô sản xuất của hộ..
- Cụ thể khi vốn cố định tăng thêm 1.000 đồng thì doanh thu bình quân của hộ sẽ tăng 3,671 ngàn đồng trong điều kiện các yếu tố tính chất hộ, số lượng mặt hàng, số lao động tham gia vào sản xuất, vốn lưu động, tính chất hoạt động không thay đổi.
- Điều này phù hợp với kỳ vọng vì vốn cố định tăng lên sẽ giúp các hộ làng nghề mua nhiều máy móc sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn làm tăng doanh thu của làng nghề..
- Cụ thể khi vốn lưu động tăng thêm 1.000 đồng thì doanh thu bình quân của hộ sẽ tăng 4,421 ngàn đồng trong điều kiện các yếu tố tính chất hộ, số lượng mặt hàng, số lao động tham gia vào sản xuất, vốn cố định, tính chất làng nghề không thay đổi.
- Điều này phù hợp với kỳ vọng vì vốn lưu động tăng lên sẽ giúp các hộ làng nghề quay vòng việc sản xuất, mua nguyên liệu..
- Những hộ trong làng nghề sản xuất chiếu bằng máy dệt thì có doanh thu bình quân cao hơn những hộ trong làng nghề sản xuất chiếu bằng khung dệt tay thô sơ.
- Cụ thể các hộ sản xuất chiếu bằng máy dệt thì có doanh thu bình quân cao hơn ngàn đồng/năm so với những hộ sản xuất chiếu bằng khung dệt tay trong điều kiện các yếu tố tính chất hộ, số lượng mặt hàng, số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, vốn cố định, vốn lưu động không thay đổi..
- 4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ làng nghề dệt chiếu.
- Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hàm hồi quy, ta thấy có 3 biến có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến thu nhập của hộ tham gia vào hoạt động sản xuất làng nghề là số lao động tham gia hoạt động sản xuất, vốn lưu động và tính chất hoạt động..
- Vốn cố định (X ns Vốn lưu động (X Tính chất hoạt động (X .
- Số lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất sẽ làm tăng thu nhập bình quân.
- Cụ thể khi số lượng lao động của hộ sản xuất tăng thêm 1 người thì thu nhập bình quân của hộ sẽ tăng ngàn đồng/năm trong điều kiện các yếu tố tính chất hộ, số lượng mặt hàng, vốn cố định, vốn lưu động, tính chất hoạt động không thay đổi.
- Điều này là phù hợp với kỳ vọng vì vốn lưu động tăng lên sẽ giúp các hộ làng nghề quay vòng việc sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ..
- Những hộ trong làng nghề sản xuất chiếu bằng máy dệt thì có thu nhập bình quân cao hơn những hộ trong làng nghề sản xuất chiếu bằng khung dệt tay thô sơ.
- Cụ thể hộ sản xuất chiếu bằng máy dệt thì có thu nhập bình quân cao hơn ngàn đồng/năm so với những hộ sản xuất chiếu bằng khung dệt tay trong điều kiện các yếu tố tính chất hộ, số lượng mặt hàng, số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, vốn cố định, vốn lưu động không thay đổi.
- Điều này là phù hợp với kỳ vọng vì hộ sản xuất chiếu bằng máy dệt sẽ có năng suất cao và hiệu quả, tư đó tạo ra thu nhập cao hơn hộ sản xuất chiếu bằng khung dệt tay..
- 4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của làng nghề.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như trang thiết bị máy móc, số lao động tham gia sản xuất, vốn là những yếu tố hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của hộ.
- Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho làng nghề chiếu Định Yên – Đồng Tháp cần chú ý một số vấn đề như:.
- Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất: Vì qua phân tích cho thấy những hộ dệt bằng máy thì thu nhập và doanh thu cao hơn hộ dệt tay.
- Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất của làng nghề lạc hậu chiếm hơn 60%, không còn đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất.
- Địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ làng nghề đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm làng nghề..
- Từ phân tích trên cho thấy, lao động là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất làng nghề.
- Địa phương cần chọn đại diện hộ trong làng nghề đi tập huấn, tham quan, học tập kinh nghiệm từ làng nghề truyền thống khác ở các tỉnh lân cận để mở rộng kiến thức, từ đó ứng dụng những điều học tập được vào sản xuất kinh doanh của làng nghề..
- Qua nghiên cứu cho thấy vốn, đặc biệt là vốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hộ.
- Việc thiếu vốn dẫn đến các hộ làng nghề không có tiền mua máy móc, nguyên liệu, quay vòng việc sản xuất nên các hộ làng nghề phải kí hợp đồng trước với giá thấp hơn giá thị trường để lấy tiền mua nguyên liệu sản xuất.
- Địa phương cần tạo mọi điều kiện để các hộ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp, thời hạn vay dài và số vốn vay phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của từng hộ..
- Bên cạnh đo, trước mắt cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của các ngành các cấp trong việc tạo cơ chế linh hoạt, thông thoáng giúp cho làng nghề chiếu Định Yên có điều kiện phát triển thuận lợi.
- Làng nghề dệt chiếu Định Yên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân, đặc biệt là những lao động nghèo ít đất canh tác.
- Qua việc phân tích cho thấy làng nghề dệt chiếu Định Yên không những đạt được hiệu quả về mặt tài chình mà còn đạt hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội..
- Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn, tồn tại nhất định như thiếu vốn, gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, thường xuyên bị người mua ép giá, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, trình độ lao động tham gia làng nghề không cao.
- Vì vậy, việc bảo tồn, duy trì và phát triển làng nghề dệt chiếu trong thời gian tới là một vấn đề quan trọng và cấp bách không chỉ có giá trị về mặt kinh tế – xã hội mà còn có giá trị về mặt bảo tồn nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đối với hộ hoạt động làng nghề: Qua quá trình điều tra tại các hộ tham gia hoạt động làng nghề cho thấy, các hộ cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đẩy mạnh việc nghiên cứu sản phẩm mới, tăng cường cải tiến mẫu mã, chất lượng, chủng loại.
- Kiến nghị đối với chính quyền địa phương: Hỗ trợ và bảo lãnh các hộ sản xuất làng nghề vay vốn khi có nhu cầu mua nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị sản xuất..
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Cần có quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề..
- Kiến nghị Đối với các Cơ quan, Ban, ngành: Tăng cường hỗ trợ thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề, cung cấp thông tin về tình hình giá cả thị trường và các vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm làng nghề..
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề tỉnh Bạc Liêu.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển 19 làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn ĐBSCL, Chương trình hợp tác Tây Ban Nha - CTU.