« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (> 90CV) VỚI MÔ HÌNH LIÊN KẾT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (>90CV) VỚI MÔ HÌNH LIÊN KẾT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014 tại 3 tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gồm Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu nhằm phân tích hiệu quả khai thác hải sản của nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Số liệu được thu thông qua phỏng vấn trực tiếp 162 ngư dân của nghề lưới kéo đơn xa bờ với hai hình thức khai thác là ngư dân có tham gia các tổ/nhóm trong khai thác và nhóm khai thác tự do.
- Kết quả cho thấy năng suất khai thác trung bình của tàu có tham gia liên kết khai thác là 327,7 kg/CV/năm, chi phí đầu tư 6,48 triệu đồng/CV/năm thu được lợi nhuận 1,69 triệu đồng/CV/năm.
- Trong khi năng suất khai thác trung bình của tàu không tham gia liên kết thấp hơn (276,7 kg/CV/năm), với chi phí và lợi nhuận theo CV đều thấp hơn (6,09 triệu đồng/CV/năm và 1,04 triệu đồng/CV/năm).
- Mức hiệu quả về doanh thu của nghề lưới kéo đơn xa bờ đạt 67% đối với mô hình liên kết, thấp hơn so với mô hình không liên kết (76%)..
- phê duyệt nhằm sắp xếp tại cơ cấu nghề khai thác hải sản.
- Trong giai đoạn có khoảng 25-30% số tàu khai thác hải sản trên vùng biển hoạt động theo mô hình liên kết và tăng lên 40%.
- Các mô hình liên kết trong khai thác hải sản như tổ chức sản xuất Hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển hoặc ngư dân liên kết.
- Năm 2009, cả nước có tỷ lệ số tàu khai thác hải sản xa bờ (>90CV) với các loại nghề khác nhau là 14,2% (khoảng 7.086 chiếc), trong đó tàu lưới kéo đơn chiếm khoảng 23% (Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi năm 2009 được trích dẫn bởi Hồng Văn Thưởng, 2013).
- tổng sản lượng khai thác của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2012).
- tổng số tàu khai thác xa bờ của Bạc Liêu và 63,1%.
- của Sóc Trăng và khoảng 5,4% tổng số tàu khai thác hải sản của Trà Vinh (Chi Cục KT&BVNLTS của tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng, 2013)..
- Thực tế, các mô hình liên kết khai thác hải sản đã và đang được áp dụng ở ba tỉnh trên và đang có xu hướng gia tăng các thành viên.
- Cụ thể là các tổ, đội khai thác hải sản trên biển ở tỉnh Bạc Liêu được ra đời vào năm 2009, số tổ được thành lập là 8 tổ với 38 tàu trong năm 2009 và 2010.
- Đến năm 2012 số tổ tăng lên 45 tổ với 250 tàu, chiếm 21,2% tổng số tàu khai thác của tỉnh (Trần Lý Hoàng Phương, 2013).
- Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển các mô hình liên kết đánh bắt hải sản hiện nay nhằm thực thi Quyết định số 375/QĐ- TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các tàu tham gia vào các mô hình liên kết này thật sự mang lại hiệu quả hay không? Xuất phát từ ý nghĩ này việc xem xét cũng như đánh giá tính hiệu quả của các tàu lưới kéo đơn tham gia mô hình liên kết khai thác đánh bắt trên biển được thực hiện..
- quả sản xuất của nghề lưới kéo đơn xa bờ nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý để tổ chức liên kết sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề lưới kéo xa bờ tại địa bàn nghiên cứu..
- Mô tả mối liên kết khai thác trong nghề lưới kéo đơn xa bờ..
- So sánh hiệu quả tài chính giữa hình thức liên kết và không liên kết trong nghề lưới kéo đơn xa bờ..
- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hình thức liên kết khai thác trong nghề lưới kéo đơn xa bờ..
- Trong đó, 80 tàu khai thác không có liên kết và 82 tàu có liên kết khai thác được phỏng vấn thông qua biểu mẫu phỏng vấn soạn sẵn.
- Bên cạnh đó, phương pháp so sánh với kiểm định T-test dùng để so sánh các giá trị trung bình của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu giữa nhóm có liên kết và không liên kết tại địa bàn nghiên cứu.
- Tuy nhiên, thực tế hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo đơn xa bờ nói riêng và các nghề khai thác hải sản nói chung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
- Trong đó: Y i là doanh thu khai thác của tàu thứ i.
- X 1 là công suất máy của tàu khai thác.
- X 2 là chiều dài của tàu khai thác.
- X 4 là kinh nghiệm khai thác của thuyền trưởng.
- X 5 là số lao động trên tàu khai thác.
- 3.1 Hình thức liên kết trong khai thác hải sản Hình thức liên kết khai thác hải sản chủ yếu là liên kết ngang với hình thức là thành lập các tổ/nhóm hợp tác, đội hợp tác hay hợp tác xã của các tàu khai thác, mỗi tổ có khoảng 10 -12 thành viên với 3 hoặc 4 phương tiện khai thác kết hợp..
- Với sự liên kết này, các chủ tàu phương tiện khai thác có thể thông tin cho nhau khi tìm được ngư trường lớn cũng như tiếp cận được qui trình khai thác khép kín từ việc cung ứng nhiên liệu, phương tiện sản xuất vận chuyển sản phẩm từ ngư trường về nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian, thông tin về giá cả được cập nhật kịp thời, cải thiện được tình trạng ăn chia giữa lao động và chủ tàu đồng thời góp phần giữ gìn trật tự an ninh trên biển, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
- Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu thành lập được khoảng 45 tổ đội hợp tác, trung bình mỗi tổ đội là 3 đến 4 phương tiện khai thác.
- 3.2 Mùa vụ khai thác và sản lượng.
- Trung bình tàu có trọng tải là 24,1 tấn, trong đó trọng tải tàu của ngư dân có liên kết cao hơn ngư dân không liên kết khoảng 1,7 tấn.
- Bình quân chiều dài và chiều rộng của lưới đánh bắt đối với tàu liên kết là 35,5 m và 19,8 m, cao so với tàu không liên kết là 39,7 m và 18,4 m..
- Hầu hết ngư dân tham gia khai thác bằng nghề lưới kéo đơn đều có hai mùa khai thác là vụ cá Bắc và vụ cá Nam.
- Thời gian hoạt động của ngư dân khai thác hải sản không có sự khác biệt ở hình thức có liên kết và không liên kết, trung bình mỗi vụ cá từ 5 đến 6 tháng.
- Bảng 1 cho thấy, vụ cá Bắc và vụ cá Nam, ngư dân liên kết khai thác có số chuyến ra khơi thấp hơn so với ngư dân không liên kết, trong khi số ngày trên biển của ngư dân dài hơn khoảng 2 đến 4 ngày..
- Ở vụ cá Bắc, sản lượng khai thác trên công suất máy của ngư dân ở hai hình thức khai thác không khác biệt, trung bình 28,3 kg.
- Tương tự kết quả ở vụ cá Bắc, vụ cá Nam sản lượng khai thác có chênh lệch giữa hình thức liên kết và không liên kết.
- Trong khi đó, sản lượng khai thác ở vụ cá Nam cao hơn khoảng 4 kg/CV so với vụ cá Bắc..
- Năng suất trung bình đạt 302,5 kg/CV/năm, ngư dân có liên kết đạt năng suất cao hơn so với ngư dân không liên kết (327,7 kg/CV/năm và 276,7 kg/CV/năm) và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90%.
- Nguyên nhân là số tháng hoạt động khai thác trong năm ở ngư dân và sản lượng đánh bắt có tham gia liên kết nhiều hơn so với ngư dân không liên kết..
- Chủ tàu bán hải sản khai thác bán trực tiếp cho nhà máy chế biến chiếm tỷ lệ không nhiều (chiếm từ 6% đến 7,5%) và phần còn lại bán cho các bạn hàng bán lẻ.
- Không có sự chênh lệnh nhiều giữa hai hình thức có liên kết và không liên kết của các.
- biệt là giá đầu ra cho sản phẩm khai thác là một trong những rủi ro mà ngư dân khai thác hải sản thường gặp nhiều nhất (Nguyễn Trung Vẹn và ctv, 2013) vì thế cần có tổ chức liên kết theo chiều dọc để hạn chế rủi ro này..
- Bảng 1: Mùa vụ và sản lượng khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ Chỉ tiêu Đơn vị tính Không liên kết.
- Có liên kết (n=82).
- 3.3 Đầu tư cho nghề khai thác.
- Bảng 2 cho thấy chi phí đầu tư ban đầu như tàu, máy và ngư cụ khai thác của nghề lưới kéo đơn khá cao, trung bình 956,2 triệu đồng/tàu, trong đó chi phí đầu tư của tàu có liên kết cao hơn tàu không liên kết (1.038,2 triệu đồng/tàu so với 872,1 triệu đồng/tàu).
- Nghề khai thác hải sản xa.
- Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý khai thác hải sản, nhất là truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản khai thác nhằm phục vụ chế biến xuất khẩu..
- Chỉ tiêu Không liên kết (n=80) Có liên kết (n=82) Tổng chung (n=162).
- Chi phí biển đổi chiếm một tỷ lệ đáng kể, chiếm từ 78,5% đến 79,0% tổng chi phí khai thác cho một chuyến biển.
- So sánh giữa các ngư dân có tham gia liên kết và không liên kết trong khai thác, ở vụ cá Bắc, chi phí tính trên 1 CV cho chuyến biển của ngư dân có tham gia liên kết là 0,62 triệu đồng/CV trong khi ngư dân không gia liên kết là 0,67 triệu đồng/CV, cao hơn khoảng 0,05 triệu đồng/CV.
- Thực hiện liên kết các tàu giảm được 0,05 triệu đồng/CV/chuyến..
- Đồng thời, doanh thu bình quân của tàu liên kết cao hơn tàu không liên kết, đạt 0,73 triệu đồng/CV so với 0,72 triệu đồng/CV.
- liên kết khai thác đạt được là 0,11 triệu đồng/CV và 0,05 triệu đồng/CV là của tàu không tham gia liên kết.
- Nhìn chung, ở vụ cá này, ngư dân có tham gia liên kết có doanh thu và lợi nhuận mang về cao hơn so với ngư dân khai thác riêng lẻ nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Với tỷ lệ số hộ bị thua lỗ thấp hơn, ngư dân có tham gia liên kết có những ưu điểm hơn so với ngư dân chưa tham gia liên kết trong khai thác hải sản xa bờ.
- Lợi nhuận mà ngư dân có tham gia liên kết khai thác cao hơn khoảng 0,04 triệu đồng/CV so ngư dân không tham gia liên kết.
- Số tàu bị thua lỗ ở nhóm ngư dân khai thác riêng lẻ cũng cao hơn so với ngư dân có liên kết (38,8% và 28,0%.
- Chỉ tiêu Đơn vị tính Không liên kết (n=80).
- Trong đó, tàu có tham gia liên kết cao hơn so với chi phí đầu tư/CV/năm của tàu không tham gia liên kết nhưng sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê.
- Chi phí bình quân là 6,48 triệu đồng đối với ngư dân có liên kết và 6,09 triệu đồng đối với ngư dân không liên kết.
- Ngư dân có tham gia liên kết đạt được lợi nhuận cao hơn so với ngư dân không liên kết, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
- Thêm vào đó, tỷ số lợi nhuận trên chi phí khai thác của tàu có tham gia liên kết cao hơn, đạt được 0,25 lần so với tàu không liên kết (0,18 lần).
- Nhìn chung, hiệu quả khai thác của ngư dân ở hai hình thức không có sự chênh lệch, do hình thức liên kết chỉ là bước đầu tham gia tổ chức sản xuất hỗ trợ nhau trên biển.
- trong khi ở tỉnh Bạc Liêu đang triển khai thành lập các tổ/nhóm liên kết khai thác nhưng chưa được.
- Chiều dài tàu và chiều dài của lưới ở 2 mô hình liên kết và không liên kết có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tác động nghịch biến đến doanh thu..
- Yếu tố đầu vào Liên kết Không liên kết.
- Điều ngạc nhiên nhất là đối với các tàu không tham gia liên kết có hệ số này thấp hơn nhiều so với các tàu có liên kết, chỉ có 43% mức kém hiệu quả doanh thu thuộc nhóm này do những yếu tố đầu vào mà ngư dân kiểm soát được.
- là mô hình liên kết khai thác mới chỉ bắt đầu hình thành ở mức liên kết giữa các thành viên trong gia đình nên chưa tính toán dẫn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào chưa tối ưu..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các tàu liên kết biến động khá cao từ 23% đến 88% với tỷ lệ trung bình là 67%.
- Trong khi đó, các tàu không liên kết có hệ số này cao hơn (78%) và sự biến động mức hiệu quả giữa các tàu không lớn từ 60% đến 88%.
- Điều này nói lên ngư dân chưa đạt được mức doanh thu tối đa trong nghề lưới kéo đơn xa bờ do không có tàu nào đạt được mức hiệu quả bằng hoặc trên 90% ở cả hình thức liên kết và không liên kết..
- 3.6 Ưu và nhược điểm của hình thức khai thác liên kết.
- Nhà nước đang khuyến khích các ngư dân tham gia tổ đội hợp tác trong khai thác.
- Nghiên cứu cho thấy có 100% các hộ tham gia liên kết chia sẻ thông tin về ngư trường.
- với nhau và cho mượn vốn trên bờ cũng là nguyên nhân mà các tàu tham gia liên kết với nhau có được (25,6% và 6,1% tương ứng)..
- Bên cạnh những ưu điểm từ mô hình liên kết khai thác mang lại, còn nhiều vấn đề tồn tại trong mô hình này là bất đồng ý kiến từ các thành viên trong tổ hợp tác hoặc liên đoàn khai thác cao (chiếm 92,9% ý kiến).
- Thêm vào đó, các chủ tàu phải mất nhiều thời gian cho việc họp (75,0%) và chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho các thành viên tham gia tổ hợp tác hoặc liên đoàn khai thác (71,4.
- Xuất phát từ những nguyên nhân này có thể dẫn đến sự kém hiệu quả sản xuất của mô hình liên kết khai thác đối với ngư dân khai thác hải sản bằng nghề lưới kéo đơn xa bờ ở ĐBSCL..
- Bảng 5: Ưu và nhược điểm của mô hình liên kết trong khai thác lưới kéo đơn.
- Tàu có tham gia liên kết cho năng suất bình quân 327,7 kg/CV/năm và lợi nhuận thu về 1,69 triệu đồng/tàu/năm.
- Trong khi đó, tàu không tham gia liên kết đều thấp hơn là 276,6 kg/CV/năm về năng suất và mang lại 1,04 triệu đồng/tàu/năm về lợi nhuận.
- Tỷ số lợi nhuận/tổng chi phí ở tàu liên kết cao hơn so với tàu không liên kết (0,25 lần so với 0,18 lần).
- Ngư dân nghề lưới kéo đơn xa bờ chưa đạt được mức doanh thu tối đa, do mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu của tàu liên kết là 67%.
- và 76% đối với tàu không liên kết.
- Mô hình khai thác có liên kết có nhiều ưu điểm như sự chia sẻ thông tin, hỗ trợ giúp đỡ nhau khi thời tiết không thuận lợi và giảm chi phí vận chuyển.
- Tuy nhiên, cần tổ chức mô hình liên kết dọc để kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm..
- Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu, 2013.
- Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Sóc Tăng, 2013.
- Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Trà Vinh, 2013.
- Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu..
- Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị sản phẩm: Trường hợp mặt hàng thuỷ sản khai thác biển ở Khánh Hoà.
- Liên kết và hỗ trợ ngư dân để phát triển kinh doanh cho sản phẩm thuỷ sản- Trường hợp mặt hàng cá cơm, tỉnh Khánh Hoà.
- Phân tích hiệu quả khai thác hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Về việc phê duyệt Đề án tổ chức sản xuất khai thác hải sản, ngày .
- Mô hình tổ đoàn kết khai thác hải sản tại Bạc Liêu